đ∙ công bố có liên quan đến luận án 1 Tô Minh Hùng, Nguyễn Văn Minh, Thái Minh Dũng, Phạm Ngọc Bùng 2006, " Nghiên cứu lựa chọn phương pháp đánh giá in vitro khả năng giải phóng hoạt c
Trang 1bộ giáo dục và đào tạo bộ quốc phòng
học viện quân y
-
Tô Minh Hùng
nghiên cứu bμo chế mμng đặt nh∙n khoa indomethacin
tác dụng kéo dμi
Chuyên ngành: Bào chế Mã số: 62.73.01.05
tóm tắt luận án tiến sĩ dược học
Hà nội 2008
Công trình được hoàn thành tại Học viện Quân y
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Phạm Ngọc Bùng
PGS.TS Nguyễn Văn Minh
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Văn Long
Phản biện 2: GS.TS Đào Văn Phan
Phản biện 3: PGS.TS Trần Thị Nguyệt Thanh
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Học viện Quân y vào hồi 14 giờ 00 ngày 05 tháng 9 năm 2008
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt nam Thư viện Học viện Quân y
Trang 2đ∙ công bố có liên quan đến luận án
1 Tô Minh Hùng, Nguyễn Văn Minh, Thái Minh Dũng, Phạm
Ngọc Bùng (2006), " Nghiên cứu lựa chọn phương pháp đánh giá
in vitro khả năng giải phóng hoạt chất trong màng đặt nhãn khoa
indomethacin", Tạp chí Y - Dược học quân sự, 31 (Số Đặc san), tr
146 - 152
2 Tô Minh Hùng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Ngọc Bùng (2007),
"ảnh hưởng của các polymer hydroxypropylmethylcellulose,
polyvinyl alcol, polyvinylpyrrolidon tới sự hấp thu indomethacin
qua giác mạc thỏ", Tạp chí Y- Dược học quân sự, 32 (6), tr 12-19
3 Tô Minh Hùng, Nguyễn Văn Minh, Phạm Ngọc Bùng (2008),
"Nghiên cứu định lượng indomethacin trong thủy dịch mắt thỏ
bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao", Tạp chí Kiểm
nghiệm thuốc, 6, (1), tr 16-19
Trang 3một số chữ viết tắt
FDA : Food and Drug Administration
(Tổ chức quản lý thuốc và thực phẩm)
HPLC : High Performance Liquid Chromatography
(Sắc ký lỏng hiệu năng cao)
HPMC : Hydroxypropylmethylcellulose
PEG : Polyethylen glycol
PVA : Polyvinyl alcol
PVP : Polyvinylpyrrolidon
SKD : Sinh khả dụng
Đặt vấn đề
Thuốc nhỏ mắt là một dạng bào chế thuốc nhãn khoa dùng tại chỗ được sử dụng rất phổ biến trên thế giới và trong nước, chiếm tỷ lệ trên 70% so với các dạng bào chế thuốc nhãn khoa khác ưu điểm của thuốc nhỏ mắt là kỹ thuật bào chế đơn giản, giá thành thấp, tác dụng nhanh và bệnh nhân có thể dễ dàng tự điều trị theo chỉ định của thầy thuốc Tuy nhiên, nhược điểm chính của thuốc nhỏ mắt là sinh khả dụng thấp, do tác động của nhiều yếu tố như hệ thống nước mắt, sự co cơ, chớp mắt, sự ngăn cản hấp thu của giác mạc, kết mạc
Với mục tiêu kéo dài thời gian lưu thuốc ở mắt để nâng cao sinh khả dụng cho thuốc nhãn khoa dùng tại chỗ, khắc phục nhược
điểm của thuốc nhỏ mắt, người ta đã nghiên cứu nhiều dạng bào chế như thuốc mỡ, gel, dung dịch tạo gel, kính tiếp xúc mềm mang thuốc,
hệ tiểu phân và hệ điều trị đặt tại mắt Nhiều công trình đã chứng minh các dạng bào chế này kéo dài thời gian lưu thuốc ở mắt, làm tăng sinh khả dụng, tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ toàn thân so với dung dịch thuốc nhãn khoa thông thường Trong số đó,
