Liên minh chiến đấu Việt - Lào trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975
Trang 1
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HO CHI MINH
k*wxx*x**#*
TONG QUAN KHOA HOC
DE TAI KHOA HOC CAP BO NAM 2005
MA SO: B.05-09
LIEN MINH CHIEN DAU VIET-LAO
TRONG THOI KY KHANG CHIEN CHONG MY,
CUU NUGC (1954-1975) - LICH SUVA KINH NGHIEM
Trang 2MUC LUC
MUC LUC
DANH SACH CONG TAC VIEN
MO DAU
Chuong I: LIEN MINH CHIẾN ĐẤU VIET LAO TRONG THỜI KỲ ĐẤU
TRANH T HUC HIEN HIEP NGH] GIO-NE-VO 1954, BAO VE HAI TINH TAP
KET, CUNG CO VA PHAT TRIEN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG (1954-1959)
1 Tình hình Lào sau Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954
2 Đấu tranh thì hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hai tỉnh tập kết,
củng cố và xây dựng lực lượng cách mạng
Chương Il: GIÚP BẠN TRONG THỜI KỲ CHUYỂN HƯỚNG ĐẤU TRANH
CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA DE QUỐC MỸ,
THỰC HIỆN HOÀ HỢP DÂN TỘC (1959-1962)
1 Giúp bạn chuyển hướng đấu tranh chống chiến lược chiến tranh đặc
biệt của đế quốc Mỹ
2 Giúp bạn xây dựng lực lượng, bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng,
liên mình với lực lượng trung lập, thực hiện hoà hợp dân tộc
Chương II: GIÚP BẠN XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG, PHỐI HỢP CHIẾN ĐẤU
ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT" CỦA MỸ, XÂY DỰNG
Chương IV: LIÊN MINH CHIEN DAU VIET-LAO DANH THANG CHIEN
LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT TĂNG CƯỜNG” ĐƯA CUỘC KHÁNG
CHIEN CHONG MY CUA NHAN DAN LAO ĐẾN THẮNG LOI HOAN TOAN
(1969-1975)
1 Lién minh chiến đấu đánh thắng chiến lược “Việt Nam hoá chiến
tranh ” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam và “chiến tranh đặc biệt tăng
cường” của Mỹ ở Lào (1969-1972)
2 Đẩy mạnh liên mình Việt - Lào góp phần giải phóng hoàn toàn miễn
Nam và giành chính quyền trong toàn quốc ở Lào (1973-1975)
Chương V: THẮNG LỢI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3C/N Chu Dang Bao
C/NNguyễn Thị Ngân Hoa
C/N Phan Huy Chúc
10 CN Vương Thị Oanh
Viện Lịch sử Đảng Viện Lịch sử Đảng Viện Lịch sử Đảng Viện Lịch sử Đảng Viện Lịch sử Đẳng Viện Lịch sử Quân sự Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Viện Lịch sử Đảng
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá Ban Tuyên giáo Tinh uy Son La
Trang 4MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề liên minh ba nước Đông Dương nói chung và liên minh Việt-
Lào nói riêng đã được Đảng ta luôn coi là một trong những vấn đề chiến lược
có ý nghĩa sống còn đối với cách mạng ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia
Trong mối quan hệ mật thiết ấy thì sự liên minh Việt-Lào được thực hiện sớm,
hiệu quả và bền vững lơn cả
Việt Nam và Lào là hai quốc gia có mối quan hệ mật thiết từ lâu đời, hoàn cảnh lịch sử và địa lý đã sớm gắn bó sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của hai nước Từ khi thực dân Pháp xâm lược các nước Đông Dương, hai
dan tộc Việt, Lào có chung một kẻ thù, cùng chung một mục tiêu là độc lập,
tự do; sự liên minh chiến đấu để giải phóng dân tộc trở thành tự nhiên, gắn bó
và ngày càng bức xúc hơn Đặc biệt, từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời cùng lãnh đạo cách mạng ba nước thi mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt,
Lào được nâng lên một trình độ mới
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng Cộng sản, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam đã giúp cách mạng Lào xây dựng Đảng, mặt trận, lực lượng vũ trang và hai lần đưa quân tình nguyện cùng
sát cánh với quân và dân Lào anh dũng chiến đấu đưa cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp đến thắng lợi
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình
ở Đông Dương, với mưu đồ thay chân Pháp xâm chiếm Đông Dương từ trước,
đế quốc Mỹ từng bước xâm lược miền Nam Việt Nam và can thiệp ngày càng sâu vào Lào, thực hiện chiến lược toàn cầu, làm bá chủ thế giới, biến miền
Nam Việt Nam và Lào thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng làm bàn đạp để tấn công các nước xã hội chủ nghĩa và ngăn chặn phong trào
cách mạng ở khu vực này
Trước hiểm hoạ xâm lược của đế quốc Mỹ, nhân dân ba nước Đông Dương trong đó có Việt Nam và Lào đều có nguyện vọng, có yêu cầu chung là
Trang 5cùng nhau bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước mình, cùng chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng Vì vậy, xu thế tất yếu là các dan toc Dong Dương cần đoàn kết liên minh trong cuộc chiến đấu chung Sớm nhận rõ xu thế đó, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát huy truyền thống quý báu trong đoàn kết kháng chiến chống Pháp của hai dân tộc Việt- Lào, một lần nữa lại sát cánh cùng nhân dân Lào bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống Mỹ, cứu nước
Suốt hơn 20 năm (1954-1975) Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân
Việt Nam đã làm hết sức mình giúp đỡ cách mạng Lào xây dựng chính đảng
cách mạng (Đảng Nhân dân cách mạng Lào), xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất (Mặt trận Lào yêu nước-Neo Lào Háắcxat), xây đựng lực lượng cách
mạng, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế trong vùng giải
phóng với quy mô một quốc gia Việt Nam còn giúp Lào đào tạo hàng ngàn
cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể, quân đội và chuyên viên kỹ thuật Cùng với việc hợp tác, giúp đỡ toàn diện cách mạng Lào, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã cử hàng vạn lượt cán bộ cố vấn, chuyên gia trên nhiều lĩnh vực sang giúp bạn ở nhiều cấp, từ Trung ương đến địa phương, đơn vị Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, theo yêu cầu của bạn, Việt Nam 3 lần đưa quân tình nguyện cùng sát cánh với quân và dân Lào chiến đấu trên khắp các mặt trận từ Thượng Lào đến Trung, Hạ Lào
Cách mạng Việt Nam cũng đã nhận được sự giúp đỡ to lớn, vô tư của
Đảng và nhân dân Lào Hàng trăm km tuyến đường chiến lược Hồ Chí Minh
đi qua đất Lào, hàng trăm bến bãi, kho, trạm, hậu cứ của quân đội Việt Nam trên đất Lào Nhân đân các bộ tộc Lào cũng đã nhường cơm, sẻ áo giúp đỡ bộ đội Việt Nam đánh Mỹ
Sự liên minh toàn diện Việt-Lầo đã tạo nên sức mạnh to lớn, góp phần _ quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân hai
nước Việt-Lào đến thắng lợi hoàn toàn; đồng thời cũng để lại những kinh
nghiệm quý báu cho sự hợp tác toàn diện của hai đân tộc hiện nay
Chính vì vậy, vấn đề liên minh chiến đấu Việt-Lào trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1974-1975 cần phải được nghiên cứu đẩy đủ,
4
Trang 6khách quan và khoa học nhằm tổng kết một giai đoạn lịch sử hào hùng của hai đân tộc Việt-Lào; đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử phục vụ
cho việc xây dựng mối quan hệ toàn diện Việt-Lào trong thời gian hiện nay
JI Tình hình nghiên cứu
Vấn để liên minh chiến đấu Việt-Lào trong thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước 1954-1975 đã được đề cập ở một số công trình nghiên cứu với những mức độ và mục đích khác nhau Có thể kể đến một số công trình chủ yếu sau:
- “Lịch sứ Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, 1954-1975” của Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Cuốn sách này để cập đến một số chủ trương lớn trong việc liên minh ba nước Đông Dương trong chống Mỹ, cứu nước, một số mốc lớn trong quan hệ Việt-Lào
- “Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2” của Viện Lịch sử Quân
sự Việt Nam Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994
- “kịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975” từ tập 1 đến
tập 5 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 đến 2001
- “Lịch sử các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam
tai Lao, 1945-1975 ”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999
Ba công trình trên đây chủ yếu đề cập đến liên minh Việt-Lào trên lĩnh
Cuốn này để cập đến một số sự kiện lớn của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975
Trang 7- "Quy luật liên mình ba nước Đông Dương” Đây là đề tài khoa học
cấp nhà nước đo Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh chủ trì (không xuất bản) Đề tài nghiên cứu những đặc điểm có tính quy
luật trong liên minh ba nước Đông Dương trong vòng 100 nam qua
Vấn đề liên minh chiến đấu Việt-Lào trong thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước 1954-1975 còn được đề cập rải rác trong một số hồi ký của các tướng lĩnh và cán bộ Việt Nam đã từng hoạt động ở Lào; một số bài viết trên
các báo Nhân dân, Quân đội nhân dân; các tạp chí: Cộng sản, Lịch sử Đảng,
Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử quân sự Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một
công trình nào tổng kết một cánh đầy đủ, toàn diện toàn bộ quá trình liên
minh chiến đấu Việt-Lào trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975
II Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ tình hình nghiên cứu đã nêu ở trên, trong khuôn khổ của một đề tài cấp bộ chúng tôi xác định mục tiêu của đề tài như sau:
- Bằng những tư liệu lich su, dé tai sẽ đựng lại bức tranh chân thực quá
trình liên minh chiến đấu Việt-Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước 1954-1975 trên những lĩnh vực chủ yếu: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá Sự liên minh chiến lược ấy được thể hiện qua các thời kỳ từ 1954-1975
với những thành công và cả những thiết sót khuyết điểm của nó
- Tổng kết những thắng lợi, rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử trong quá trình phối hợp, giúp đỡ cách mạng Lào nhằm khẳng định đường lối dúng đắn, sáng tạo; tỉnh thần quốc tế cao cả, trong sáng, thuỷ chung của Dang, Nha nước, quân đội và nhân dân Việt Nam đối với cách mạng Lào trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, góp phần giáo dục truyền thống hữu nghị và mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng và nhân dân hai nước Những kinh nghiệm được tổng kết sẽ là những bài học tốt cho việc xây dựng quan hệ
