1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vài nét về quan hệ Việt Lào trong thời kỳ đổi mới 1986-2000

15 617 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 6,5 MB

Nội dung

Vài nét về quan hệ Việt Lào trong thời kỳ đổi mới 1986-2000

Trang 1

Vài nét về quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào trong thời kì đối mới 1986-2000

TS Lê Đình Chỉnh Khoa Đông Phương học Truong Dai hoc KHXH&NV Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng gần gũi cùng chung sống lâu đời trên

một vùng bán đảo có nhiều nét tương đồng về các yếu tố địa-chính trị, địa- kinh tế, địa-

văn hoá Trong lịch sử, nhân dân hai nước đã kể vai sát cánh trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập tự do cho mỗi nước và cả hai nước Mối quan hệ truyền thống chiến lược giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Hồ Chí Minh và Cayxỏn Phômvihắn đặt móng xây nền đã không ngừng được các thế hệ lãnh đạo hai đảng, hai nhà nước, quân đội và nhân dân hai nước dày công vun đắp và phát triển trở thành tài sản vô cùng quý báu của hai dân tộc

Sau năm 1975, khi nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ra đời, quan hệ giữa hai nước bước vào giai đoạn mới, từ quan hệ chủ yếu giữa hai đảng, nhân dân hai nước chuyển sang quan hệ toàn điện giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước; từ quan

hệ chủ yếu về chính trị, quân sự, ngoại giao chuyên sang quan hệ toàn diện cả về chính trị,

an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật và đối ngoại Có thể khang dinh rang, sự ra đời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào - hai nhà nước độc lập có chủ quyền không chỉ đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây đựng và bảo vệ ở hai nước mà còn là đặc điểm lớn nhất, quan trọng nhất chỉ phối sâu sắc mọi quan hệ của hai nước trong giai đoạn mới

Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986, Việt Nam va Lào đã trải hơn một thập kỉ tiễn hành sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, vừa tìm tòi, vừa thử nghiệm và đạt được

khá nhiều thành tựu quan trọng Thành tựu lớn nhất, nỗi bật nhất là hai nước đã phá được

thế bao vây của các thế lực thù địch, củng cố được an ninh, chính trị, trật tự xã hội Đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước Lào, trung thành với Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác

kí giữa hai nước (1977), Việt nam đã giúp Lào làm thất bại những âm mưu của các tô

chức phiến loạn trong nước và các thế lực thù địch quốc tế, bảo vệ và giữ vững chính

quyền cách mạng của Lào Về kinh tế, thời gian đầu sau giải phóng, phương thức chủ yếu

Trang 2

vẫn là viện trợ và cho vay, vẫn là cơ chế tập trung và bao cấp Tuy vậy, sau năm 1983, khi

tình hình chính trị , kinh tế và xã hội của hai nước bước đầu được ổn định, công tác khôi

phục kinh tế căn bản hoàn thành, hai nước chuyển mạnh sang nhiệm vụ trọng tâm là phát

triển sản xuất, xây dựng kinh tế Quan hệ hợp tác kinh tế đã dần dần có sự thay đổi Điều

quan trọng là, trong quan hệ kinh tế, hai nước đã “chuyến từ cơ chế hợp tác tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế hạch toán, cùng có lợi”(1) Và cũng chính trong thời gian này, phía Lào chủ động đề ra công thức: tài nguyên Lào, lao động kĩ thuật của Việt Nam, vốn hợp tác hoặc vay của nước thứ ba

Bước vào năm 1986, Việt Nam và Lào đều tiễn hành công cuộc đôi mới đất nước, thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập với thị trường thế gidi

va khu vuc, tiép tục công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, nhằm đưa hai nước vượt

qua cuộc khủng hoảng Như vậy, sự nghiệp đổi mới toàn diện ở hai nước không chỉ nhằm

từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hoá, xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho nhân

dân hai nước, mà còn dần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai

nước với các nước trong khu vực và trên thế giới Nhìn tổng quát quan hệ hợp tác toàn

diện Việt Nam Lào trong thời kì đổi mới 1986-2000 gồm một số điểm chủ yếu sau:

