tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy
Khách hàng chủ đạo của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy nói riêng đã, đang và sẽ vẫn là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Các khoản tín dụng ngắn hạn được đánh giá có những mức độ ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ an toàn và đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Chính vì vậy mà Chi nhánh đã có những cách quản lý của riêng mình giúp cho công tác tín dụng tại đây đạt được kết quả lớn nhất. Chi nhánh với phương trâm luôn theo sát từng bước phát triển của doanh nghiệp, của ngành xây lắp, tìm kiếm và phân tích những dự án xây dựng khả thi nhất, thực hiện nghiêm túc công tác quản lý tín dụng theo luật của các tổ chức tín dụng, các quy trình và nghiệp vụ luôn được bảo đảm chặt chẽ và hết sức linh hoạt cùng việc thực hiện đa dạng hoá khách hàng, mở rộng các danh mục tín dụng giúp đảm bảo cho khoản tín dụng được giải ngân đúng lúc, đúng nơi và đúng đối tượng.
Phân loại từng nhóm khách hàng để thực hiện quản lý phù hợp. Có những ghi chép cụ thể về việc theo dõi nợ vay, việc sử dụng vốn đối với từng khách hàng cụ thể để đánh giá toàn diện hơn về khách hàng, về hiệu quả của chính sách, phương thức đang được áp dụng.
Thực hiện nghiêm túc những yêu cầu cho quá trình thẩm định dự án. Phân tích khách hàng, giám sát và theo dõi…, có như vậy mới đảm bảo nguồn vốn luôn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng, đồng thời có những phản
Mục tiêu tăng nhanh bảo lãnh (thu phí bảo lãnh đạt 1,7tỷ) vào năm 2006 là một sản phẩm dịch vụ được khích lệ phát triển khi mà nguồn vốn huy động của ngân hàng đang phải cạnh tranh gay gắt với giá thành tương đối cao trên thị trường. Đối với những khoản vay cho xây dựng cơ bản quyết tâm chấn chỉnh và thu hẹp dần các khoản tín dụng với chất lượng thấp.
Quy trình tín dụng phải được thực hiện nghiêm túc và vận dụng linh hoạt trong từng trường hợp cho vay xây lắp cụ thể, đảm bảo chất lượng và nguyên tắc tín dụng. Mục tiêu đặt ra là chỉ cho vay mới để thi công các công trình có nguồn vốn thanh toán rõ ràng và có tính hiệu quả, kiểm soát dòng tiền về chặt chẽ để chủ động thu nợ, giúp cho hoạt động tín dụng thực sự trở thành thế mạnh của Ngân hàng Đầu tư.
Tăng cường tận thu cả gốc và lãi những khoản nợ xấu, giúp đỡ những doanh nghiệp có kế hoạch trả nợ có triển vọng với việc cơ cấu lại kỳ trả nợ, lãi suất cho vay…và có những mức dự phòng rủi ro phù hợp, tránh lãng phí nguồn vốn huy động. Cân nhắc mức lãi suất giữa huy động và cho vay để tìm ra một mức lãi suất phù hợp nhất giữa Ngân hàng và khách hàng.
Công tác đào tạo cán bộ là công việc thường xuyên cho mỗi bước đi của Ngân hàng. Các cán bộ tín dụng, thẩm định, quản lý phải đảm bảo được về trình độ, tính chuyên nghiệp, tính kỷ luật, tính năng động và sáng tạo trong khi xử lý mọi tình huống, chắc chắn trong việc áp dụng những quy tắc, điều luật về tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và sự chỉ đạo theo công văn của được chỉ đạo cho toàn bộ hệ thống từ phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương.