Phương pháp dạy học lịch sử là con đường, cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình thống nhất việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, nhằm truyền thụ và tiếp thu
Trang 1SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Các chuyên đề và sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1 Sáng kiến kinh nghiệm : “Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh”
2 Sáng kiến kinh nghiệm: “Dạy học các vấn đề văn hóa trong khóa trình lịch sử dân tộc”
3 Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử thông qua bài tập nhận thức”
4 Sáng kiến kinh nghiệm: “Vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông”
5 Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông”
DUYỆT CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Trang 2A MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Dạy học là một hoạt động đặc thù vì đối tượng dạy học là con người, đòi hỏi giáo viên phải có vốn kiến thức về bộ môn và phương pháp dạy học Phương pháp dạy học lịch sử là con đường, cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình thống nhất việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, nhằm truyền thụ và tiếp thu kiến thức lịch sử (cả lý thuyết và thực hành) Trong dạy học lịch sử không phải chỉ có một phương pháp đơn nhất mà có cả một hệ thống phương pháp Người giáo viên bên cạnh sử dụng phương pháp lời nói sinh động, sử dụng đồ dùng trực quan mềm dẻo, linh hoạt… thì việc đa dạng hoá các nguồn tài liệu, sử dụng các loại tài liệu tham khảo khác nhau để bổ sung vào bài học là không thể thiếu được Qua sử dụng tài liệu, giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức lịch sử, từ đó làm nảy sinh những tình cảm đúng đắn và hình thành những kỹ năng học tập, làm việc tương ứng, đặc biệt rèn luyện cho học sinh có phương pháp làm việc với tài liệu tham khảo, phát huy năng lực tự học Điều này, đặc biệt quan trọng như đồng chí Phạm Văn Đồng trong bài viết
“Phương pháp tự học và lòng ham muốn đó là cái quý nhất” (báo Nhân Dân
số ra ngày 18/11/1994) đã nói: “ở trường học bất cứ là trường gì cũng chỉ có thể cung cấp cho con người khối lượng tri thức giới hạn Trong khi đó, khả năng hiểu biết sự mong muốn của con người trong cả cuộc đời là vô cùng Cần đào tạo con người mới vươn lên mãi mãi trong quá trình cuộc sống”
Mặt khác, tại Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ hai, khoá VIII đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng như: coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo Riêng bộ môn lịch sử phải xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp, cấu trúc như thế
Trang 3nào để khắc phục được quan niệm chỉ chú trọng lịch sử chính trị quân sự, đấu tranh giai cấp coi nhẹ lịch sử văn hoá, lịch sử nghệ thuật…Sử dụng liệu tham khảo sẽ phần nào khắc phục được quan niệm trên
Trong cuốn “Giáo dục học, tập 1” NXBGD, Hà Nội, năm 1978, Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt có viết: “Mỗi môn học chỉ có khả năng phản ánh những kết quả nhận thức của con người về một hoặc một số lĩnh vực nhất định của thế giới khách quan Chính vì thế, trong quá trình dạy học, học sinh cần được học nhiều môn học tương ứng với các khoa học nhất định Các môn học này có mối liên hệ qua lại với nhau rất mật thiết”.Tác giả muốn nhấn mạnh yêu cầu của dạy học liên môn Phương pháp sử dụng liệu tham khảo được chú trọng sẽ cung cấp học sinh vốn hiểu biết về các lĩnh vực, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các môn học
Đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói phải “phát huy tính tích cực của học sinh” và Chủ tịch Hồ Chí Minh (tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua
“dạy tốt, học tốt” ) đã khuyên người dạy là “tránh lối dạy nhồi sọ” Trên thực tế, mặc dù có nhiều chuyển biến trong dạy và học nhưng vẫn còn nhiều bất cập Đa số học sinh không hứng thú học tập lịch sử, học chỉ để “đối phó” Nhiều học sinh không nắm vững kiến thức lịch sử nhất là về kiến thức lịch sử dân tộc…
Về phía giáo viên, mặc dù đã chú ý đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng nhìn chung vẫn còn tồn tại lối dạy “thầy đọc, trò ghi”, “dạy chay”… Đây là hệ quả của nhiều tác nhân trong đó trước hết phải kể đến phương pháp giảng dạy của giáo viên Điều này đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có vấn đề đổi mới phương pháp sử dụng liệu tham khảo
Trang 4Trong các loại tài liệu tham khảo, tài liệu lịch sử có vị trí, vai trò to lớn trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việc sử dụng tài liệu lịch sử giúp cho các em có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học lịch sử, rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, về mặt lý luận, vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống Trong thực tế dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, việc sử dụng các loại tài liệu tham khảo chưa được coi trọng đúng mức Vì vậy, tìm hiểu về việc sử dụng tài liệu tham khảo nói chung, tài liệu lịch sử nói riêng là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của “dựng nước và giữ nước”, trong đó cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là một trong những trang sử hào hùng, tiêu biểu cho cuộc đấu tranh chống xâm lược Đây
là giai đoạn 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại nước
ta Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc Trong quá trình ấy, Đảng ta đã đề ra được đường lối chiến lược đúng đắn lãnh đạo toàn dân đánh đuổi ngoại xâm giành thắng lợi Do vậy, dạy học lịch sử giai đoạn này một mặt giúp học sinh hiểu sâu sắc lịch sử dân tộc nhưng mặt khác cũng củng cố niềm tin yêu vào Đảng, Bác Hồ, vào sự nghiệp cách mạng nước ta Để làm được điều này, nguồn tài liệu tham khảo, đặc biệt tài liệu văn kiện Đảng giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu
Từ những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Sử dụng tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954”) (Sách giáo khoa lịch sử, lớp 12) làm sáng kiến kinh nghiệm của mình
Trang 5II KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm được trình bày trong bốn phần:
Phần 1: Tính thực tiễn của việc sử dụng tài liệu lịch sử và cách phân loại tài liệu lịch sử
Phần 2: Các trường hợp có thể sử dụng tài liệu lịch sử trong quá
trình dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông
Phần 3: Tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Phần 4: Hiệu quả thực hiện chuyên đề
là một nguồn kiến thức quan trọng đối với học sinh Sử dụng tài liệu lịch sử còn giúp cho các em có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học lịch sử, rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học
Tài liệu lịch sử là phương tiện cần thiết để học sinh hiểu rõ hơn nội dung sách giáo khoa và bài giảng của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Trang 6Trong nghiên cứu và học tập có thể sử dụng nhiều loại tài liệu lịch
sử khác nhau như tài liệu vật chất hay những di tích văn hóa vật chất của con người, tài liệu ngôn ngữ, tài liệu truyền miệng, tài liệu thành văn…1
Nghiên cứu, phân loại các nguồn sử liệu là nhiệm vụ của các khoa học Sử liệu và Phương pháp luận sử học Các nguồn sử liệu là cơ sở đầu tiên để các nhà sử học tìm hiểu, nghiên cứu quá khứ, nhưng đồng thời cũng được sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông với tư cách là phương tiện dạy học giúp học sinh nhận thức lịch sử Ở đây, tôi chỉ xin đề cập đến các loại tài liệu thành văn được sử dụng trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1946)
Tài liệu lịch sử thành văn cũng gồm nhiều loại khác nhau, khi giúp học sinh tìm hiểu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1946), tôi thường chú ý khai thác các tài liệu sau đây:
1.1 Tài liệu lịch sử gốc bao gồm các văn kiện, tài liệu liên quan
trực tiếp đến các sự kiện, ra đời đồng thời hoặc gần như đồng thời xảy ra các
sự kiện lịch sử Loại tài liệu này dùng để dẫn chứng, minh họa cho sự kiện
đang trình bày Ví như khi giảng bài “Những năm đầu của cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)” (Sách giáo khoa Lịch sử lớp
12), giáo viên cần sử dụng đoạn trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến” của Chủ tích Hồ Chí Minh để làm cho học sinh hiểu rõ hơn về
nguyên nhân kháng chiến cũng như đường lối kháng chiến của Đảng
Tài liệu lịch sử gốc là loại tài liệu quý hiếm, vì chúng phản ánh chân xác những sự kiện đang xảy ra nhưng không có sẵn trong nhà trường
để giáo viên và học sinh khai thác sử dụng Hơn nữa, phần lớn tài liệu này
1 Lê Văn Sáu, Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên: Nhập môn sử học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987
Trang 7thường khó nhận thức đối với học sinh, đòi hỏi giáo viên phải biết sưu tầm
và lựa chọn cho phù hợp với trình độ của các em
1.2 Các công trình nghiên cứu, chuyên khảo về lịch sử như
“Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954”, “Tiếng sấm Điện Biên Phủ”… cũng cung cấp cho giáo viên và học sinh những nhận
định, sự kiện, hiện tượng, số liệu… làm bài giảng thêm phong phú, sâu sắc, góp phần làm cho học sinh hiểu rõ hơn kiến thức cơ bản
1.3 Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tài liệu, văn kiện của Đảng, nhà nước ta, các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ khác trình bày nhiều vấn đề quan trọng về chính trị, xã
hội lúc bấy giờ, nhưng nhiều tác phẩm là những công trình sử học có giá trị Những tác phẩm này là mẫu mực cho việc tìm hiểu, nghiên cứu và học tập lịch sử vì những sự kiện lịch sử được trình bày dưới ánh sáng của phương pháp nhận thức luận mác-xit và hệ tư tưởng của giai cấp vô sản Đặc biệt, các tác phẩm của chủ tịch Hồ chí Minh có vị trí và ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Cũng như tài liệu lịch sử gốc, loại tài liệu này không dễ nhận thức đối với học sinh, do vậy giáo viên cần biết lựa chọn để đưa vào bài giảng và hướng dẫn học sinh tham khảo phù hợp với trình độ của các em
1.4 Các loại sách về tư liệu lịch sử: Hiện nay các loại sách về tư
liệu lịch sử xuất bản ngày càng nhiều Đây là những tư liệu lịch sử được lựa chọn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và biên soạn công phu, phù hợp với nội dung chương trình và thực tiễn dạy học ở phổ thông Những tài liệu này rất cần thiết cho giáo viên vì chúng không chỉ cung cấp thêm những tư liệu lịch sử phong phú, bổ sung những thiếu hụt trong sách giáo khoa mà còn làm sáng tỏ hơn những kiến thức cơ bản của bài học
Trang 82 Các trường hợp có thể sử dụng tài liệu lịch sử trong quá trình dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông
Tài liệu lịch sử được sử dụng rộng rãi trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, trong bài nội khóa, ngoại khóa, nhưng chủ yếu là trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, dùng những đoạn trích ngắn, có nội dung súc tích, đơn
giản, giàu hình tượng trong các tài liệu lịch sử để cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng đang học, nhằm tạo cho học sinh hình ảnh rõ ràng, cụ thể, tăng thêm tính sinh động, gợi cảm, gây hứng thú học tập của các em
Thứ hai, dựa vào các tài liệu lịch sử để xây dựng một bài miêu tả,
tường thuật lịch sử Miêu tả, tường thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh Do đó tường thuật, miêu tả lịch sử yêu cầu phải chính xác, khoa học, cần phải dựa vào những loại tài liệu đáng tin cậy
Thứ ba, giáo viên sử dụng tài liệu lịch sử để giải thích một sự
kiện, hiện tượng lịch sử, giúp học sinh hiểu được bản chất của nó, nhất là đối với những sự kiện, hiện tượng phức tạp, đồng thời gây hứng thú học tập
Thứ tư, dùng tài liệu lịch sử để làm cơ sở cho việc chứng minh
một luận điểm khoa học, để hiểu đúng một sự kiện, một quá trình lịch sử Như phần trên đã nói, các tác phẩm sử học của chủ tịch Hồ Chí Minh và các
sự kiện khác trình bày các sự kiện, quá trình lịch sử trên cơ sở thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản nên có nhiều kết luận chính xác, mẫu mực Giáo viên có thể trích dẫn những luận điểm trong các tài liệu lịch sử để chứng minh, giải thích làm sáng rõ thêm nội dung bài giảng, tăng thêm tính khoa học và tính thuyết phục
Trang 9Thứ năm, hướng dẫn học sinh tự đọc các loại tài liệu lịch sử ở nhà
là một trong những biện pháp cần được đẩy mạnh vì việc tự đọc tài liệu lịch
sử vừa có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh vừa giúp các em bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học
Để việc tự đọc các tài liệu lịch sử ở nhà một cách có hiệu quả, giáo viên và học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
- Giáo viên cần giới thiệu tài liệu một cách cụ thể (như nêu tên sách, tác giả, năm xuất bản, có thể tìm đọc ở đâu…) Những tài liệu đó nhất thiết phải có nội dung liên quan trực tiếp tới kiến thức cơ bản của bài học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và dễ tìm
- Hướng dẫn học sinh kỹ năng đọc sách: Tra mục lục, lựa chọn những nội dung có liên quan đến bài học…
- Hướng dẫn học sinh ghi chép theo các vấn đề sau: Nội dung cơ bản của tài liệu, giải thích các khái niệm, thuật ngữ, những luận điểm trình bảy trong tài liệu có liên quan tới nội dung của bài học, tác dụng và ý nghĩa của tài liệu.v.v…
3 Tài liệu lịch sử trong dạy học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Có rất nhiều tài liệu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Trong phạm vi chuyên đề này, tôi xin được giới hạn ở một số tài liệu được
sử dụng trong học tập lịch sử ở trường Trung học phổ thông trên hai lĩnh vực: tài liệu - sự kiện để tạo biểu tượng và khái quát, lý luận
3.1 Bối cảnh lịch sử - Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh
Vì sao thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam ngay sau khi nhân dân ta vừa dành được độc lập
Trang 10Học sinh sẽ tìm hiểu vấn đề này khi học bài 17 và một phần bài 18 sách giáo khoa lịch sử 12 Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về nguyên nhân bùng nổ chiến tranh, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm nhiều tài liệu
Cách mạng thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập và “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
thực dân Pháp được các nước thực dân, đế quốc đồng tình, giúp đỡ, trở lại xâm lược nước ta một lần nữa Chúng gây hấn ở Nam Bộ, rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trong cả nước Nhân dân ta đã nhân nhượng ký Hiệp định Sơ
bộ 6-3-1946, Tạm ước 14-9-1946…, nhưng chúng ta càng nhân nhượng,
Do
đó, “chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
chiến đấu bảo vệ tổ quốc Chúng ta nhân nhượng, song không chịu khuất phục, không rời bỏ mục tiêu độc lập dân tộc của mình: “… dân Việt Nam không muốn đổ máu, dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình Nhưng nếu cần phải hy sinh mấy triệu chiến sĩ, nếu cần phải kháng chiến bao nhiêu năm để giữ gìn quyền độc lập của Việt Nam, để cho con cháu Việt Nam khỏi kiếp
nô lệ, thì chúng ta vẫn kiên quyết hy sinh và kháng chiến Vì dân Việt Nam
Trang 11Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Các tài liệu lịch sử, đặc biệt là tài liệu Hồ Chí Minh giúp chúng ta
tự giải đáp vấn đề mà những thế lực phản động, một vài người cho rằng, không cần kháng chiến, hy sinh đất đai nhiều vẫn giành được độc lập, Đảng cộng sản Việt Nam tỏ ra “hiếu chiến” Chúng ta dễ dàng nhận thấy nguồn gốc của chiến tranh là âm mưu xâm lược nước ta của thực dân Pháp; chúng
ta không hiếu chiến, chúng ta muốn hòa bình nhưng phải chiến đấu mới giành được độc lập, hòa bình thực sự
3.2 Diễn biến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Nhiều tài liệu lịch sử đã đề cập đến các giai đoạn của cuộc kháng chiến, miêu tả, tường thuật một cách cụ thể, sinh động diễn biến chiến sự Xin dẫn ra một vài ví dụ:
3.2.1 Về chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947
Tháng 3-1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thay Đácgiăngliơ, thực hiện kế hoạch tiến công căn cứ địa Việt Bắc nhằm kết thúc chiến tranh
Trước thái độ ngang ngược đó của thực dân Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã chỉ thị: “Mọi lực lượng của dân tộc ta phải được động
viên vào việc chống mưu mô “dùng người Việt trị người Việt” của thực dân
Pháp và sửa soạn đối phó những cuộc tấn công lớn của địch trong những tháng tới”7
6 Theo bản bút tích lưu tại Viện bảo tàng cách mạng Việt Nam
7 Văn kiện Đảng 1945-1954 Tập II, Quyển I, BNCLSĐTƯ, H., 1979, tr.121
Trang 12Trong quyển “Việt Bắc anh hùng”, Hồ Chí Minh đã trình bày:
“Âm mưu địch tấn công Việt Bắc là chúng muốn khủng bố nhân dân ta, tiêu diệt chủ lực của ta, phá tan cơ quan ta
Lực lượng của địch: Chúng động viên 15.000 binh sĩ tinh nhuệ nhất trong hải, lục, không quân của chúng vào cuộc tấn công này
Kế hoạch của địch: Chúng phóng một gọng kìm khổng lồ phía Nam, từ Hà Nội thọc thẳng đến Phú Thọ, lên Tuyên Quang, đến Chiêm Hóa
Một gọng kìm khổng lồ phía Bắc, từ Lạng Sơn rượt thẳng lên Cao Bằng, đến Bắc Cạn
Một mũi dù khổng lồ từ Hà Nội chọc thẳng vào vùng Thái Nguyên, Bắc Cạn để chặt Việt Bắc ra làm hai miếng
Nhảy dù lung tung ở Chợ mới, Chợ Đồn, Chợ Chu, Đại Từ, Vũ Nhai và nhiều nơi khác
Một đại đội quân từ Bắc Giang, Bắc Ninh đánh tạt lên Thế là bốn phía thắt chặt, từ ngoài đánh vào, từ trong đánh ra
Thời gian của địch: Bọn quân phiệt thực dân định dùng cách đánh
ồ ạt, chớp nhoáng, bất thình lình, dùng cách “sét đánh ngang tai”, làm cho ta hoang mang, hoảng hốt, làm cho ta trở tay không kịp
Chúng định trong một tháng thì đánh tan Việt Bắc Rồi chúng khoan thai lập chính phủ bù nhìn”8
Đoạn trích dẫn trên được sử dụng vào việc phân tích âm mưu của thực dân khi tổ chức đánh lên Việt Bắc, để tường thuật, theo bản đồ, kế
8 Hồ Chí Minh : Toàn tập, tập 5, tr.341-342