Trước hết là, sự đối mới về chính trị và ngoại giao trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào

Năm 1986, năm mở đầu của cả hai nước bước vào giai đoạn mới tiến hành công

cuộc đổi mới đất nước Sau khi đã được thực tiễn và lí luận cách mạng kiểm chứng, Đảng

Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam đều tiến hành tổ chức Đại hội

Đảng của mình nhằm thực hiện đường lối đổi mới (Đại hội Đảng lần thứ IV Đảng Nhân

dân cách mạng Lào hợp từ ngày 13/11-15/11/1986; Đại hội đảng lần thứ VI Đảng Cộng

sản Việt Nam hop từ ngày 15/12 đến ngày 18/12/1986) Có thể thấy, Đại hội Dang IV

Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã mở đầu một giai đoạn mới của quá trình xây dựng chế

độ xã hội mới: Giai đoạn phát triển trong đổi mới nhằm củng có và hoản thiện chế độ dân

chủ nhân dân, từng bước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Sau Đại hội lần thứ IV của Đảng Nhân dân cách mạng Lào,các Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khoá IV tháng 1/1988; lần

thứ 6 khoá IV tháng 6/1988 và lần thứ 7 khoá IV tháng 12/1989 đã cụ thể hoá và phát triển những quan điểm đổi mới trên Trong đó, “đổi mới kinh tế chuyển nền kinh tế tự

nhiên thành nên kinh tê hàng hoá, đôi mới cơ chê quản lí kinh tê nhăm xoá bỏ cơ chê tập

Trang 3

trung bao cấp chuyên sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, đối mới chính sách đối ngoại, mở cửa thu hút vốn và công nghệ đầu tư của nước ngoài”(2)

Ở Việt Nam, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI cũng khang dinh quyét tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Dang theo tinh than cách mạng và khoa học (3) Về nhiệm vụ chiến lược cách mạng, Đại hội khang định: “ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

ta đoàn kết một lòng quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (4) Bên cạnh nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội Đảng VỊ Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định tăng cường khả năng củng cố quốc phòng và an ninh của đất nước, đề cao

cảnh giác, quyết đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, bảo đảm chủ

động trong mọi tình huống bảo vệ tổ quốc Về chính sách đối ngoại, Đại hội Đảng lần thứ

VỊ cũng chỉ rõ: “Ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phan đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phân tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam

Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương” (5) Như vậy,

Đại hội lần thứ IV Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản

Việt Nam đã tạo ra bước ngoặt mới ở hai nước Việt Nam va Lào Với đường lối đổi mới, nhất là đối mới về kinh tế đã có tác động quan trọng trong việc tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn điện giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước lên một tầm cao mới, tạo ra những điều kiện thuận lợi trong quan hệ của hai nước với các nước trong khu vực và trên thế giới

Về tư tưởng chỉ đạo, hai đảng đều xác định rõ sự nghiệp đổi mới là nhằm khơi dậy tiềm nang vốn có của nhân dân, phát huy sức mạnh nội lực, thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm hội nhập với thị trường thế giới và khu vực Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, sự nghiệp đối mới không có nghĩa là thay đôi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà nhằm làm cho hai nước hoàn thiện chế độ xã hội của mình và từng bước quá độ đi lên chủ nghĩâ xã hội

Thực tế lịch sử cho thấy, sau Đại hội Đảng lần thứ IV Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam, trong những năm 1986-1990, quan

hệ chính trị và ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Lào tiệp tục được củng cô và phát

Trang 4

triển lên một bước mới Bên cạnh những hoạt động ngoại giao có hiệu quả của mỗi nước, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao chung của ba nước Việt Nam, Lào và Cămpuchia tiếp tục được triệu tập Kết quả, sáng kiến hoa bình của các Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ba nước Đông Dương đều thống nhất đi tới một điểm chung là kiên quyết đòi loại trừ bọn phản động Pôn pốt và việc tuyên bố về thời hạn rút hết quân đội Việt Nam ra khỏi Cămpuchia