hợp tác toàn diện Việt-Lào hiện nay
1V Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của để tài tập trung ở hai phần chính:
Trang 81 Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1954-1975)
2 Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt - Lào trong kháng chiến chống
Mỹ (1954 - 1975)
3 Liên minh Việt - Lào trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế
(1954-1975)
4 Liên minh Việt Lào trong thời kỳ đấu tranh thực hiện Hiệp nghị
Giơ-ne-vơ 1954, bảo vệ hai tỉnh tập kết, củng cố và phát triển lực lượng
7 Liên minh Việt - Lào đánh thắng chiến tranh đặc biệt tăng cường
đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Lào đến thắng lợi hoàn toàn (1969-1975)
8 Dang bộ và nhân dân Thanh Hoá với sự nghiệp chống Mỹ của nhân dân Lào (1954-1975)
9 Sơn La thực hiện nhiệm vụ quốc tế, chị viện sức người, sức của góp phần vào thắng lợi của quân và dân Lào trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ (1954-1975)
Trang 9Hai la:
Đi sâu nghiên cứu theo từng giai đoạn của cách mạng Lào từ 1954-
1975 Trong mỗi giai đoạn những nội dung chính được đi sâu nghiên cứu là:
âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ và tay sai; quá trình liên minh giúp bạn hoạch định đường lối chính trị, xây dựng đảng, mặt trận, lực lượng vũ trang, đào tạo cán bộ, xây dựng kinh tế, văn hoá phối hợp chiến đấu Cuối cùng là
đánh giá ưu, khuyết điểm và những bài học kinh nghiệm trong quá trình liên
minh chiến đấu suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975
Những nội dung trên được thể hiện trong Báo cáo Tổng quan của đề tài
V Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và lô gíc là chủ yếu, ngoài ra còn kết hợp sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, đối chiếu, so sánh
VỊ Lực lượng nghiên cứu
Lực lượng chủ yếu là cán bộ nghiên cứu của Viện Lịch sử Đảng, để tài
có mời một số cộng tác viên ở Viện Lịch sử quân sự và tỉnh Thanh Hoá, Sơn
La
VỊI Triển vọng ứng dung
Với kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ của một đề tài cấp bộ, đây sẽ
là một tài liệu tham khảo phục vụ việc giáo dục truyền thống hữu nghị và mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng và nhân dân hai nước
Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy Lịch sử Đảng tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, các Học viện khu vực và Trường Chính trị các địa phương: đồng thời đây cũng sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ việc đi sâu nghiên cứu Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975,
Van dé liên minh chiến đấu Việt-Lào từ khi thành lập Dang Cộng sản Đông Dương cho đến nay nói chung và trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước l954-1975 nói riêng cần phải được nghiên cứu tổng kết một cánh công phụ, nhoa học và nghiêm túc hơn nhằm đánh giá đầy đủ, khách quan,
8
Trang 10khẳng định đường lối đúng đắn, sáng tạo với tình thần quốc tế cao cả, trong sáng, thuỷ chung của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam đối với cách mạng Lào: đồng thời cũng thấy hết những đóng góp to lớn của Đảng
và nhân đân các bộ tộc Lào trong việc giúp đỡ cách mạng Việt Nam Với ý
nghĩa đó, kết của nghiên cứu của để tài sẽ là một trong những tài liệu cần thiết cho công việc to lớn ấy
VIH Kết cấu của Báo cáo tổng quan
Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, Tổng quan được kết cấu
thành 5 chương
Chuong I: Lién minh chiến đấu Việt Lào trong thời kỳ đấu tranh thực hiện Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954, bảo vệ hai tỉnh tập kết, củng cố và phái triển lực hượng cách mạng (1954-1959)
Chương II: Giúp bạn trong thời kỳ chuyển hướng đấu tranh chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, thực hiện hoà hợp dân tộc
(1959-1962)
Chương II: Giúp bạn xây dựng lực lượng, phối hợp chiến đấu đánh bại chiến lược “chiên tranh đặc biệt” của Mỹ, xây dụng vùng giải phóng (1963-1968)
Chương IV: Liên mình chiến đấu Việt-Lào đánh thắng chiến lược
“chiến tranh đặc biệt tăng cường” đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Lào đến thẳng lợi hoàn toàn (1969-1975)
Chương V: 7hắng lợi và bài học kinh nghiệm
Trang 11Chương I
LIEN MINH CHIEN DAU VIET LAO TRONG THỜI KỲ ĐẤU TRANH
THUC HIEN HIEP NGHI GIO-NE-VO 1954, BAO VE HAI TINH TẬP
KẾT, CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIÊN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG
(1954-1959)
1 Tình hình Lào sau Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954
Sau chiến tranh thế giới thứ II, trong khoảng 10 nam (1945 - 1955) My
đã thiết lập được vai trò chỉ phối về tài chính, quân sự, chính trị đối với Tây
Âu, Nhật Bản và toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm cho nền kinh tế Mỹ ra khỏi khủng hoảng và tiếp tục phát triển Dựa vào tiểm lực kinh tế và quân sự khổng lồ của mình và sự suy yếu của các đế quốc khác, đế quốc Mỹ âm mưu thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm làm bá chủ thế giới Mỹ tập trung vào việc chống Liên Xô, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và các lực lượng hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới
Trong đối tượng đàn áp phong trào giải phóng đân tộc, Mỹ chọn Việt
Nam làm trọng điểm Bởi lẽ, Mỹ cho rằng nếu để mất Việt Nam thì có thể mất nhiều nơi trên thế giới, trước hết là Đông Nam Á - nơi Mỹ có nhiều lợi ích chiến lược về chính trị, quân sự và kinh tế Mạt khác cuộc cách mạng ở Việt Nam do Dang Cộng sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội thắng lợi ở Việt Nam sẽ tràn xuống Đông Nam Á ngăn cản những lợi ích chiến lược toàn cầu của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương
Âm mưu của Mỹ xâm lược Việt Nam và Đông Dương đã có từ lâu Mỹ giúp Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương là để chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở đây; đồng thời để chuẩn bị cho việc nhảy vào
xâm lược khu vực này Chính vì vậy mà Chính phủ Mỹ đã không tham gia ký tuyên bố chung tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954
Ngay trong đêm Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ (7-5-1954), Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao lập tức họp với Bộ trưởng Ngoại giao P.Đalết chủ
trương hất cảng Pháp, đòi Pháp phải trao quyển cho ngụy và Mỹ đứng ra trực
10
Trang 12tiếp huấn luyện chỉ huy quân ngụy Ngày 16-6-1954, Mỹ ép Pháp và Bảo Đại
buộc Thủ tướng bù nhìn Bửu Lộc, tay sai Pháp từ chức và đưa Ngô Đình Diệm
(tay sai Mỹ) lên làm Thủ tướng Ngày 7-7-1954, một nội các bù nhìn mới nhiều thành phần thân Mỹ được thành lập do Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng
Ngày 8-8-1954 (18 ngày sau khi Hội nghị Giơ-ne-vơ kết thúc), Hội
đồng An ninh quốc gia Mỹ do Tổng thống Ai-xen-hao chủ trì đã chính thức quyết định chủ trương hất cảng Pháp và thay Pháp xâm lược Việt Nam! Và cũng trong thời gian chưa đến ! năm (6-1955) Mỹ đã hoàn thành việc thay thế chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp bằng chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam Miền Nam Việt Nam từ xã hội thuộc địa kiểu cũ của Pháp trở
thành xã hội thuộc địa kiểu mới của Mỹ Mỹ đã xây dựng được một đội quân
nguy đưới quyền điều khiển trực tiếp của Mỹ, với 10 sư đoàn bộ binh và hàng chục trung đoàn độc lập, với một Bộ tổng tham mưu hoàn toàn là tay sai Mỹ
Hệ thống cố vấn Mỹ không những được cắm ở Phủ Tổng thống, ở Bộ Tổng tham mưu, Nha cảnh sát, ở các bộ của nguy quyền Sài Gòn mà còn cắm sâu vào các đơn vị quân đội ngụy, xuống các địa phương
Ở Lào Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Lào Pa-thét Lào là lực lượng chính trị độc lập, hợp
pháp, có quân đội, có vùng tập kết là tỉnh Sảm-nưa và tỉnh Phong-sa-lỳ Hiệp nghị qui định để thống nhất đất nước, các quan chức có trách nhiệm của hai bên (Pa-thét Lào và Chính phủ Vương quốc Lào) sẽ cùng nhau thương lượng
để giải quyết vấn để chính trị trên cơ sở bảo đảm quyền tự do, dân chủ của nhân dân tiến lên thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử tự do
Do có vị trí chiến lược quan trọng ở bán đảo Đông Dương và Đông
Nam Á nên với âm mưu xâm lược Đông Dương từ trước, cùng với việc hất cẳng Pháp xâm lược miền Nam Việt Nam, ngay sau Hiệp nghị Giơ-ne-vơ được
ký kết, Mỹ trực tiếp nhảy vào Lào với âm mưu cơ bản là tiêu diệt cách mạng
! , Quyết định của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ có 4 nội dung cơ bản:
- Mỹ trực tiếp viện trợ cho quân nguy Sài Gòn không qua tay Pháp
- Pháp chỉ được viện trợ 100 triệu đôla trong tổng số 400 triệu viện trợ của Mỹ cho miền Nam Việt Nam
- Pháp phải rút hết quân khỏi miền Nam và phải ủng hộ Diệm
- Loại bỏ Bảo Đại tay sai lau đời của Pháp
Trang 13Lào, biến Lào thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng, làm bàn đạp tiến công các nước xã hội chủ nghĩa và ngăn chặn phong trào cách mạng ở
khu vực này
Để thay chân Pháp, trước hết Mỹ nắm nguy quân và ngụy quyền tay
sai ở Lào, thông qua bộ máy điều khiển và vũ khí viện trợ của Mỹ Cơ quan P.E.O' (cục đánh giá chương trình viện trợ) của Mỹ được thiết lập ở Viêng›
chãn nắm việc chỉ huy và xây dựng quân ngụy Lào
Ngày 8-9-1954, Mỹ lôi kéo một số nước đồng minh và chư hầu như: Anh, Pháp, Úc, Tân Tây lan, Thái Lan, Pakitstăng thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), ngang nhiên đặt Nam Việt Nam, Lào, Campuchia trong sự bảo hộ của khối xâm lược này
Sau khi trắng trợn tuyên bố đặt Lào dưới sự bảo hộ của khối SEATO, tháng 9-1954, Ngoại trưởng Mỹ P.Đalet đã đến Lào lập kế hoạch phá hoại, uy hiếp, lôi kéo Chính phủ nhà vua"
Ngày 19-8-1954, CIA tổ chức ám sát Bộ trưởng Quốc phòng của
Chính phủ nhà vua Ngày 23-11-1954, Mỹ lại đổ Chính phủ nhà vua (thân
