III. Một số kiến nghị
3.3. Kiến nghị với Tổng công ty
Do địa bàn quản lý của PVI Thăng Long là khá rộng, thương hiệu của PVI ở một số địa bàn là hoàn toàn mới, vì vậy để nâng cao thương hiệu cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường đề nghị Tổng công ty hỗ trợ PVI Thăng Long trong việc thực hiện các chương trình quảng cáo, hỗ trợ chi phí trong việc in ấn tờ rơi, biển hiệu quảng cáo, giữ định mức chi phí như năm 2007 để đơn vị chủ động điều tiết trong kinh doanh.
Hỗ trợ PVI Thăng Long trong việc quản lý nghiệp vụ thông qua việc xây dựng các phần mềm quản lý, hỗ trợ trong việc phát triển hệ thống. Đặc biệt trong vấn đề quản lý ấn chỉ, quản lý đại lý đề nghị được mở rộng hệ thống phần mềm tới các đơn vị kinh doanh, các phòng kinh doanh khu vực.
Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý và kinh doanh cho chi nhánh.
Nhanh chóng tiếp nhận những cán bộ có năng lực và kinh nghiệm do chi nhánh tuyển chọn để bổ sung vào lực lượng lao động của chi nhánh.
Tổng công ty có định hướng chung về cách dùng cơ chế khai thác cho các chi nhánh cùng tham gia khai thác trên một thị trường để tránh tình trạng tranh giành dịch vụ lẫn nhau giữa các chi nhánh và làm xấu hình ảnh PVI tới khách hàng.
KẾT LUẬN
Bảo hiểm là một ngành dịch vụ không thể thiếu của một nền kinh tế xã hội đang phát triển. Việt Nam - một nước đang phát triển, đang mở cửa hội nhập quốc tế mạnh mẽ thì vai trò của bảo hiểm càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc duy trì sự phát triển an toàn, bền vững của nền kinh tế quốc dân, đồng thời tạo ra nguồn thu lớn cho xã hội.
Hiện nay và trong tương lai, cũng như các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ngành bảo hiểm luôn luôn phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các công ty bảo hiểm trong nước mà còn cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty bảo hiểm của nước ngoài tại thị trường Việt Nam cũng như thị trường quốc tế khi Việt Nam hội nhập sâu rộng kinh tế thế giới. Để vượt qua đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý mới nhằm tinh gọn bộ máy, giảm chi phí, nâng cao chất lượng đội ngũ… Nhưng như thế chưa đủ bởi trong thế kỷ mới người chiến thắng là người có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình và linh hoạt để kiến tạo ra thị trường chứ không phải ứng phó với thị trường. Cũng như các doanh nghiệp khác, việc nâng cao khả năng cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm nói chung, dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới nói riêng của PVI Thăng Long có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty PVI.