Về quan hệ giữa hai đảng, trong thời gian này, đáng chú ý là các chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Văn

Linh dẫn đầu từ ngày 2 đến 4/7 1989; ông Đỗ Mười Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có chuyến thăm chính thức Lào (1992); tương tự, chuyến thăm hữu nghị chính thức

Lào của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Lê Khả Phiêu dẫn dầu tháng 3/1998 Về phía Lào, chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của ông Khămtày Xiphănđon, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Thủ tướng Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào từ ngàyl1I- 14/4/1993 Nhìn chung, những chuyến thăm hữu nghị chính thức của lãnh đạo cấp cao hai đảng đều tiếp tục khẳng định mối quan hệ đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Như vậy, bước vào thời kì đổi mới, với đường lối đổi mới toàn diện, quan

hệ hợp tác Việt Nam- Lào không ngừng được củng cỗ và phát triển lên ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng mới Ngoài những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nhà nước, các bộ, ban, ngành cùng các tô chức hữu nghị từ trung ương đến địa phương cũng thường xuyên có cuộc trao đổi, tiếp xúc nhằm phát triển quan hệ hợp tác Trung bình

“ mỗi năm có khoảng 200 đoàn tất cả các cấp của hai bên qua lại thăm nhau, tăng cường

sự thông cảm, tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau, góp phần củng có khối đoàn kết giữa hai đảng, hai nhà nước, hai dân tộc (6) Bên cạnh quan hệ truyền thống hữu nghị, hai nước thường xuyên có sự phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực đối ngoại Chẳng hạn, phía Lào tích cực ủng hộ chủ trương gia nhập ASEAN của Việt Nam, ngược lại, sau khi đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã đóng góp tích cực vào quá trình gia nhập của Lào vào khối này Sau khi đều là thành viên chính thức, hai nước đã tăng cường phối hợp ủng hộ nhau về lập trường, cùng giải quyết nhiều vấn đề chính trị khu

vực, củng cô khối đoàn kết ASEAN, kiên trì nguyên tắc hoạt động của khối này, bảo vệ

chủ quyên trong hội nhập quốc tế Tuy nhiên cũng cần thấy răng, khi bước vào thực hiện

Trang 5

sự nghiệp đôi mới, bên cạnh những thuận lợi, hai nước cũng gặp phải không ít những khó khăn, thách thức mới Vì vậy, để tiến hành hội nhập và phát triển, thực hiện thành công sự

nghiệp đổi mới, vẫn đề quan trọng đặt ra đối với hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai

nước là không chỉ đổi mới về nội đung và hình thức hợp tác mà còn phải đổi mới về

phương thức và cơ chế cho phù hợp với đặc điểm của mỗi nước và cùng với bối cảnh chung của khu vực và thế giới

Thứ hai là, hợp tác về quốc phòng, an nỉnh - một vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước

Đi đôi với quan hệ hợp tác về chính trị và ngoại giao, hợp tác quốc phòng, an ninh trong thời kì đổi mới không chỉ có ý nghĩa quan trọng trước mắt đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước mà còn mang tính chiến lược lâu đài đối với quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Khi đề cập đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của quan

hệ đặc biệt Việt Nam -Lào, ông Khămtày Xiphănđon Chủ tịch Ban Chấp hành Trung

ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

khẳng định: “Tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện và sự liên minh chiến đấu Lào-

Việt Nam vẫn là một nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng hai nước cũng như của mỗi nước Quân đội và nhân dân Lào luôn giữ gìn và phát huy mối quan hệ vững

bền đó và coi đây là vẫn đề sống còn của hai nước (7)

Bước vào thời kì đổi mới, tình hình chính trị ở hai nước nói chung là ôn định, trật

tự an ninh được giữ vững, quan hệ quốc tế của hai nước được mở rộng và có nhiều điều kiện thuận lợi Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi, tình hình quốc tế vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường Những cuộc tranh chấp công khai, ngắm ngầm không chỉ

có tác động đến tất cả các nước và các khu vực mà còn liên quan trực tiếp đến tình hình quốc phòng, an ninh của Lào và Việt Nam Tại Lào và Việt Nam, trong thời gian này, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế đang âm mưu dùng “diễn biến hoà bình”, “ bao loan

lật đỗ” với những thủ đoạn hết sức thâm độc như lợi dụng các vấn đề tôn giáo, sắc tộc,

dân tộc, dân chủ, nhân quyên, tạo cớ can thiệp sâu vảo nội bộ hai nước, nhằm hình thành