Pháp, là Chính phủ đã ký kết Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954) Ngày 24-11-1954,
Mỹ lập Chính phủ thân Mỹ có nhiều phần tử phản động do Kà-tày cầm đầu
Sau khi làm Thủ tướng, Kà-tầy công khai bài trừ Pháp, ca tụng Mỹ, ra sức xuyên tạc Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, vu cáo Pa-thét Lào, vụ cáo Việt Nam dan
chủ cộng hoà Một mặt phá vỡ đàm phán thương lượng với Pa-thét Lào, mặt khác chúng đẩy mạnh chuẩn bị lực lượng vũ trang và tấn công quân sự hai tỉnh tập kết nhằm tiêu điệt lực lượng cách mạng Pa-thét Lào
Để mở rộng vây cánh và thế lực phản động, bọn tay sai Mỹ tiến hành củng cố chính quyền các cấp, chúng đã đưa thêm tay chân vào các ngành quan trọng (hành chính, quân đội, cảnh sát, đặc vụ, tuyên truyền), Chính phủ Kà- tày đã xây dựng một đội quân cảnh sát đông đảo Từ tháng 6-1955, chúng bố
' P.E.O ra đời từ 1954 đến!96L đối tên thành M.A.A.G (phái đoàn cố vấn quan sự) sau đổi thành U.S.O.M (co quan quan su My)
7, Là Chính phủ đo Pháp thành lập Hoàng Thân Suvana Phuma làm Thủ tướng (hay còn gọi là Chính phủ
Vương quốc )
12
Trang 14trí mạng lưới gián điệp dày đặc từ Trung ương xuống các địa phương, tổ chức Nha Chiến tranh tâm lý trong Bộ Quốc phòng
Để đội lốt “quốc gia chống cộng” Kà-tày đã chỉnh đốn Đảng tiến bộ,
Phủixana Nicon chỉnh đốn lại Đảng Tự do; đồng thời bọn chúng đã tổ chức và
đỡ đầu các đoàn thể có tính chất phản động như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cứu tế Những tổ chức này đều có cố vấn Mỹ chỉ huy và đều là chỉ nhánh của những tổ chức phản động quốc tế do Mỹ giật giây
Ở Hạ Lào, Mỹ trực tiếp giúp Bun Ùm củng cố lại thế lực của dòng chúa Chãm-pa-sắc (phong chức tôn thất cho bọn Nhủi, Sisouk), giúp Bun Ùm
về vũ khí để vũ trang nhân đân và 6 triệu đô la để xây dựng lại cung điện
Ở Xiêng-khoảng, Mỹ trực tiếp đỡ đầu bọn lãnh chúa Mẹo Tubi, bọn tù trưởng Saikham, cấp cho bọn này tiền bạc, vũ khí để ủng hộ Kà-tày đàn áp phong trào cách mạng và uy hiếp Chính phủ Trung ương
Ở Huội-sài Mỹ nuôi dưỡng bọn tù trưởng Là, Co, Yao đưa tàn quân
Tưởng Giới Thạch từ biên giới Thái Lan - Miến Điện tràn vào lập căn cứ ở Thượng Lào và tuyên truyền chống lại Vương quốc, chống lại chính sách hoà
bình trung lập
Một mật nâng đỡ các thế lực phản động, mặt khác Mỹ ra sức mua chuộc những nhân vật quan trọng ở Lào như Thái tử Savang, Hoàng thân
Xuvana Phuma, bao vây cô lập Phó vương Phétsarath, gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ Hoàng gia, giữa Hoàng gia Luông-pha-băng với dong chia
Chăm-pa-sắc; đồng thời tiến hành nhiều âm mưu thủ đoạn thâm độc để lung
lạc, mua chuộc, lôi kéo các tầng lớp nhân sĩ, công chức, sư sãi, trí thức, thương nhân hòng dùng các lực lượng này làm công cụ thực hiện các âm mưu
chống lại phong trào cách mạng của nhân dân Lào
Ngay sau Hiệp nghị Giơ-ne-vơ được ký kết, Mỹ đã dùng bọn tay chân
của chúng đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc Hiệp nghị, gây tâm lý chiến
tranh, tâm lý sợ Mỹ; gây tỉnh thần căm thù Pa-thét Lào, căm thù Việt Minh trong nhân dân
Trang 15Đi đôi với việc tuyên truyền, chia rẽ dân tộc, xuyên tạc và nói xấu Pa-
thét Lào, bọn tav sai Mỹ đã mở những cuộc khủng bố, đàn áp điên cuồng
phong trào của quần chúng nhân dân Chúng tổ chức các cuộc vây ráp lớn, lực
lượng lên tới cả tiểu đoàn; bất bớ, tra tấn và bắn giết hàng trăm cán bộ và nhân
dan
Ngay sau ngày đình chiến, lợi dụng các điều khoản không rõ ràng của
Hiệp định Giơ-ne-vơ, lợi dụng lệnh ngừng bắn và nhân lúc quân tình nguyện
Việt Nam rút về nước!, các lực lượng Pa-thét Lào vừa mới chuyển về hai tỉnh tập kết chưa kịp ổn định, Mỹ đã cho tay sai tiến hành kế hoạch hoà bình lấn chiếm, nống ra nhiều chỗ ở hai tỉnh nhằm thu hẹp phạm vi kiểm soát của Pa- thét Lào, chuẩn bị chỗ đứng chân để tấn công tiêu diệt toàn bộ lực lượng Pa- thét Lao 6 hai tỉnh tập kết
Ở Sâm-nưa, bọn phi có khoảng 800 tên được tăng cường sĩ quan chỉ
huy và vũ khí hoạt động ở vùng Mèo Pa-thí, Pa-kha, Mường-nhút, Mường-soi,
Sâm-tớ Sau ngừng bắn chúng chiếm đóng Huội-thâu, Noọng-khang thuộc huyện Mường-sầm, Sộp-sai thuộc huyện Hủa-mường, chiếm huyện Mường- soi và một nửa huyện Sầm-tớ
Ở Phong-sa-lỳ, địch tăng cường sĩ quan và vũ khí cho bọn phi Ngày
21-8-1954, địch cho quân nhảy dù chiếm đóng Bun-nưa Lợi dụng lúc quân tình nguyện Việt Nam rút về nước, địch chiếm đóng Bò-sao, Ma-li, U-nua, Ư-
tay, thâm nhập vùng Giang-tới, Chom-van phía nam huyện Mường-khoa
Như vậy là đến tháng 4-1955, ở hai tỉnh tập kết, quân đội nhà vua đã kiểm soát 1/10 địa bàn tỉnh Sầm-nưa va 1/5 dia ban tinh Phong-sa-ly
Cũng trong thời gian này, Chính phủ nhà vua (Kà-tày) đã tập hợp các
thế lực phản động chống lại Pa-thét Lào ở hai tỉnh tập kết, lập ra chính quyển cấp tỉnh, huyện đưa về đóng ở Mường-pôn (Sảm-nưa) và Bun-nưa (Phong-sa- Ly); đồng thời tung nhiều gián điệp thâm nhập sâu vào hậu phương hai tỉnh tập kết Chúng kích động nhân dân chống lại Pa-thét Lào, mua chuộc cán bộ địa
phương
'„ Đến tháng 11-1954 lực lượng quân tình nguyện Việt Nam về cơ bản đã rút về nước
14
Trang 16Tinh Sém-nua dugc giai phong tir thing 4-1953, Phong-sa-ly duge giai phóng từ tháng 2-1954 Sau khi ký kết Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, nhân dân 2 tỉnh rất phấn khởi Về mặt quân sự, lực lượng Pa-thét Lào phối hợp với quân tình nguyện Việt Nam kiểm soát hầu hết địa bàn 2 tỉnh Nhưng do trình độ quần chúng còn rất thấp, cán bộ địa phương vừa thiếu vừa yếu nên ở Sầm-nưa lực lượng Pa-thét Lào chỉ còn kiểm soát được 2/3 địa bàn, ở Phong-sa-lỳ kiểm
soát chưa được 1/2 địa bàn Nhiều vùng khi quân đội rút đi thì cơ sở lại tan rã,
hoặc bị bọn phỉ và biệt kích lũng đoạn
Thời gian đầu khi quân tình nguyện Việt Nam mới rút và lực lượng
của đối phương lấn chiếm, đóng thêm một số cứ điểm thì ở những vùng cơ sở yếu như các vùng phụ cận thị xã hai tỉnh, vùng Mường-soi, Mường-hàm, Sam-
tớ thuộc Sầm-nưa; vùng dọc đường Phong-sa-lỳ đi Bun-nưa, vùng nam
Mường-khoa, vùng Na-lam, Sốp-hào thuộc tỉnh Phong-sa-lỳ tỉnh thần nhân đân đao động, nhiều người tin theo lời tuyên truyền, dụ dỗ, đe doạ của bọn
phi Có hơn 1000 thanh niên chạy theo phỉ, một số nhà buôn đã chạy vào vùng
đối phương kiểm soát
Khi hoà bình mới lập lại, cơ sở quần chúng ở hai tỉnh tập kết có ở khoảng 900 làng (Sầm-nưa có khoảng hơn 600 làng, Phong-sa-lỳ có khoảng hơn 200 làng) Số cơ sở này phần lớn là mới được tổ chức sau giải phóng, quần chúng đều chưa được giáo dục về chính sách, chưa hiểu vào tổ chức để làm gì, lập trường bạn - thù đều chưa rõ
Ở Sảm-nưa năm 1954, chính quyền đã có trong toàn tỉnh, 6 huyện và
110 xã, hơn 90% số bản có chính quyền nhưng thực tế chính quyên đó chỉ có tác dụng ở những nơi có tổ chức quần chúng hoặc có quân đội qua lại, hoặc những nơi ở sâu trong hậu phương
Ở Phong-sa-lỳ, chính quyền đã lạp được ở tỉnh, 4 huyện, 22 tổng/29 tổng (sau chia thành 50 xã) và 220 bản trong tổng số 600 bản Chính quyền huyện, tỉnh là người của Pa-thét Lào còn chính quyền ở tổng và bản thì một phần là cán bộ, còn phần lớn là nhân viên chính quyền cũ (chánh tổng, lý trưởng cũ)
Trang 17Về xây dựng lực lượng vũ trang
Thi hành Hiệp định đình chiến, lực lượng vũ trang Pa-thét Lào tiến hành chuyển quân từ các địa phương trong cả nước về 2 tỉnh tập kết Sầm-nưa
và Phong-sa-lỳ Mặc dù đối phương tìm mọi cách phá hoại việc chuyển quân
nhưng việc chuyển quân đã hoàn thành tốt"
Bên cạnh số người từ lO tỉnh về tập kết, Trung ương Pa-thét Lào đã tuyển hơn 1.000 thanh niên (ở 2 tỉnh) bổ sung cho lực lượng vũ trang và đào tạo hàng trăm cán bộ, nhân viên để bổ sung cho bộ máy chính quyền, mặt trận
và quân sự Tuy nhiên, sau Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, lực lượng vũ trang chính qui
có tham gia chiến đấu của Pa-thét Lào chỉ có 9 đại đội và một số trung đội,
tiểu đội nhỏ lẻ Có tới hơn 80% số cán bộ và'chiến sĩ mù chữ Có những đơn
vị anh em chiến sĩ là dân tộc thiểu số mù chữ hoàn toàn
Sau hoà bình lập lại, phong trào ở 10 tỉnh do Vương quốc quản lý gặp rất nhiều khó khăn Đại bộ phận lực lượng nòng cốt đã về tập kết tại 2 tỉnh Sảm-nưa và Phong-sa-lỳ Phần lớn các cơ quan chỉ đạo phong trào của các tỉnh
và một số huyện trong 10 tỉnh lại rút ra biên giới hoặc rút sâu vào các vùng rừng núi hẻo lánh nên nhiều vùng bị bỏ rơi không có chỉ đạo, hoặc chỉ đạo không sát, không kịp thời Các tính Hạ Lào rút về miền núi khu căn cứ Đak- chun Sê-kông; tỉnh Viêng-chãn rút về căn cứ vùng Mường-phương; các tỉnh Huội-sài, Luông-pha-băng rút về vùng giáp giới hai tỉnh tập kết; liên tinh Ha Lao va tinh Kham-muon, Xiéng-khoang rit sang biên giới Việt Nam Tư tưởng của cán bộ và nhân dân quá tin tưởng vào tổng tuyển cử nên rất chủ quan Trong khi đó phía chính quyền vương quốc đã chuẩn bị kế hoạch dùng lực lượng quân sự chiếm lại các vùng giải phóng của Pa-thét Lào; đồng thời hành quân thâm nhập vùng giải phóng tiến hành dọa dẫm, mua chuộc hòng dap tất phong trào của quần chúng
I Trong số người đã về tập kết lúc đầu là 7 298 người Gồm: 2.362 của các tỉnh Hạ Lao; 1.175 cla Trung Lao (2 tinh): 2.241 cla tinh Viéng-chan va Say-nha-bu-ri; 670 của tỉnh Xiêng-khoảng: 584 của tỉnh Luông- pha-bing: 206 cua tinh Hudi-sai
Trong số 7 298 người có 652 về tập kết ở tỉnh Phong-sa-lỳ còn lại là tập kết ở Sảm-nưa Ngay sau khi vẻ tập kết hầu hết thanh niên và cán bộ được đưa vào bộ đội và các cơ quan ở trung ương và 2 tỉnh
16
Trang 18Cuối năm 1954, đầu năm 1955 phong trào quần chúng ở 10 tỉnh bị thu hẹp ở nhiều nơi, một số cơ sở bị tan rã Tổ chức quần chúng có trong gần 3.000 làng lúc mới đình chiến đến tháng 4-1955 chỉ còn lại khoảng 1.900
Lào liên quan chặt chẽ với độc lập, hoà bình của Việt Nam và Campuchia: Vì
vậy, ngay trong khi Hội nghị Giơ-ne-vơ đang diễn ra, những người cộng sản Việt Nam đã nhận định “đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới, hiện đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Dong Duong”!
Ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia vốn có mối quan hệ gắn bó với
nhau, nhất là từ khi có Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời thống nhất lãnh
đạo cách mạng ba nước thì tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước có bước phát triển mới và đã trở thành một truyền thống tốt đẹp từ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Nay đế quốc Mỹ can thiệp vào Lào cũng nằm trong âm mưu xâm chiếm ba nước Đông Dương, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định tiếp tục liên minh, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc chiến chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ Tuy nhiên, tình hình Lào khác với thời kỳ chống Pháp Từ năm 1951, mỗi nước đã có mặt trận thống nhất dân tộc
hoạt động theo cương lĩnh của mình Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ mỗi nước đã
độc lập, có chủ quyền được thế giới thừa nhận về mặt pháp lý, có đường lối
chính sách riêng Ở Lào có vùng tập kết, lực lượng vũ trang và các tổ chức ', Văn kiện Đăng toàn táp tập L5, Nxb CTQG, Hà Nội tr.225
Trang 19cách mạng được thừa nhận là một lực lượng, một đối trọng để tiến tới tổng tuyển cử thành lập Chính phủ liên hợp
Từ tình hình thực tế đó Đảng Lao động Việt Nam khẳng định phải đoàn kết liên minh với các nước láng giềng nhưng phải tuỳ theo đối tượng, tuỳ
theo lực lượng, không gian và thời gian để chọn hình thức, nội dung liên minh cho phù hợp Đối với Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm lựa chọn được
hình thức và nội dung liên minh chiến đấu giữa hai Đảng, quân đội và nhân đân hai nước Việt - Lào Đó là thuận lợi rất cơ bản đối với cách mạng Lào sau
ngày hoà bình lập lại
Tháng 10-1954, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam đã ra Nghị
quyết về vấn để Lào Trên cơ sở nhận định âm mưu của Mỹ và tình hình của lực lượng Pa-thét Lào, Bộ Chính trị dự đoán tình hình Lào sẽ biến chuyển và phân hoá rất nhanh chóng, từ đó khẳng định phải dựa vào lực lượng của ta làm
cơ sở quyết định thắng lợi: Bộ Chính trị cũng đã đề ra những chủ trương cụ thể đối với hai tỉnh tập kết: tranh thủ Chính phủ Vương quốc đồng ý cho cán bộ Pa-thét Lào phụ trách chính quyền ở hai tỉnh này Chủ trương hợp tác với
Chính phủ nhà vua để cùng nhau thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ Trong khi chờ
đợi giải pháp chính trị thì đối với hai tỉnh về đất đai vẫn nằm trong lãnh thổ của Chính phủ nhà vua, về hành chính thì tạm thời có một chế độ hành chính đặc biệt do Chính phủ nhà vua ủy nhiệm cho cán bộ Pa-thét Lào phụ trách hai tỉnh trong khi chờ đợi tổng tuyển cử đi đến thống nhất
Về Hiệp thương chính trị, Bộ Chính trị chủ trương thành lập Hội đồng Liên hiệp chính trị là cơ quan chính thức của Chính phủ nhà vua và Chính phủ
Pa-thét Lào để tiến hành mọi việc thương lượng giữa hai bên: Bộ Chính trị
khẳng định: “Vô luận tình hình thế nào ta cũng phải tầng cường công tác củng
cố hai tỉnh: xây dựng quân đội, xây dựng cơ sở nhân dân và đẩy mạnh đấu
tranh chính trị trong toàn quốc”
Một thuận lợi rất cơ bản nữa là có lực lượng cán bộ Việt Nam ở lại trên đất Lào tiếp tục làm nhiệm vụ giúp bạn về moi mat
'¿ Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn để Lào Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng
18
Trang 20Thực hiện quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ, quân tình nguyên Việt
Nam đến tháng 11-1954 cơ bản đã rút về nước Tuy nhiên, do sớm xác định
kẻ thù của cách mạng Việt Nam và Lào là đế quốc Mỹ, cuộc đấu tranh giành
độc lập, hoà bình của nhân dân Lào còn nhiều khó khăn gian khổ, Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết định để lại một bộ phận cán bộ tiếp tục giúp đỡ cách mạng Lào Tổng số gồm 964 đồng chí, trong đó có 3L4 thuộc đoàn quân
sự, 650 thuộc dân, chính, đảng Lực lượng cán bộ được bố trí như sau:
- Ban Can su Lao 7 déng chi
- Cán bộ nhân viên cơ quan Ban cán sự 107 đồng chí
- Đoàn công tác quân sự 314 đồng chi”
Đây là lực lượng rất quan trọng đối với cách mạng Lào sau ngày đình chiến
2 Đấu tranh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hai tỉnh tập kết, củng cố và xây dựng lực lượng cách mạng
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương
và Hội nghị Liên minh nhân dân ba nước Đông Dương, những người cộng sản
ở Lào bắt tay vào tổ chức Nhóm sáng lập Đảng Nhân dán, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng chính đảng cách mạng ở Lào Nhóm đã tiến hành tuyên truyền, thấm tra, van động những phần tử ưu tú trong quần chúng công
Trang 21nông, trí thức yêu nước và đã kết nạp được một số đảng viên mới' Tính đến
tháng 7-1954, trong toàn quốc đã có hơn 300 đảng viên và hơn 600 trung kiên, cốt cán
Về phía Đảng Lao động Việt Nam, thực hiện Nghị quyết Đại hội IÏ và Nghị quyết Hội nghị lần thứ nhất của Đảng, cuối năm 1953, Bộ Chính trị đã
cử đồng chí Nguyễn Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, cùng một số cán bộ chủ chốt của Ban Cán sự Lào sang giúp những người cộng sản Lào chuẩn bị về mọi mặt để thành lập Dang
Sau tháng 7-1954, đế quốc Mỹ âm mưu phá hiệp định đình chiến, phá hoà bình, chuẩn bị gây lại chiến tranh ở Đông Dương Ở Lào, do áp lực của
Mỹ, chính phủ thân Mỹ do Kà-tày đứng đầu đã được thành lập Mỹ xúi giục
chính phủ Kà-tày dùng quân sự lấn dần hai tỉnh tập kết của lực lượng Pa-thét
Lào là Phong-sa-lỳ và Sâm-nưa Trong khi đó, quân tình nguyện Việt Nam đã rút hết về nước
Đứng trước tình hình như vậy, nhân dân Lào đòi hỏi phải có ngay một chính đẳng cách mạng thật lòng vì dân, vì nước, đứng ra dẫn đường chỉ lối cho nhân dân vững bước tiến lên
Đáp ứng yêu cầu của bạn, trong năm 1954, Đoàn cán bộ của Đảng Lao động Việt Nam đã tiến hành mở lớp học tập, thẩm tra 42 đồng chí đại biểu các
nơi cử về Qua học tập tài liệu: “Tình hình và nhiệm vụ mới, 6 tiêu chuẩn đảng viên Qua kết quả học tập và xác minh lý lịch đã lựa chọn được 20 đại biểu
xuất sác nhất tham gia Hội nghị thành lập Đảng
Đoàn cán bộ đã giúp bạn soạn thảo các văn kiện của Đại hội: Báo cáo
chính trị (lic đầu dự định lấy Nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam về tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng Lào), xây dựng điều lệ Đảng Tất cả các văn kiện đều được Trung ương Đảng Lao động Việt Nam cho ý kiến
" Sau Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương những đảng viên người Lào ở Hạ Lào tách ra lập chỉ bộ riêng và
tự gọi là Đảng Nhân dân, còn các nơi khác thì những đảng viên người Lào vân ở chung trong các chỉ bộ với đảng viên người Việt
20
Trang 22Hội nghị thành lập Đảng Nhân dân Lào được tổ chức từ ngày 22-3 đến ngày 6-4-1955 tại xã Sơn Thủy, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá (nay thuộc tỉnh Hủa-phãn - Lào) Dự Hội nghị có 19 đại biểu thay mặt cho hơn 300 đảng
viên trong toàn quốc Hội nghị đã nghe báo cáo chính trị do đồng chí Kaysỏn
Phomvihản trình bày (Báo cáo được Hội nghị thông qua thành nghị quyết) Báo cáo nêu rõ: Đảng Nhân dân Lào là đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, đại biểu chân chính nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Đảng lấy
việc phục vụ nhân dân và phục vụ Tổ quốc làm phương châm cho mọi hành
động Đảng Nhân dân Lào bao gồm những phần tử ưu tú nhất, thành thật yêu nước, yêu nhân dân trong dân tộc Nhiệm vụ chung của Đảng trong giai đoạn này là đoàn kết lãnh đạo toàn dân phấn đấu hoàn thành sự nghiệp giải phóng đân tộc, thực hiện một nước Lào hoà bình, dân chủ, thống nhất và độc lập'
Để làm tròn nhiệm vụ nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang trên đây, Đảng
dé ra những chính sách căn bản và một chương trình hành động như sau:
1 Chống để quốc Mỹ, phái thực dân Pháp phá hoại Hiệp định đình
chiến và bè lũ tay sai của chúng đang âm mưu phá hoại hoà bình, chia rẽ dân
tộc ta, lôi cuốn nước ta vào các khối xâm lược và kéo dài tình trạng nô dịch
nước ta
2 Đấu tranh đòi Chính phủ nhà vua phải thật thà hợp tác với các lực lượng Pa-thết Lào để thi hành Hiệp định đình chiến, củng cố hoà bình, thực hiện tự do, đân chủ, tiến hành tổng tuyển cử tự do để thống nhất nước nhà,
thành lập Chính phủ Liên hợp và hoàn thành độc lập dân tộc
3 Đại đoàn kết toàn dân, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất rộng
rãi dựa trên cơ sở công nông liên minh
4 Xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang và bán vũ trang thành quân
đội nhân dân để giữ vững các căn cứ địa làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh chính trị và cột trụ bảo vệ hoà bình
5 Cải thiện đời sống cho các tầng lớp nhân dân:
', Kayson Phomvihán: Vẻ cuộc cách mạng dân tóc, đân chủ ở Lào Nxb Sự Thật Hà Nội, 1986 tr.8 9
Trang 236 Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân: tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tự do tổ chức, tự do hội họp, tự đo đi lại
7 Thực hiện nam nữ bình quyền, chính sách dân tộc bình đẳng và đoàn kết, xoá bỏ các thù hằn, chia rẽ các dân tộc trong nước do thực dân và phong kiến gây ra
§ Tôn trọng tự do tín ngưỡng và phong tục, tập quán của nhàn dân và
các chủng tộc, chống nạn mù chữ, phát triển văn hoá dân tộc
9 Đối với ngoại kiểu sinh sống ở nước Lào tôn trọng chủ quyền độc lập của nước Lào thì được bảo đám tính mạng, tài sản và quyền tự do cư trú,
kinh doanh
10 Thân thiện với tất cả các nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền và
lãnh thổ toàn vẹn của nước ta Đặt quan hệ về mọi mặt giữa nước ta và các
nước ấy trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi
11 Tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt chú trọng cán bộ công
nông, dân tộc thiểu số
12 Ra sức xây dựng Đảng Nhân dân Lào thành một Đảng mạnh mẽ
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đủ sức lãnh đạo cuộc cách mạng
Lào đi đến thắng lợi cuối cùng
Đường lối và chính sách của Đảng Nhân dân Lào hoàn toàn phù hợp với lợi ích và nguyện vọng tha thiết nhất của đân tộc cho nên Đảng rất tin tưởng vào sự đồng tình và ủng hộ của toàn dân Đó là một bảo đảm chắc chấn cho thành công của cách mạng dân tộc và dân chủ ở Lào và cho tiền đồ vẻ vang của dân tộc
Sau khi thảo luận thông qua các đề án và trước khi bầu Ban Chỉ đạo!
