1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LIÊN MINH CHIẾN đấu lào VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC dân PHÁP (1945 1954)

62 688 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 825 KB

Nội dung

Khi Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười ở Làothành công năm 1945, tình đoàn kết, hữu nghị của hai nước đã góp phần củng cốsức mạnh đoàn kết trong phe các nước xã hội c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÙI THỊ HỒNG

LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU LÀO - VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÙI THỊ HỒNG

LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU LÀO - VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS Đinh Ngọc Ruẫn

Sơn La, năm 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành khóa luận, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡcủa Trung tâm thông tin - thư viện trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô giáotrong khoa Sử - Địa Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo, thạc sỹ

Đinh Ngọc Ruẫn đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và các bạn sinh viênlớp K51 ĐHSP Sử - Địa trong suốt thời gian thực hiện khóa luận

Khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rấtmong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóaluận được hoàn thiện hơn

Sơn La, ngày 14/05/2014

Người thực hiện

Bùi Thị Hồng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

3.3 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4

4.1 Cơ sở tư liệu 4

4.2 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Đóng góp của khóa luận 4

6 Bố cục của khóa luận 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU LÀO – VIỆT NAM 6

1.1 Khái quát về Lào và Việt Nam 6

1.1.1 Khái quát về Lào 6

1.1.2 Khái quát về Việt Nam 12

1.2 Cơ sở hình thành liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam 16

1.3 Quan hệ giữa cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 20

CHƯƠNG 2: LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU LÀO – VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954) 26

2.1 Tình hình Lào và Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ Hai 26

2.2 Liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam trong những năm 1945 – 1947 27

2.3 Liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam trong những năm 1948 – 1950 32

2.4 Liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam trong những năm 1951 – 1954 38

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ trước đến nay, quan hệ đặc biệt Lào – ViệtNam, Việt Nam – Lào là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sựgắn bó bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc cùngchung mục đích đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội

Mối quan hệ Lào – Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời và dựa trên nhữngđiểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa Kể từ khi Đảng Cộng sảnĐông Dương ra đời (3/2/1930), mối quan hệ này được Chủ tịch Kayxỏn Phômvihản

và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp xây dựng, được các thế hệ sau tiếp tục phát triển.Đây được xem là mốc son chói lọi trong quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào – ViệtNam Khi Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười ở Làothành công năm 1945, tình đoàn kết, hữu nghị của hai nước đã góp phần củng cốsức mạnh đoàn kết trong phe các nước xã hội chủ nghĩa, cùng đấu tranh chống kẻthù chung là thực dân Pháp (1945 – 1954) Sau đó, 21 năm kháng chiến chống Mỹ(1954 – 1975) của nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam tiếp tục kế thừa, phát triểntruyền thống đoàn kết cách mạng vốn có của hai dân tộc giai đoạn trước Hoạt độngphối hợp đấu tranh của các cơ quan lãnh đạo cùng quân và dân Lào, Việt Nam đềuxuất phát từ tình cảm sâu đậm, tinh thần trách nhiệm của hai bên dành cho nhau.Chính điều này tạo nên những nguồn lực mới, những nấc thang mới trong sức mạnhcủa từng dân tộc, từ đó mở đường đi tới thắng lợi chung cho hai nước Từ năm

1975 đến nay, quá trình xây dựng đất nước đã ngày càng hun đúc thêm tinh thầnđoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc Lào và Việt Nam

Đáng chú ý trong chặng đường phát triển mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam

là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân hai nước giai đoạn 1945 –

1954 Dưới sự giúp đỡ tận tình và chi viện kịp thời của nhân dân Việt Nam, nhândân các bộ tộc Lào đã giành được thắng lợi quan trọng Nhờ sự phối hợp chiến đấucủa quân đội cách mạng Lào nên quân đội nhân dân Việt Nam đã giành được thắnglợi quyết định Có thể thấy rằng, đặc sắc nhất trong quan hệ Lào –

Trang 6

Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 chính là liên minh chiến đấu Lào – Việt chốngthực dân Pháp xâm lược.

Tìm hiểu liên minh chiến đấu Lào – Việt chống thực dân Pháp xâm lược làviệc làm cần thiết và có ý nghĩa lớn, nó giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc, đầy đủhơn về quá trình phát triển cách mạng của mỗi nước, về truyền thống keo sơncủa hai dân tộc và lịch sử của một mối quan hệ “ngoại giao” về quân sự mẫumực, điển hình trên thế giới Hơn nữa, việc tìm hiểu về liên minh chiến đấu Lào– Việt sẽ cho ta thấy đóng góp lớn của liên minh này đối với phong trào giảiphóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ Hai ở cả Lào và Việt Nam Tìm hiểu

về liên minh chiến đấu Lào – Việt chống thực dân Pháp còn giúp bản thân tôirèn luyện và trưởng thành hơn trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu vấn đề: “Liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)” làm khóa luận tốt nghiệp.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về liên minh chiến đấuLào – Việt Nam Tôi xin điểm qua các công trình nghiên cứu có liên quan trựctiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề này như sau:

Tác phẩm “Lịch sử quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp tại Lào (1945 – 1954)” của Viện lịch sử quân sự Việt Nam trực

thuộc Bộ Quốc phòng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002, đã khái quát quátrình hình thành và phát triển của quân tình nguyện, từ các đơn vị Việt kiều giảiphóng quân và Liên quân Lào – Việt trong những năm đầu cách mạng, cho đếnkhi chính thức trở thành quân tình nguyện Việt Nam tại Lào Tuy nhiên, tácphẩm này tập trung chủ yếu vào phân tích vai trò của quân đội Việt Nam đối vớiviệc giúp đỡ cách mạng Lào mà chưa đi sâu tìm hiểu mối quan hệ tương trợ củaquân đội hai nước

Tác phẩm “Lược sử nước Lào” của tập thể các tác giả: Phan Gia Bền, Đặng

Bích Hà, Phạm Nguyên Long, Huỳnh Lứa, Lê Duy Lương, Nguyễn Hữu Thùy,NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, đã trình bày có hệ thống lịch sử nước Lào

Trang 7

từ thời tiền sử đến năm 1975 Trong đó, tác phẩm dành một chương để nói vềcuộc kháng chiến của nhân dân Lào chống chủ nghĩa đế quốc Pháp (1945 –1954) và có đề cập đến Liên minh Việt – Miên – Lào trong sự nghiệp đoàn kếtchiến đấu vốn có giữa ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chốngPháp.

Tác phẩm “Lịch sử Lào hiện đại” tập I của hai tác giả Nguyễn Hùng Phi và

TS Buasi Chalơnsúc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, đã trình bày cuộcđấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn

1893 – 1954 khá chi tiết và đầy đủ Vấn đề liên minh chiến đấu Lào – Việt Namđược phản ánh cụ thể thông qua các chiến dịch quân sự tại Lào

Đáng chú ý là vào năm 2012, nhân dịp kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệngoại giao Lào – Việt Nam (5/9/1962 – 5/9/2012), Chính phủ hai nước đã tổchức cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” được đôngđảo nhân dân hai nước hưởng ứng Đã có nhiều bài dự thi phân tích khá sâu sắc

về mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam nói chung và liên minh chiến đấu Lào –Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược nói riêng

Vấn đề liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam còn được đề cập đến trong một

số hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tổng tư lệnh Quân đội nhân dânViệt Nam trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp Ngoài ra, còn rất nhiều tài

liệu khác nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này như các cuốn sách: “35 năm chiến thắng và trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam”, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1979; “Đại cương lịch sử Việt Nam” tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2010; “Việt kiều Lào – Thái với quê hương”, NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2004… Như vậy, qua những tác phẩm trên ta thấy mỗi tác phẩm đề cập tớinhững khía cạnh và góc độ khác nhau về liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam.Các tác phẩm trên là nguồn tư liệu quan trọng để phục vụ cho công tác nghiêncứu vấn đề liên minh chiến đấu Lào – Việt một cách tổng quan

Trên cơ sở tiếp thu, chọn lọc bài viết của các tác giả, tôi quyết định tiếp tụcphát triển vấn đề một cách khái quát và hệ thống, hy vọng có thể tái hiện tươngđối nội dung mà khóa luận đặt ra

Trang 8

3 Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: “Liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)”.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khoá luận tập trung làm rõ các vấn đề:

- Cơ sở hình thành liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam

- Liên minh chiến đấu Lào – Việt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1945 – 1954)

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận, tôi kết hợp sử dụng nhiều phương pháp: logic, lịch

sử, so sánh đối chiếu, phân tích, tổng hợp các vấn đề theo mối quan hệ biệnchứng với nhau

5 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận hoàn thành sẽ có ý nghĩa quFan trọng sau đây:

- Khái quát hóa được tiến trình phát triển của liên minh chiến đấu Lào – ViệtNam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)

- Giúp cho những người quan tâm đến quan hệ hữu nghị, truyền thống đặc biệtLào – Việt Nam hiểu sâu sắc hơn về liên minh quân sự này

- Là nguồn tư liệu giúp các nhà giáo, sinh viên và học sinh tham khảo để giảngdạy và học tập tốt hơn môn lịch sử

Trang 9

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở hình thành Liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam.

Chương 2: Liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

Trang 10

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU

LÀO – VIỆT NAM

1.1 Khái quát về Lào và Việt

Nam 1.1.1 Khái quát về Lào

Lào là quốc gia có lịch sử tồn tại và phát triển khá lâu đời, nằm ở Đông Nam

Á, khu vực được coi là cái nôi nông nghiệp đầu tiên và cũng là cội nguồn củavăn minh nhân loại Nền văn hóa Lào có quan hệ chặt chẽ với văn hóa của nhiềudân tộc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ, văn hóa Trung Quốc

Địa lý

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á khônggiáp biển Ngày nay, diện tích của Lào khoảng 236 800 km2 , phía Bắc giápTrung Quốc với 416 km đường biên giới, phía Tây Bắc giáp Mianma với 230

km đường biên giới, tiếp theo đó phía Tây Nam giáp Thái Lan: 1730 km, phíaNam giáp Campuchia: 492 km và phía Đông giáp Việt Nam: 2067 km đườngbiên giới

Địa hình nước Lào đa dạng, được chia làm 3 khu vực: núi đồi, cao nguyên vàđồng bằng Núi đồi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ Từ sông Nậm

Kạ Đinh trở lên phía Bắc là khu vực Thượng Lào, nơi tập trung nhiều dãy núitrùng điệp, có đỉnh cao nhất là Phu Bia cao 2 817 m Vùng biên giới phía Bắcnước Lào có hai dãy núi lớn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và ĐôngBắc – Tây Nam rồi hạ thấp dần xuống, hình thành một chuỗi các cao nguyên:Hủa Phăn, Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng, Khăm Muộn,

Xavanakhet, Bôlôven Từ sông Nậm Kạ Đinh trở xuống phía Nam là miền

Trung và Hạ Lào, địa hình thoải dần về phía Tây Đồng bằng ở Lào có diện tíchnhỏ bé nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và pháttriển của các dân tộc ở Lào Dọc sông Mê Kông có một chuỗi đồng bằng châuthổ nhỏ hẹp:

- Phía Bắc Viêng Chăn có các đồng bằng: Mường Xỉnh, Huội Sai, Pạc Thà,

Trang 11

- Phía Nam Viêng Chăn có đồng bằng Viêng Chăn, đồng bằng Nam Lào.Đây là vùng dân cư tập trung đông đúc, sản xuất nông nghiệp phát triển.Hầu hết các trung tâm kinh tế, văn hóa của Lào đều nằm ở khu vực địa hình này.Lào là quốc gia có khí hậu nhiệt đới tiêu biểu nóng và ẩm, mỗi năm có haimùa mưa, khô rõ rệt Từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa mưa với đặc trưng là nóng

ẩm và mưa nhiều, có gió mùa Tây Nam hoạt động Mùa khô ít mưa và lạnh, kéodài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có gió mùa Đông Bắc hoạt động

Hệ thống sông ngòi ở Lào dày đặc, hầu hết đổ về sông Mê Kông Phần sông

Mê Kông chảy qua nước Lào dài khoảng 1 800 km, đây là con sông dài, rộngnhất nước Sông Mê Kông cùng phụ lưu, chi lưu của nó trở thành hệ thống giaothông đường thủy quan trọng nối liền Bắc – Nam, Đông – Tây của đất nước Lào

Hệ thống sông ngòi ở Lào có vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân các dântộc Lào như trong sản xuất nông nghiệp, giao lưu giữa các vùng khi đường bộchưa phát triển, nguồn cung cấp cá, tôm tươi sống trong bữa ăn hàng ngày củangười dân

Tài nguyên thiên nhiên của Lào phong phú và đa dạng với nhiều loại khoángsản kim loại, rừng tự nhiên, đất đai màu mỡ Tuy nhiên do hạn chế về mặt địahình, sự chia cắt bởi các dãy núi, đặc biệt là vị trí địa lý không giáp biển nênviệc mở rộng giao lưu buôn bán của người dân không được thuận lợi

Dân cư

Khoảng thiên niên kỉ I TCN, người Thái di cư từ Trung Quốc xuống phíanam, họ sinh sống ở nhiều nơi trong đó có phần đất thuộc lãnh thổ nước Lào vàđược người Hán gọi là Ai Lao Dân tộc Lào có nguồn gốc là người Thái, ngườiThái đã đồng hóa hoặc đẩy lui những người Môn – Khơme Nam Á, thành lậpnên các tiểu vương quốc của họ Người Lào coi đây là thời điểm bắt đầu lịch sửquốc gia của họ

Lào có 68 bộ tộc chia làm 3 nhóm với các tên gọi: Lào lùm (các tộc ngườiLào cư trú ở các vùng thấp), Lào thơng (các tộc người Lào cư trú ở các vùngtrên), Lào xủng (các tộc người Lào cư trú ở các vùng rẻo cao)

Trang 12

Nhóm Lào lùm bao gồm các tộc sinh sống ở các vùng thấp thuộc ngữ hệ Lào– Thay Dân số trên 2 triệu người, chiếm khoảng 60% dân số, gồm các dân tộc:Lào, Thay, Phuôn, Lự, Phu Lay, Duôn, trong đó có người Lào đông nhất,khoảng 1,8 triệu người Hầu hết các dân tộc thuộc nhóm Lào lùm đều lập bảnmường ở vùng đồng bằng dọc sông Mê Kông hoặc ở các thung lũng, nhữngvùng trũng trên cao nguyên Người Lào lùm sinh sống bằng nghề nông, làmruộng nước Ngoài ruộng rẫy, mỗi hộ nông dân Lào lùm còn có mảnh vườn rộnglớn chuyên trồng các loại rau, cây ăn quả Nghề thủ công trong vùng người Làolùm cũng khá phát triển như: dệt vải, đan lát, đồ gốm, nấu đường, làm muối…Nhóm Lào xủng chiếm đa số và giữ vai trò chủ yếu về chính trị, kinh tế, văn hóatrong quá trình dựng nước và giữ nước ở Lào.

Nhóm Lào thơng thuộc ngữ hệ Môn – Khơme, gồm trên 20 tộc sinh sống trênnhững vùng sườn đồi, núi, cao nguyên Dân số khoảng 1 triệu người, chiếm 15%dân số, trong đó dân tộc Khơ mú đông nhất trên 300 nghìn người Các dân tộcthuộc nhóm Lào thơng cư trú rải rác trên địa bàn rộng lớn suốt từ Bắc xuốngNam tại các triền núi, cao nguyên dọc theo các con sông, suối nhỏ Người Làothơng cũng ở nhà sàn, cột gỗ thưng phên tre nứa hoặc gỗ nhưng thấp hơn nhàsàn người Lào lùm Làm nương rẫy là nguồn sống chủ yếu của người Lào thơng.Một số vùng của dân tộc Khơ mú, Puộc, Phoọng ở Bắc Lào; Xồ, Xẹc ở TrungLào; La Ven, Suồi ở Nam Lào làm thêm ruộng hoặc chuyển sang làm ruộng làchủ yếu Trừ một số tộc xuống làm ruộng, học được nghề dệt vải với người Làolùm còn đại bộ phận người Lào thơng chưa biết dệt vải hoặc dệt còn thô sơ.Người Lào thơng thường trao đổi với người Lào lùm vải mặc và một số hàngthiết yếu khác như muối, mắm, đường Vật phẩm để trao đổi, chủ yếu là lâm thổsản, bởi vậy việc khai thác lâm thổ sản có vị trí quan trọng đối với người Làothơng Xã hội Lào thơng còn tồn tại nhiều tàn tích của thời bộ lạc thị tộc, trình

độ sản xuất phát triển còn chậm

Nhóm Lào xủng gồm những tộc cư trú trên những rẻo cao, đỉnh núi, thuộcngữ hệ Mèo – Dao, Tạng – Miến, dân số khoảng 400 nghìn người, chiếm khoảng10% dân số, gồm có các tộc: H’mông, Dao, Lô Lô, Hà Nhì, trong đó tộc

Trang 13

H’mông đông nhất với gần 250 nghìn người Tuy đã cư trú trên địa bàn Làohàng thế kỷ nhưng theo lịch sử Lào thì nhóm Lào xủng xuất hiện sau nhóm Làolùm, Lào thơng Người Lào xủng thường sống trên những ngọn núi cao từ1000m trở lên, nơi khí hậu mát mẻ về mùa hè, giá rét về mùa đông Họ sống tậptrung ở các dãy núi phía Bắc Lào Người Lào xủng sinh sống bằng nương rẫy,trồng ngô, lúa; chăn nuôi chủ yếu là nuôi lợn, bò, dê, ngựa Về tiểu thủ công,người Lào xủng có nghề dệt còn thô sơ chỉ tự túc được một phần, phải dựa vàoviệc trao đổi với nhóm người Lào lùm, nghề rèn của người Lào xủng cũng kháphát triển Nhìn chung xã hội Lào xủng phát triển chậm.

Trong lịch sử, nhân dân các dân tộc Lào luôn sinh sống hòa thuận xây dựngđất nước, đoàn kết trong đấu tranh chống kẻ thù

Lịch sử

Các công cụ bằng đá được phát hiện ở Hủa Phăn và Luông Pha Băng chứngminh cho sự hiện diện của con người thời tiền sử trong lãnh thổ Lào ít nhất cáchngày nay 40 nghìn năm Thời tiền sử ở Lào được đặc trưng bởi sự tiếp xúc vớinền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ Tuy nhiên trước thế kỉ XIV, lịch sử nướcLào chưa được ghi chép rõ ràng Đến năm 1353, vua Pha Ngừm thống nhất cáctiểu vương quốc (Hủa Phăn, Viêng Chăn, Chăm Pa Sắc…) thành lập vương quốcLan Xang, đóng đô ở Luông Pha Băng, lịch sử thành văn chính chức được côngnhận ở Lào Vua Pha Ngừm đã thiết lập chế độ phong kiến tập quyền và đâychính là thời kì phát triển rực rỡ nhất của lịch sử phong kiến Lào Vương quốcLan xang được mở rộng bởi người kế vị vua Pha Ngừm, đáng chú ý là thời vuaXệt-tha-thi-lát, ông đã rời đô từ Luông Pha Băng về Viêng Chăn

Nửa sau thế kỉ XVI, vương quốc Lan Xang bị Miến Điện xâm lược ba lần.Nhân dân Lào kiên cường nổi dậy khởi nghĩa chống ách thống trị của Miến Điện

và giành độc lập vào năm 1581 Sau đó dưới thời vua Xu-li-nha-vông-xả (1637– 1694), Lan Xang được khôi phục về mọi mặt, đây cũng là thời kì vàng son củanước Lào Sau khi vua Xu-li-nha-vông-xả qua đời, các thế lực phong kiến nổilên tranh giành quyền lực Năm 1713, Lan Xang bị chia thành ba vương quốc làLuông Pha Băng, Viêng Chăn và Chăm Pa Sắc Tất cả các cuộc chiến tranh và

Trang 14

nổi dậy trong nước làm suy yếu vương quốc, tạo cơ hội cho kẻ xâm lược nướcngoài mới xâm nhập Năm 1778, Xiêm (Thái Lan) đưa quân sang đánh Lào,ngay sau đó Lào bị phong kiến Xiêm đô hộ Nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo củavua A Nụ đã vùng lên chống ách đô hộ của phong kiến Xiêm.

Hiệp ước Pháp – Xiêm đã giúp cho Pháp chiếm đóng và cai trị phần lãnh thổphía Đông Lào từ năm 1893 đến năm 1945 Lào được sáp nhập vào Liên bangĐông Dương năm 1983 Trong thời kì thuộc Pháp, ở Lào đã nổ ra nhiều cuộckhởi nghĩa vũ trang dưới sự lãnh đạo của Khi-vo-lả-lạt (1900-1901), Phò-cà-đuộc (1901 – 1903), Chậu-phạ-pat-chay (1918 – 1922), Ông Kẹo và Ông Com-ma-đam (1901 – 1937)… nhưng đều bị đàn áp Với bản hiệp ước Pháp - Xiêm,Lào còn bị mất vùng I Xản (Đông Bắc Thái Lan hiện nay) vào tay Xiêm Trongchiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), Nhật thay chân Pháp cai trị ở ĐôngDương Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, ngày 12 tháng 10 năm 1945, Làotuyên bố độc lập

Lịch sử Lào từ khi dựng nước đến khi giành độc lập trải qua nhiều thay đổinhưng với sức mạnh đoàn kết toàn dân thì đất nước Lào vẫn tồn tại và phát triểnvững chắc Đây là điều kiện tiền đề để nhân dân Lào tiếp tục chiến đấu chốngthực dân Pháp, đế quốc Mỹ những năm tiếp theo của thế kỉ XX

Văn hóa

Nước Lào còn gọi là Lan Xang, “Lan” nghĩa là triệu, “Xang” là voi LanXang có nghĩa là Triệu Voi, vì vậy Lào được mệnh danh là đất nước Triệu Voi.Nằm ở nơi giao thoa của hai nền văn minh vĩ đại và hùng mạnh nhất châu Á là

Ấn Độ và Trung Hoa, người dân Lào đã tiếp thụ có chọn lọc những tinh hoa vănhóa, những phong tục, tập quán và tín ngưỡng của hai nền văn minh đó để hìnhthành nên một nền văn hóa hết sức độc đáo và đặc sắc của riêng mình Nền vănhóa Lào là nền văn hóa Phật giáo Đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng của ngườiLào, sự ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ, văn học và nghệ thuậtbiểu diễn của Lào

Với dân số khoảng 6,6 triệu người (2012) nhưng có tới 1 400 ngôi chùa lớnnhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa so với dân số cao nhất thế giới Chùa chiền, đền

Trang 15

tháp là “chất keo cộng đồng” gắn kết các dân tộc Lào lại với nhau Chùa chiềnvới những mái ngói uốn cong còn là biểu hiện sự phát triển của nghệ thuật kiếntrúc, điêu khắc và thẩm mỹ của người Lào Lễ hội gắn với chùa chiền, chùachiền gắn liền với làng bản, làng bản lại là nơi để mọi người gặp gỡ, vui chơi,múa hát, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Lào trường tồn.

Lào là đất nước bốn mùa lễ hội Cũng như các nước trong khu vực ĐôngNam Á Lễ hội ở Lào được gọi là Bun, nghĩa đúng của Bun là phước Làm Bunnghĩa là làm phước để được phước Lào có tết cổ truyền Bun Pi May (có nghĩa

là mừng năm mới), hay còn gọi là Tết Té nước diễn ra vào tháng 4 hàng năm.Ngoài ra còn có Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán, các lễ hội: Bunbangphay(Phật hóa thân), Bun Visakha Puya (Phật Đản), Bun Khao Padapdin (tưởng nhớngười đã mất) Người Lào gọi tết là vui tết chứ không gọi là ăn tết, tất cả cáccuộc vui được chuẩn bị theo truyền thống tôn giáo, phù hợp với phong tục tậpquán của người Lào

Trong những ngày lễ hội, vui chơi là chủ yếu, tuy nhiên họ cũng chuẩn bị đồ

ăn, thức uống thịnh soạn hơn ngày thường, đặc biệt là không thể thiếu rượu.Trong những ngày này, mọi người thăm viếng chúc tụng lẫn nhau, ăn uống, vuichơi Với người Lào, những phong tục trong lễ hội Bun Pi May mang ý nghĩađem lại sự phồn vinh cho vạn vật, ấm no, hạnh phúc cho cuộc sống, là dịp đểnuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc

Chăm pa là một loài hoa biểu tượng của đất nước và con người Lào Mangđậm một bản sắc riêng biệt, hoa chăm pa với hương sắc ngào ngạt của mìnhphản ánh rõ tính cách, tâm hồn của dân tộc Lào, những con người có một vẻ đẹpgiản dị, chan hoà và chất phác Người dân Lào thường trồng hoa chăm pa để tôđiểm cho vẻ đẹp thanh bình êm ả của đất nước và làm sống động hơn trongkhông khí hội hè

Văn hoá Lào như một dòng chảy ngọt ngào truyền từ đời này qua đời khác, hunđúc nên tâm hồn, cốt cách và văn hoá của người Lào Qua thời gian, nó được kếttinh ở những phong tục đẹp đẽ như Tết Té nước để giải trừ mọi lo âu phiền

Trang 16

muộn, buộc chỉ cổ tay chúc phúc người thân và chúc phúc khách quý, bạn bè

đó là mỹ tục độc đáo và hiếm có

Đất nước, con người và nền văn hoá Lào mang trong mình nguồn sức mạnh

vô biên, ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu Đó chính là tiềm năng và là nguồn nộilực to lớn để nhân dân các dân tộc Lào đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ đấtnước

1.1.2 Khái quát về Việt Nam

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực châu Á, có lịch sử xây dựng vàphát triển lâu đời Việt Nam – vùng đất mang đậm dấu ấn văn hóa Đông phươngvới nền tảng tam giáo đồng nguyên tồn tại hàng ngàn năm phong kiến Vì vậy,đất nước và con người Việt Nam luôn bộc lộ khí chất kiên cường, một bản lĩnhanh hùng cách mạng từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay

Địa lý

Lãnh thổ Việt Nam có dạng hình chữ S, chạy dọc bờ biển phía đông của bánđảo Đông Dương Diện tích tự nhiên là 331 212 km2, phía Bắc giáp Trung Quốcvới 1 281 km đường biên giới, phía Tây giáp Lào và phía Tây Nam giápCampuchia với đường biên giới lần lượt là 2 130 km và 1 228 km Phía Đông vàNam Việt Nam giáp biển Đông có 3 260 km đường bờ biển Vị trí địa lý củaViệt Nam có nhiều điều kiện để giao lưu với các quốc gia trên thế giới

Địa hình Việt Nam rất đa dạng, bao gồm ba dạng chính: đồi núi, cao nguyên

và đồng bằng Đồi núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, núi tập trungthành 4 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam Điểmcao nhất Việt Nam là đỉnh Phan-xi-păng cao 3 143 mét, thuộc dãy núi HoàngLiên Sơn Cao nguyên và đồi trung du nằm ở nơi chuyển tiếp giữa miền núi vớiđồng bằng, có các cao nguyên lớn như: Mộc Châu, Kom

Tum, Mơ Nông, Lâm Viên…

Các vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long

và đồng bằng duyên hải miền Trung là nơi tập trung đông dân cư và hoạt độngsản xuất phát triển nhất, hình thành các vựa lúa lớn

Trang 17

Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa Tuy nhiên giữa haimiền Nam Bắc lại có sự phân hóa: tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ở miền Namvới hai mùa (mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến giữa tháng 9 và mùa khô từ giữatháng 10 đến tháng 4 năm sau), tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

ở miền Bắc với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt Do nằm dọc theo bờ biển,khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu

tố khí hậu biển

Sông ngòi ở Việt Nam dày đặc với các hệ thống sông lớn như: sông Hồng,sông Thái Bình, sông Mã, sông Cửu Long, sông Đồng Nai… Phần lớn các consông đều chảy từ miền núi xuống đồng bằng nên có nhiều tiềm năng về thủyđiện ở miền núi và có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở các đồngbằng Sông Đà, sông Xê Xan, sông Đồng Nai… là những con sông có giá trịthủy điện lớn ở Việt Nam Hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông CửuLong đã bồi bắp và hình thành nên hai đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước.Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là rất giàu có vềkhoáng sản, đất trồng, nguồn nước mặt nên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh

tế Các vùng đồng bằng và ven biển có nhiều điều kiện để giao lưu buôn bán vớibên ngoài

Trang 18

xưa đã biết làm nhiều mặt hàng thủ công như: đồ gốm, dệt lụa, rèn sắt… NgườiViệt có vai trò chủ yếu về chính trị, kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.

Những dân tộc thiểu số phần lớn đều sinh sống ở các vùng miền núi và caonguyên Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâuđời như dân tộc: Thái, Mường, Dao, Chăm, Khơ me… nhưng cũng có các dântộc chỉ mới di cư vào Việt Nam trong vài trăm năm trở lại đây như người Hoa ởmiền Nam Với đặc thù sinh sống trên các vùng đất cao nên hoạt động sản xuấtnông ngiệp chủ yếu của các dân tộc thiểu số là làm nương rẫy, chăn thả gia súc,dệt thổ cẩm… Tổ chức cộng đồng của họ là bản, mường, buôn… mỗi thành viênđều sinh sống hòa thuận, đoàn kết

Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam luôn đoàn kết, giúp đỡ nhautrong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn hòa thuận để phát triển kinh tế – xã hội

Lịch sử

Người dân Việt Nam luôn tự hào về bốn ngàn năm lịch sử của mình, theotruyền thuyết về thời Hồng Bàng, thế kỷ VII TCN, người Lạc Việt đã lập nênnhà nước Văn Lang tại khu vực mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam, và kế tiếp

là nhà nước Âu Lạc vào giữa thế kỷ III TCN Bắt đầu từ thế kỷ II TCN, ngườiViệt bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị trong hơn 1000 năm Nhiềucuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Bà Triệu, Mai Thúc Loan đã nổ ranhưng phải đến năm 938, Việt Nam mới chính thức giành được độc lập lâu dài,khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng

Sau khi giành được độc lập, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV dân tộc Việt Nam đãxây dựng đất nước, tổ chức chính quyền theo thể chế quân chủ chuyên chế trungương tập quyền, chính quyền chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo Trongsuốt thời kỳ phong kiến, Việt Nam nhiều lần phải chống lại sự xâm lược của cáctriều đại phương Bắc và cũng có những lần xâm chiếm mở rộng lãnh thổ xuốngphía nam

Đến giữa thế kỷ XIX, cùng với các nước ở Đông Dương, Việt Nam trở thànhthuộc địa của Pháp Trong chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Nhật chiếm ViệtNam và toàn thể Đông Dương, ngay sau khi hay tin đế quốc Nhật đầu hàng quân

Trang 19

Đồng Minh, Việt Minh đã giành lại chính quyền từ tay Nhật Ngày 2/9/1945, HồChí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Với truyền thống yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc, trải qua hàng ngànnăm lịch sử, Việt nam vẫn trường tồn và phát triển mạnh mẽ Đó là gốc rễ đểViệt Nam làm nên những chiến thắng lừng lẫy trong thế kỉ XX chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ xâm lược

Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo

ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam Từ cái nôivăn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng với nền văn hóa làng xã và văn minhlúa nước của người Việt, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tạiTây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên Từ những ảnh hưởng từ lâu đời của văn hóaTrung Hoa và văn hóa khu vực Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của văn hóaphương Tây trong các thế kỷ XIX, XX, văn hóa Việt Nam đã có những thay đổitheo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khíacạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại

Đặc biệt, trong thời kì kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ XX, văn hóa trởthành mặt trận xung kích, những cán bộ văn hóa thông tin là chiến sỹ trên mặttrận tư tưởng, khẩu hiệu “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”

đã thúc dục ý chí quyết chiến, quyết thắng toàn dân

Trang 20

1.2 Cơ sở hình thành liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam

Từ bao đời nay, Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng cùng nằm trên bánđảo Đông Dương, Việt Nam nằm ở phía đông, Lào nằm ở phía tây của bán đảo.Hai nước cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, có chung đường biên giớidài gần 2 100 km và cùng chung dòng sông Mê Kông là điểm tựa gắn bó nhau

về mặt địa lý Xuất phát từ vị trí địa – chiến lược của hai nước, từ bản chất nhânvăn, nương tựa lẫn nhau của hai dân tộc có chung nguyện vọng về hòa bình nênLào và Việt Nam đã hình thành một liên minh quân sự mang tính chất tự nhiên

và bền vững trong suốt nhưng năm tháng kháng chiến chống thực dân, đế quốcphương Tây

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi

Có vị trí địa – chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á là do Lào và ViệtNam nằm trên ngã tư đường giao thương hàng không, hàng hải quốc tế, nối liềnĐông Bắc Á, Nam Á qua Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nơi có nguồn tàinguyên khoáng sản khá phong phú, một điểm nóng của sự tranh giành lợi ích vàảnh hưởng giữa các cường quốc trên thế giới Sông Mê Kông là nguồn sốngchính của nhân dân Lào, cung cấp nước, phù sa và dưỡng chất cho sản xuất nôngnghiệp, đồng thời tạo nên vựa lúa lớn nhất của Việt Nam Dãy Trường Sơn trởthành đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào, là bức tường thành hiểmyếu, tạo điều kiện cho hai nước tựa lưng vào nhau, phối hợp giúp đỡ lẫn nhautrong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước Do đó, vị trí địa lý và điều kiện

tự nhiên của hai nước Lào, Việt Nam trở thành cơ sở đầu tiên cho sự hình thànhliên minh chiến đấu Lào – Việt trong chiến tranh một cách thuận lợi

Đặc sắc trong truyền thống văn hóa và cộng đồng dân cư

Là những quốc gia đa dân tộc, Lào và Việt Nam có nhiều nét tương đồng vềvăn hóa Quá trình cộng cư hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Lào và cưdân Việt Nam dọc tuyến biên giới của hai nước đã phản ánh sinh động, liên tụcmối quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc từ xa xưa của nhân dân hai nước Cảhai dân tộc đều có những nét chung thống nhất về nền văn hóa Đông Nam Á, đó

là lấy sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước làm phương thức sản xuất chính Cho

Trang 21

đến nay, các dân tộc anh em sống ở hai quốc gia vẫn tự hào và truyền lại nhữngcâu chuyện lịch sử phát triển lâu đời của cha ông từ ngàn đời Đặc biệt với lòngnhân ái, bao dung và tinh thần cố kết cộng đồng, người Lào cũng như người ViệtNam đã tạo nên nét đặc sắc trong triết lý nhân sinh Tục ngữ Việt Nam có câu:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng – Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,

đã thể hiện rõ nét triết lý nhân sinh lấy con người làm gốc của Phật giáo – tôngiáo chủ đạo ở cả hai nước Sự tương đồng giữa văn hóa bản – mương của ngườiLào và văn hóa làng – xã của người Việt bắt nguồn từ chính nền tảng chung củanền nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á Nhờ đời sống tâm linh phong phú,trong đó có những ảnh hưởng sâu đậm của đạo Phật mà trong cách đối nhân xửthế của mình, nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam bao giờ cũng nêu cao nhữngphẩm chất yêu thương và hướng thiện Chính vì vậy, nét tương đồng về dân cư

và văn hóa được coi là cơ sở quan trọng hình thành liên minh chiến đấu của haidân tộc trong suốt chiều dài lịch sử

Lịch sử truyền thống hữu nghị, đoàn kết lâu đời

Quá trình tích lũy và vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai dân tộc Lào,Việt Nam có lịch sử lâu dài Nhân dân hai nước có truyền thống bang giao hữuhảo, cưu mang đùm bọc lẫn nhau Trong thời phong kiến, giữa hai dân tộc không

có sự áp bức và nô dịch nhau, không có hiềm khích và thù hằn nhau Mặt khác,nhân dân hai nước lại luôn giúp đỡ, che chở lẫn nhau, là láng giềng chí cốt củanhau Từ thế kỉ XIV, khi Lào mới thống nhất lãnh thổ với tên gọi Lan xang, vuaPhà Ngừm và các vị vua sau ông đều đặc biệt quan tâm đến quan hệ ngoại giaotrong quá trình xây dựng vương quốc của mình Vương quốc Lan Xang khi đórất coi trọng ngoại giao với Đại Việt – nhà nước phong kiến của Việt Nam Đếnthế kỉ XV, nhà Minh (Trung Quốc) xâm lược Đại Việt, trong giai đoạn đầu khởinghĩa Lam Sơn, nghĩa quân của Lê Lợi nhận được sự giúp đỡ của các bộ tộc Lào

về vũ khí, lương thực, chiếm mã và cho mượn đất đai làm hậu cứ kháng chiến.Bước sang thế kỉ XVI, vương quốc Lào đã tạo nên bước ngoặt quan trọng trong

sự phát triển mọi mặt của đất nước, nhất là trên lĩnh vực ngoại giao Vua

Phô Thi Xa Lat (1520 – 1549) đã thu hẹp và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn quan hệ

Trang 22

ngoại giao với Ayuthaya (Thái Lan) và Miến Điện (Mianma), chuyển sang kếtthân với Đại Việt Nhờ đó quan hệ Lào – Việt được chú trọng hơn lúc nào hết.Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược và đặt ách đô hộ lên toànbán đảo Đông Dương Việc thực dân Pháp sáp nhập ba nước Việt Nam, Lào,Campuchia thành một thực thể “Đông Dương thuộc Pháp” đã hủy bỏ tính chấtquốc gia của mỗi nước và biến Đông Dương trở thành một địa bàn chia rẽ sâusắc giữa các dân tộc Thực dân Pháp tìm mọi cách thực hiện âm mưu “chia đểtrị” trong nội bộ từng nước và giữa ba nước Đông Dương với nhau, đó là việcPháp chia Đông Dương thành 5 xứ (Bắc Kì, Trung kì, Nam Kì, xứ Ai Lao, xứCao Miên), gây thù hằn dân tộc giữa các nước Đông Dương đã bị biến đổithành một đơn vị hoàn toàn mới, các nước có những mối ràng buộc chặt chẽ vềkinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội Vì vậy, phong trào đấu tranh giảiphóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia có ảnh hưởng mật thiết

và tác động lẫn nhau Do có cùng một kẻ thù và chung một cảnh ngộ bị xâmlược và áp bức, phát huy truyền thống đoàn kết hữu nghị sẵn có, nhân dân banước Việt Nam, Lào, Campuchia dễ dàng đồng cảm, liên kết tự nhiên với nhau

và tự nguyện phối hợp với nhau trong một vận mệnh chung đấu tranh chốngthực dân Pháp giành độc lập dân tộc Ngay từ ngày đầu bị xâm lược, nhân dânLào và Việt Nam đã đoàn kết nổi dậy đấu tranh Từ phong trào Cần Vương dướingọn cờ yêu nước của Vua Hàm Nghi bùng nổ (năm 1885) đến những năm 20thế kỷ XX, diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa và các hoạt động đấu tranh của nhândân Việt Nam có sự tham gia hưởng ứng của nhân dân Lào tại vùng sát biên giớiLào – Việt Đặc biệt, trong những năm đầu thế kỷ XX ở Lào có cuộc khởi nghĩa

do Ông Kẹo và Ông Com-ma-đam lãnh đạo (1901- 1937) phối hợp với nghĩaquân dân tộc Xơ Đăng ở Tây Nguyên Việt Nam Hay như phong trào chốngPháp của bộ tộc Lào Xủng (H’Mông) do Chậu Phạ Pat Chay lãnh đạo (1918 -1922) lan rộng trên địa bàn nhiều tỉnh biên giới hai nước thuộc Bắc Lào và TâyBắc Việt Nam, gây cho Pháp nhiều thiệt hại Tuy các phong trào trên đều thấtbại, nhưng khi nhìn vào mối quan hệ giữa nhân dân hai nước Lào, Việt Nam

Trang 23

trong những năm đầu kháng chiến chúng ta có thể thấy hai dân tộc đã nhận thứcđược việc cần thiết phải xây dựng khối đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.Trong lịch sử, liên minh là một hiện tượng chính trị – xã hội phát sinh và pháttriển một cách có quy luật trong mối quan hệ hợp tác giữa các nước, giữa cácdân tộc trên những lĩnh vực có cùng lợi ích chung với nhau Trên thế giới, đã cónhiều tổ chức – liên minh mang tính chất khác nhau được hình thành như: liênminh trên lĩnh vực kinh tế, liên minh trên lĩnh vực ngoại giao, liên minh trên lĩnhvực quân sự… Trong thời đại cách mạng vô sản, để đánh bại được các liên minh

đế quốc chủ nghĩa và các thế lực phản động quốc tế thì liên minh chiến đấu giữacác lực lượng cách mạng trên thế giới là một tất yếu khách quan

Như vậy, quá trình đấu tranh mấy mươi thế kỉ qua đã chứng minh, nhân dânLào và Việt Nam cần phải có một liên minh quân sự đủ mạnh mới có thể để

đương đầu với các thế lực ngoại xâm Sự ra đời của Liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam như một đòi hỏi tất yếu của lịch sử.

Những năm đầu thế kỷ XX, người thanh niên Nguyễn Ái Quốc của ViệtNam, với lòng yêu nước nồng nàn, căm thù quân xâm lược đã vượt lên mọi khókhăn, gian khổ để tự mình khám phá thế giới tư bản chủ nghĩa và các dân tộcthuộc địa, tự mình tìm ra con đường cứu nước Sau bao những tháng ngày bôn

ba vòng quanh thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đấu tranh cho dântộc Việt Nam và phương pháp đấu tranh đưa cách mạng Đông Dương đi đếnthắng lợi Đó là con đường cách mạng vô sản Trong quá trình tìm ra con đườngcứu nước, Nguyễn Ái Quốc rất quan tâm đến tình hình Lào – một nước lánggiềng gần gũi với Việt Nam, có thể phối hợp hỗ trợ Việt Nam thực hiện cáchmạng thành công Người luôn theo dõi tình hình cách mạng, trực tiếp vận động

và tổ chức các phong trào yêu nước cách mạng của Việt kiều ở Lào Tháng2/1927, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - một trong những tổ chức tiềnthân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập (tháng6/1925) đã gây dựng được cơ sở tại Lào Thông qua hoạt động của Hội ViệtNam Cách mạng Thanh niên ở Lào, Nguyễn Ái Quốc thấy đây là điều kiệnthuận lợi để người Việt Nam vừa tham gia cuộc vận động cứu nước tại Lào, vừa

Trang 24

sát cánh cùng nhân dân Lào xây dựng mối quan hệ, liên minh chiến đấu chốngthực dân Pháp Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã lập Hội Ái hữu, HộiViệt kiều yêu nước, mở các lớp huấn luyện cách mạng trên đất nước Lào Trênthực tế, từ nửa sau những năm 20 thế kỷ XX, Lào là một cầu nối trực tiếp truyền

bá chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc vàoĐông Dương Năm 1928, đích thân Người bí mật tổ chức khảo sát thực địa tạiLào, chủ động tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, địa lý, dân cư để báo cáo lênQuốc tế Cộng sản Cũng trong năm này, chi bộ Thanh niên cộng sản đầu tiênđược thành lập tại Viêng Chăn, đồng thời đường dây liên lạc giữa nhiều địaphương ở Lào với Việt Nam được tổ chức Như vậy, Lào trở thành địa bàn đầutiên trên hành trình trở về Đông Dương của Nguyễn Ái Quốc, nơi bổ sung những

cơ sở thực tiễn mới cho công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức của Người vềphong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương Quá trình Nguyễn ÁiQuốc đặt nền móng cho quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam báo hiệu bước ngoặtlịch sử trọng đại sắp tới của cách mạng Lào cũng như cách mạng Việt Nam, vàcũng là dấu hiệu cho một liên minh quân sự sớm hình thành trong điều kiện lịch

sử mới của hai nước

1.3 Quan hệ giữa cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945.

Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược Đông Dương Khiquân đội Pháp để lại những dấu chân đầu tiên trên lãnh thổ Đông Dương, thì bất

cứ một người dân nào mang trong mình dòng máu dân tộc Việt, Miên, Lào đềumuốn xóa sạch những vết tích nhơ bẩn mà quân xâm lược để lại Phong trào đấutranh của nhân dân ba nước Đông Dương phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, cáccuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra còn lẻ tẻ và còn lúng túng về đường lối cáchmạng Trong 30 năm đầu của thế kỉ XX, đã có nhiều tổ chức cách mạng, tổ chứccộng sản hoạt động trên toàn Đông Dương như: Hội Việt Nam Cách mạngThanh niên, Tân Việt Cách mạng Đảng, Đông Dương Công sản đảng, An NamCộng sản Đảng Đặc biệt là ở Việt Nam, các tổ chức này nhanh chóng pháttriển cơ sở trong nhiều địa phương và trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh của

Trang 25

quần chúng Nhưng sự hoạt động riêng rẽ, lôi kéo quần chúng, tranh giành ảnhhưởng, thậm chí công kích lẫn nhau của các tổ chức đó làm cho phong trào cáchmạng bị chia rẽ Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập một hội nghịtại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) vào ngày 6/1/1930 với sự tham giacủa đại biểu đại diện cho các tổ chức cộng sản đang hoạt động ở Việt Nam Hộinghị quyết định thành lập chính đảng duy nhất ở Việt Nam mang tên Đảng Cộngsản Việt Nam.

Đến tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng họp để thôngqua Luận cương chính trị Tại hội nghị, các đại biểu phân tích và thấy rằng: banước Việt Nam, Lào, Campuchia đều là thuộc địa của Pháp, tuy là ba dân tộc khácnhau nhưng lại chịu chung một ách thống trị, lại có quan hệ mật thiết với nhau vềđịa lý, kinh tế, chính trị… ba nước cần phải liên lạc chặt chẽ với nhau, đoàn kếtthống nhất hoạt động chống lại kẻ thù chung Do đó, Hội nghị Trung ương quyếtđịnh đổi tên đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương Dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Đông Dương, Liên minh cách mạng ba nước: Việt Nam, Lào, Campuchiamang bản chất quốc tế vô sản đã bắt đầu hình thành

Sau khi Đảng ra đời, các chi bộ Cộng sản đầu tiên đã được tổ chức ở Lào vàCampuchia như: Viêng Chăn, Thà Khẹc, Sa Vẳn (Lào) và Phnôm Pênh, CôngPông Chàm (campuchia) Nhờ có đường lối lãnh đạo đúng đắn, phong trào cáchmạng của ba nước Đông Dương có bước tiến mới, lan rộng và diễn ra mạnh mẽhơn

Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ– Tĩnh đã tạo dựng được niềm tin trong lòng quần chúng, phong trào công nôngđòi quyền làm chủ cho nhân dân lao động Tuy bị thực dân Pháp khủng bố trắng,nhưng các giai đoạn tiếp theo 1932 – 1935, phong trào cách mạng nhanh chóngphục hồi Đến khi cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 bùng nổ đã chĩa mũinhọn vào bọn phong kiến và tay sai cho Pháp

Ở Lào, hoạt động cách mạng bắt đầu sôi nổi từ năm 1933 Cùng với sự pháttriển của cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo chung của Đảng Cộng sảnĐông Dương, từ năm 1933 – 1934 và 1936 – 1939, phong trào cách mạng đã

Trang 26

được gây dựng ở các thành phố, thị trấn dọc sông Mê Kông Các hoạt động củaphong trào cách mạng đó có sự tham gia đông đảo của Việt kiều ở Lào và TháiLan với tinh thần hăng hái và có những đóng góp rất quan trọng Các đảng viênĐảng Cộng sản Đông Dương đã tổ chức những cơ sở bí mật ở Lào do người Việtgiữ vai trò nòng cốt Việt kiều là những lực lượng đi tiên phong trong các hoạtđộng cách mạng tại Lào, tổ chức và tuyên truyền quần chúng Lào tham gia cáchmạng Đến năm 1935, một số chi bộ cộng sản được tổ chức và hoạt động ởViêng Chăn, Xavanakhet, Luông Pha Băng, Pắc Sê Lực lượng tham gia cáchmạng Lào đông đảo từ công nhân, nông dân ,Việt Kiều đến cả trí thức, tư sảndân tộc.