“hai vùng”, “hai lực lượng” ở Lào và mưu toan thúc đây nhanh sự chuyên hoá chính trỊ ở Việt Nam

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị thế giới cùng với những

âm mưu xảo quyệt của các thê lực thù địch và phản động quôc tê, trong nước, việc hợp tác

Trang 6

quốc phòng giữa Việt nam và Lào là một vấn đề chiến lược quan trọng có ý nghĩa sống còn nhằm bảo vệ cho sự nghiệp xây dựng ở hai nước trong hiện tại và tương lai Đề hợp tác quốc phòng giữa hai nước ngày càng có hiệu quả thiết thực, có chiều sâu, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi cấp bách về quốc phòng, an ninh của hai nước phục vụ cho lợi ích trước mắt cũng như lâu dài, ngoài việc hàng năm Bộ Chính trị hai đảng và hai nhà nước thường xuyên tiền hành trao đổi nhằm đề ra các chủ trương, đường lối và định hướng hợp tác giữa hai bên, Chính Phủ và Bộ Quốc Phòng hai nước cũng đã kí các hiệp

định, nghị định thư về kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật có liên quan đến chương trình

hợp tác quốc phòng, an ninh Nhìn chung, nội dung hợp tác quốc phòng, an ninh trong giai đoạn này gồm những điểm chủ yếu như hợp tác trao đổi kinh nghiệm xây dựng kế hoạch phòng thủ; đấy mạnh việc tuyên truyền, trao đối thông tin nhằm giáo dục truyền thống hữu nghị giữa hai đảng, hai nhà nước và quân đội hai nước trong các ngày lễ lớn

và các sự kiện quan trọng; Việt Nam tiếp tục cử các chuyên gia quân sự sang giúp Lào khảo sát, thẩm định lập kế hoạch sửa chữa, phục héi các loại vũ khi, trang thiét bi, phương tiện kĩ thuật; hợp tác vê đào tạo cán bộ Trong các nội dung trên, hợp £ác vé trao đổi kinh nghiệm xây dựng kế hoạch phòng thủ là nhiệm vụ cực kì quan trọng, trong đó, việc xây dựng thể trận quốc phòng, an nình; xây dựng hậu phương chiến lược và kế hoạch hợp tác kinh rễ quốc phòng; xây dựng kế hoạch bảo vệ an ninh nội bộ; phối hợp các hoạt động bảo vệ biên giới, lãnh thổ, xây dựng kế hoạch tác chiến bảo vệ một số khu vực mục tiêu trọng điểm của quốc gia mà hai bên cùng quan tâm là những vẫn đề có ý nghĩa chiễn

lược trong quá trình xây dựng và bảo vệ ở mỗi nước và cả hai nước

Ngoài những nội dung nêu trên, hợp tác về khu vực “tam giác phát triển” gồm 7 tỉnh tiếp giáp ngã ba biên giới của ba nước Việt Nam, Lào và Cămpuchia cũng là một trong những nội dung quan trọng của hợp tác quốc phòng, an ninh giữa hai nước Khu vực

này bao gồm những tỉnh kinh tế kém phát triển, dân trí thấp, tình hình an ninh phức tạp, các thế lực thù địch thường lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam, Lào và

Cămpuchia Vì vậy, việc hợp tác xây dựng khu “tam giác phát triển” cũng như chủ trương hợp tác chặt chẽ quốc phòng, an ninh giữa ba nước Việt Nam, Lào và Cămpuchia luôn là

một chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với mỗi quốc gia Sự ôn

định về chính trị, quôc phòng và an ninh của mỗi nước luôn là những yêu tô quan trọng

Trang 7

góp phần cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của mỗi nước, đáp ứng nguyện vọng và lợi

ích của nhân dân hai nước vì hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới

Thứ ba là, trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào, hợp tác kinh tế giữ vai trò trọng tâm, là cơ sở của quan hệ hợp tác toàn diện

Như đã nêu ở trên, bước vào thời kì đổi mới, một trong những nhiệm vụ quan trọng của hai nước là phải đây mạnh quan hệ hợp tác kinh tế Đây không chỉ là đòi hỏi

bức xúc nhằm xây dựng và củng cố chế độ mới, từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân hai nước, mà còn tạo ra một vị thế mới trong việc thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển của hai nước với các nước trong khu vực và trên thế giới Nếu như trong cách mạng giải phóng dân tộc, hai nước cùng có chung mục tiêu chiến lược, cùng chống kẻ thù chung để bảo vệ độc lập và tự do cho mỗi nước, thì đến giai đoạn này, hai nước tiếp tục có cùng mục tiêu cách mạng là xây đựng và bảo vệ tổ quốc, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hộ công băng, dân chủ văn minh Tuy

nhiên cũng cần thấy răng, khi bước vào thực hiện đường lối đôi mới, ngoài những yêu tố

thuận lợi, cả hai nước đã gặp phải không ít khó khăn về cả điều kiện khách quan và chủ quan

Việt Nam và Lào đều là những nước nông nghiệp có nên kinh tế chậm phát triển,

cơ sở vật chất, kĩ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu vốn, thiếu kĩ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lí Thêm nữa, ngoài việc phải đối mặt với những khó khăn thử thách

của chính sách bao vây kinh tế, cắm vận của Mỹ và các nước phương Tây, nhất là sau khi

các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan đã và Liên bang Xô viết sụp đỗ đã gây ra những

trở ngại không nhỏ đối với sự nghiệp cách mạng ở hai nước Trước bối cảnh đó, việc hai

nước Việt Nam và Lào cùng thực hiện đường lối đổi mới , mở rộng và đa dạng hoá các

quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm phù hợp với đặc điểm của mỗi nước, phát huy sức mạnh nội lực, hội nhập với thị trường thế giới và khu vực Từ việc coi trọng hợp tác kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, là động lực thúc đây sự phát triển của các quan hệ hợp tác khác nên ngay từ những năm đầu đổi mới, hai đảng và hai nhà nước đã chủ động, sáng tạo, từng bước đề ra những nội dung hợp tác thích hợp và phương thức hợp tác phù hợp Quan hệ hợp tác kinh tế dần có sự thay đổi theo hướng phát triển: “Từ viện trợ không hoàn lại cho vay là chủ yếu chuyển sang giảm dần viện trợ và cho vay, bước đầu đây mạnh hợp tác sản xuất kinh doanh bình đẳng cùng có lợi Đồng thời, trong hợp tác đã chuyển dần từ hợp tác

Trang 8

từng vụ việc theo yêu cầu của bạn sang hợp tác theo chương trình, kế hoạch được kí kết giữa hai chính phủ”(8) Sau 5 năm đổi mới (1986-1990), sự nghiệp đổi mới ở hai nước bắt

đầu đạt được những thành tựu đáng kê Đề tiếp tục đưa quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai

nước phát triển cả về bề rộng và chiều sâu lên ngang tầm với quan hệ chính trị, quan hệ

hợp tác kinh tế thời điểm này đã được thực hiện theo phương hướng chiến lược mới, có kế

hoạch, có chương trình hợp tác cụ thể và được thực hiện đưới nhiều hình thức như liên doanh, hợp tác, liên kết, dau thau v.v

Bước sang đầu năm 1992, tại thủ đô Viêng Chăn, Việt Nam và Lào đã kí Hiệp định Hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật giai đoạn 1992-1995 Nội dung hiệp định nêu rõ: “Hai bên ra sức tắng cường quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật giữa hai nước phát triển có hiệu quả, cùng có lợi, ôn định và bền vững Và, trong việc thực hiện hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật phải kí kết các văn bản cụ thể trên cơ sở

bình đăng, hai bên cùng có lợi, tôn trọng pháp luật của mỗi nước và truyền thống giúp đỡ

lẫn nhau, đồng thời khuyến khích việc đầu tư và hợp tác ở Việt Nam cũng như ở Lào theo

luật đầu tư của mỗi nước”(9) Theo đó, cũng từ khung hiệp định này, Hội nghị Uỷ ban

Liên Chính phủ hàng năm sẽ đánh giá kết quả thực hiện trong năm và tiếp tục kí kết hiệp

định cho năm sau

Năm 1995, sau 10 năm đổi mới, nền kinh tế -xã hội của hai nước đều đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên Cũng trong năm này, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN, trong khi đó, Lào cũng chuẩn bị gia nhập tô chức này Để tiếp tục đây mạnh quan hệ hợp tác giữa hai nước, đồng thời nhằm chuẩn bị cho công cuộc hội nhập khu vực và quốc 6, Dang va Nha nước ở hai nước đã xác định rõ tư tưởng chỉ đạo trong hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học

kĩ thuật giữa hai nước là: “giữ vững và phát huy truyền thống quan hệ đoàn kết giữa hai

đảng và hai dân tộc láng giềng anh em Phát triển cả chiều rộng và chiều sâu quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế-xã hội nhằm khai thác tối đa tiềm năng mỗi nước phục vụ có hiệu quả nhất cho công cuộc phát triển, giữ vững an ninh chính trị và an toàn xã hội”( 10)

Trên cơ sở của tư tưởng chỉ đạo nêu trên, ngày 15/3/1995, hai nước đã kí thoả

thuận chiến lược hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật đến năm 2000 Sau đó, Hiệp định Hợp tác kinh tế văn hoá, khoa học kĩ thuật 1996-2000 giữa hai nước Việt Nam và Lào đã được kí kết Dựa trên cơ sở của hiệp định này, hàng năm Uỷ Ban Liên Chính phủ

Trang 9

hai nước tô chức hội nghị đánh giá kết quả việc thực hiện hiệp định, nhận định về những khó khăn, thuận lợi và tiếp tục kí kết hiệp định mới

Thành tựu đạt được trong hợp tác kinh tế giữa hai nước trong giai đoạn 1986-2000

là rất lớn Trong khuôn khô của một báo cáo khoa học, chúng tôi chỉ xin nêu một số thành tựu mang tính chất điển hình của hai nước trong giai đoạn này Chẳng hạn, trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, trên cơ sở các hiệp định đã kí kết, Việt Nam đã cử những chuyên gia hàng đầu về nông, lâm nghiệp và thuỷ lợi sang giúp Lào khảo sát, phân tích đất, thiết kế

hệ thống thuỷ lợi, lập luận chứng kinh tế kĩ thuật cho các dự án kinh tế nông

nghiệp Lĩnh vực hợp tác này không chỉ góp phần làm đổi mới nông thôn Lào mà còn

ăn liền với chủ trương bảo đảm an ninh lương thực của Lào vào năm 2000 Từ các dự án xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ như Nậm thơm I, Nam Thom II, Nam Soong, Nam mang, Huội kho, công trình thuỷ điện Lắc xao (Bôlikhămxay) đến việc Việt Nam viện trợ

90 tỷ đồng không hoàn lại để thúc đây sản xuất lương thực giúp Lào tại 8 cánh đồng lớn của Lào (Viêng Chăn, Bôlykhămxay, Khămmuộn, Xalavan, Xêđôn, Chămpaxắc, Savannakhét, Attapu) là những dự án có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ hợp tác nông nghiệp Việt Nam-Lào Tương tự, trong lĩnh vực giao thông vận tải, gial đoạn 1991-2000 được coi là lĩnh vực hợp tác thành công và được phía các bạn Lào đánh giá rất cao Với sự giúp đỡ của Việt Nam, chỉ tính riêng từ năm 1996 đến năm 2001, Lào đã xây dựng và nâng cấp hơn 350 km quốc lộ liên tỉnh, 56 cây cầu các loại Nếu như trước năm 1975, Lào mới có 11.500km đường giao thông thì đến thời điểm này, đường giao thông của Lào đã tăng lên 24.000km, trong đó có hơn 3.900km đường rải nhựa, 7.000km rải đá, tăng gấp hơn hai lần so với năm trước giải phóng (11)

