Khái niệmTheo khoản 8 điều 2 quy chế vay và trả nợ nước ngoài Ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ thì: “Nợ nước ngoài của quốc gia là số
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BỘ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
- -BÀI TẬP LỚN Môn: Tài Chính Quốc Tế
Đề tài : “Thực trạng nợ nước ngoài, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý,
sử dụng và hoàn trả tại Việt Nam”.
Lớp Ngân Hàng K51B
Thành viên: Mã Sinh viên
Lê Quang Đại Trịnh Tiến Đạt Trần Thị Lai Nguyễn Đăng Trung Trần Văn Tuấn Nguyễn Văn Quyết.
`
Trang 2Mục lục
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm ……… 3
1.2 Phân loại ……… 3
1.3 Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ……… 4
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 2.1 Tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam ……… 7
2.1.1 Các phương thức vay nợ chủ yếu của Việt Nam ……… 7
2.1.2 Tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam ………
10 2.2 Tình hình quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam ……… 13
2.2.1 Cơ chế quản lý nợ ………
13 2.2.2 Một số thành tựu nổi bật của công tác quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 14 2.2.3 Một số tồn tại trong quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam ………
15 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ HOÀN TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 3.1 Các giải pháp đảm bảo khả năng tiếp nhận nợ vay nước ngoài ……… 18
3.2 Các biện pháp giảm chi phí vay nợ ……… 19
3.3 Biện pháp sử dụng vốn vay hiệu quả ……… 22
3.4 Các biện pháp quản lý nợ vay nước ngoài ……… 24
3.5 Biện pháp nâng cao khả năng hoàn trả nợ nước ngoài……… 26
3.6 Các biện pháp hỗ trợ ……… 27
Trang 3Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm
Theo khoản 8 điều 2 quy chế vay và trả nợ nước ngoài (Ban hành kèm theo Nghị định số
134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ) thì: “Nợ nước ngoài của quốc
gia là số dư của mọi nghĩa vụ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả nợ gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài tại ViệtNam Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợnước ngoài của khu vực tư nhân”.
Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các
pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá
nhân và hộ gia đình)
1.2 Phân loại
Phân loại theo chủ thể đi vay
- Nợ công và nợ tư nhân được Chính phủ bảo lãnh
Nợ công được định nghĩa là các nghĩa vụ nợ của các khu vực công và bao gồm nợ của khu vực công cùng với nợ của khu vực tư nhân được khu vực công bảo lãnh
Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh được xác định là các công nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà dịch vụ trả nợ được bảo lãnh theo hợp đồng bởi một đối tượng thuộc khu vực công cư trú tại cùng một nền kinh tế với bên
nợ đó
- Nợ tư nhân
Loại nợ này bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được khu vực công của nền kinh tế đó bảo lãnh theo hợp đồng Về bản chất đây là các khoản nợ do khu vực tư nhân tự vay, tự trả
Phân loại theo loại hình vay
- Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các Chính phủ) hoặc
đa phương (từ các tổ chức quốc tế cho Chính phủ), trong đó ít nhất 25% tổng giá trị chuyển khoản là cho không
- Vay thương mại
Trang 4Khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại không có ưu đãi cả về lãi suất và thời gian ân hạn, lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tài chínhquốc
tế và thường thay đổi theo lãi suất thị trường Chính vì vậy, vay thương mại thường
có giá khá cao và chứa đựng nhiều rủi ro Việc vay thương mại của Chính phủ phải được cân nhắc hết sức thận trọng và chi quyết định vay khi không còn cách nào khác
1.3 Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ nước ngoài
1.3.1.1 Khủng hoảng nợ ở khu vực châu Mỹ Latinh
Có thể nói khủng hoảng ở các nước châu Mỹ Latinh bắt nguồn từ sự “say sưa trong chiến thắng” của các nước châu Mỹ Latinh khi mà trong thời kỳ 1950 – 1970, các nước như Brazil, Mexico, Argentina… đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao liên tục và các nước này được đánh giá là các nước công nghiệp mới – NICs Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ bùng nổ vào năm 1982 và kéo dài trong những năm sau đó đã khiến cho các nước này đã rơi vào tình trạng kinh tế suy thoái trong cả thập kỷ sau đó
Khủng hoảng nợ nước ngoài ở châu Mỹ Latinh xuất phát từ khu vực tư nhân Là những nền kinh tế tăng trưởng nhanh, các nước Mỹ Latinh là điểm đến mong đợi của dòng vốn nước ngoài, cùng với đó, giữa thập kỷ 1970, nhiều nước Mỹ Latinh bao gồm Chile, Argentina, Uruguay bắt đầu cải cách nền kinh tế theo hướng tự do hoá thương mại, tự do hoá thị trường tài chính trong nước và chu chuyển vốn giúp các nhà đầu tư trong nước có được khả năng tiếp cận vốn vay nước ngoài một cách không hạn chế
→ Trong giai đoạn từ 1975 đến 1982, nợ nước ngoài của các nước Mỹ Latinh tăng với tốc độ 20,4%/năm Tổng nợ tăng từ 75 tỷ $ (năm 1975) 314 tỷ $(năm 1983) (≈ 50% GDP cả khu vực) Tổng nợ phải thanh toán tăng từ 12 tỷ $(năm 1975) 66 tỷ $ (năm 1982) Song khủng hoảng nợ ở các nước châu Mỹ Latinh chủ yếu liên quan đến chính sách quản
lý nợ của tư nhân với các ngân hàng thương mại nước ngoài và nó xuất phát từ những mấtcân đối về thương mại và tài khoá tích tụ trong nhiều năm trước đó
Năm 1982, khủng hoảng nợ bùng nổ, bắt đầu bằng việc Mexico tuyên bố không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán Trong khoảng từ năm 1976 đến năm 1981 nhập khẩu của Mexico tăng 30%/năm, tạo nên lượng thâm hụt cán cân thanh toán 12,5 tỷ đôla vào năm 1981 cả khu vực công lẫn khu vực tư nhân ở Mexico đều đi vay nợ nước ngoài, phần lớn là vay ngắn hạn
Bên cạnh đó là tình trạng “chảy máu vốn”, khi dòng vốn chảy ra nước ngoài của các nước này lên đến 151 tỷ đôla trong giai đoạn 1973 - 1985, bằng 40% tổng nợ của các nướcnày Việc không quản lý tốt nguồn vốn nước ngoài để đầu tư phát triển trong nước và tạo ranhiều công ăn việc làm cho người dân trong nước càng làm cho tình trang thâm hụt ngân
Trang 5sách ngày càng trầm trọng hơn Và khi các ngân hàng bắt đầu đòi nợ Số lãi nợ không trả được lại được các ngân hàng cộng vào vốn gốc Cứ như vậy, lượng lãi phải thanh toán của các nước Mỹ Latinh tăng vọt Vào năm 1984, lãi nợ phải trả bằng 5% GNP của toàn khu vực.
Khủng hoảng nợ ở các nước Mỹ Latinh để lại những bài học đắt giá về sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài, trong đó có nguồn vốn ODA Chính sách kinh tế dựa quá nhiều vào nguồn vốn vay nước ngoài và buông lỏng quản lý nguồn vốn này Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế ở các nước Mỹ Latinh giai đoạn 1960 - 1970 được tài trợ bằng cách đi vay, một nửa là vay ODA Đồng thời, quá nhiều vốn vay đã được sử dụng để bù đắp cho các khoản tiêu dùng và đầu tư kém hiệu quả của Chính phủ và khối kinh tế công cộng cùng vớiviệc thiếu sự quan tâm cần thiết đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là đối với lạm phát và quản lý nợ
1.3.1.2 Khủng hoảng tài chính và yếu tố nước ngoài ở khu vực châu Á năm 1998
1997-Vẫn là một hệ quả của những năm tháng “ngủ quên trong chiến thắng” của các
nước, cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực châu Á năm 1997-1998 được diễn ra dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, cả những yếu tố “nội sinh” bên trong nền kinh tế và
“ngoại sinh” – dòng vốn nước ngoài, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc – ba nước
bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuốc khủng hoảng
Thái Lan “ngòi nổ” đầu tiên đã bộc phát vào ngày 2/7/1997, đã kéo theo các “vụ nổ” khác Vào thời điểm đó, yếu tố chính trị lại là một nguyên nhân khiến cho nguồn vốn ODA “đảo chiều”, quay ngược về chính quốc Thái Lan là “yếu tố dẫn đầu”, đã gây ra tác động “tâm lý lan truyền” sang các nước khác Cộng thêm nạn quan liêu, tham nhũng… đã đẩy các nhà đầu tư nước ngoài “ra xa”
Bên cạnh đó, một vần đề làm cho yếu tố nợ nước ngoài ở các nước châu Á trở nên trầm trọng thêm là vấn đề tỷ giá hối đoái
Vấn đề tỷ giá hối đoái ở các nước châu Á vào thời điểm 1997 - 1998 đã “thực hiện đầy đủ sứ mạng” của mình khi quá tôn sùng vào lý thuyết “bàn tay vô hình” Chính việc để cho tỷ giá tự động điều chỉnh theo thị trường, không có sự can thiệp của Chính phủ đã giúp cho các nhà đầu cơ - đặc biệt là các nhà đầu cơ chuyên nghiệp, mang tầm cỡ quốc tế thao túng thị trường tài chính của các nước trong một thời gian dài, làm cho thị trường hối đoái các nước mất cân bằng giữa cung và cầu Khi Chính phủ kịp nhận
ra và điều chỉnh – thì mọi chuyện đã quá muộn Tỷ giá liên tục leo thang, khiến cho Chính phủ các nước không thể kìm giữ được, buộc phải phá giá đồng tiền quốc gia mình
Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ cần được Chính phủ thực hiện đồng bộ trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn Chính việc để cho hai chính sách này lệch pha trong thời gian dài đã đẩy tình hình nợ của các nước thêm trầm trọng
Trang 6Sự chênh lệch giữa lãi suất quốc gia của các nước và lãi suất quốc tế cũng là một trong các yếu tố khiến các nhà đầu tư nước ngoài quyết định có tham gia vào thị trường củacác nước hay không Khi lãi suất không còn là “mãnh đất màu mỡ” cho các nhà đầu tư và
cả nhà đầu cơ thực hiện chênh lệch lãi suất, thì theo quy luật thị trường họ sẽ rút vốn ra khỏi các nước, không chỉ một phần, mà thậm chí là toàn bộ
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 2.1 Tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam
Trang 72.1.1 Các phương thức vay nợ chủ yếu của Việt Nam
Ngoài yếu tố tiết kiệm trong nước, các quốc gia đang phát triển cần phải huy động các nguồn lực từ bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho quá trình xây dựng
và phát triển đất nước Nợ của Chính phủ chủ yếu xuất phát từ ba nguồn chủ yếu sau đây:
Nợ ODA (Nguồn vốn vay phát triển chính thức - phần cho vay ưu đãi trong khoản
hỗ trợ phát triển chính thức ODA)
Vay thương mại qua các hợp đồng song phương và đa phương
Phát hành trái phiếu quốc tế
2.1.1.1 Nợ ODA
Quan hệ hợp tác phát triển giữa Chính phủ Việt Nam với các tổ chức tài chính thế giới và Chính phủ các nước được xây dựng và phát triển từ rất sớm Việt Nam nhận được nhiều khoản hỗ trợ phục vụ cho quá trình ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó,
nợ ODA là khoản nợ vay nước ngoài chủ yếu của Chính phủ trong suốt một thời gian dài Nguồn vốn ODA huy động được sử dụng để bổ sung cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội,chiếm khoảng 12% tổng đầu tư toàn xã hội, bằng 28% tổng vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước (NSNN), bằng 50,5% vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Mức cam kết ODA hàng năm đều tăng, điều này thể hiện sự tin tưởng, ủng hộ mạnh
mẽ của cộng đồng quốc tế đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Đó vừa là thuận lợi nhưng cũng đầy thử thách cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô, đặc biệt là Chính phủ, đòi hỏi các vị lãnh đạo phải có một kế hoạch đúng đắn
và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này
Hình 2.1: Tình hình ODA cam kết, ký kết và giải ngân
Trang 8Yêu cầu đối với việc sử dụng nguồn vốn ODA là phải phát huy hiệu quả không chỉ trong ngắn hạn mà còn phải hữu hiệu trong trung và dài hạn, nghĩa là thế hệ mai sau phải được hưởng những thành quả do nguồn vốn ODA này mang lại Điều đó càng làm cho nguồn vốn ODA càng có giá trị cho các nước đang phát triển – các nước cần một lượng lớn vốn nhưng thiếu đi nguồn lực này, do việc “tích tụ tư bản” trong nước còn thấp.
Hình 2.2: Cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực (Thời kỳ 1993 – 2008)
Nguồn vốn ODA được ưu tiên sử dụng cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA là giao thông vận tải, bưu chính viễn thông (28,06%), năng lượng và công nghiệp (21,78%), nông nghiệp và phát triển nông thônkết hợp xoá đói giảm nghèo (15,66%) Nhờ tập trung vốn ODA quy mô lớn nên hầu hết các lĩnh vực đều có bước phát triển nhất định, hàng loạt các dự án được thực hiện, hỗ trợ đáng kể cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ
2.1.1.2 Vay thương mại
Chính phủ vay nợ nước ngoài về cho vay lại
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trongthời gian qua Chính phủ đã sử dụng một phần vốn ODA vay nợ nước ngoài để cho vay lại đối với các dự án, các chương trình đầu tư có khả năng hoàn vốn của các Bộ, các địa phương Tỷ lệ cho vay lại chiếm khoảng 45% tổng số vốn vay ODA của Chính phủ
Bên cạnh vốn vay ODA, Chính phủ còn cho vay lại bằng khoản vay thương mại đối với các doanh nghiệp nhằm thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế
Cho vay lại của Chính phủ được thực hiện chủ yếu thông qua 2 công cụ, Quỹ Hỗ trợ Phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) và các ngân hàng thương mại Một số
dự án được thực hiện nhờ hoạt động cho vay lại của Chính phủ là dự án phát triển ngành công nghiệp đóng tàu của Vinashin (750 triệu USD), dự án nâng cao hiệu suất ngành điện
Trang 9(hơn 30 triệu USD), dự án tài trợ nông thôn (93,7 triệu USD), điện Phú Mỹ (71,6 triệu USD) v.v…
Bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp
và tổ chức tín dụng
Bảo lãnh Chính phủ đối với các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khi vay nước ngoài được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi nguồn lực có giới hạn Các doanh nghiệp vay nợ có bảo lãnh gồm các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài FDI) và các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn trong các ngành bưu chính viễn thông, dầu khí, điện lực, xi măng, hàng không và dệt
Các khoản vay nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh đều được thực hiện đúng quy trình và sử dụng đúng mục đích Trong cơ cấu nợ vay có bảo lãnh, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 4,8%), chủ yếu là nợ trung và dài hạn Nhìn chung nợ có bảo lãnh đáp ứng được yêu cầu cho quá trình phát triển trung và dài hạn Cho đến thời điểm hiệnnay, hầu như các dự án vay nợ nước ngoài có bảo lãnh đều trong quá trình xây dựng hoặc mới đưa vào sử dụng nên chưa phát sinh nợ quá hạn
Vay và trả nợ nước ngoài của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bên cạnh khoản vay trực tiếp của chính quyền trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi muốn gia tăng nguồn vốn đầu tư phát triển cũng tiến hành hoạt động vay nợ dưới hai hình thức, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và vay nước ngoài.Trên thực tế, vốn vay nước ngoài của các địa phương chủ yếu là vốn ODA trực tiếp cho các
dự án đầu tư tại các khu vực và phần thụ hưởng gián tiếp từ các dự án của các cơ quan trungương thực hiện trên địa bàn
Phát hành trái phiếu quốc tế
