Chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển cầu giấy (Trang 41 - 48)

- Tình hình thực hiện cho vay ngắn hạn trong kỳ tại Chi nhánh được thể hiện thông qua các thông số thống kê theo báo cáo sau:

BẢNG 1: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tuyệt đối %DS Số tuyệt đối %DS Số tuyệt đối %DS

Doanh số cho vay 130.785 100 148.426 100 159.633 100

1. DN xây lắp 45.789 35% 69.123 46,57% 78.459 49,15%

2. DN công nghiệp 17.823 16,63% 0 0% 17.271 10,82%

3. DN thương mại 67.173 51,37% 79.303 53,43% 63.903 40,03%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy 2003-2005)

Công tác tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp được coi là thế mạnh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy, điều này được thể hiện trong cơ cấu về doanh số cho vay ngắn hạn giữa các loại hình doanh nghiệp đang là khách hàng tại Chi nhánh. Về giá trị tuyệt đối, doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm và mức tăng là khá lớn, từ

45.789 triệu đồng lên 78.459 triệu đồng sau 2 năm 2003-2005. Đặc biệt thể hiện rõ hơn qua giá trị tương đối khi tỷ trọng tăng 35% lên 46,57% từ năm 2003 đến năm 2004 và đạt gần 50% tổng doanh số cho vay vào năm 2005. Như vậy tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp đang ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy, là nguồn quan trọng cho hoạt động kinh doanh và sinh lợi của Ngân hàng. Điều này cũng chứng tỏ rằng hoạt động cho vay trong lĩnh vực xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy đạt những hiệu quả tốt, vốn huy động được đem vào sử dụng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp là rất lớn đồng thời kịp bổ sung được nhu cầu vốn tức thời trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân hàng thực sự là bạn đồng hành đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất này.

- Dư nợ tín dụng ngắn hạn :

Dư nợ là một chỉ tiêu được quan tâm nhiều nhất tại các Ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động kinh doanh, trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Dư nợ phản ánh số liệu tại một thời điểm, thường là ngày cuối cùng của một tháng, một quý hoặc một năm (31/12). Đây là chỉ tiêu chung được sử dụng đánh giá quy mô tín dụng tại các Ngân hàng trên khắp thế giới.

BẢNG 2: TỔNG DƯ NỢ CHO VAY NGẮN HẠN

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tuyệt đối %so Tổng dư nợ Số tuyệt đối %so Tổng dư nợ Số tuyệt đối %so Tổng dư nợ Tổng dư nợ cho vay

ngắn hạn

347.778 100 401.326 100 747.721 100

1. DN xây lắp 201.215 57,86% 254.554 63,4% 495.659 66,3%

2. DN công nghiệp 55.717 16,02% 76.797 19,1% 62.687 8,38%

3. DN thương mại 90.846 26,12% 69.975 17,5% 189.375 25,32%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy 2003-2005)

Qua bảng báo cáo có thể nhận thấy tình hình sử dụng vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp xây lắp ngày càng tăng và đang trở thành một khu vực lĩnh vực kinh doanh sôi động tại Chi nhánh. Từ giá trị tuyệt đối đến giá trị tương đối đều khẳng định nhu cầu nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho lĩnh vực xây lắp tại Ngân hàng liên tục tăng nhanh trong các năm trở lại đây. Điều này hoàn

toàn phù hợp với giai đoạn hiện nay khi tình hình quy hoạch xây dựng tại Hà Nội nói chung và khu vực Từ Liêm, Cầu Giấy, Mỹ Đình… nói riêng đang được triển khai trên diện rộng.

Từ năm 2003 đến năm 2004, cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp tăng 53.339 triệu đồng (tương ứng 6,46%), trong khi từ 2004-2005 tăng 241.105 triệu đồng (từ 254.554 triệu đồng lên 495.659 triệu đồng), về giá trị tương đối tăng 3% (thấp hơn năm trước) vì tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp tại Chi nhánh đều tăng với tốc độ rất nhanh nên tỷ trọng của riêng khối doanh nghiệp này so với mặt bằng chung không được phản ánh rõ rệt. Tuy nhiên xét riêng trong một năm tài chính nhất định thì mức độ sử dụng nguồn ngắn hạn cho các doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh có tỷ trọng cao hơn hẳn các doanh nghiệp khác, vì chất lượng thẩm định dự án các công trình xây dựng vay vốn ngày càng đạt hiệu quả cao dưới sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo tại Chi nhánh và sự chỉ đạo hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng Trung ương. Đồng thời ghi nhận sự thành công của Chi nhánh khi mạnh dạn thực hiện cho vay đối với nhiều doanh nghiệp mới, nhiều dự án mới được đánh giá là có nhiều triển vọng. Sự linh động trong chính sách khách hàng đã thu hút được lượng lớn khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hệ thống ngân hàng khác. Doanh nghiệp xây lắp đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng với những dự án khả thi bên cạnh chức năng quản lý phù hợp với những yêu cầu, những thông số và khả năng kiểm soát của Ngân hàng.

Dư nợ tín dụng ngắn hạn trong cho vay xây lắp không những tăng cao trong 3 năm gần đây mà còn tiếp tục tăng cao và tăng nhanh trong những năm tiếp theo vì nhu cầu xây dựng của đất nước còn rất nóng. Cho vay ngắn hạn là một nghiệp vụ mà Ngân hàng dễ quản lý rủi ro hơn so với các khoản trung và dài hạn nên việc tăng cường hoạt động cho vay ngắn hạn đối với Ngân hàng

là một trong những thành quả đạt đươc từ những nỗ lực tại Chi nhánh trong việc tăng cường công tác tín dụng ngắn hạn, đặc biệt trong cho vay xây lắp - một lĩnh vực đặc thù, một ngành quan trọng đang là đối tượng phục vụ tận tình của toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Doanh số thu nợ ngắn hạn:

Khả năng thu nợ vay ngắn hạn tại Chi nhánh có phần không ổn định nếu xét trên doanh số thu nợ đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp đang là khách hàng tại đây. Nhưng xét riêng tỷ lệ thu nợ của ngành xây lắp, chúng ta có thể nhận thấy những con số đáng mừng ( tăng từ 14,3% - 81,27% - 83,29% trong 3 năm 2003 – 2004 - 2005). Đó là kết quả của những phấn đấu trước và sau 1 năm được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp I, những nỗ lực không ngừng trong việc hoàn thiện và nghiêm túc thực hiện sát sao quy trình tín dụng của các cán bộ tại đây. Doanh số tăng mạnh từ 15.948 triệu đồng lên 55.251 triệu trong 2 năm 2003 -2004, đó là những tín hiệu tích cực cho thấy rõ sự bứt phá trong việc tăng cường hiệu quả của công tác tín dụng tại Chi nhánh. Điều này khẳng định chất lượng cho vay ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp tại Chi nhánh được đặc biệt chú trọng trong từng bước của quy trình phân tích tín dụng, thẩm định, giải ngân và giám sát. Dù có những đổi mới rất nhiều trong công tác tín dụng tại Chi nhánh song trong năm 2004 – 2005, khả năng thu nợ có phần giảm xuống đôi chút do có một số doanh nghiệp bị thua lỗ trong thi công, buộc phải gia hạn nợ và một số những điều tiếng về tình trạng ăn cắp vật liệu, kê khai không rõ ràng trong và sau khi nghiệm thu công trình. Vẫn là một tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ thu nợ các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại song vẫn đòi hỏi các cán bộ tín dụng và thẩm định tại Chi nhánh cần phải nỗ lực nhiều trong việc thực hiện nghiêm túc và chính xác quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh diễn ra lành mạnh hơn trong các năm tiếp theo.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tuyệt đối %DS Số tuyệt đối %DS Số tuyệt đối %DS Doanh số thu nợ 53.984 100 67.987 100 60.201 100 1. DN xây lắp 15.948 14,3% 55.251 81,27% 50.145 83,29% 2. DN công nghiệp 4.124 7,6% 486 0,7% 3.287 5,46% 3. DN thương mại 42.160 78,1% 12.250 18% 6.769 11,25%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy 2003-2005)

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực xây lắp tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển cầu giấy (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w