1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thi pháp hiện đại - một dấu ấn của phê bình sáng tạo trong thời kỳ đổi mới

7 618 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 339,93 KB

Nội dung

Thi pháp hiện đại - một dấu ấn của phê bình sáng tạo trong thời kỳ đổi mới

Cao Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 71(9): 33 - 39 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn THI PHÁP HIỆN ĐẠI - MỘT DẤU ẤN CỦA PHÊ BÌNH SÁNG TẠO TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Cao Thị Hồng * Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Với Thi pháp hiện đại Đỗ Đức Hiểu muốn giới thiệu toàn diện thi pháp cả ba thể loại thơ, truyện và kịch, với ông thi pháp là công cụ khám phá văn chương về phương diện thể loại. Đặc biệt với công trình này Đỗ Đức Hiểu đã vận dụng thi pháp để đọc lại và phát hiện nhiều giá trị của văn học cũ tưởng như đã có tiếng nói cuối cùng, đọc ra và khẳng định giá trị của nhiều hiện tượng văn học xuất hiệnthời kỳ đổi mới. Bài viết cho thấy sự đóng góp đáng kể của Đỗ Đức Hiểu vào việc khẳng định sức sống lâu bền và vai trò quan trọng của một phương pháp nghiên cứu văn học mang nhiều tính ưu việt: phương pháp thi pháp học Từ khóa: Lý luận, Phê bình, Thi pháp học, hiện đại, đổi mới.  Việc ứng dụng các lý thuyết văn chương, cách tiếp cận văn chương của các trường phái nước ngoài vào Việt Nam như là công cụ để đi vào tìm hiểu tác phẩm, tác giả, xu hướng, trào lưu, . hiện nay còn nhiều vấn đề vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, giới thiệu để có thể đánh giá thống nhất về giá trị của chúng cũng như luận giải về tính cần thiết và tính khả dụng của chúng đối với văn học Việt Nam. Tuy vậy, quan sát thành tựu lý luận và sự vận động của phê bình văn học Việt Nam qua hơn hai mươi năm đổi mới (từ 1986 đến nay), có thể khẳng định con đường đi từ đối lập đến hội nhập, với phương châm tìm tòi vươn ra nhiều hướng, các phương pháp nghiên cứu phê bình văn học ở Việt Nam bước đầu đã thể hiện rõ sự đổi mới sáng tạo. Lần lượt xuất hiện trên văn đàn những công trình nghiên cứu mang giá trị học thuật, được những người quan tâm đến đời sống văn học nước nhà hào hứng, nhiệt thành đón nhận. Bài viết này hướng đến tìm hiểu một trong những thành tựu ban đầu được ghi nhận trong ứng dụng lý thuyết thi pháp học hiện đại để nghiên cứu văn học ở Việt Nam- đó là công trình Thi pháp hiện đại của Đỗ Đức Hiểu (Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội, 2000). Thi pháp học là một hướng nghiên cứu văn học có lịch sử xa xưa nhất, tác phẩm đầu tiên là Nghệ thuật thi ca của Aristote ra đời từ thời cổ đại ở Hy Lạp cách đây 2.400 năm. Đến thời trung đại ở châu Âu và châu Á ra đời nhiều tác phẩm bàn về quy tắc sáng tác văn học, những tác phẩm này được gọi chung là Thi pháp học cổ  Tel: 0974088979, Email: cao_hong568@yahoo.com.vn điển. Thi pháp học hiện đại được dấy lên từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Sau hướng nghiên cứu thi pháp học lịch sử do nhà nghiên cứu văn học Nga Vessenovski đề xuất là đến sự phát triển mạnh của trường phái hình thức Nga ở giữa thế kỷ XX, rồi dịch chuyển sang Âu – Mỹ, các trường phái thi pháp học hiện đại nối tiếp nhau ra đời (Phê bình mới Anh- Mỹ, Hiện tượng luận, Thi pháp học cấu trúc, hiệu,…). Thi pháp học hiện đạimột lý thuyết văn học tuân theo những nguyên tắc khác với thi pháp học cổ điển, nội hàm của thi pháp theo nghĩa hiện đại đã được bồi đắp lên theo thời gian từ gốc thi học. Nó không coi trọng tính quy phạm mà đi sâu vào khảo sát những đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm. Nghiên cứu văn học theo hướng thi pháp học không quan tâm đến những yếu tố