Vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng được triển khai thực hiện ngay từ chính sách khách hàng, chính sách tín dụng với những yêu cầu cụ thể được đặt ra đối với từng cán bộ nhân viên tại Chi nhánh.
Vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực thi công xây lắp cũng đặt ra những yêu cầu trực tiếp từ phía các doanh nghiệp xây lắp. Các công trình thi công xây lắp đang diễn ra rộng khắp trên cả nước. Việc quản lý rất khó khăn vì sản xuất ra thành phẩm là một quá trình diễn ra trong thời gian dài với nhiều công đoạn, hạng mục, và rất nhiều những đối tượng lao động tham gia. Hoạt động của một doanh nghiệp chưa có một cơ quan chức năng nào kiểm tra toàn diện và chính xác toàn bộ quá trình thi công, vì vậy việc kiểm tra, giám sát thực hiện là một nhiệm vụ khó khăn đối với Ngân hàng đặc biệt khi mà riêng cán bộ tín dụng không thể theo dõi thường xuyên và sát sao trong suốt quá trình thi công. Các công trình xây dựng ngày nay đang là mối quan tâm lớn của dư luận của công chúng, của các nhà báo, phóng viên vì ngày càng có những vụ bê bối, gian lận trong thi công ngay từ phía ban quản lý dự án. Chính vì vậy mà các Ngân hàng càng rất thận trọng trong việc thanh tra và giám sát, đảm bảo cho khoản tín dụng được lành mạnh hoá, tránh rủi ro cho ngân hàng cũng như cho xã hội khi các công trình được đưa vào sử dụng. Đồng thời tính trung thực và tự giác, tinh thần trách nhiệm là yêu cầu quan trọng khi Ngân hàng thực hiện đánh giá khách hàng vay vốn.
Bản thân các khách hàng phải tự thuyết minh về khả năng cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, những dự án lựa chọn, những tín hiệu tích cực của thị trường đối với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp phải
Ngân hàng thể hiện qua tính trung thực trong các báo cáo tài chính, hoặc trong những mối quan hệ thường xuyên đối với Ngân hàng, giúp Ngân hàng và khách hàng thực sự hiểu nhau trong quan hệ tín dụng, để Ngân hàng và doanh nghiệp thực sự là những đối tác làm ăn có hiệu quả, cùng nhau tồn tại, cùng nhau phát triển. Ngân hàng sẽ xem xét tính chuyên nghiệp và hiệu quả của doanh nghiệp vì vậy yêu cầu doanh nghiệp phải đạt được các yêu cầu về tính ổn định, có đội ngũ cán bộ giỏi, trung thực, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có uy tín và sản phẩm có triển vọng chiếm lĩnh thị trường.
Do đó việc tự hoàn thiện, tự nâng cao trình độ, đảm bảo các điều kiện, thông tin liên quan đến hoạt động vay vốn là một yêu cầu cần được thực thi tại các doanh nghiệp thi công xây lắp.
KẾT LUẬN
Ngân hàng và doanh nghiệp, mối quan hệ này từ lâu đã trở thành mối quan hệ quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của cả hai bên. Doanh nghiệp càng phát triển, làm ăn có hiệu quả cũng kéo theo sự đi lên của các Ngân hàng và ngược lại, sự suy yếu của các doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc hoạt động của Ngân hàng đang có dấu hiệu tiêu cực. Ngân hàng thiết lập mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp không bên cạnh việc giúp doanh nghiệp thuận lợi trong kinh doanh còn mong muốn cho đối tác của mình ngày càng vững mạnh vì chính lợi ích của Ngân hàng.
Cùng với tiến trình đổi mới đất nứơc, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp đang dành được sự quan tâm rất lớn của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy nói riêng, đặc biệt trong công tác đáp ứng nguồn vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng vốn lưu động tạm thời từ phía các doanh nghiệp. Đây là hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu lớn cho Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy, vì vậy mà việc tăng cường chất lượng của các khoản tín dụng ngắn hạn này đang ngày càng có được sự quan tâm của cán bộ quản lý nhằm thoả mãn: an toàn, hiệu quả và tính cạnh tranh trong kinh doanh.
Chất luợng của các khoản tín dụng ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và rất nhiều các vấn đề được đặt ra đối với quá trình phát triển của Chi nhánh. Chất lượng tín dụng ngắn hạn đạt đến mức độ nào không chỉ phụ thuộc vào 1 cá nhân đơn lẻ mà là sự cố gắng, nỗ lực của cả tập thể Chi nhánh và đòi hỏi sự hợp tác thiện chí từ phía các doanh nghiệp thi công xây lắp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Ngân hàng 2005 2. Tạp chí Ngân hàng 2006
3. Thời báo Ngân hàng 2004, 2005, 2006
4. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ : PGS.TS Nguyễn Hữu Tài 5. Giáo trình Ngân hàng thương mại : TS. Phan Thị Thu Hà
6. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính : F.Mishkin
7. Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng : PGS.TS Thái Bá Cần
8. Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2003, 2004, 2005 của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy
9. Các công văn, văn bản hướng dẫn thực hiện cho vay của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam