1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một số kinh nghiệm về sử dụng sơ đồ tư duy trong bài 20 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)-Lớp 12-Cơ bản

27 2,6K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 212,5 KB

Nội dung

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn lịch sử ở trường phổ thông có vị trí chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, Lịch sử là một môn học đặc thù với những chuỗi sự kiện, diễn biến đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, nhiệm vụ của dạy học lịch sử là khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ, vận dụng nó vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Hưởng ứng công cuộc đổi mới trong giáo dục ở nước ta hiện nay mà trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học tập, nhất là đối với môn Lịch sử - môn góp phần dạy chữ và dạy người . Tuy nhiên hiện nay quan niệm sai lầm cho rằng “Học sử chỉ cần nhớ chứ không cần suy nghĩ ”. Chính quan niệm và cách học này làm tê liệt sự thông minh sáng tạo và hứng thú học tập của học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú say mê trong giờ học lịch sử, để nâng cao hiểu biết của học sinh về môn lịch sử? Đó là những trăn trở lớn nhất đối với tôi, trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông. Trong những năm vừa qua, Tôi đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy học, trong đó tôi đã ứng dụng phương pháp dạy học tích cực bằng sơ đồ tư duy vào trong quá trình dạy học, nhất là trong chương trình Lịch sử lớp 12 phần Lịch sử Việt Nam, và bước đầu đạt được kết quả khả quan. Vì vậy tôi làm sáng kiến này mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình vận dụng Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy lịch Sử lớp 12- Chương III. VIỆT NĂM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1 1954 – Bài 20. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC ( 1953 – 1954) – Lớp 12 – Cơ bản. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Theo Nghị quyết TW khóa VIII khẳng định, đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện, thành lập nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học. Với chủ trương đó, khi làm đề tài này, tôi đã đặt ra: 1. Giả thuyết của đề tài: - Đề tài có nâng cao được hiệu quả ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực trong môn Lịch sử không? - Đề tài có tạo được hứng thú cho học sinh khi học tập môn Lịch sử không? - Đề tài có nâng cao được kết quả học tập môn Lịch sử cho học sinh không? - Đề tài có thay đổi được thực trạng dạy Lịch sử theo hướng tích cực không? - Đề tài có rèn luyện được kĩ năng học Lịch sử theo sơ đồ cho học sinh không? 2. Mục tiêu của đề tài Từ các giả thuyết nêu trên, mục tiêu của sáng kiến phải đạt được là: - Thông qua việc ứng dụng sơ đồ tư duy phát huy được tính tích cực trong việc dạy và học môn Lịch sử. - Tạo được hứng thú cho học sinh khi học tập môn Lịch sử, giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn kiến thức Lịch sử, giảm sự nhàm chán, khô khan khi học Lịch sử của học sinh. - Nâng cao được kết quả học tập môn Lịch sử cho học sinh. 2 - Rèn luyện, nâng cao được kĩ năng học Lịch sử theo hình thức lập sơ đồ tư duy cho học sinh. 3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Để có cơ sở tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi đã: - Tìm hiểu thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử. - Tìm hiểu về kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử. - Tìm hiểu về thực trạng học tập môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông. - Tìm hiểu về kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập môn Lịch sử. - Tiến hành ứng dụng đề tài vào thực tế dạy học tại trường Trung học phổ thông. - Tiến hành so sánh, đối chiếu và đánh giá về hiệu quả của đề tài khi áp dụng. 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi chọn 4 lớp 12 của Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 3, cụ thể: - Lớp đối chứng: 12D3 (năm học 2011 – 2012), 12E8 (năm học 2012 – 2013) - Lớp thực nghiệm: 12D4 (năm học 2011 – 2012), 12E9 (năm học 2012 – 2013) Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ học sinh, kết quả điểm trúng tuyển vào lớp 10, ý thức học tập của học sinh đặc biệt là năng lực học tập và kết quả điểm kiểm tra môn Lịch sử trước khi tác động. II. THỰC TRẠNG 1. Thực trạng chung về tình hình giảng dạy, học tập môn Lịch sử hiện nay: Đoàn kết và nâng cao tinh thần tự hào dân tộc nhằm tập hợp sức mạnh của lực lượng toàn dân để tiến hành cách mạng đã được Đảng ta và đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra và vận dụng tốt trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Để khơi gợi lòng tự hào dân tộc, Bác Hồ kính yêu ngay từ năm 1942 đã viết bài kêu gọi “Nên biết sử ta" và bài diễn ca “Lịch sử nước ta”. Bài diễn ca gồm 104 câu thơ lục bát, dễ thuộc, dễ hiểu, phù hợp với dân ta lúc đó với 3 trên 90% mù chữ, đã góp phần tạo nên sức mạnh thần kỳ: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phát huy tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm. Trong chương trình giáo dục học sinh bậc THPT, có thể nói Lịch sử là môn có ưu thế nhất trong việc kết hợp dạy chữ và dạy người. Môn Lịch sử là môn hội tụ của nhiều kiến thức khác như văn hoá, văn học, nghệ thuật, địa lý, chính trị, triết học, đạo đức, lý tưởng Là một đất nước có hàng nghìn năm Lịch sử, ở một vị trí địa lý, điều kiện, thể chế chính trị như hiện nay thì Việt Nam có nhiều đặc trưng gắn với kiến thức Lịch sử, với bộ môn Lịch sử. Thế nhưng, mấy năm gần đây thực trạng dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông đã gây ra sự bức xúc, nỗi lo âu của xã hội. Điều này không chỉ được phản ánh qua điểm số các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng mà còn qua kết quả điều tra xã hội học, qua các sân chơi truyền hình và qua dư luận xã hội. Mặt hạn chế nặng nề nhất của giáo dục môn sử là đại bộ phận học sinh không thích học môn sử, coi đây là môn phụ, là môn học của các sự kiện, năm tháng, môn học của trí nhớ, khô khan, nhàm chán. Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến sự nhận thức không đúng tầm quan trọng của môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục phổ thông như: Lịch sử là môn khối C, học sinh học khối C gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn các trường để thi ĐH-CĐ; đa số phụ huynh cho rằng đây là môn phụ nên coi nhẹ; phương pháp dạy học chưa phù hợp với đặc trưng của từng nội dung và năng lực của học sinh; giáo viên còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng các phương tiện dạy học, các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hạn chế trong việc sử dụng các đồ dụng trực quan vào trong quá trình dạy học… Tuy nhiên trong những nguyên nhân trên, theo tôi nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến tình trạng chán học Lịch sử, coi nhẹ bộ môn Lịch sử đó là giáo viên còn hạn chế trong 4 việc lựa chọn phương pháp dạy học, chưa gây được sự hứng thú, lòng đam mê khi học Lịch sử cho học sinh. 2. Thực trạng đối với giáo viên dạy môn Lịch sử. Mặc dù trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của ngành, hầu hết các giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tích cực ứng dụng CNTT vào trong quá trình giảng dạy, sử dụng các kênh hình, đặc biệt là sử dụng sơ đồ tư duy để dạy Lịch sử… Tuy nhiên việc ứng dụng đó chưa được thường xuyên, liên tục, đôi khi còn ứng dụng một cách đối phó. Một số giáo viên đã có ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy, nhưng ở những nội dung cụ thể, vụn vặt, đơn giản quá chưa bao quát, phát huy được sự lôgíc của bài học, của chương. Vì vậy kết quả học tập và giảng dạy môn lịch sử chưa có chuyển biến nhiều, tuy học sinh có nắm được bài nhưng hiểu chưa sâu sắc về sự kiện, các nhân vật lịch sử, kĩ năng tư duy chưa cao, chưa thấy được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, học sinh học nhanh quên, hoặc nhầm lẫn giữa các sự kiện tương tự nhau. Đặc biệt sau một thời gian không thường xuyên ôn tập hoặc học các nội dung mới thì học sinh không còn nắm vững được các kiến thức đã học trước đó, hoặc không biết vận dụng các kiến thức đã học vào bài học mới. 2. Thực trạng đối với học sinh Trong những năm vừa qua, việc học tập các môn thuộc khối C của học sinh phổ thông nói chung, của học sinh trường THPT Triệu Sơn 3 nói riêng chưa được chú ý, đầu tư nhiều. Do xu thế của xã hội, do tâm lí của học sinh vì vậy học sinh lười học, không học bài cũ, không tích cực chủ động nghiên cứu sách giáo khoa chuẩn bị bài, xây dựng bài mới, nhiều khi học một cách đối phó, không sâu nên nhanh quên, chưa thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện lịch sử Từ thực trạng trên thiết nghĩ việc vận dụng sơ đồ tư duy vào quá trình dạy : Bài 20. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954), sẽ tạo 5 được hứng thú, ham mê học tập cho học sinh và chắc chắn kết quả học tập Lịch sử của học sinh sẽ được nâng lên. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Đối với lớp đối chứng: - Tôi thiết kế giáo án bình thường, có sử dụng tranh ảnh và phim tư liệu, nhưng không sử dụng sơ đồ tư duy. - Tôi thiết kế theo phân phối chương trình tách các mục của Bài 20 thành 2 tiết, trong đó: + Tiết 32 gồm nội dung các phần: I - Âm mưu của Pháp – Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava. II – Cuộc tấn công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. 1. Cuộc tấn công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954. 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. + Tiết 33 gồm nội dung các phần: III – Hiệp định Giơ nevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. 2. Hiệp định Giơnevơ IV – Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954) 1. Nguyên nhân thắng lợi 2. Ý nghĩa lịch sử - Về phương tiện dạy học: + Lược đồ hình thái chiến trường trong Đông – Xuân 1953 – 1954 + Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) 6 + Tranh ảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ; tranh ảnh về Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương; phim tư liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ; Hội nghị Giơnevơ. 2. Lớp thực nghiệm: * Tôi vẫn thực hiện bài dạy trong 2 tiết nhưng không tách riêng thành từng mục mà làm theo một chủ để lớn, sau đó trong từng tiết tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng nội dung cụ thể trong chủ đề đó. (Cụ thể xem phần IV. Biện pháp thực hiện) * Tôi thiết kế các sơ đồ tư duy: - Đối với giáo viên cần phải chuẩn bị: Để phục vụ bài dạy, tôi thiết kế 4 sơ đồ tư duy, cụ thể: 7 Sơ đồ 1: Sử dụng cho học sinh điền các thông tin theo yêu cầu câu hỏi. SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI 20. Lưu ý: Với sơ đồ 1 tôi thiết kế thành 2 bản: - Một bản kích thước khổ A0 dùng cho học sinh lên bảng làm. - Một bản kích thước khổ A4 dùng cho học sinh chuẩn bị dưới lớp. 8 Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc (1953-1954) 1 2 3 4 5 Sơ đồ 2. Sử dụng để chuẩn kiến thức sau khi học sinh đã hoàn thành nội dung sơ đồ 1. SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI 20. Lưu ý: Với sơ đồ 2 tôi thiết kế thành 1 bản kích thước khổ A0 dùng cho học sinh đối chiếu với phần làm trên bảng. 9 Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc (1953-1954) 1.Kế hoạch Nava 2. Cuộc tấn công chiến lược Đông-Xuân 1953 - 1954 4. Hiệp định Giơnevơ 5. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử. 3. Chiến dịch ĐBP Sơ đồ 3: Sử dụng cho học sinh điền các thông tin theo yêu cầu câu hỏi. SƠ ĐỒ CHI TIẾT NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI 20. 10 1.Kế hoạch Nava 2. Cuộc tấn công chiến lược Đông- Xuân 1953 - 1954 3. Hiệp định Giơnevơ 4.Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử. 1 2 3 4 5 7 8 9 10 14 15 16 17 18 19 20 3. Chiến dich Điện Biên Phủ 1954 6 21 22 23 11 12 13 24 25 26 Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc (1953- 1954) [...]... trong khoảng từ 0,80 đến 1,00 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học sử dụng sơ đồ tư duy đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) cho học sinh lớp 12 tại Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 3 là lớn Giả thuyết của đề tài: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953. .. rằng việc sử dụng sơ đồ tư duy vào trong quá trình dạy học, đặc biệt là trong môn Lịch sử rất thiết thực và hiệu quả, các giáo viên có thể vận dụng được hầu hết trong các kiểu bài, các dạng bài lên lớp như: giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ học sinh; sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng bài mới; sử dụng sơ đồ tư duy trong củng cố kiến thức bài; sử dụng để ra bài tập về nhà; sử dụng để... tích, khái quát, nhận xét rút ra ý nghĩa lịch sử của các sự kiện - Kỹ năng sử dụng lược đồ, bản đồ, tranh ảnh tư liệu lịch sử, kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy 15 2.2 Kiểm tra việc chuẩn bị sơ đồ bài mới của học sinh Yêu cầu học sinh đặt lên bàn để giáo viên kiểm tra 2.3 Tổ chức thực hiện 2.3.1 Bài 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954) – Tiết: 32 - Ở tiết này giáo viên yêu cầu học... PHÁP THỰC HIỆN 5 1 Đối với lớp đối chứng 5 2 Đối với lớp thực nghiệm 6 VI BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 10 1 Đối với lớp đối chứng 10 2 Tổ chức thực hiện 11 V KIỂM NGHIỆM 13 1 Cơ sở kiểm nghiệm 13 2 Kết quả kiểm nghiệm 13 C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I Kết luận 17 25 II Đề xuất 19 26 SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG BÀI 20: CUỘC... chênh lệch điểm số giữa hai lớp cũng là 0,78 (năm học 201 2 – 201 3) Điều đó cho thấy điểm trung bình của các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, các lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn các lớp đối chứng 21 C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I KẾT LUẬN Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ở Bài 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954) – Lớp 12 tại Trường... Nava? - Em hãy lập sơ đồ về chủ trương của Đảng ta để đối phó với kế hoạch kế hoạch Nava? - Em hãy lập sơ đồ chi tiết về cuộc tấn công chiến lược trong Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta? - Em hãy lập sơ đồ chi tiết về chiến dịch Điện Biên Phủ? - Em hãy lập sơ đồ chi tiết về Hiệp định Giơ ne vơ? - Em hãy lập sơ đồ chi tiết về nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp? - Em hãy hệ... nội dung đã học trong bài 20 bằng sơ đồ? IV BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1 Đối với lớp đối chứng Tổ chức dạy học bình thường, không sử dụng sơ đồ tư duy: 1.1 Nêu mục tiêu bài học * Kiến thức - Âm mưu Pháp – Mĩ: nội dung kế hoạch Nava - Diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông –Xuân 1953 – 1954, ý nghĩa đối với cuộc kháng chiến 14 - Chiến dịch ĐBP: âm mưu của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa... cầu lập sơ đồ chi tiết về nội dung của kế hoạch Nava + Nhóm 2: Lập sơ đồ chi tiết về cuộc tấn công chiến lược trong Đông – Xuân 1953 – 1954 + Nhóm 3: Lập sơ đồ chi tiết về chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 - Giáo viên phát mẫu sơ đồ trong giấy A4 cho từng nhóm, học sinh các nhóm hoàn thành sơ đồ rồi lên bảng trình bày vào sơ đồ 3 - Sau khi học sinh các nhóm trình bày xong, giáo viên treo sơ đồ 4 về chuẩn... nghĩa lịch sử - Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954 * Kỹ năng - Rèn kỹ năng phân tích, khái quát, nhận xét rút ra ý nghĩa lịch sử của các sự kiện - Kỹ năng sử dụng lược đồ, bản đồ, tranh ảnh tư liệu lịch sử 1.2.Tổ chức thực hiện: Thực hiện các hoạt động dạy học bình thường không sử dụng sơ đồ tư duy 2 Đối với lớp thực nghiệm 2.1 Nêu mục tiêu bài học * Kiến... nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp, trong Sơ đồ 2 - Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, theo 2 dãy của lớp học và giao nhiệm vụ cho từng nhóm cụ thể như sau: + Nhóm 1: Yêu cầu lập sơ đồ chi tiết về nội dung của Hiệp định Giơnevơ + Nhóm 2: Lập sơ đồ chi tiết về nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp - Giáo viên phát mẫu sơ đồ trong giấy A4 cho từng nhóm, . sơ đồ tư duy vào quá trình dạy : Bài 20. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954), sẽ tạo 5 được hứng thú, ham mê học tập cho học sinh và chắc chắn kết quả học tập Lịch sử. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc ( 1953 – 1954) 13 Lưu ý: Sơ đồ 4 tôi thiết kế 02 bản, một bản trên khổ giấy A0 và 1 bản trên phần mềm. học sinh trong dạy lịch Sử lớp 12- Chương III. VIỆT NĂM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1 1954 – Bài 20. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC ( 1953 – 1954) – Lớp 12 – Cơ bản. B. GIẢI QUYẾT VẤN

Ngày đăng: 18/04/2015, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w