toàn quốc, các đại biểu đã tuyên thệ gia nhập đẳng mới (Đảng Nhân dân Lào)
và là những đảng viên đầu tiên của Đảng
Hội nghị đã bầu Ban Chỉ đạo toàn quốc gồm 5 đồng chỮ và uỷ quyền cho Ban Chỉ đạo được bổ sung thêm một số uỷ viên nhưng không quá số đã
', Đến năm 1959 đối thành Ban Chấp hành Trung ương
2, 1, Kaysỏn Phomvihản c ẳ 3 Khamxéng Š Sixavat Keobunphan
2 Nuhac Phumxavan 4 Bunphôm Manaxây
22
Trang 24được bầu Đồng chí Kaysỏn Phomvihán được bầu làm Trưởng ban chi dao (Tổng Bí thư)
Ban Chỉ đạo đã họp bàn kế hoạch xây dựng Đảng, tổ chức cơ quan làm việc, xây dựng lề lối làm việc của Ban Chỉ đạo và mối quan hệ giữa Ban Chỉ đạo với Ban Cán sự Lào (của Đảng Lao động Việt Nam) Hội nghị thống nhất
bổ sung 3 đồng chí! vào Ban Chỉ đạo toàn quốc và phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí”
Hội nghị thành lập Đảng Nhân dân Lào thành công tốt đẹp Trong
thắng lợi đó có sự giúp đỡ đặc biệt của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh Trực tiếp là các đồng chí trong Ban Cán sự Lào đã
tận tuy giúp bạn trong một thời gian dài từ việc chuẩn bị tài liệu, soạn thảo văn
kiện, chọn lọc đại biểu và nhân sự đại hội, kể cả công tác tổ chức đại hội
Đảng Nhân dân Lào ra đời là sự kiện chính trị trọng đại, là bước ngoặt
vĩ đại của lịch sử dân tộc Lào “sự ra đời của Đảng Nhân dân Lào là sự kết hợp giữa phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân các bộ tộc Lào với phong trào của giai cấp công nhân và Chủ nghĩa Mác-Lênin mà đồng chí Hồ Chí
Minh đã truyền bá vào Đông Dương Đó là sự kế tục sự nghiệp vẻ vang của
Đảng Cộng sản Đông Dương là sứ mệnh lịch sử vô cùng khó khăn nhưng cũng
hết sức vẻ vang trong việc lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Lào, đánh dấu bước phát triển mới và bước ngoặt hết sức quan trọng trong lịch sử của
cách mạng Lào"
Sau đại hội thành lập Đảng, Ban Chỉ đạo toàn quốc đã xây dựng chương trình hoạt động trước mắt của Đảng, chủ yếu tập trung vào công tác
!, Xuphanuvông, Phumi Vôngvichít và Phunxipasớt
?, Ban Chỉ đạo phân công như sau:
1 Déng chi Kayson Phomvihan: Thu ky Uy ban chi dao kiém Thu ky Quan Dang uy (Bí thư Quan uy)Téng chỉ huy quân đội kiêm tham mưu trường
2 Đồng chí Khămxẻng: Phụ trách tổ chức tuyên huấn và thường trực Văn phòng
3 Đồng chí Bun Phôm Mahaxây: Uỷ viên Quân uỷ Đảng phụ trách công tác chính trị và xây dung dang
trong quân đội
Đồng chí Xixavat Keobunphan: Uý viên Quân Đảng uỷ, Tham mưu phó đôn đốc công tác cung cấp Đồng chí Xuphanuvông: Phụ trách chính quyền mặt trận kinh tế và giáo dục
Đồng chí Nuhắc Phumxavẫn: | Trong phái đoàn hiệp thương chính trị và phái đoàn liên lạc
Đồng chí Phumi Vôngvichít: | bèn cạnh Uš ban quốc tế
Trang 25xây dựng Đảng Phân công cán bộ về các địa phương, đặc biệt khu Hạ Lào là nơi có kinh nghiệm trong việc xây dựng các chỉ bộ Đảng Nhân dân trước day Tiến hành chọn lọc số trung kiên có đủ điều kiện để kết nạp vào Đảng mới Chọn những đối tượng đã được thẩm tra trước đó có đủ điều kiện tổ chức học tập điều lệ, chính sách của Đảng, tuyên bố kết nạp vào Đảng mới thành đảng
viên chính thức ngay và lập ra các chỉ bộ, thành lập Ban Chỉ đạo những nơi có
điều kiện
Ở Trung ương và khu Hạ Lào tiếp tục mở lớp học, thẩm tra đáng viên
và đào tạo cán bộ Bố trí cho các đoàn cán bộ đi sâu vào nội địa (10 tỉnh Chính
phủ Vương quốc kiểm soát) để truyền đạt kế hoạch xây dựng Đảng, xây dựng
cơ quan Ban Chỉ đạo toàn quốc và lập chỉ bộ cơ quan Ban Chỉ đạo, chuẩn bị thành lập Quân uy Trung ương và lập chi bộ đầu tiên ở Bộ Quốc phòng
Trước ngày ký kết Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, Chính phủ kháng chiến Lào
và Bộ Quốc phòng Lào đã dự kiến có hai khả năng; chiến tranh tiếp tục hoặc việc giải quyết hoà bình có thể thực hiện; đồng thời khẳng định bất kể tình
huống nào, việc đẩy mạnh xây dựng bộ đội Lào ÍTXALA là một nhiệm vụ hết
sức cần thiết phải tập trung lực lượng kiên quyết thực hiện cho bằng được
Từ giữa năm 1954, Tổng Quân uỷ quân đội nhân dân Việt Nam đã xây
dựng đề án về công tác quân sự trước mắt và xác định nhiệm vụ chủ yếu lúc này của ta là giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang Dự kiến khi bộ đội tình
nguyện Việt Nam rút hết về nước ta phải giúp bạn xây dựng I1 tiểu đoàn, 12 đại đội và 60 trung đội, tất cả khoảng 3.500 người; đến cuối năm 1954 sẽ thành lập 1 trung đoàn và 8 tiểu đoàn
Đáp ứng yêu cầu của bạn, ngay từ ngày 16-7-1954 (Hiệp nghị Giơ-ne-
vơ chưa được ký kết), Trung ương Đảng, Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh quân
đội nhân dân Việt Nam đã quyết định thành lập Đoàn cố vấn quân sự sang giúp quân đội Pa-thét Lào, lấy bí danh là Đoàn 700 do đồng chí Chu Huy Mân làm Trưởng đoàn kiém Bi thu Dang uy
Sau Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, Việt Nam và Lào được quốc tế
công nhận là các quốc gia độc lập có chủ quyền, nhân dân Lào đã có chính
đảng cách mạng của mình (Đảng Nhân dân Lào), có quân đội, mặt trận do
24
Trang 26đó, nội dung, phương thức hợp tác giúp đỡ của Đảng và Nhà nước ta đối với cách mạng Lào cũng phải thay đổi cho phù hợp với đặc điểm của tình hình mới Trên cơ sở bàn bạc, thống nhất giữa hai Đảng về những vấn đề chiến lược, giúp bạn tổ chức thực hiện Đảng ta chủ trương chuyển sang chế độ cố vấn từ Trung ương đến các khu, tỉnh và một số huyện trọng điểm
Chế độ cố vấn trong lĩnh vực quân sự được thực hiện ở 3 cấp: Bộ Quốc
phòng, nhà trường quân chính, các đơn vị và địa phương
Việc đầu tiên là Đoàn 100 dé xuất với bạn phương án tổ chức quân đội
Pa-thét Lào đến cấp tiểu đoàn, phương án tổ chức cơ quan Bộ Quốc phòng gồm 3 cơ quan: tham mưu, chính trị, hậu cần Tổ chức các lực lượng vũ trang
gồm 3 thứ quân: các tiểu đoàn chủ lực, các đơn vị bộ đội địa phương và các
đội du kích ở xã, bản Tháng 12-1954, đề án được Hội nghị quân chính do đồng chí Kaysỏn Phomvihản chủ trì thông qua
Đến hết tháng 12-1954, ta đã giúp bạn sắp xếp, củng cố hình thành cơ
cấu hoàn chỉnh của một đội quân chủ lực tập trung và các lực lượng vũ trang
địa phương hai tỉnh tập kết Bao gồm 9 tiểu đoàn bộ binh, I tiểu đoàn trợ chiến, 1 tiểu đoàn vận tải, 3 đại đội chuyên môn kỹ thuật, 12 đại đội độc lập
và bộ đội địa phương Ở cơ quan Bộ Quốc phòng có 3 cơ quan: tham mưu, chính trị, hậu cần Đoàn còn làm cố vấn cho Trường quân chính Côm-ma-đam
va 2 co quan tinh doi’
Trong suốt 2 năm 1955-1956 Đoàn 100 giúp bạn tăng cường giáo dục
huấn luyện, xây dựng hệ thống tổ chức Đảng và công tác chính trị, nâng cao
trình độ giác ngộ chính trị và năng lực chiến đấu, công tác của bộ đội Ta giúp bạn mở nhiều đợt giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự đạt nhiều kết quả tốt
Giúp Trường quân chính Côm-ma-đam và các ngành chuyên môn, kỹ thuật biên soạn các chương trình huấn luyện cơ bản về chính trị, quân sự và công tác nghiệp vụ của từng ngành Riêng Trường quân chính Côm-ma-đam từ
1955 đến 1957 mở được 5 khoá huấn luyện, mỗi khoá có 3 lớp với thời gian từ
3 đến 5 tháng để đào tạo cán bộ tiểu đội, trung đội cho các đơn vị chủ lực, địa ' Lịch sử các đoàn quản tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào 1945-1975 Nxb QOND Hà Noi, 1999, tr.32
Trang 27phương, cán bộ xã đội, huyện đội; bổ túc cho hầu hết cán bộ đại đội và một số
cán bộ tiểu đoàn!