Qua một thập kỉ nhân dân Đông Dương đấu tranh bền bỉ, nhưng thực dânPháp vẫn hung hăng, tráo trợn đàn áp phong trào cách mạng của ta trong bểmáu Tháng 11/1939, Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ VI bàn về việcchuyển hướng chỉ đạo chiến lược đối với cách mạng ba nước Đông Dương Hộinghị phân tích mối liên hệ mật thiết giữa ba dân tộc Việt, Miên, Lào và chỉ ra sựliên hiệp các dân tộc Đông Dương không nhất thiết phải thành lập một quốc giaduy nhất vì xưa nay các dân tộc Việt, Miên, Lào vẫn có sự độc lập Mỗi dân tộcđều có quyền nắm bắt và giải quyết các vấn đề liên quan vận mệnh của mìnhtheo ý muốn Vì vậy, Hội nghị chủ trương thành lập Chính phủ Liên bang Cộnghòa dân chủ Đông Dương

Chiến tranh thế giới thứ Hai bùng nổ (1/9/1939) đã làm biến chuyển sâu sắctình hình thế giới Một thời kì chiến tranh và cách mạng bắt đầu Lợi dụng cơhội nước Pháp bị Đức đánh bại (tháng 6/1940), ở Đông Dương, phát xít Nhậtthực hiện kế hoạch xâm lấn các nước Việt Nam, Lào, Campuchia Tháng

9/1940, quân đội Nhật kéo quân đánh chiếm Bắc Đông Dương tại một số địaphương như: Lạng Sơn, Hải Phòng (Việt Nam), chúng còn xúi giục bọn quânphiệt Thái Lan gây chiến tranh biên giới với Lào Quân Pháp nhanh chóng đầuhàng Đông Dương bị đặt dưới ách thống trị của Nhật – Pháp, nhân dân bị haitầng áp bức bóc lột cực khổ Thực dân Pháp thi hành chính sách “Kinh tế chỉhuy” Chúng tăng mức thuế, đặt thêm thuế mới, sa thải bớt công nhân, viên

Trang 27

chức… Đặc biệt, nông dân ở Lào, ở Việt Nam đều bị Pháp bắt “nhổ lúa trồngđay” phục vụ chiến tranh Lương thực đã không đủ ăn, nay Pháp còn cấm trồnglúa, ngô, khoai, sắn, bắt trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh khiếncho nhân dân đói khổ, không còn cách nào khác là họ phải đoàn kết đứng lên tựgiải phóng mình.

Trước những khó khăn về kinh tế và thay đổi về chính trị ở Đông Dương,Ban chấp hành Trung ương Đảng Công sản Đông Dương đã họp Hội nghị lầnthứ 8 (tháng 5/1941) tại Cao bằng (Việt Nam) Hội nghị khẳng định nhiệm vụchủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóngdân tộc trong khuôn khổ từng nước và thành lập ở mỗi nước một mặt trận dântộc thống nhất Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 8, cácmặt trận dân tộc thống nhất đã được thành lập trong phạm vi mỗi nước trên bánđảo Đông Dương Ngày 19/5/1941, Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là ViệtMinh) ra đời ở Việt Nam, ngay sau đó, Ai Lao độc lập đồng minh và Cao Miênđộc lập đồng minh cũng lần lượt được thành lập ở Lào và Campuchia Sự ra đờicủa các mặt trận này đánh dấu bước phát triển về chất trong phong trào giảiphóng dân tộc của nhân dân ba nước Đông Dương cũng như của liên minh chiếnđấu Việt – Miên – Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương Tiếp

đó, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng nhấn mạnh: “Cuộc cách mạngĐông Dương, kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang” Hội nghị quyết địnhphải xúc tiến mọi mặt để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, “phải luôn luôn chuẩn bịmột lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận lợi hơn cả mà đánh lại quânthù” [18; 36]

Ở Việt Nam, Mặt trận Việt Minh được thành lập với chương trình cứu nướcgồm 44 điểm có tác dụng cổ vũ nhân dân và có sức mạnh đoàn kết toàn dânchống thực dân, đế quốc Các tổ chức quần chúng trong mặt trận ra đời với têngọi là Hội cứu quốc nhằm “liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, khôngphân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướngchính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”

Trang 28

Ở Lào, phong trào cách mạng gặp khó khăn sau cuộc chiến tranh biên giớiLào – Thái (tháng 11/1940) Pháp lại ra sức tuyên truyền chia rẽ Lào – Việt vàtiến hành nhiều đợt khủng bố ác liệt phong trào cách mạng Xứ ủy Ai Lao ra đời

đã lãnh đạo cách mạng chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa Trong khi các hoạtđộng cứu nước, chuẩn bị khởi nghĩa do Xứ ủy Ai Lao diễn ra sôi nổi thì một sốngười trong nội các Luông Pha Băng, công chức, sĩ quan trong quân đội Vươngquốc Lào bấy giờ cũng có hoạt động theo xu hướng tiến bộ Tại Viêng Chăn, cácnhân sĩ, trí thức có tinh thần dân tộc đã thành lập tổ chức chính trị mang tên

“Lào Pên Lào” (Lào của người Lào) để xây dựng và thúc đẩy phong trào yêunước

Cuối năm 1944, cục diện chiến tranh thế giới có nhiều biến chuyển nhanhchóng Trên chiến trường Châu Âu, quân Đồng minh đổ bộ tiến vào nước Pháp,nền chính trị nước Pháp có sự thay đổi Lợi dụng cơ hội đó, phát xít Nhật tiếnhành đảo chính hất cẳng Pháp trên toàn cõi Đông Dương vào ngày 10/3/1945.Tháng 5/1945, các lực lượng dân chủ chống phát xít đã đánh bại hoàn toàn chủnghĩa phát xít Đức và chủ trương tiêu diệt phát xít Nhật trong thời gian sớmnhất Đầu tháng 8/1945, quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí củaquân đội Nhật ở Châu Á – Thái Bình Dương Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàngĐồng minh không điều kiện Đây là thời cơ khách quan cho một cuộc cách mạngchín muồi ở Đông Dương và nhiều nước trên thế giới Căn cứ vào chỉ thị củaTrung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Tổng bộ Việt minh và Xứ ủy Ai Lao

đã phát động nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành tổng khởi nghĩa giành chínhquyền ở hai nước

Ngày 19/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công ở Việt Nam Ngay sau

đó, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (28/8/1945) Tạiquảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngônđộc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2/9/1945 Cáchmạng Tháng Tám ở Việt Nam thành công , tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khởinghĩa giành chính quyền của nhân dân taịLào

Trang 29

Từ thắng lợi của cách mạng ở Việt nam, giai cấp công nhân trở thành giai cấpcầm quyền, lãnh đạo và tổ chức của Nhà nước Việt Nam dân chủ công hòa Đây

là thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử đối với nhân dân Việt nam và cả nhân dân

ba nước Đông Dương Thắng lợi này là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự pháttriển của liên minh chiến đấu Lào – Việt, góp phần thúc đẩy quan hệ đoàn kếtchiến đấu Việt Nam – Lào gắn bó mật thiết hơn

Trang 30

CHƯƠNG 2: LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU LÀO – VIỆT NAM TRONG

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

(1945 - 1954) 2.1 Tình hình Lào và Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ Hai

Giữa những ngày tháng Tám năm 1945 lịch sử, cùng với quá trình Tổng khởinghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam thì dưới sự lãnh đạo của Trungương Đảng Cộng sản Đông Dương và Xứ uỷ Ai Lao, phong trào cách mạng ởLào ngày càng phát triển Ngày 23/8/1945, khi nhân dân Sài Gòn (Việt Nam)vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền, thì tại Lào, nhân dân đã giành chínhquyền ở thủ đô Viêng Chăn và lần lượt giành chính quyền ở các địa phương.Cuộc cách mạng ở Lào diễn ra nhanh chóng, quyết liệt và đi vào lịch sử với têngọi Cách mạng Tula Ngày 12/10/1945, Chính phủ Lào Ítxala đã ra mắt tại thủ

đô Viêng Chăn Chính phủ Lào Ítxala đã công bố Tuyên ngôn độc lập và Hiếnpháp lâm thời của nước Lào Ngay sau khi Chính phủ Lào Ítxala ra đời, ngày14/10/1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã gửi điện chúcmừng và chính thức công nhận nền độc lập của Lào Sự ra đời của Chính phủlâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2/9/1945) và Chính phủ Lào Ítxala(12/10/1945), là một trong những cơ sở đưa tình đoàn kết, giúp đỡ nhau của hainước lên tầm liên minh chiến đấu Như vậy, Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam

và Cách mạng tháng Mười ở Lào thành công đã chấm dứt thời kì đau thươngkéo dài của hai dân tộc dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật.Những thắng lợi trong cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ của nhân dân Lào và ViệtNam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã trả lại nền độc lập, tự

do cho hai dân tộc, đưa Lào và Việt Nam trở thành đội tiên phong của phongtrào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới Sau khi giành lại được chínhquyền, Chính phủ hai nước đã ký Hiệp ước tương trợ Lào – Việt (16/10/1945)

và Hiệp định về tổ chức Liên quân Lào – Việt (30/10/1945), đặt cơ sở pháp lýđầu tiên cho sự hợp tác giúp đỡ và liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung củahai dân tộc Thời gian này, nhân dân hai nước Lào, Việt Nam chỉ mong muốnđược sống trong hòa bình, cùng nhau bảo vệ nền độc lập và xây dựng lại đất

Trang 31

nước Tuy nhiên, những khó khăn vẫn đang còn ở phía trước Ngày 23/9/1945,thực dân Pháp quay trở lại đánh chiếm Sài Gòn, rồi mở rộng chiến tranh ra toàn

bờ cõi Đông Dương Trước nguy cơ tồn vong nền độc lập dân tộc của ba nướcViệt Nam – Lào – Campuchia, ngày 25/11/1945, Ban chấp hành Trung ươngĐảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc để chỉ đạo sựnghiệp giải phóng dân tộc của ba nước Đông Dương Chỉ thị chủ trương:

“Thống nhất mặt trận Việt – Miên – Lào chống Pháp xâm lược” Chỉ thị Khángchiến kiến quốc của Đảng đã xác định những nét cơ bản về đường lối, chủtrương kháng chiến chống thực dân Pháp dựa trên cơ sở liên minh chiến đấuViệt Nam – Lào – Campuchia Đồng thời, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xácđịnh tính chất, mục đích, nội dung và phương châm kháng chiến chống thực dânPháp, đó là: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng

hộ của quốc tế Theo tinh thần đó, quân và dân các địa phương vùng giáp ranhbiên giới Lào – Việt Nam phối hợp đánh quân Pháp ở nhiều nơi Hội Việt kiềucứu quốc ở các tỉnh thành của Lào đã động viên, kêu gọi thanh niên tích cực gianhập lực lượng Liên minh chiến đấu Lào – Việt Trong cuộc chiến tranh này,Đảng ta xác định bản chất của cuộc kháng chiến là liên minh giữa ba dân tộcViệt Nam – Lào – Campuchia trên bán đảo Đông Dương chống lại kẻ thù chung

là thực dân Pháp, đặc biệt nhấn mạnh về mối quan hệ đoàn kết chiến đấu củanhân dân hai nước anh em Lào, Việt Nam

2.2 Liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam trong những năm 1945 – 1947

Cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Dương chống Pháp thực tế đã bắt đầungay trong quá trình Lào tiến hành tổng khởi nghĩa cuối năm 1945 “Ngay từđầu, Đảng đã xác định tính chất của cuộc chiến đấu ở ba nước Đông Dương vẫn

là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng Nhiệm vụ trong giai đoạn đầu của banước Đông Dương là đập tan kế hoạch xâm lược của bộ chỉ huy quân đội Phápđối với cả ba nước Đông Dương, dùng nước này làm bàn đạp để tấn công xâmchiếm nước kia Trong các giai đoạn sau, nhiệm vụ quân sự vẫn giữ ý nghĩaquyết định, bởi vì kẻ thù đã dùng bạo lực vũ trang tiêu diệt cách mạng thì cáchmạng cũng phải kiên quyết dùng bạo lực vũ trang để thanh toán chúng” [14;

Ngày đăng: 11/09/2016, 08:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Phan Gia Bền (chủ biên) (Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam), (1978), Lược sử nước Lào, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Gia Bền (chủ biên) (Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam), (1978), "Lượcsử nước Lào
Tác giả: Phan Gia Bền (chủ biên) (Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam)
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1978
10. Võ Nguyên Giáp, (2000), Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, NXB Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Võ Nguyên Giáp, (2000), "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử
Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Nhà XB: NXB Quân độinhân dân
Năm: 2000
11. Lê Mậu Hãn (chủ biên), (2010), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Mậu Hãn (chủ biên), (2010), "Đại cương lịch sử Việt Nam
Tác giả: Lê Mậu Hãn (chủ biên)
Nhà XB: NXBGiáo dục Việt Nam
Năm: 2010
12. Đinh Trung Kiên, (2009), Tìm hiểu nền văn minh Đông Nam Á, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đinh Trung Kiên, (2009), "Tìm hiểu nền văn minh Đông Nam Á
Tác giả: Đinh Trung Kiên
Nhà XB: NXB Giáodục Việt Nam
Năm: 2009
13. Trần Đình Lưu, (2004), Việt kiều Lào – Thái với quê hương, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Lưu, (2004), "Việt kiều Lào – Thái với quê hương
Tác giả: Trần Đình Lưu
Nhà XB: NXB Chính trịquốc gia
Năm: 2004
14. Lương Ninh (chủ biên), (1991), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á tập II – Lịch sử Lào, NXB Đại học sư phạm Hà Nội 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lương Ninh (chủ biên), (1991), "Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á tập II –Lịch sử Lào
Tác giả: Lương Ninh (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội 1
Năm: 1991
15. Nguyễn Hùng Phi, TS. Buasi Chalơsúc, (2006), Lịch sử Lào hiện đại, tập I, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hùng Phi, TS. Buasi Chalơsúc, (2006), "Lịch sử Lào hiện đại
Tác giả: Nguyễn Hùng Phi, TS. Buasi Chalơsúc
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
16. Phạm Đức Thành (chủ biên), (2008), Cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam – Lào, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Đức Thành (chủ biên), (2008), "Cộng đồng người Việt ở Lào trong mốiquan hệ Việt Nam – Lào", NXB Khoa h"ọc
Tác giả: Phạm Đức Thành (chủ biên)
Nhà XB: NXB Khoa h"ọc "xã hội
Năm: 2008
17. Hoàng Minh Thảo (chủ biên), (2004), Điện Biên Phủ - Trận thắng thế kỷ, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Minh Thảo (chủ biên), (2004), "Điện Biên Phủ - Trận thắng thế kỷ
Tác giả: Hoàng Minh Thảo (chủ biên)
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2004
18. Viện lịch sử quân sự Việt Nam, (2002), Lịch sử quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Lào (1945 – 1954), NXB Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện lịch sử quân sự Việt Nam, (2002), "Lịch sử quân tình nguyện Việt Namtrong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Lào (1945 – 1954)
Tác giả: Viện lịch sử quân sự Việt Nam
Nhà XB: NXB Quânđội nhân dân
Năm: 2002
1. 35 năm chiến thắng và trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam, (1979), NXB Quân đội nhân dân Khác
2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, (1986), NXB Sự thật Khác
3. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, (1986), NXB Sự thật Khác
4. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, (1986), NXB Sự thật Khác
5. Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết các dân tộc, (1987), NXB Chính trị quốc gia Khác
6. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, (2000), NXB Chính trị quốc gia Khác
7. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, (2000), NXB Chính trị quốc gia Khác
8. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, (2000), NXB Chính trị quốc gia Khác
19. Các website của Đảng Cộng sản Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w