Định giá cạnh tranh và các biện pháp giảm chi phí kinh doanh

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại bảo hiểm dầu khí thăng long (Trang 59 - 61)

II. Một số giải pháp

2.4. Định giá cạnh tranh và các biện pháp giảm chi phí kinh doanh

Việc định giá cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành bại của chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm xe cơ giới của PVI Thăng Long. Khách hàng mua bảo hiểm xe cơ giới hiện tại vẫn rất chú trọng yếu tố giá cả hơn yếu tố chất lượng dịch vụ, đa số khách hàng còn có tâm lý cho rằng “bản thân phải tự lo phòng rủi ro là chính” và “mua bảo hiểm là làm lợi cho các

công ty bảo hiểm” và coi nhẹ yếu tố sản phẩm, do đó họ luôn chọn công ty có chính sách giá thấp nhất để tham gia bảo hiểm. Chính vì vậy, PVI Thăng Long cần có các chính sách giá phân biệt nhằm vào các đối tượng khách hàng khác nhau. Đối với các khách hàng sử dụng các loại xe đời mới đắt tiền, thì chất lượng dịch vụ phải tốt nhất đi kèm với giá hợp lý nhất (sửa chữa chính hãng, thay thế phụ tùng chính hãng không tính khấu hao…). Đối với các khách hàng quản lý xe tốt, các đội xe có độ rủi ro thấp thì giảm giá bán để cạnh tranh, nhưng không được giảm chất lượng dịch vụ. Riêng đối với các dòng xe rẻ tiền, các đối tượng quan tâm nhiều tới giá cả thì áp dụng mức giá rẻ nhất, tăng hình thức khuyến mại (mũ bảo hiểm xe máy, chắn nắng kính ôtô, nước hoa, hút mùi để trong xe…), giảm giá bán để khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm 2-3 năm liền, nhưng không mở rộng phạm vi bảo hiểm và không tăng chất lượng sản phẩm (sửa chữa tại gara tư nhân, không hỗ trợ cẩu kéo…).

Định giá cạnh tranh có thể sử dụng biện pháp định giá theo đối thủ cạnh tranh hoặc thị trường định giá, kết hợp với việc vận dụng cơ chế chính sách ưu đãi về giá bán để xác định giá cạnh tranh nhất trên từng khu vực thị trường.

Bên cạnh biện pháp định giá cạnh tranh thì giảm chi phí kinh doanh sẽ giúp cho PVI Thăng Long có điều kiện hạ giá bán dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá. Một số biện pháp có thể thực hiện như:

+ Giảm chi phí hành chính: Giảm thiểu các chi phí liên quan tới công tác in ấn tài liệu. Cân đối các mức tiêu thụ văn phòng phẩm để đề ra mức khoán hợp lý về văn phòng phẩm cho mỗi nhân viên, mỗi phòng ban chức năng. Khoán chi phí đi lại trọn gói trong các dịch vụ khai thác để hạn chế tối đa các phòng kinh doanh sử dụng xe công đi công tác. Đẩy mạnh việc sử dụng mạng Internet để giao dịch trong toàn PVI, giảm thiểu công văn giấy tờ,

chi phí chuyển phát nhanh… Hạn chế tối đa số lượng công văn giấy tờ báo cáo giữa các phòng ban chức năng để giảm thiểu chi phí giấy mực và thời gian luân chuyển giấy tờ.

- Tăng cường giáo dục ý thức tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm văn phòng phẩm của các cán bộ nhân viên. Coi ý thức tiết kiệm chi phí kinh doanh là thước đo đánh giá xếp loại thi đua của từng đơn vị lao động trong toàn công ty.

- Giám định bồi thường chính xác nhanh chóng: Chi phí giám định bồi thường chiếm phần lớn trong chi phí kinh doanh, do vậy việc giám định tổn thất chính xác sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, đồng thời nâng cao được uy tín của doanh nghiệp. Việc xây dựng đội ngũ giám định viên chuyên nghiệp là một trong những biện pháp giảm chi phí kinh doanh của PVI Thăng Long, mặt khác cần có các hợp đồng với các công ty giám định chuyên nghiệp có thế mạnh về từng lĩnh vực cụ thể để có thể giám định chính xác, định giá bồi thường chính xác góp phần cắt giảm chi phí kinh doanh.

- Nghiêm túc biểu dương những cá nhân, tổ chức có ý thức tiết kiệm tốt và phê bình, kỷ luật các hành vi gây lãng phí tài sản, hủy hoại tài sản… để nêu cao ý thức tiết kiệm, trách nhiệm bảo vệ của công của người lao động.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại bảo hiểm dầu khí thăng long (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w