Sau một giai đoạn chuẩn bị, ngày 27/10/2005, Chính phủ đã chính thức phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán New York với tổng số vốn huy động được là 750 triệu USD, lãi suất 7,125%/năm, thời hạn 10 năm Đợt phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) lần đầu tiên ra thị trường vốn quốc tế đã giúp Việt Nam đa dạng hoá nguồn huy động vốn Trái phiếu quốc tế của Chính phủ đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư nước ngoài trên khắp thế giới Toàn bộ số tiền huy động được giao cho Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin - nay là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam) sử dụng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh Việc phát hành trái phiếu quốc tế có thể thực hiện qua 3 hình thức: Chính phủ Việt Nam phát hành về cho vay lại, Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp, doanh
nghiệp tự trực tiếp phát hành mà Chính phủ không phải bảo lãnh Tuy nhiên, các tập đoàn lớn của Việt Nam được kỳ vọng vẫn chưa hội đủ điều kiện để phát hành trái phiếu quốc tế Tháng 9 năm 2007 Chính phủ Việt Nam đã phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị
Trang 10trường vốn quốc tế và cũng là lần thứ hai Chính phủ vay tiền để các doanh nghiệp nhà nước vay lại Để có thể đảm bảo uy tín của Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế, cho dù là trái phiếu do Chính phủ phát hành hay do các doanh nghiệp Việt Nam tự phát hành, nhất thiết không vì một sự thất tín nào trong khâu trả nợ của bất kỳ tổ chức phát hành nào mà làm cho các nhà đầu tư quốc tế quay lưng lại với trái phiếu quốc tế của Việt Nam
Nhìn chung, nợ nước ngoài của Chính phủ gia tăng qua các năm, phần nào đáp ứng nhu cầu hỗ trợ vốn cho quá trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Điều này được lý giải một phần cho những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế và chính sách thu hútvốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam Bên cạnh đó, hoạt động trả nợ duy trì đều đặn, đảm bảo uy tín trong quá trình thanh toán cũng góp phần vào việc gia tăng số lượng nợ nước ngoài
Trong cơ cấu nợ nước ngoài, chủ yếu là nợ trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn vào cơ sở hạ tầng Các khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh cũng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng số nợ nước ngoài của Chính phủ (trung bình nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 7%)
2.1.2 Tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam
Với nền tảng của một nước nông nghiệp, lạc hậu tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa(XHCN), xuất phát điểm trong nước còn thấp, mất cân đối giữa tiết kiệm - đầu tư Việt Nam với xuất điểm của một nước nghèo nàn, thiếu nhiều về tư bản cũng như yếu tố trình
độ khoa học công nghệ còn lạc hậu nhưng Việt Nam luôn phải đối mặt với những vấn đề tham nhũng, thâm hụt tài khoản vãng lai, cán cân thanh toán Do đó, chúng ta phải tìm các nguồn tài trợ từ bên ngoài để bù đắp cho vấn đề thâm hụt và phát triển kinh tế đất nước.Năm 1991 là một năm đầy biến động cho tình hình chính trị thế giới Với việc sụp đổ hệthống XHCN ở Liên Xô và kéo theo là các nước Đông Âu cũng lần lượt tuyên bố xây dựng đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa (TBCN) Và với việc Liên Xô sụp đổ - một trong những chủ nợ lớn nhất của Việt Nam – đã có những tác động to lớn đến tình hình
nợ nước ngoài của Việt Nam Do đó, khi phân tích tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam, bài luận sẽ lấy mốc năm 1991 làm nền tảng cho việc phân tích tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam trong những năm qua
Tình hình vay nợ của Việt Nam trước năm 1991
Trước năm 1991, khi Hội đồng tương trợ kinh tế (CMEA) chưa tan rã, thì nợ Việt Nam