Về thông tin, cơ yếu, cố vấn Việt Nam vừa hướng dẫn vừa trực tiếp bảo đảm mạng thông tin thông suốt Trong 2 năm 1955-1956, ta mở lớp đào tạo tại chỗ cho bạn 19 báo vụ viên, 20 cơ yếu, 3 cơ công đồng thời giúp bạn kiện toàn Ban thông tin và Ban cơ yếu của Bộ Chỉ huy tối cao Lào”
Các cố vấn quân y của Đoàn 100 giúp bạn xây dựng các Ban quân y,
bệnh viện, tổ phẫu thuật lưu động, kho dược Giúp bạn xây dựng L bệnh viện
quân đội 40 giường, L cơ sở chế biến dược phẩm, đào tạo tại chỗ 48 y tá, 24 được tá Các tổ cố vấn về quân báo văn công cũng tận tình giúp bạn học tập, bồi dưỡng về nghiệp vụ”
Đoàn cố vấn 100 đã đề xuất với Quân uỷ bạn tổ chức một "Trung tâm
giáo dục bồi dưỡng cảm tình đảng" Cố vấn Việt Nam trực tiếp giúp từ khâu chuẩn bị tài liệu đến tổ chức hướng dẫn học tập Đến cuối năm 1956 đã bồi dưỡng cho gần 1000 cán bộ, chiến sĩ và kết nạp được 671 đảng viên, được tổ
chức thành 70 chi bộ Tổ cố vấn chính trị giúp bạn biên soạn Điều lệ tổ chức Ban công tác chính trị và Hội đồng quân nhân cách mạng ở cấp đại đội! Giúp
bạn bảo đảm công tác hậu cần, kỹ thuật phục vụ tốt các yêu cầu xây dựng,
chiến đấu của quân đội và tham gia xây dựng củng cố Khu căn cứ trung ương
Giúp bạn tổ chức việc tiếp nhận, bảo quản, cấp phát một khối lượng lớn quân trang, lương thực, vũ khí, khí tài của Việt Nam viện trợ đến tận tay các cơ quan, đơn vị bạn”
Từ cuối năm 1954, Mỹ ngày càng ráo riết thâm nhập vào Lào (nhất là
từ sau khi Chính phủ Kà-tày được thành lập) Chúng tìm mọi cách để cán bộ
Việt Nam phải rút hết về nước, để chúng dễ bề lừa gạt, mua chuộc, chia rễ nội
bộ Lào, chia rẽ Lào - Việt Tiến hành đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dan trong nước Dùng mọi cách đóng quân và thiết lập chính quyền vương quốc ở hai tỉnh tập kết và tiến tới tiêu diệt hai tỉnh bằng vũ lực Chúng một
"234 Lich sit cde đoàn quản tình nguyén va chuyén gia quan su Viet Nam tai Lao 1945-1975 Vien Lich sit quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội, 1999 tr.25 đến tr.48
26
Trang 28mặt tỏ ra ôn hoà, sốt sắng trong hội nghị hiệp thương, mặt khác lợi dụng hội nghị để thực hiện âm mưu thâm độc thôn tính hai tỉnh tập kết, lừa gạt dư luận
Trước tình hình đó, ngày 22-1-1955, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt
Nam họp xác định chủ trương của ta và nhiệm vụ của các lực lượng cách mạng Lào, Bộ Chính trị chỉ rõ: Biết rõ âm mưu địch nhưng ta vẫn dự hội nghị hiệp thương để tỏ thiện chí; đồng thời tranh thủ giải quyết nhiều vấn dé khác Phương châm đấu tranh của ta là vừa đàm phán vừa ra sức củng cố và phát triển lực lượng, vận động nhân đân ủng hộ lập trường của ta
Trước mắt phải làm cho cán bộ từ trên xuống dưới nhận thức rõ cuộc đấu tranh còn phải lâu dài, gian khổ; thấy rõ âm mưu của địch sở đi chúng
phải hiệp thương vì ảnh hưởng của lực lượng cách mạng khá mạnh, trước mắt
chúng chưa đủ lực tiêu diệt được nên chúng phải tìm cách mua chuộc, lừa phỉnh, chia rẽ "Vấn đề mấu chốt hiện nay là phải giữ vững hai tỉnh tập kết, đòi thực hiện quyền tự đo, dân chủ để đi đến tổng tuyển cử"! Hội nghị cũng đã để
ra một số chủ trương cụ thể:
- Ra sức củng cố hai tỉnh tập kết
- Đẩy mạnh phong trào đấu tranh trong cả nước, biểu thị cho được thái
độ và lực lượng của nhân đân để kết hợp với đấu tranh ở hội nghị hiệp thương
- Đẩy mạnh đấu tranh chính trị hiệp thương Dù trong trường hợp nào cũng phải giữ vững ngọn cờ hoà bình, dân chủ, thống nhất và độc lập trong tay
- Có sách lược đối với từng phe phái, đoàn kết với các bộ phận trong nhân dân, các nhân vật trong Chính phủ Vương quốc kể cả người thân Pháp,
Ấn Độ Không đoàn kết được thì trung lập, chỉ chống bọn thân Mỹ
- Về ngoại giao: Dựa trên 5 nguyên tắc của tuyên bố chung Trung- Ấn,
Trung - Miến, xây dựng quan hệ tốt với các nước đặc biệt là hai nước láng giềng là Vương quốc Campuchia và Việt Nam
- Thống nhất lãnh đạo và phối hợp đấu tranh chặt chẽ trong cả nước
', Những sự kiện chính trị về Lào (phần 3) Lưu tại Viện Lịch sử Đảng, tr.3
Trang 29Sau khi dựng lên Chính phủ Kà-tày, đế quốc Mỹ ráo riết đẩy mạnh kế
hoạch xâm lược Lào Tháng 3-1955, Mỹ quyết định viện trợ 50 triệu đôla, chủ yếu là viện trợ quân sự cho Chính phủ Kà-tày Mỹ đã đứng đằng sau quân ngụy Viêng-chăn tiến hành một cuộc chiến tranh không tuyên bố hòng tiêu
điệt các lực lượng yêu nước và đàn áp mọi xu hướng yêu nước chống Mỹ ở
Lào Trong suốt 2 mùa khô 1954-1955 và 1955-1956, địch tập trung 14 tiểu đoàn được cả cố vấn Mỹ và Pháp giúp đỡ tiến công các đơn vị vũ trang Pa-thét Lào ở 2 tỉnh tập kết Sầm-nưa và Phong-sa-lỳ; trì hoãn không chịu tiến hành đàm phán hiệp thương chính trị Trong 10 tỉnh Chính phủ nhà vua kiểm soát chúng thực hiện chiến dịch khủng bố đẫm máu những người kháng chiến cũ,
nhất là tại các căn cứ kháng chiến cũ như Lầu-ngam (Xa-ra-van), Pạc-xeng (Luông-pha-bang), Mường-phương, Long-tôn (Viêng-chăn), A-tô-pư
Đối với các tỉnh của Việt Nam có chung biên giới với Lào, chúng tăng
cường tuyên truyền nói xấu Việt Nam, tung gián điệp, biệt kích móc nối với
bọn phản động trong nước tiến hành phục kích bắn lén cán bộ, bộ đội, cắt dây
điện thoại, kích động đồng bào dân tộc gay tam ly hoang mang trong nhân dân Ở Sơn La chúng tuyên truyền, xúi giục người Mông đi cư sang Lào gây
nên các vụ "xưng vua, nổi phi" ở các huyện Sông Mã, Mộc Châu, Yên Châu,
Mai Sơn, Thuận Châu
Ở Thanh Hóa, địch cũng móc nối với những phần từ phản động cũ tuyên truyền, xúi giục, thúc ép hàng trăm hộ dân tộc Mèo bỏ nhà cửa, nương ray di cư sang Pra-tu, Pra-xuông, Nhôi-xia (Lào) Gây rất nhiều khó khan cho chính quyền và nhân dân địa phương
Trước tình hình ấy, tháng 8-1955, Trung ương Đảng Lào họp nhận định tình hình và đề ra nhiệm vụ mới (nội dung hội nghị là do Ban Cán sự
miền Tây giúp chuẩn bị) Hội nghị xác định nhiệm vụ của cách mạng Lào là:
- Đoàn kết toàn dân trong một mặt trận đân tộc thống nhất, kiên trì đấu
tranh chính trị, quân sự, giữ vững và phát triển cơ sở quần chúng
- Lãnh đạo nhân dân cả nước đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của
đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, đòi chúng phải tiếp tục thi hành Hiệp nghị Giơ- ne-vo, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Lào, tiến tới xây dựng một
28
Trang 30nước Lào hòa bình, dân chủ, thống nhất và độc lập thực sự Hội nghị còn đề ra
một số nhiệm vụ cụ thể cho mỗi vùng
Ngày 23-11-1955, Ban Cán sự miền Tây ra chỉ thị, bổ sung Nghị quyết tháng 8-1955 của Trung ương Đảng bạn.' Chỉ thị vạch rõ: Đế quốc Mỹ và bè
lũ tay sai đang phá hoại hòa bình, phá hoại Hiệp nghị Giơ-ne-vơ nên khả năng tổng tuyển cử, thống nhất đất nước không còn nữa Khẩu hiệu đấu tranh của cách mạng Lào hiện nay là hòa bình, độc lập, dân chủ và thống nhất Kẻ thù chính và nguy hiểm nhất của nhân đân Lào và cách mạng Lào hiện nay là đế quốc Mỹ và bọn tay sai thân Mỹ Nhiệm vụ chủ yếu hiện nay của cách mạng Lào là kiên trì đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh quân sự, giữ vững và củng cố hai tỉnh tập kết, xây dựng thành căn cứ địa của cách mạng Lào Giữ vững và đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở 10 tỉnh lầm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh ở hai tỉnh tập kếẺ
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị tháng 8-1955 của Trung ương Đảng
bạn và Chỉ thị bổ sung Nghị quyết tháng 8-1955 của Ban Cán sự miền Tây (23-11-1955), Trung ương Đẳng và Chính phủ kháng chiến Lào giao trách
nhiệm cho quân đội Pa-thét Lào cùng chính quyền và nhân dân hai tỉnh kiên
quyết đánh bại các cuộc tiến công lấn chiếm của quân phái hữu Viéng-chan, giữ vững hai tỉnh tập kết Đoàn cố vấn 100 được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Ban Cán sự miền Tây đã để xuất với Trung ương Đảng bạn phương án tác chiến
bảo vệ hai tỉnh tập kết Trước hết là việc bố trí lực lượng quân sự theo yêu cầu
chiến đấu của các khu vực mà Trung ương bạn đã quy định
Từ tháng 3-1955, lực lượng quân đội Viêng-chăn đã tập trung lực
lượng lớn quân chủ lực mở các cuộc tấn công ồ ạt vào các vùng căn cứ của Pa- thét Lào ở hai tỉnh
Tại Sảm-nưưa: - Tháng 2-1955, địch chiếm Mường-pơn
- Tháng 6-1955, chiếm vùng phụ cận Mường-pơn
- Tháng 7-1955, chiến Hủa-mường
- Tháng 8, 9-1955, chiếm Pa-thí, Huội-nhạ
LẺ, Những sự kiện chính trị ở Lào - Tài liệu của CP 3§ Luu tai Viện Lịch sử Đảng, phần 3 tr.12
Trang 31Tai Phong-sa-ly:
- Thang 10, địch tấn công Mường-khoa, Mường-bun
Địch kiểm soát 195 bản trong tổng số 598 bản Đoàn cố vấn quân sự 100 đã giúp bạn trực tiếp chiến đấu đánh bại các cuộc tiến công lấn chiếm của quân phái hữu Viêng-chãn Trận đánh sân bay Nọng-khạng (tháng 1-1955); trận U-tày; đánh địch ở xung quanh căn cứ Mường-phơn của địch; tiễu phi ở Hang-lọng, Khăng-khô; tiến đánh cứ điểm Pa-kha; bao vây đánh đồn Pa-thí Đặc biệt, tháng 5-1955 ta và bạn tổ chức tiến công quân địch ở bản Na-sa-la Trực tiếp chỉ huy chiến dịch là đồng chí Xixavat
Keobunphăn Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Lào và đồng chí Chu
Huy Man, Trưởng Đoàn cố vấn quân sự 100 Trong trận này địch chết và bị thương hơn 100 tên Chiến thắng Na-sa-la làm nức lòng quân và dân hai tỉnh tập kết Trong hội nghị tổng kết chiến dịch, đồng chí Kaysỏn Phomvihản khẳng định, quân và đân hai tỉnh có đủ khả năng đập tan các cuộc tiến công lấn chiếm của địch"
Tiếp sau đó, tháng 9-1955, ta tiến công vị trí Huội-nhaạ và bốt Hủa- mường (tháng 10-1955) Những thành tích và thắng lợi kể trên có sự đóng góp rất to lớn và hiệu quả của cán bộ Đoàn cố vấn quân sự 100 đã không quản khó khân, nguy hiểm, hết lòng giúp bạn, coi công việc của bạn như của mình, trực tiếp cùng tham gia chiến đấu bảo vệ vững chắc hai tỉnh tập kết - căn cứ địa cách mạng của bạn trong những ngày đầu đầy khó khăn gian khổ
Ngày 15-12-1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chỉ thị cho Ban Cán sự giúp Lào ở các tỉnh kiên quyết phá cuộc tổng tuyển cử riêng rẽ trái với Hiệp nghị Giơ-ne-vơ của nhà cầm quyền Vương quốc”
Trong thời gian này (1954-1955) cùng với việc giúp bạn chuyển quân tập kết, xây dựng lực lượng vũ trang, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đã
giúp đỡ về kinh tế nhằm giúp bạn ổn định đời sống, phát triển sản xuất xây đựng và bảo vệ hai tỉnh tập kết
' Lịch sử các đoàn quân tỉnh nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào 19415 - 1975 (Sdd), w.71
+”, Những sự kiện chính trị ở Lào , (TIđđ), phần 3 tr.18
30
Trang 32Riêng trong nam 1955, Việt Nam giúp Lào 1.284 triệu đồng tiền ngân hàng, 10.5 triệu đồng Đông Dương cũ, 7.612 đồng bạc thật, 2.522 tấn gạo, 22
tấn muối và hàng vạn bộ quần áo, chăn màn
Nhờ có chính sách khuyến khích và giúp đỡ về nông cụ, giống của Đảng và mặt trận, nhân dân phấn khởi đẩy mạnh sản xuất Nhờ vậy sản lượng lúa ở hai tỉnh tập kết tăng nhanh, năm 1955 tang 20% so với năm 1954, có nơi tăng gấp đôi, ở Mường-sôn năm 1954 thu được 32 tấn lúa đến năm 1955 thu
72 tan; tinh Phong-sa-ly nam 1954 thu 87 tan, nam 1955 thu 250 tan
Việc xây dựng lực lượng vũ trang được Trung ương Đảng ban quan tam
từ rất sớm Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đã tập trung giúp bạn từ ngay
sau Hội nghị Giơ-ne-vơ kết thúc Các đơn vị chủ lực cấp tiểu đoàn và đại đội được thành lập đều được bố trí ở những vị trí chiến lược ở hai tỉnh tập kết Ngoài ra riêng ở tỉnh Sảm-nưa có L.7]1 du kích luôn luôn sẵn sàng làm nhiệm
vu
Với sự giúp đỡ trực tiếp của cố vấn quân sự Việt Nam (các tiểu đoàn và
cơ quan tỉnh đội Sảm-nưa, Phong-sa-lỳ), lực lượng vũ trang của bạn đã có những bước trưởng thành nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ hai tỉnh tập kết Trong hoàn cảnh gian khổ, khó khăn, lực lượng hết sức chênh lệch, nhưng quân và dân hai tỉnh Sầm-nưa và Phong-sa-lỳ đã chiến đấu anh đũng, giữ vững khu căn cứ và gây cho địch nhiều thiệt hại
Trong cả năm 1955, quân dân hai tỉnh đã đánh 167 trận lớn nhỏ, diệt
1211 tên, bắt sống 162 tên, bức hàng 55 tên, thu 238 súng các loại và nhiều
quân trang, quân dụng khác
Cùng với việc đưa lực lượng lớn quân sự tấn công hai tỉnh tập kết, về mặt chính trị, Chính phủ Kà-tày đẩy mạnh phá hoại nội bộ lực lượng Neo Lào Ítxala, dụ đỗ, mua chuộc, lung lạc cán bộ, bộ đội; lợi dụng tôn giáo tuyên
truyền gây hoang mang trong nhân dân; tuyên truyền nói xấu, vu cáo Neo Lào Ítxala, Việt Nam dân chủ cộng hoà; chia rẽ Lào - Việt; lợi dụng hiệp thương để
lừa bịp dư luận mưu toan thành lập chính quyển ở những nơi chúng vừa mới
chiếm được ở hai tỉnh tập kết Ngày 25-12-1955, Chính phủ Vương quốc tiến hành tổng tuyển cử riêng rẽ bất hợp pháp, trái với điều 3 của Hiệp nghị Giơ-
Trang 33ne-vơ, ngang nhiên không thừa nhận 4 dai biéu cia hai tinh Sdm-nua va Phong-sa-ly do Chính phủ Vương quốc chỉ định
Trước sự chuyển biến mới của tình hình, thực hiện Nghị quyết Hội
nghị thành lập Đảng và Nghị quyết Hội nghị tháng 8-1955 của Ban Chỉ dạo
Trung ương, Trung ương Mặt trận Lào Ítxala đã triệu tập Hội nghị đại biểu toàn quốc tại Sảm-nưa từ ngày 6 đến 31-!-1956 Dự đại hội có 150 đại biểu đại diện các bộ tộc, tầng lớp, tôn giáo, nhân sĩ yêu nước trong toàn quốc Đại hội
xác định kẻ thù chủ yếu của cách mạng Lào là đế quốc Mỹ và bọn tay sai của
chúng Đại hội đề ra nhiệm vụ ra sức đoàn kết toàn dân chống đế quốc Mỹ và
tay sai, tập hợp mọi lực lượng và cá nhân ủng hộ hòa bình trung lập, đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, bảo vệ và phát triển lực lượng yêu nước
Đại hội quyết định thành lập Mặt trận Lào yêu nước (Neo Lào Hắcxat)
và đổi tên báo Lào ítxala thành Lào Hắcxạt Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung
ương Mặt trận Lầo yêu nước và bầu Hoàng thân Xuphanuvông làm Chủ tịch Đại hội còn thông qua nhiều quyết nghị quan trọng như: Chương trình chính trị 12 điểm; diễn văn gửi Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; kiến nghị gửi Uỷ ban quốc tế giám sát đình chiến ở Lào đòi phía Viêng-chãăn phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp nghị Giơ-ne-vơ và các hiệp nghị về đình chỉ chiến
sự giữa hai bên; thông qua tuyên bố phản đối phía Vương quốc tổ chức tổng tuyển cử riêng rẽ (25-12-1955)
Việc thành lập Mặt trận Lào yêu nước đã làm cho mặt trận được mở rộng hơn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; đồng thời mặt trận cũng là tổ chức công khai hợp pháp của Đảng Nhân dân Lào trong điều kiện lúc này
Dang chưa thể ra hoạt động công khai Mọi chủ trương, chính sách của Đảng
về đối nội và đối ngoại đều thông qua Mặt trận Lào yêu nước để lãnh đạo và động viên toàn dân thực hiện
Sau khi Mật trận Lào yêu nước ra đời, với tư cách Chủ tịch, Hoàng thân Xuphanuvông đã ra tuyên bố về đường lối hòa bình trung lập của Lào; kêu gọi đồng bào cả nước đứng dậy đấu tranh chống Mỹ, thực dân Pháp và bọn tay sai phá hoại Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954; đòi Chính phủ Vương quốc phải thực
sự hợp tác với Pa-thét Lào trong việc thực hiện Hiệp nghị Giơ-ne-vơ; kêu gọi
32
Trang 34các lực lượng yêu nước kiên quyết chiến đấu bảo vệ hai tính tập kết và phát triển phong trào đấu tranh của nhân dân ở 10 tỉnh (đo Chính phủ Vương quốc kiểm soát)
Phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quân và dân cả nước đã làm cho
Chính phủ Kà-tày, tay sai Mỹ bị khủng hoảng trầm trọng và đến ngày 14-12-
1956, Kà-tày buộc phải từ chức Hoàng thân Suvana Phuma được chỉ dịnh đứng ra thành lập Chính phủ mới và làm Thủ tướng Chính phủ Ngày 25-3-
1956, Hoàng thân Suvana Phuma tuyên bố sẽ giải quyết vấn để Pa-thét Lào
theo đúng tính thần Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương và thực hiện
chính sách hoà bình, trung lập, hoà hợp dân tộc, thống nhất trên 5 nguyên tắc chung sống hoà bình; đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước, trước hết là các nước láng giềng
Trước tình hình đó Mặt trận Lào yêu nước đề nghị tiến hành đàm phán với Chính phủ Vương quốc và nêu rõ hai bên phải có các biện pháp chính trị nhằm thực hiện một nước Lào hoà bình, trung lập, độc lập, đân chủ và thống nhất; đồng thời yêu cầu phía Chính phủ Vương quốc phải có thiện chí trong đàm phán, trước hết phải chấm dứt các hoạt động vũ trang chống lại các lực
lượng Pa-thét Lào
Ngày 14-3-1956, ta và bạn tổ chức hội nghị bàn về công tác biên giới giữa Việt Nam và Neo Lào Hácxạt Hội nghị quyết định hai bên cùng phối hợp tiến hành 5 công tác lớn để củng cố biên giới giữa hai nước là:
- Xây dựng và củng cố cơ sở nhân dân, tổ chức lực lượng bán vũ trang, bảo vệ bản làng, bảo vệ sản xuất
- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phát triển mậu địch biên giới, cải thiện dân sinh
- Tiểu phi trừ gian
- Xây dựng và củng cố công tác quản lý biên giới
~- Đào tạo cán bộ người địa phương
Những quyết định của hội nghị này là cơ sở quan trọng cho việc phối
hợp giữa các tỉnh hai bên biên giới Việt - Lào trong những năm sau này
Trang 35Sau tuyên bố của Chính phủ Vương quốc về việc giải quyết vấn đề Lào theo đúng Hiệp nghị Giơ-ne-vơ và thực hiện hoà bình, trung lập, hoà hợp dân tộc tháng 5-1956, Trung ương Đảng Lào (Ban Chỉ đạo toàn quốc) ra nghị quyết về vấn để này khẳng định chủ trương đấu tranh cho một nước Lào trung lập (trên cơ sở Hiệp nghị Giơ-ne-vơ) độc lập, dân chủ và thống nhất Muốn thực hiện được mục tiêu trên, Nghị quyết chỉ rõ:
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng lực lượng ở hai tỉnh tập kết và
cơ sở quần chúng ở 10 tỉnh; kiên quyết đập tan mọi âm mưu quân sự của phía Vương quốc ở hai tỉnh
- Mở rộng Mặt trận Lào yêu nước, tiến tới thành lập một Mặt tran chống Mỹ đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng và thống nhất hành động'
- Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh của quần chúng và ở Hội nghị hiệp thương, giữa phong trào đấu tranh trong nước với đấu tranh của phe xã hội chủ nghĩa và phong trào hoà bình, dân chủ thế giới
Yêu cầu cụ thể là; Chính phủ nhà vua phải để Pa-thét Lào tham gia chính quyền từ Trung ương đến địa phương; thừa nhận quyền hợp pháp của các
tổ chức chính trị của Neo Lào Hắcxạt trong toàn quốc; Chính phủ nhà vua phải
thực sự thi hành 5 nguyên tắc chung sống hoà bình
Tháng 9-1956, Trung ương Đảng bạn ra nghị quyết chỉ rõ các khả năng
diễn biến của tình hình trong việc thực hiện mục tiêu hoà bình, trung lập, độc
lập, dân chủ và thống nhất Trên cơ sở phân tích các khả năng diễn biến của tình hình, Trung ương Đảng bạn đề ra một số nhiệm vụ trước mắt:
- Đấu tranh đòi Chính phủ Vương quốc phải nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản đã ký kết