Tuy nhiên, hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giữa hai nước vẫn còn nhiều khó khăn như thiếu vốn, hệ thống cơ chế hợp tác phát triển còn chậm chạp, tình trạng thiếu cán bộ có năng lực phối hợp triển khai dự án và biện pháp quản lí các dự án còn lỏng lẻo cũng là những trở ngại nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến hợp tác giữa hai

nước Hợp tácViệt Nam-Lào trong lĩnh vực thương mại cũng đạt được nhiều thành tựu

quan trọng Chang hạn, giai đoạn từ năm 1996-2000, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng mạnh Kim ngạch xuất khâu năm 1999 đạt 164,3% tăng gấp hơn 2 lần so với năm 1998, và kim ngạch nhập khẩu gấp 2,7 lần kim ngạch nhập khẩu của năm 1997(12) Các mặt hàng trao đổi giữa hai nước cũng khá đa dạng, trong đó, hàng Việt

Trang 10

Nam xuất khẩu sang Lào gồm cà phê, gạo, hàng dệt may, hải sản, rau quả các loại, chè, hạt tiêu Ngược lại, phía Lào xuất khẩu sang Việt Nam gồm những mặt hàng như xe máy CKD, IKD, ô tô, máy móc thiết bị phụ tùng và gỗ các loại Nhìn chung, quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Lào trong thời gian này đã góp phần không nhỏ vào nên kinh tế hai nước Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn, hàng hoá của hai nước còn nghèo về chủng loại và đặc biệt là tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn chưa cao so với hàng của Thái Lan ở thị trường Lào Thêm nữa, tại thị trường Lào, hàng công nghiệp tiêu dùng của Trung Quốc cũng tràn ngập với giá rẻ, mẫu mã đa dạng, chủng loại phong phú, phù

hợp với túi tiền và thị hiếu tiêu dùng của người Lào Đó cũng là những trở ngại không nhỏ

đối với tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam xuất sang Lào Để khắc phục tình trạng

trên, chính phủ hai nước cần có những phương thức thực hiện cơ chế xuất, nhập khẩu dài hạn, tăng khả năng cạnh tranh, nhất là có sự ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất nhập, khẩu của cả hai nước Ngoài những thành tựu nêu trên, các lĩnh vực kinh tế khác như hợp tác đầu tư, hợp tác năng lượng, hợp tác trong lĩnh vực phát triển tiểu vùng Mê Công (Greater Mekong Subregion-GMS) trong giai đoạn này cũng đạt được nhiều thành tựu, góp phan vào thăng lợi chung trong sự nghiệp đối mới ở hai nước

Thứ tư là, hợp tác về giáo dục đào tạo - lĩnh vực hợp tác chiến lược trong

quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào

Trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam Lào, lĩnh vực giáo dục đào tạo luôn là nhiệm vụ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của mỗi nước Chặng đường hơn nửa thế

kỉ qua, lịch sử đã chứng kiến sự gắn bó chặt chẽ giữa hai dân tộc trong đấu tranh và xây dựng, trong đó ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam theo yêu cầu của cách mạng Lào đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đào tạo cán bộ cho nước Lào, “mở đường cho cách mạng tiễn lên nhanh chóng và vững chắc” (13) Trong thời kì cách mạng giải phóng dân

tộc (1954-1975), theo yêu cầu của cách mạng Lào, Việt Nam đã giúp Lào nhiều khoá đào

tạo học sinh, cán bộ với nhiều hình thức đào tạo như ngắn hạn, dài hạn, tập trung, tại chỗ

Nhiều trường đào tạo của Việt Nam như Bắc Giang, Phú Thọ, Xuân Thành, Thọ Xuân,

Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã có thành tích đóng góp giúp Lao đào tạo hàng vạn cán bộ, góp phần giảnh thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng của Lào

10

Ngày đăng: 21/12/2012, 16:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w