là rất lớn do được hưởng nhiều ưu đãi của tổ chức này, chủ yếu vay từ Liên Xô và các nước Đông Âu với lãi suất ưu đãi Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), riêngnăm 1991, nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức 23 tỷ USD, đây là mức nợ đáng báo động trong tình trạng nền kinh tế quốc gia còn nghèo, mức thu nhập nội địa còn thấp
Trang 11Các khoản vay nợ này chủ yếu là vay từ các nước XHCN Việc vay và trả nợ đều do Nhà nước quản lý và được tiến hành ở trạng thái hàng đổi hàng, với giá cả cố định theo thỏa thuận của các nước thành viên CMEA từ năm 1957 Tất cả các khoản vay đều là nợ của Chính phủ được cung cấp trên cơ sở các hiệp định và hiệp ước hữu nghị Đây là các khoản vay ưu đãi, có lãi suất suất thấp hoặc miễn lãi suất và kỳ hạn từ 20 – 30 năm Trong
đó, viện trợ không hoàn lại chiếm phần lớn trong số vay đó
Các khoản vay đều được ghi là thu ngân sách nhà nước và là nguồn vốn cơ bản dành cho đầu tư phát triển kinh tế và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Ngoài ra các khoản vay này còn được sử dụng với mục đích tiêu dùng
Việc quản lý và sử dụng vay nước ngoài được quy định theo các quy chế về phân bổ Ngân sách Nhà nước cho các mục tiêu cụ thể Một số cơ sở hạ tầng quan trọng được xây dựng để phục vụ cho sự phát triển của sự cải cách kinh tế sau này
Tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam sau năm 1991
Sau năm 1991, khi hệ thống XHCN tan rã ở Liên Xô và Đông Âu, Hội đồng tương trợ kinh tế (CMEA) không còn nữa, nợ vay hàng năm của Việt Nam giảm, nhưng mức nợ tồn đọng trước đó tiếp tục sinh lãi, làm cho nợ của Việt Nam ở mức cao từ 23,27 tỷ USD năm
1990 tăng lên 26,28 tỷ USD năm 1996 Kể từ năm 1997, tổng nợ cũng như dịch vụ nợ bắt đầu được cải thiện, từ 27% trên giá trị xuất khẩu năm 1989 giảm xuống còn chưa tới 12% năm 1997, điều này có được nhờ Việt Nam được giảm nợ và bố trí lại lịch trả nợ theo điềukhoản Naples của câu lạc bộ Paris và các điều khoản Toronto của câu lạc bộ London chứ không phải nỗ lực của Việt Nam Trong khoảng thời gian từ năm 1993 - 1997, Việt Nam
đã đàm phán song phương với các chủ nợ thành viên câu lạc bộ Paris, tổng nợ được giảm là
745 triệu USD, tương đương 60% số nợ Tổng nợ của Việt Nam năm 1997 đã giảm xuống còn 21,78 tỷ USD, tức là giảm 17% so với năm 1996, gánh nặng nợ nần đã giảm đáng kể
Nợ cũ lớn nhất của Việt Nam là khoản nợ với Liên bang Nga Sau tám vòng đàm phán kể từ năm 1994 cho đến năm 2000, hai bên đã thỏa thuận và ký hiệp định xử lý nợ tổng thể của Việt Nam với Liên Xô, giảm nợ ngay 85% tổng nợ cũ, tương đương 9,3 tỷ USD Hiệp định này đã đưa tổng mức nợ tồn đọng năm 1999 là 23,26 tỷ USD xuống còn 12,79 tỷ USD và số nợ còn lại phải trả trong vòng 23 năm với 10% trả bằng tiền mặt và 90% bằng hàng hoá xuất khẩu
Nhìn chung, nợ của Việt Nam đến thời điểm này không quá lo ngại, do chúng ta đã thành công trong việc xử lý nợ đến hạn, khống chế được luồng nợ vay ngắn hạn…nhưng còn một số vần đề trong sử dụng và quản lý nợ ở nước ta còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết
Tuy nhiên giai đoạn hiện nay Dù Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá nợ nước ngoài của Việt Nam, hiện lên tới 32,5 tỉ USD (chiếm 42,2% GDP) vẫn ở mức an toàn nhưng cần
Trang 12phải hết sức thận trọng Điều này do nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn
đề gây mất cân đối như lạm phát cao, bội chi ngân sách, thâm hụt thương mại, thâm hụt cán cân tài khoản quốc tế…Vì vậy không thể chỉ căn cứ vào tỉ lệ nợ công tính trên GDP mà đánh giá là an toàn
Tốc độ tăng nợ công của Việt Nam đang tăng rất nhanh Từ năm 2005 đến nay đã tăng lên gấp hai lần Điều này thể hiện tiết kiệm nội địa của Việt Nam giảm sút rất nhanh chóng, từ 36% năm 2006 xuống còn 26,1% vào năm 2009 và đến nay đang giảm thêm nữa
Nhìn lại năm 2006 tổng dự nợ nước ngoài của Việt Nam bằng 32,5% GDP, giảm so với các năm truớc đó và chiếm 52,5% tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng gần 2 lần dự trữ ngoại hối Năm 2007 tổng nợ ước tính là 32,6% GDP, chiếm 51% tổng kim ngạch xuấtkhẩu Như vậy, các chỉ số này đang nằm trong giới hạn an toàn về nợ cho phép theo các chỉ tiêu của Bộ Tài chính đề xuất Trên cơ sở xem xét các chỉ tiêu về nợ nước ngoài của
WB và IMF, đồng thời nghiên cứu tình hình vay nợ của các nước trong khu vực, Bộ Tài chính đã đưa ra các chỉ tiêu giới hạn an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam là:
Tổng dư nợ nước ngoài/GDP: 50%
Tổng dư nợ nước ngoài/xuất khẩu là 150%
Tổng nghĩa vụ trả nợ trên xuất khẩu là 20%
Tổng nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ/thu ngân sách là 12%
Và theo đánh giá của các chuyên gia thì nợ của Việt Nam thời điểm này chưa phải là nhiều nếu so với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan… Tuy nhiên, nếu so với quy mô của nền kinh tế, mức dự trữ ngoại tệ còn quá ít thì tổng mức nợ nước ngoài của Việt Nam không phải là nhỏ Hơn nữa nợ nước ngoài cũng đã tích
Trang 13tụ một khối lượng đáng kể nợ đến hạn phải trả hàng năm Năm 2003 chúng ta phải trả cả gốc và lãi là 1,63 tỷ USD và tăng lên 1,95 tỷ USD vào năm 2006, trong khi đó khả năng thanh toán nợ của nền kinh tế nói chung và của ngân sách nhà nước nói riêng là rất khó khăn Thống kê tính tới ngày 31/12/2009 con số nợ nước ngoài của Việt Nam là 28 tỷ đôla bao gồm nợ của Chính phủ Việt Nam và nợ được Chính phủ bảo lãnh Năm 2010 nợ công, bao gồm cả nợ nước ngoài, chiếm tới 52% GDP và Chính phủ Việt Nam phải thanh toán hơn 1 tỷ đôla tiền trả nợ.
Một vấn đề cần xem xét là việc đồng Yên tăng giá: đồng Yên tăng giá rất cao so với đồng đôla Mỹ trong thời gian qua vô tình đã làm giá trị nợ thực của Việt Nam trong nguồn vốn ODA từ Nhật tăng thêm hàng chục ngàn tỷ đồng Tỉ giá đồng yên/USD đã tăng từ 93 yên/1 USD năm 2009 lên mức 78 yên/USD hiện nay trong khi giá trị khoản ODA từ Nhật chiếm khoảng 40% Như vậy, chúng ta có thể tính ra được sẽ phải mất thêm một khoản tiềnkhá lớn nữa để bù cho phần chênh lệch tỉ giá này
Bên cạnh đó, đồng tiền Việt Nam cũng bị mất giá so với các ngoại tệ khác nên phải huy động thêm nhiều tiền trong nước để trả nợ Câu chuyện nữa của Việt Nam là vay nợ về
để đầu tư Nếu đầu tư kém hiệu quả thì sẽ không biết lấy gì để trả Đến nay có thể thấy việc đầu tư của Việt Nam kém hiệu quả do tỉ lệ tích lũy tài sản ngày càng kém đi
Ngoài ra, cơ cấu thời hạn vay nợ nước ngoài cũng là một nhân tố quan trọng đến mức độ rủi ro tài chính Nếu một quốc gia chỉ dựa chủ yếu vào vốn vay ngắn hạn thì áp lực trả nợ khi đến hạn là rất cao, nợ công và bảo lãnh công chiếm tỷ lệ cao sẽ tạo áp lực cho Chính phủ đó tạo nguồn để trả nợ Mặc dù trong cơ cấu nợ vay nước ngoài của Việt Nam
nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu (năm 2006 chiếm 98,25% tổng nợ), nợ ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ Tuy nhiên, cơ cấu nợ của Việt Nam chưa hợp lý là nợ công
và nợ bảo lãnh công lại ngày càng cao, tạo áp lực chi trả của Chính phủ Mặt khác, các khoản vay trong những năm 1990 sẽ đến hạn, thời gian ân hạn cho những khoản vay trước đó sẽ dần kết thúc nghĩa vụ nợ tăng lên, sẽ gây những khó khăn cho công tác trả nợ
2.2 Tình hình quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam
2.2.1 Cơ chế quản lý nợ
Hiện nay cả Bộ Tài chính (Bộ TC), Bộ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ KH & ĐT), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và một số cơ quan khác cùng được giao nhiệm vụ quản lý nợ
Chính phủ mà không xác định được chính xác phạm vi hoạt động của từng đơn
vị Luật Ngân sách Nhà nước quy định Bộ Tài chính là cơ quan xây dựng chiến lược, kế hoạch vay nợ, trả nợ trong và ngoài nước (điều 21), Quy chế Quản lý vay và trả nợ nước ngoài quy định, Bộ KH & ĐT chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược quốc gia và trả nợ nước ngoài (điều 6) Luật Tổ chức Các Tổ chức Tín dụng quy định NHNN phối hợp với Bộ
TC xây dựng chiến lược điều hành nợ Chính phủ trong từng giai đoạn để đảm bảo sự phù
Trang 14hợp trong việc thực thi chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ, tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ nước ngoài Ngân hàng Phát triển Việt Nam huy động vốn và giải ngân cho các dự án phát triển ưu tiên của Chính phủ.
2.2.2 Một số thành tựu nổi bật của công tác quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam
2.2.2.1 Quản lý nợ nước ngoài đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế và thu hút nguồn vốn ODA
Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, trong đó nổi bật là các ngành xuất khẩu, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nước công nghiệp phát triển Cùng với chiến lược tăng trưởng và chủ động hội nhập, Chính phủ đã có những chính sách có hiệu quả trong việc thu hút nguồn vốn ưu đãi, mà kết quả là những cam kết hỗ trợ ngày càng tăng của các nhà tài trợ.Những hoạt động của Chính phủ trong việc thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt là những nỗ lực trong việc xây dựng chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, đã khẳng định năng lực làm chủ sở hữu và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả của Việt Nam
2.2.2.2 Khung thể chế và hệ thống tổ chức quản lý nợ nước ngoài đã được từng
bước hoàn thiện
Việc hoàn thiện khung thể chế về quản lý nợ nước ngoài thời gian vừa qua là một bước tiến dài Trong vài năm gần đây, khung thể chế về quản lý nợ nước ngoài đã liên tục được đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu tốt hơn về quản lý nợ nước ngoài của quốc gia và phù hợp hơn với thực tiễn quốc tế
Năm 2002, Quốc hội ban hành Luật Ngân sách Nhà nước, đây là lần đầu tiên quản lý
nợ được đề cập trong một văn bản có tính pháp quy dưới hình thức luật Nghị định
134/2005 ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý toàn diện và rõ ràng hơn về quản lý nợ nước ngoài Tiếp đó, một loạt các Quy chế
và Quyết định mới được ban hành trong năm 2006 chứng tỏ quyết tâm thể chế hoá các lĩnh vực quản lý nợ nước ngoài để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước toàn diện trong lĩnh vực này
2.2.2.3 Năng lực cán bộ đang từng bước được nâng cao
Lực lượng cán bộ quản lý nợ nước ngoài, đặc biệt là các cán bộ Vụ Tài chính Đối ngoại (Bộ Tài chính) cũng đã được đào tạo nâng cao năng lực thông qua các khoá bồi dưỡng, các hoạt động của các dự án xây dựng năng lực quản lý nợ nước ngoài Nâng lực cán bộ được nâng cao thể hiện rất rõ trong việc ban hành các văn bản pháp quy có chất lượng hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và thực tiễn hoạt động của nền kinh tế, tạo thuận lợi cho những đối tương phải tuân thủ và những người thực thi, giám sát