Qua nghiên cứu đề tài chúng ta có thể thấy ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và PVI - PVI Thăng Long nói riêng đã có những thành công nhất định. Bên cạnh những thành tích đã đạt được cần đi sâu vào đánh giá, phân tích những mặt còn hạn chế, giải pháp khắc phục để nâng cao năng lực cạnh
tranh dịch vụ bảo hiểm không chỉ bảo hiểm xe cơ giới cho PVI Thăng Long nói riêng mà cả các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung. Có như vậy, PVI mới có thể đứng vững, tồn tại, cạnh tranh và phát triển ổn định trên thị trường bảo hiểm Việt Nam và quốc tế.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI. 3
I. Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. 3
1.1. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm 4
1.1.1. Đối tượng bảo hiểm 4
1.1.2. Phạm vi bảo hiểm 5
1.2. Giá trị bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm, Phí bảo hiểm 6
1.2.1. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 6
1.2.2. Phí bảo hiểm 7
1.3. Giám định và bồi thường tổn thất 8
II. Khái quát về năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ trong nền kinh tế thị trường. 11
2.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 11
2.1.1. Khái niệm cạnh tranh 11
2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh 12
2.2. Sản phẩm dịch vụ 13
2.2.1. Khái niệm dịch vụ 13
2.2.2. Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ 14
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ 15
2.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 15
2.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 18
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG
– CHI NHÁNH KHU VỰC TÂY BẮC. 28
I. Giới thiệu về PVI Thăng Long 28
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của PVI - PVI Thăng Long 28
1.2. Cơ cấu tổ chức của PVI Thăng Long 30
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của PVI Thăng Long giai đoạn 2005 – 2007 32
II. Những đặc trưng cơ bản của thị trường bảo hiểm xe cơ giới Việt Nam và vấn đề khai thác bảo hiểm xe ôtô trên thị trường Hà nội của PVI Thăng Long. 34
2.1. Thị trường bảo hiểm xe cơ giới Việt Nam 34
2.2. Thị trường bảo hiểm xe ôtô trên địa bàn Hà nội 37
III. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của PVI Thăng Long. 40
3.1. Thị trường và thị trường mục tiêu 40
3.2. Chất lượng sản phẩm dịch vụ 40
3.3. Giá cả dịch vụ 43
3.4. Hệ thống phân phối sản phẩm 45
3.5. Hoạt động xúc tiến quảng cáo 47
3.6. Trình độ công nghệ của PVI Thăng Long 48
CHƯƠNG III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
CỦA PVI THĂNG LONG. 50
I. Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của PVI Thăng Long. 50
1.1. Những điểm mạnh 50
1.2. Những điểm tồn tại và nguyên nhân hạn chế khả năng cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của PVI Thăng Long 51
II. Một số giải pháp. 54
2.1. Chú trọng giải pháp về thị trường 54
2.2. Triển khai sản phẩm và đổi mới sản phẩm 55
2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ 56
2.4. Định giá cạnh tranh và các biện pháp giảm chi phí kinh doanh 59
2.5. Mở rộng và tăng cường hệ thống phân phối dịch vụ 61
2.6. Hoạt động xúc tiến và quảng cáo cho sản phẩm 63
2.7. Giải pháp phát triển công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 65
2.8. Củng cố thương hiệu và xây dựng nền văn hóa bản sắc của PVI 66
III. Một số kiến nghị. 67
3.1. Kiến nghị với Nhà nước 67
3.2. Kiến nghị với Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt nam 67
3.3. Kiến nghị với Tổng công ty 68
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNDS Trách nhiệm dân sự STBT Số tiền bồi thường STBH Số tiền bảo hiểm GTBH Giá trị bảo hiểm NSNN Ngân sách Nhà nước
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Dịch vụ Bảo hiểm xe cơ giới
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của PVI Thăng Long
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005-2007 Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới
Bảng 2.3: Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 2005-2007
Bảng 2.4: Bảng tỷ lệ phí bảo hiểm vật chất xe ô tô trên thị trường tại thời
điểm 2006-2007
Bảng 3.1: Tổng hợp chung những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2003 – 2006), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2003 -2006, Nhà xuất bản Tài chính.
2. Bộ Tài chính (2004), Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Doan, Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam.
4. David.W.Peace (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.
5. Trần Minh Đạo (2002), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.
7. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Văn Định (2005), Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê.
8. Hiệp hội bảo hiểm Việt nam (2003 – 2006), Bản tin
9. Trần Hoàng Kim – Lê Thụ (1992), Vũ khí cạnh tranh thị trường, Nhà xuất bản Thống kê.
10. Vũ Tiến Lộc, Về chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Cộng sản số 12 tháng 4/2003.
11. Luật doanh nghiệp (1999), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội. 12. N. Gregory Mankiw, kinh tế vĩ mô (bản dịch), Nhà xuất bản Thống kê. 13. Trần Quang Tùng (2004), cạnh tranh kinh tế, Nhà xuất bản Thế giới - Hà Nội.
14. Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí – PVI (2003-2006), Bản tin “Ngọn lửa”.
15. Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
16. Các trang web:
http://www.mof.gov.vn/ http://www.pvi.com.vn/ http://www.vnexpress.net/