- Xây dựng vùng tập kết thành căn cứ cách mạng, làm chỗ dựa vững chấc cho phong trào cách mạng trong cả nước
Trang 36Cùng lúc đó, Trung ương Đảng bạn tổ chức một lực lượng đông đảo cán bộ bí mật, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Khamtày Xiphănđon đưa về xây dựng cơ sở ở 10 tỉnh, tiến hành các cuộc đấu tranh hợp pháp phối hợp với đấu tranh bất hợp pháp để sẵn sàng ứng phó với các khả năng diễn biến của tình
hình
Trước phong trào mạnh mẽ của nhân dân Lào được sự đồng tình ủng
hộ rộng rãi của nhân dân thế giới, ngày 1-8-1956 tại Viêng-chăn, cuộc hội
đàm giữa đoàn đại biểu các lực lượng Pa-thết Lào do Hoàng thân
Xuphanuvông làm trưởng đoàn cùng với đoàn đại biểu Chính phủ Vương quốc
do Hoàng thân Xuvana Phuma, Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn đã đạt kết quả tốt đẹp Ngày 5-8-1956, hai bên đã ra tuyên bố chung sẽ đưa nước Lào
đi theo con đường hoà bình trung lập, thực hiện 5 nguyên tắc chung sống hoà
bình, xây dựng quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước nhất là các nước láng giềng
Không tham gia bất kỳ khối liên minh quân sự nào, chấm dứt việc đụng độ vũ
trang ở hai tỉnh tập kết của phía Pa-thét Lào Nhân dân được hưởng quyền tự
do dân chủ, công dân Lào được quyền bầu cử và ứng cử
Hội đàm còn thống nhất xoá bỏ chế độ đi phu, tạp dịch "cuông lam”; thừa nhận các tổ chức chính trị của Pa-thết Lào được hoạt động công khai như các đảng phái khác Đối với hai tính tập kết (Sầm-nưa và Phong-sa-lỳ) về hành chính đặt dưới quyền tối cao của Chính phủ Vương quốc và tổ chức theo chính quyền nhà vua Về quân sự, bộ đội Pa-thét Lào đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ tổng tham mưu và Chính phủ Vương quốc Thành lập Uỷ ban chính trị, quân
sự để tìm cách giải quyết các vấn đề tồn tại và thực hiện các vấn đề đã thỏa thuận Tổ chức tuyển cử bổ sung trong cả nước bằng cách tự do bỏ phiếu kín
có các lực lượng Pa-thét Lào và những người kháng chiến tham gia: thành
phần Chính phủ liên hiệp có đại biểu lực lượng Pa-thét Lào tham gia
Để phối hợp với bạn trong cuộc đấu tranh cho hoà bình, trung lập, hoà hợp dân tộc, cuối tháng 8 - 1956, Đảng và Chính phủ Việt Nam mời đoàn đại biểu của Chính phủ Vương quốc Lào sang thăm Việt Nam và ra tuyên bố
chung
Trang 37- Việt Nam và Lào là hai nước láng giểng xa xưa vốn đã có mối tình giao hảo, nay tiếp tục nối lại và phát triển mối quan hệ đó dựa trên 5 nguyên tắc chung sống hoà bình
- Hiệp nghị Giơ-ne-vơ cần được thực hiện ở Việt Nam và Lào để củng
cố hoà bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới
- Vương quốc Lào kiên quyết đi theo chính sách hoà bình trung lập
- Chính phủ nước Việt Nam dan chủ cộng hoa ghi nhận chính sách hoà
bình trung lập của Vương quốc Lào
Thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng và Trung ương Mặt trận
Lao yêu nước, quân và dân hai tỉnh tập kết đã phấn đấu vượt qua mọi khó
khăn, ra sức tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống, phát triển văn hoá, văn nghệ xoá nạn mù chữ, xoá bỏ chế độ bóc lột nặng nề do chế độ cũ để lại, thực hiện chia ruộng công điền cho nông dân, phát động phong trào vệ sinh phòng bệnh,
nhân dân rất phấn khởi và ngày càng tin tưởng vào Đảng và mặt trận Có được những kết quả quan trọng đó có sự giúp đỡ to lớn của Đảng và Nhà nước Việt
Trang 38Trong các năm 1955, 1956, 1957, ta còn viện trợ cho bạn 270 tấn
muối Riêng năm 1956, ta viện trợ các loại dụng cụ y tế, thuốc men, máy móc thông tin gồm 75 tấn trị giá 745 triệu đồng Năm 1957, ta cung cấp 2l tấn
đường, 11.000 hộp sữa, 25.345 bộ quần áo, 17.000 đôi giầy vải Nhờ đó đã
góp phần thúc đẩy sản xuất và cải thiện đời sống của nhân dân hai tỉnh tập kết
Bên cạnh việc giúp bạn đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thời kỳ này ta
cũng giúp bạn củng cố và phát triển mạng lưới y tế, giáo dục và đào tạo cán
bộ Bộ Giáo dục Việt Nam đào tạo cho hai tỉnh tập kết 217 giáo viên tiểu học, bồi đưỡng văn hoá cho 111 giáo viên khác; xuất bản một số sách giáo khoa để học và hướng dẫn phương pháp giảng dạy Nhờ vậy tỉnh Phong-sa-lỳ đã mở
được 2l trường tiểu học với 716 học sinh; một số nơi mở được các lớp bổ túc
văn hoá Ở tỉnh Sầm-nưa mở được 50 trường tiểu học, 157 bản có lớp bình dân
học vụ với 9.959 học viên Ta giúp bạn xây dựng Trường đào tạo cán bộ y tế và dạy văn hoá cho con em cán bộ Lào tại Thanh Hoá, 200 học sinh nữ của Lào được đào tạo trở thành y tá ở trường này Đây là số cán bộ y tế nòng cốt đầu
tiên của cách mạng Lào Trường còn có hơn 200 thiếu niên tuổi từ 6 đến 15
học văn hoá tại đây
Tại huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, ta giúp bạn mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị và quân sự từ cấp tỉnh đến Trung ương Cán bộ chủ chốt ở 10 tỉnh (vùng Chính phủ Vương quốc kiểm soát) cũng tham gia các
khoá học tại đây
Cũng trong thời gian này (đầu năm 1956), do yêu cầu cung cấp lương
thực, thực phẩm và quân trang, quân dụng cho lực lượng kháng chiến Lào, ta
đã huy động hàng vạn nhân công cùng các phương tiện xe, máy để mở rộng
tuyến đường 217 từ Hồi Xuân, Thanh Hoá đi Mường-pua nối với đường
' Báo cáo của Ban cần sự Miền Tây ngày 3-4-1958 Lưu tại Cục Lưu trũ Văn phòng Trung ương Đảng
Trang 39Mường-pua đi Sầm-nưa Thanh Hoá đã huy động 3 vạn nhân công của 8 huyện
phục vụ việc mở đường Bốn tháng sau con đường 217 đài 21 km từ Hồi Xuân
đi Mường-pua hoàn thành, góp phần quan trọng trong việc vận chuyển người
và hàng hoá cho cách mạng Lào
Cùng với việc giúp bạn đẩy mạnh tăng gia sản xuất, ổn định đời sống,
Việt Nam giúp Lào xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể cách mạng
Lực lượng vũ trang với sự giúp đỡ trực tiếp và toàn diện của Việt Nam
(từ tổ chức biên chế, huấn luyện, trang bị, đào tạo cán bộ) đã có những bước trưởng thành, đủ sức chủ động tiến công địch ở những nơi chúng lấn chiếm, góp phần làm thất bại căn bản âm mưu của địch dùng vũ lực tiêu điệt lực lượng Pa-thét Lào
Tổ chức của Mặt trận Lào yêu nước đã phát triển rộng khắp từ Trung ương xuống địa phương Tính đến năm 1957, ở cấp tỉnh, huyện và hầu hết các
xã và làng thuộc 2 tỉnh đã có Uỷ ban mặt trận Ngoài ra còn có các tổ đoàn kết sản xuất, tổ ủng hộ hoà bình
Tổ chức chính quyền cũng được củng cố và từng bước phát triển ngày càng thu gọn và hoạt động có hiệu quả hơn
Công tác xây dựng Đảng được chú trọng và phát triển khá nhanh Cuối
năm 1956 cả nước có 2.013 đảng viên thì cuối năm 1957 đã có 4.490 đảng viên sinh hoạt ở 578 chỉ bộ Cơ sở đảng đã có ở khấp I2 tỉnh trong toàn quốc, trong đó 64/73 huyện, châu trong toàn quốc có cơ sở đảng': số đảng viên trong quân đội chiếm 10% quân số
Trong vùng kiểm soát của Chính phủ Vương quốc cơ sở chính trị được phát triển từ vùng rừng núi đến đồng bằng và đô thị Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân đân Lào, phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột, đòi cải thiện đời sống đã phát triển dưới nhiều hình thức Mặt trận chống đế quốc, đấu tranh
vì hoà bình trung lập, hoà hợp dân tộc đã thu hút đông đảo công nhân, nông
`, Báo cáo của Ban Cán xự miễn Táy, tháng S-1958 Lưu tại Viên Lịch sử Đăng tr.113 115
38
Trang 40dân, học sinh, sinh viên, công chức, thương nhân, su sai tham gia ngay cang
đông đảo
Sau cuộc hội đàm của Hoàng thân Xuphanuvông đại diện Neo Lào Hacxat va Hoang thân Xuvana Phuma đại diện Chính phủ Vương quốc Lào và
ra tuyên bố chung, ngày 25-9-1956!, Uỷ ban chính trị giữa hai bên đã nhóm
hop tai Viéng-chan để bàn biện pháp thực hiện những điều hai bên đã thỏa
thuận
Ngày 26-12-1956, tại Viêng-chăn, Hoàng thân Xuphanuvông và
Hoàng thân Xuvana Phuma-ký tuyên bố chung qui định thành lập Chính phủ Liên hiệp đân tộc Lào có Neo Lào Hắcxat tham gia và tăng số nghị sĩ quốc hội
từ 39 lên 60 người
Cũng trong thời gian này, Trung ương Đảng I:ao động Việt Nam đã tham gia với bạn nhiều vấn để quan trọng: tham gia Chính phủ liên hiệp càng sớm càng tốt, có thể nhân nhượng về vấn đề hai tỉnh tập kết để tranh thủ thành lập Chính phủ Liên hiệp sớm Nếu không sớm lập được Chính phủ liên hiệp thì không thúc đẩy được chính sách hoà bình trung lập tiến tới từ đó đế quốc Mỹ
kiếm cớ và có thời gian tăng thêm các hoạt động phá hoại; về vấn đề quân đội
Pa-thét Lao phai that mềm đẻo, trước mắt phải đấu tranh để đình chỉ xung đột
Khi đưa quân đội Pa-thét Lào vào hoà hợp phải giữ nguyên đơn vị cũ, không xáo trộn linh tinh; sau khi thống nhất quân đội phải đấu tranh đòi giữ chức Bộ
trưởng hoặc Thứ trưởng hay Tổng tham mưu trưởng”
Như vậy là đến cuối tháng 12-1956, nhờ cuộc đấu tranh kiên quyết, bên bỉ của phía Pa-thét Lào, các cuộc thương lượng giữa hai bên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng Xoá bỏ một số điều không phù hợp trong Hiến pháp của Vương quốc Lào như: "Lào phụ thuộc vào khối Liên hiệp Pháp", "Dùng tiếng Pháp làm văn tự chính” Bổ sung thêm một số điều khoản như phụ nữ có quyền ứng cử; tuyên bố thừa nhận quyền công dân của phía Pa-thét Lào Phía Viêng-chăn phải sửa đổi Luật Bầu cử và công bố thực hiện Hiến pháp đã được
' Hội nghị hiệp thương chính tri hop tir 25-9 dén 2-11-1956
>, Tài liệu của CP38 Lưu tại Viện Lịch sử Đáng tr.40 41