ngoài văn bản (tiểu sử tác giả, bối cảnh văn hóa xã hội,…) mà luôn lấy tác phẩm làm đối tượng chính để quan sát, coi ngôn ngữ tác phẩm làm điểm tựa khách quan, điều này cho thấy tinh thần chủ đạo của phương pháp nghiên cứu thi pháp học là ở chỗ nó hướng tới cách tiếp cận nội quan, tức là nghiên cứu văn học từ bản thân văn học, quan tâm đến tính văn học, tính nghệ thuật của văn bản văn học, coi tác phẩm như một chỉnh thể, như một hệ thống. Nếu các phương pháp truyền thống trên thế giới coi nhẹ hoặc bỏ qua chất liệu nghệ thuật của văn học là ngôn từ thì thi pháp học hiện đại coi tác phẩm văn học là văn bản ngôn từ. Chính vì vậy nó khắc phục được một số sai lầm mà phương pháp truyền thống mắc phải như quan niệm quá sơ lược, một chiều về tác phẩm văn học, gán ghép gượng gạo những ý nghĩa chính trị, xã hội, thiếu nhiều điểm Cao Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 71(9): 33 - 39 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nhìn, bỏ qua tiềm năng trực giác và tiềm thức của chủ thể sáng tạo, . nó giúp người nghiên cứu khai thác được những ý nghĩa đa dạng của tác phẩm, tìm ra bản chất sáng tạo của tác phẩm, tránh được cái nhìn áp đặt, phiến diện đối với văn bản nghệ thuật. Tuân thủ các nguyên tắc khảo sát văn bản nghệ thuật của thi pháp học. Với Thi pháp hiện đại Đỗ Đức Hiểu muốn giới thiệu toàn diện thi pháp cả ba thể loại thơ, truyện và kịch, với ông thi pháp là công cụ khám phá văn chương về phương diện thể loại. Nhìn lại quá khứ, Đỗ Đức Hiểu đã dành một sự trân trọng đặc biệt cho một số cây bút và những hiện tượng độc đáo của văn học dân tộc. Trong phê bình thơ, Đỗ Đức Hiểu chú ý đến Thế giới thơ nôm Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Thơ Mới- cuộc nổi loạn của ngôn từ thơ, 14 tháng bảy 1789 và Thi nhân Việt Nam, Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp, Tiếng thu, thơ nhạc của Lưu Trọng Lư, Ông Đồ của Vũ Đình Liên, Thế giới ngôn từ thơ Đặng Đình Lưu. Tiếp đó ông tập trung vào phê bình truyện với các bài viết Phố huyện của Thạch Lam, Chất thơ trong vang bóng một thời, Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ, Hai không gian trong Sống mòn, Tiểu thuyết Nhất Linh,Phiên chợ Giát, Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Nước Thiên đàng của Đào Duy Hiệp, Balzac đó đây. Phê bình kịch với Bi kịch Vũ Như Tô,Phong cách kịch Đoàn Phú Tứ. Nghiên cứu các tác phẩm trải dài theo thời gian từ cổ đến kim, từ Việt Nam ra nước ngoài, từ Đông sang Tây có lẽ nhà nghiên cứu quan niệm thi phápmột phương pháp có thể áp dụng cho mọi nền văn chương dân tộc ở mọi thời đại. Trong khuôn khổ cho phép của bài viết, chúng tôi tập trung cắt nghĩa nguyên tắc ứng dụng lý thuyết thi pháp học để giải mã những tác phẩm văn học cụ thể của Đỗ Đức Hiểu thông qua một số nghiên cứu tiêu biểu của ông được tập hợp ở Thi pháp hiện đại để từ đó làm rõ đặc sắc của Đỗ Đức Hiểu là đã vận dụng thi pháp để đọc lại và phát hiện nhiều giá trị của văn học cũ tưởng như đã có tiếng nói cuối cùng, đọc ra và khẳng định giá trị của nhiều hiện tượng văn học xuất hiện ở thời kỳ đổi mới. Đọc lại và phát hiện nhiều giá trị của văn học trước đây Thơ Hồ Xuân Hương nhìn từ bình diện hệ thống ngôn ngữ Quán triệt nguyên tắc: xuất phát từ cấu trúc biểu đạt, trên bình diện của ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, coi “ngôn ngữ văn học là “người anh hùng” trong phê bình văn học”[1.69] để có thể làm “nổ tung” văn bản, giải mã, tìm bí ẩn của tác phẩm từ những “khoảng trắng”, Đỗ Đức Hiểu đã đọc lại thơ của “bà chúa thơ Nôm” với nhiều phát hiện thú vị. Ông quan sát tỷ mỷ hệ thống động từ được dùng trong thơ Hồ Xuân Hương với một mật độ dày đặc để đưa ra nhận xét: “Những động từ hoạt động trong thơ Hồ Xuân Hương giữ vị trí đầu não, vị trí “chúa tể”, nó là cột sống, hòn đá tảng của nhịp thơ, nó có khả năng gây biến động, gây tai biến, bất chợt và hùng hổ”[1.71]. Đỗ Đức Hiểu đã tìm ra được điều cốt tủy nhất làm nên sức sống của thơ Hồ Xuân Hương đó là bởi thơ bà “vừa tuân thủ thi pháp của thời đại mình, vừa vi phạm các quy tắc ấy và sáng tạo theo phong cách của riêng mình. Hồ Xuân Hương sáng tạo một phong cách thơ luật Đường mới”[1.71]. Để chỉ rõ cái mới trong thơ Đường của Hồ Xuân Hương nhà nghiên cứu đã quan tâm đến những động từ miêu tả hành động bởi thơ Hồ Xuân Hương là thơ hành động, “những cử chỉ mạnh mẽ, ráo riết, say mê”, và theo ông chính nó đã tạo nên một “thế giới đời thường thắm tươi, một thiên nhiên tràn đầy sức sống, một triết lý tự nhiên của cuộc đời trần thế, của trực giác, cảm giác, bản năng, của say mê, một cái đẹp góc cạnh và vui tươi của sự vận động hối hả, căng thẳng với những nhịp thơ nhảy múa, những âm thanh vang động, những điệu van xơ chóng mặt. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ chạm trổ, hòn đá biết cười, hang động biết nói, nước lạch hát ca; Thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu là ngày hội của bản năng, một Festival của cơ thể người phụ nữ, một đám cưới dân gian náo nhiệt, barôc, grotesque. Thế giới thơ nôm Hồ Xuân Hương là thế giới vô vàn scandalles, những cú huých, những thách thức ”[1.71]. Bên cạnh động từ là những tính từ kèm trạng ngữ. “Thơ Hồ Xuân Hương tràn trề màu sắc, và hầu như không mấy khi những sắc màu ở độ không, mà đỏ loét, xanh rì, tối om, đỏ lòm lòm, chín mõm mòm…Ở đây, trạng ngữ giữ một chức năng quan trọng, nó đẩy màu sắc đến mực Cao Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 71(9): 33 - 39 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn cực độ, tối đa, nó tạo trong văn bản cái không đồng chất, cái bất ngờ, nó gãy khúc. Nó có tác dụng chuyển nghĩa, từ cái bình thường sang cái ẩn dụ - cơ thể người phụ nữ”[1.73]. Ngoài ra nhịp điệu, âm điệu trong thơ Hồ Xuân Hương cũng là một đối tượng để nhà nghiên cứu tìm thấy: “Cái được biểu đạt này trở thành cái biểu đạt và sinh ra cái được biểu đạt thứ hai v.v.”[1.70], tạo nên những làn sóng âm vang đến những thế kỷ sau. Như vậy, có thể thấy cách khám phá tác phẩm của Đỗ Đức Hiểu là bám sát nguyên tắc cắt nghĩa tác phẩm từ những yếu tố hình thức mang tính nội dung, tác phẩm là một hiệu, có mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện, hai mặt này không thể tách rời. Ông đã vượt qua sự bình tán du dương, bám sát văn bản để chỉ ra thao tác nghệ thuật của riêng nhà thơ, tìm hiểu những cách cấu trúc ngôn từ đầy tài năng để thấy cái hay, cái đẹp và chiều sâu trong mỗi bài thơ độc đáo của Hồ Xuân Hương- đó là một thứ thơ “mang nhiều chất nổ của thời đại, thời đại của kinh kỳ, phố Hiến, của trào lưu văn học nghệ thuật đòi giải phóng con người, ngợi ca tài năng, cái đẹp, nhất là của phụ nữ”[1.81] Giải mã thông điệp nghệ thuật qua những điểm nhấn nghệ thuật của cấu trúc Truyện Kiều (Nguyễn Du) Đỗ Đức Hiểu cho rằng: “Thúy Kiều là một nhân vật động, tức là luôn luôn vượt không gian của mình, đi tìm một không gian mơ ước(…). Nghiên cứu Thúy Kiều như một nhân vật động có nghĩa là nghiên cứu một nhân vật chủ động về cuộc sống của mình, một cá tính tự sinh thành, tự tạo thành, tức là đề cập đến vấn đề chủ nghĩa nhân văn rất cụ thể của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, công cuộc giải phóng cá tính xây dựng tính cách tự do, nhân cách sáng tạo, và cũng có nghĩa là khảo sát nhân vật trong môi trường của nó, và những mối quan hệ của nó với các nhân vật khác”[1.83]. Chính vì vậy ông đặt nhân vật Thúy Kiều trong những không gian nghệ thuật khác nhau trên con đường đi tìm tình yêu tự do, tự giải phóng mình: “Thứ nhất, con đường “gập gềnh” từ nhà họ Vương; Thứ hai, con đường “cỏ lợt màu sương” của Sở Khanh; Thứ ba, con đường “mịt mù dặm cát đồi cây”, từ nhà Hoạn Thư”[1.83]. Từ ba điểm tựa về không gian nghệ thuật, nhà nghiên cứu đi sâu giải mã nghệ thuật, ông quan tâm đến nhịp thơ, âm điệu thơ, hình tượng thơ tức là các cấu trúc thơ để tiếp cận tâm linh con người. Đỗ Đức Hiểu có những phát hiện tinh tế khi ông phân tích chỉ rõ những dụng công ngôn từ nghệ thuật qua bút lực Nguyễn Du, từ đó ông nhìn ra: “Mọi con đường Kiều đi đều dẫn đến đau khổ và nhân vật cứ phải đi trên những con đường cụt”[1.89]. Từ hình tượng không gian, nhà nghiên cứu thấu hiểu thế giới Truyện Kiều chứa chất khổ đau, chỉ có nước mắt, khóc than, đánh đập, cướp của - Đó là một “không gian đầy kinh hãi” [1.89]. Phát hiện những điểm nhấn nghệ thuật qua cấu trúc chỉnh thể tác phẩm là một cách tiếp cận để nhà nghiên cứu dò tìm những tiếng vọng khổ đau và da diết của thân phận con người - đó cũng là một đóng góp đáng kể của Đỗ Đức Hiểu vào đổi mới cách đọc tác phẩm văn chương. Cái nhìn mới về tiểu thuyết “Số đỏ” củaTrọng Phụng Trước đây nhiều ý kiến cho rằng đây là một tác phẩm mang tiếng cười đả kích xã hội Việt Nam thời “Tây hóa”, đó là cái hoạt kê, cười hể hả, cái hài hước, cái châm biếm, nhạo báng, cái hề,… cái cười được quan tâm trên bình diện bề mặt. Đỗ Đức Hiểu không dừng lại quan niệm như vậy, ông hiểu thêm rằng: “Cái cười trong Số đỏ không phải là những phương thức nghệ thuật để chuyên chở tư tưởng của tác phẩm. Cái cười ở đây là bản chất, là tinh túy của văn bản nghệ thuật, nó đồng nhất với thế giới quan của tác giả, nó là tất cả tác phẩm – cái cười đa diện, cái cười vừa khẳng định vừa bác bỏ, cái cười lớn luôn luôn để ngỏ, không khép kín, không khô cứng(…), Số đỏ là cái cười nhại với một tầm cỡ lớn”[1.180]. Việc nhà nghiên cứu quan niệm cái cười là bản chất, là tinh túy, của tác phẩm đã đồng nghĩa với việc ông không nghiên cứu tiếng cười chỉ trên bề mặt mà tiếng cười ấy được soi chiếu từ tầng sâu. Thông qua các “lớp sóng ngôn từ đô thị” xô đẩy, đầy nghịch lý, xung đột Đỗ Đức Hiểu quan tâm đến Số đỏ như là “một hiện thực ngôn ngữ học…nó là một hệ thống hiệu vạn năng, chứa đựng nhiều lực tiềm ẩn: cái đẹp, cảm xúc, suy tư, xã hội học, mỹ học,…”[1.180]. Chính hệ thống ngôn từ sinh động, đầy sức sống vừa dân gian vừa đài các, vừa cổ điển vừa hiện đại, vừa Cao Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 71(9): 33 - 39 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thô tục, vừa cao đạo đã tạo nên nội dung, ý nghĩa đa dạng, sâu sắc của cái cười, tự nó lột mặt nạ của một thời đại lịch sử dối lừa, những người lừa dối có ý thức và không có ý thức, những trào lưu văn hóa lừa dối, đồng thời nó cũng ẩn giấu tư tưởng nhân đạo đầy bao dung của tác giả đối với “cái đô thị khốn khổ trong công cuộc đô thị hóa khốn khổ ở một thuộc địa”[1.181]. Nhà nghiên cứu đã rất có lý khi đưa ra sự khẳng định cái cười trong Số đỏ vì thế không đơn thuần chỉ là thứ trang sức hay hình thức để chế giễu cái này hay hạ bệ cái khác, cái cười làm nên chính tác phẩm, là “chất tinh túy”, là nội dung căn cốt của tác phẩm. Tác phẩm là một chuỗi cái cười liên hoàn, không dứt: “Tất cả Số đỏ là cái cười và tất cả cái cười là Số đỏ”[1.193]. Ở một phương diện khác trong bài viết, khi xem xét hệ thống nhân vật của tác phẩm nhà nghiên cứu chú ý khai thác yếu tố không gian, ông cho rằng không gian là nơi thể hiệnmối quan hệ của nhân vật với môi trường. Nhân vật, không gian, thời gian là một khối thống nhất, không thể chia cắt. Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là tìm những mối liên hệ giữa những cấu thành ấy. Theo Đỗ Đức Hiểu, nhân vật chính của tiểu thuyết (Xuân Tóc Đỏ) được đặt trong hai không gian: Không gian I- đó là không gian vỉa hè, ở đó tồn tại những cư dân dưới đáy đô thành Hà Nội; Không gian II- đó là không gian của thế giới thượng lưu rởm và những me Tây, những trí thức dở hơi đầy tham vọng, đó là những kẻ bịp bợm bị bịp bợm lại, những con rối, những tên hề vừa ma mãnh vừa ngu dại,…Xoay quanh trục không gian nghệ thuật, xem xét các quan hệ hết sức phức tạp, rối ren của nhân vật chính với các nhân vật khác, sự phiêu lưu, mạo hiểm, hóa thân như có phép lạ và những tính cách biến đổi của nhân vật, nhà nghiên cứu đã cắt nghĩa về ý nghĩa của nhân vật, ông cho rằng: “Chức năng của Xuân Tóc đỏ là thực hiện tính ý hướng của chuyện (…). Nhân vật Xuân Tóc đỏ đa sắc, đa diện, Số đỏ là một tiểu thuyết đa thanh, đa nghĩa”[1.186]. Như vậy trên tinh thần xem xét những hình thức là những nội dung và những nội dung là những hình thức, nhiều phát hiện mới mẻ của Đỗ Đức Hiểu đã góp phần rất đáng kể trong việc khẳng định giá trị hết sức đặc sắc của tiểu thuyết Số đỏ - một liên văn bản sáng tạo bởi tài năng Vũ Trọng Phụng, một hệ thống ngôn từ độc đáo mang tính xã hội và tính lịch sử cụ thể. Vận dụng thi pháp để đọc lại và phát hiện nhiều giá trị của văn học cũ tưởng như đã có tiếng nói cuối cùng, Đỗ Đức Hiểu đã góp phần làm thay đổi tư duy cách đọc và tiếp cận tác phẩm văn học. Từ những phát hiện của Đỗ Đức Hiểu có thể thấy mỗi tác phẩm văn học là một hệ thống hiệu vạn năng, tự nó luôn chứa đựng nhiều lực tiềm ẩn đòi hỏi sự nỗ lực và giải mã tích cực của đọc. Đọc ra và khẳng định giá trị của nhiều hiện tượng văn học xuất hiệnthời kỳ đổi mới Đọc ra và khẳng định giá trị của nhiều hiện tượng văn học mới là đóng góp quan trọng của công trình này, nó có tính chất mở đường và bước đầu tháo gỡ tình trạng lúng túng, bế tắc của nghiên cứu, phê bình văn học nước nhà trong giai đoạn giao thời còn tồn tại nhiều giới hạn. Đỗ Đức Hiểu đã thành công đặc biệt ở nghiên cứu phê bình một số tác giả, tác phẩm xuất hiện ngay thời kỳ đầu đổi mới như Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài. Đó là những hiện tượng văn học mới lạ, có nhiều phá cách về nghệ thuật và phương thức thể hiện. Phác họa nét “nhòe” nghệ thuật trong “Phiên chợ Giát” của Nguyễn Minh Châu- Một sáng tạo trên nền sáng tạo M.Bakhtin (nhà lý luận thiên tài người Nga) đã từng chỉ rõ trong nghệ thuật ngôn từ việc tạo ra văn bản đa thanh là dấu hiệu của tư duy nghệ thuật hiện đại. Lý luận hiện đại cũng đã thừa nhận sự xuất hiện nhiều giọng nói và sự tương tác giữa chúng sẽ tạo ra tính đa thanh của tác phẩm. Từ góc nhìn thi pháp học, thâm nhập vào lớp ngôn ngữ bề sâu, khai thác ngôn ngữ biểu tượng, nhà nghiên cứu đọc ra ý nghĩa thông điệp của Phiên chợ Giát:Nó là cái nhìn nghệ thuật của nhà văn về phận người, về cuộc đời, về thế sự - tất cả được thể hiện trong một thế giới vừa thực, vừa hư, thế giới của sự hóa thân, biến dạng người/ vật. Đỗ Đức Hiểu đã phát hiện ra tấn bi kịch của thời đại được tái hiện sinh động thông qua những nét nhòe nghệ thuật- một sáng tạo đặc sắc của ngòi bút Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này. Nếu coi văn bản phê bình cũng là Cao Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 71(9): 33 - 39 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn văn bản mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo, tồn tại song song với sáng tác thì đây chính là nét sáng tạo của nhà nghiên cứu. Trong khi phê bình văn học ở Việt Nam luôn chú trọng cắt nghĩa rạch ròi trước/sau, tốt/xấu, đen/trắng, phải/trái, đúng/sai của mỗi tác phẩm…thì Đỗ Đức Hiểu đã rất tinh tế khi cho rằng: “Nghệ thuật xây dựng truyện Phiên chợ Giát, chủ yếu, là cái pha màu, cái pha trộn của các tâm trạng đối nghịch, là sự thâm nhập lẫn nhau của các chi tiết, là cái nét nhòe, cái mơ hồ, cái không xác định của các cấu trúc hình tượng”[1.250]. Quan sát trên sự hiện diện của văn bản, nhà nghiên cứu đã chỉ ra những “nét nhòe” được thể hiện qua phương diện hình thức mang tính nội dung quan trọng bậc nhất của tác phẩm đó là nghệ thuật kể chuyện. Bám sát bốn mạch truyện cụ thể (ông Khúng thức giấc; ông dắt con bò đi trong tăm tối mịt mù; ông và con bò tiếp tục đi dưới ánh sao; và cuối cùng trời sáng, ông đến phố chợ), Đỗ Đức Hiểu đã thâm nhập vào “con người bên trong con người” của nhân vật, ông đọc rõ: “Tiếng người kể chuyện nhòe với độc thoại của nhân vật; độc thoại của nhân vật nhòe với đối thoại với con bò, với người đọc, với lịch sử, với số phận, với người vô danh hay cái tuyệt đối, trở thành một dàn nhạc nhiều bè, lắm khi lộn xộn, càng thêm nhức nhối, mịt mờ như chính số phận ông Khúng của chúng ta”[1.251] Nhận ra độ nhòe giữa các đối tượng có nghĩa là nhà nghiên cứu đã cảm nhận rất rõ tính mơ hồ của văn bản nghệ thuật, tính mơ hồ đa nghĩa là một đặc trưng cơ bản tư duy nghệ thuật, chính nó đã làm nên số phận của văn bản văn học, là sự mê hoặc, hấp dẫn của nghệ thuật. Trong văn bản nghệ thuật, hình ảnh tượng trưng là mơ hồ nhất, bởi ở đó cái cá biệt biểu thị một cái chung lớn lao hơn. Không thể phân định được ông Khúng hóa thân thành bò hay bò đã hóa thân thành ông khi người nghệ sĩ chủ động, có ý thức làm nhòe sự vật, xóa mờ đường nét, thuộc tính để đạt tới sự tái hiện cuộc sống trong tổng thể bao la, trong chiều sâu thăm thẳm, biến đổi, vận động không ngừng, đầy bất ngờ, bí ẩn. Sự mơ hồ này tạo nên tính đa thanh của tác phẩm, gợi cho người tiếp nhận những liên tưởng phong phú và sâu sắc về kiếp người nhọc nhằn, tủi nhục, mất mát loanh quanh trong một cái vòng tròn kín: người/vật- vật/người. Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện ngắn này đã làm nên một dấu ấn của văn học thời kỳ đầu đổi mới, nó được Đỗ Đức Hiểu phát hiện và khẳng định nó có giá trị như: “Một di chúc nghệ thuật, hòa quyện máu và nước mắt, nhắn nhủ người đọc hãy nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình để thoát kiếp Bò Khoang nhẫn nhục và tiếp cận con người tự do”[1.256]. Tóm lại, từ phân tích hình thức, Đỗ Đức Hiểu đã vượt qua phương pháp đọc tuyến tính truyền thống và áp dụng cách đọc phi tuyến tính, chính cách nhìn mới mẻ này đã giúp nhà nghiên cứu đọc ra thông điệp của văn bản từ những hiệu riêng của Nguyễn Minh Châu trong thời kỳ cả người sáng tác và người phê bình đều bứt thoát nhọc nhằn để tìm về một chân trời mới trong sáng tạo nghệ thuật. Lý giải những cấu trúc biểu đạt phức hợp trong “Thân phận tình yêu” của Bảo Ninh- Sự cố gắng vượt thoát khỏi hạn chế của lối phê bình xã hội học Thân phận tình yêu của Bảo Ninh vốn bị nhiều người nhìn nhận, đánh giá theo lối áp đặt chủ quan, phê phán là “phủ nhận quá khứ của mình”, Đỗ Đức Hiểu đã đọc văn bản này dưới ánh sáng của phương pháp phân tích cấu trúc và khẳng định nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc của thiên tiểu thuyết này. Coi tác phẩm là một chỉnh thể toàn vẹn, nhìn từ cấp độ thi pháp tác phẩm ông đã phân tích từ nhan đề đến việc mổ xẻ nhịp mạnh của tiểu thuyết, bám sát mạch ngôn ngữ tiểu thuyết để nhận ra những nguyên tắc cảm nhận đời sống một cách thẩm mỹ của người nghệ sĩ. Có lẽ Đỗ Đức Hiểu là người đầu tiên đã nhìn ra kết cấu lạ được sáng tạo bởi ý thức nghệ thuật của người cầm bút: Bảo Ninh đã lồng “tiểu thuyết trong tiểu thuyết” - “Tình yêu, chiến tranh, viết tiểu thuyết, ba nhịp đó xen kẽ, đan chéo, gây chóng mặt, bàng hoàng, nhức nhối(…), tiểu thuyết của Bảo Ninh là một giấc mơ dài, một huyền thoại của thời đại”[1.267]. Theo ông, nỗi buồn tình yêu, nỗi buồn chiến tranh hòa tan với nhau thành nỗi buồn sáng tạo- những nhịp mạnh xen kẽ kết thành một tổng thể mang tính triết lý. Trong quá trình giải mã văn bản, Đỗ Đức Hiểu đặc biệt quan tâm đến thế giới được biểu đạt qua Cao Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 71(9): 33 - 39 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn hệ thống ngôn từ lạ lùng, mang tính đa thanh, tính đối thoại, nảy sinh từ trực giác, vô thức (không loại trừ ý thức và lý trí). Những phát hiện của nhà nghiên cứu về sự sáng tạo của Bảo Ninh trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ là những trang phê bình vừa bay bổng, lãng mạn vừa đậm chất trí tuệ, thuyết phục. Ông chỉ rõ ngôn từ tiểu thuyết của Bảo Ninh là những cấu trúc không ăn khớp, đứt nối, tưởng như chắp vá, những từ ngữ trái ngược đứng cạnh nhau, những chuyển đoạn bằng những từ tưởng như tùy tiện,… đó chính là “dòng cảm xúc”, “dòng cảm hứng” luôn luôn vận động, đột biến. Từ đây nhà nghiên cứu đưa ra những nhận xét thú vị nhưng còn nhiều lạ lẫm với độc giả đương thời : “Tiểu thuyết của Bảo Ninh là một thế giới không ổn định, không khép kín”[1.268], và: “Nó không khẳng định, không đóng kín, nó có nhiều tiếng nói liên kết với nhau, tách rời nhau, mâu thuẫn nhau, đối thoại nhau. Nó không độc thoại một chiều nghèo nàn và chán ngắt(…). Nhà văn pha trộn những từ ngữ không ăn khớp; nhiều hệ thống đồng nghĩa hay ngược nghĩa; nhiều trùng điệp, không ăn khớp; nhiều tiếng vang, nhiều vi phạm quy tắc của logic, quy phạm của ngôn ngữ văn chương thông thường. Thân phận tình yêu, Nỗi buồn của chiến tranh là một cuộc phiêu lưu muốn hòa nhập với văn học hiện đại thế giới”[1.271]. Khác với tư duy nghiên cứu trước đó, Đỗ Đức Hiểu đã sử dụng đắc dụng“công cụ” mới của phê bình văn học để vượt thoát khỏi những hạn chế của lối phê bình xã hội học. Ông đã thực sự làm “nổ tung” văn bản, tìm mọiẩn của các liên kết tác phẩm, phân tích rõ ràng các cấu trúc biểu đạt phức hợp của văn bản. Ông “tháo rời”, mọi cơ cấu, mọi chi tiết ngôn từ để giải mã tác phẩm. Nói như Rabelais, phải “đập vỡ cái xương”, để “hút tủy”của tác phẩm, nhìn thấu qua hình thức- phần nổi của “tảng băng trôi” (từ dùng của Hemingway) để phát hiện phần chìm các tầng bậc ý nghĩa. Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp - Một lối phê bình mang sức thuyết phục riêng, khó lẫn Thời kỳ đổi mới, hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn tạo nên: “Một cái hẫng giữa phát và nhận. Lối viết đa âm đụng phải lối đọc thánh thư”[2.99] đã gây tranh luận rộng và dai dẳng: “Khen chê cứ là ầm ĩ mạnh mẽ và quyết liệt…nhiều ý kiến khác nhau, trái ngược nhau, đối chọi nhau”[3.6] Trong số rất nhiều bàn bạc khen, chê về nhà văn họ Nguyễn Huy, bài viết Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp của Đỗ Đức Hiểu có một sức thuyết phục riêng, khó lẫn, nó vượt lên trên lối cảm thụ và phê bình “bắt vít” [3.320]để khẳng định giá trị truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như :“Giọt vàng ròng ngời sáng”[1.272], góp phần: “Tái tạo truyện ngắn ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XX này và nâng nó lên một tầm cao mới”[1.272]Để minh chứng cho luận điểm trên, trước hết, từ góc độ thi pháp thể loại truyện ngắn, Đỗ Đức Hiểu đã phân biệt những điểm khác nhau căn bản giữa chuyện (conte) và truyện ngắn (nouvelle). Chuyện là loại chuyện kể mang tính chất dân gian, chuyện hoang đường, kể một cách hồn nhiên, còn truyện ngắn- là loại chuyện kể hiện đại, đã được mã hóa, mang đậm dấu ấn cá tính của người kể truyện, mang tính “hiện sinh”, tức là con người xuất hiện như một cá nhân toàn vẹn có ý thức về bản thân mình và về người khác; nó luôn xa lạ với trật tự đã hình thành, với những giá trị đã được thiết lập. Nhà nghiên cứu cũng chú ý nhấn mạnh: “Truyện ngắn chỉ ra đời khi con người và xã hội trải qua một khủng hoảng ý thức (crise de conscience), biết thế nào là tự do và dân chủ”[1.272]. Tất nhiên ở vào những thời điểm lịch sử nhất định, khi ý thức cá nhân bùng nổ và kiếm tìm tự do thì chuyện có thể “lột xác” thành truyện ngắn. Chuyện là mầm mống của truyện ngắn, chuyện chứa đựng những yếu tố tiềm tàng của truyện ngắn Từ việc phân biệt rạch ròi những nét khác nhau giữa hai khái niệm chuyện và truyện ngắn nhà nghiên cứu tiếp tục định hướng người đọc tiếp cận với tư duy đọc theo lý thuyết hiện đại. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không thể đọc bằng thói quen tư duy cổ tích trắng đen rõ ràng mà phải soi chiếu các sáng tác của nhà văn dưới nhiều góc độ khác nhau (cách “kể”, cấu trúc ngôn từ, cách xây dựng nhân vật,…), và chỉ có như vậy mới có thể “đi tìm”, giải mã được thế giới nghệ thuật đầy bí ẩn, mang nặng tình yêu loài người của Nguyễn Huy Thiệp, mới hiểu được vì sao sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp gây một chấn động lớn trong đời sống văn Cao Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 71(9): 33 - 39 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn chương và chinh phục nhiều trái tim bạn đọc trong và ngoài nước. Kết luận Cách tiếp cận khoa học đối với tác phẩm văn học, coi mỗi tác phẩm như một hệ thống chỉnh thể đã khiến phê bình thi pháp học trở thành phê bình học thuật, góp phần xây dựng hệ giá trị thẩm mỹ mới, tạo lập được sự đối thoại, bình đẳng với sáng tác. Với Thi pháp hiện đại Đỗ Đức Hiểu góp tiếng nói khẳng định sức sống lâu bền và vai trò quan trọng của một phương pháp nghiên cứu văn học mang nhiều tính ưu việt, góp phần thúc đẩy đổi mới nghiên cứu phê bình văn học ở Việt Nam thời kỳ Đổi mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội, 400 trang. [2].Đặng Anh Đào (2007), Việt Nam và phương Tây tiếp nhận và giao thoa trong văn học, Nxb. Giáo dục, HN, 524 trang. [3].Nhiều tác giả (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Xuân Nguyên (sưu tầm và biên soạn), Nxb. VHTT, HN. 550 trang. SUMMARY MODEM PROSODY, A CREATIVE CRITICISM IN A BRAND - NEW CHANGE TIME Cao Thi Hong  College of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University With modern poetics Do Duc Hieu would recommend all three categories poetics poetry, novels and plays, with him poetics is a tool to explore literature in terms of genre. Particularly with this works Do Duc Hieu has applied poetics to re-read and explored values of the old idea of literature as has the final saying, read out and confirmed the value of much current literary production is in the renovation period. Article shows the significant contribution of Do Duc Hieu to afirm a long life and the important role of a methodological literature with many advantages: poetics methods Keywords: Theory, Review, Execution of learning, modern, innovative  Tel: 0974088979, Email: cao_hong568@yahoo.com.vn . http://www.lrc-tnu.edu.vn THI PHÁP HIỆN ĐẠI - MỘT DẤU ẤN CỦA PHÊ BÌNH SÁNG TẠO TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI . của thi pháp học. Với Thi pháp hiện đại Đỗ Đức Hiểu muốn giới thi u toàn diện thi pháp cả ba thể loại thơ, truyện và kịch, với ông thi pháp

Ngày đăng: 25/02/2013, 17:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w