hệ điều trị đặt tại mắt có nhiều ưu điểm như thời gian giải phóng dược chất kéo dài và tốc độ giải phóng ổn định Đây là hệ điều trị rắn thường được dùng bằng cách đặt vào túi kết mạc Dược chất được giải
phóng từ từ, kéo dài và được hấp thu nhiều hơn qua giác mạc
Indomethacin là dược chất thuộc nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, đã được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh viêm khớp, đau lưng, đau dây thần kinh Trong nhãn khoa, indomethacin cũng được dùng phổ biến dưới dạng dung dịch, hỗn dịch nhỏ mắt để chống viêm, giảm đau và ức chế sự co đồng tử, nhất là trong các phẫu
thuật về mắt Tuy nhiên, dung dịch và hỗn dịch nhỏ mắt
Trang 4indomethacin có nh−ợc điểm chung của thuốc nhỏ mắt là sinh khả
dụng thấp và bệnh nhân phải nhỏ thuốc nhiều lần trong ngày Do đó,
nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu nhằm khắc phục những nh−ợc
điểm này của thuốc nhỏ mắt indomethacin Một số dạng bào chế mới
của indomethacin nh− dung dịch tạo gel, hệ tiểu phân, hệ điều trị cấy
vào mắt đã đ−ợc quan tâm nghiên cứu Màng nhãn khoa
indomethacin dạng hoà tan cũng đã đ−ợc Karatas A và Baykara T
nghiên cứu Tuy nhiên, các tác giả mới nghiên cứu về cơ chế giải
phóng d−ợc chất in vitro, ch−a nghiên cứu sâu về thiết kế công thức
và thử nghiệm in vivo
Để góp phần nâng cao sinh khả dụng cho thuốc nhãn khoa
indomethacin và giảm số lần dùng thuốc cho bệnh nhân, chúng tôi
tiến hành đề tài:
"Nghiên cứu bào chế màng đặt nhãn khoa indomethacin tác
dụng kéo dài "
Mục tiêu của luận án
- Xây dựng công thức bào chế màng nhãn khoa indomethacin tác
dụng kéo dài
- Đánh giá sinh khả dụng của màng nhãn khoa indomethacin trên mắt
thỏ
- Đánh giá khả năng dung nạp và tác dụng chống viêm của màng
nhãn khoa indomethacin trên mắt thỏ
Những đóng góp mới của luận án
- Đã xây dựng đ−ợc công thức tối −u bào chế màng nhãn khoa indomethacin giải phóng d−ợc chất kéo dài 7- 8 giờ trên mắt thỏ ở qui mô phòng thí nghiệm
- Đã xây dựng đ−ợc tiêu chuẩn cơ sở và ph−ong pháp đánh giá cho chế phẩm
- Đã đánh giá độ ổn định của màng trong 15 tháng
- Đã đánh giá sinh khả dụng và tác dụng chống viêm của chế phẩm trên mắt thỏ so sánh với dung dịch qui −ớc
Trang 5Cấu trúc của luận án
Gồm 125 trang, 35 bảng, 13 hình, 1 sơ đồ, 150 tài liệu tham
khảo bằng tiếng Việt và tiếng Anh Bố cục như sau: Đặt vấn đề 2
trang; Phần nội dung gồm: tổng quan 35 trang, đối tượng và phương
pháp nghiên cứu 16 trang, kết quả nghiên cứu 43 trang, bàn luận 27
trang, kết luận 2 trang, đề xuất 1 trang, danh mục các công trình của
tác giả đã công bố có liên quan đến luận án 1 trang, tài liệu tham
khảo 17 trang; ngoài ra luận án còn có 3 phụ lục kèm theo với 3 bảng
và 4 hình
Chương 1
TổNG QUAN
Phần tổng quan chia làm 2 phần chính: Sơ lược về hệ điều trị
đặt tại mắt và sơ lược về indomethacin dùng trong nhãn khoa
Phần sơ lược về hệ điều trị đặt tại mắt bao gồm định nghĩa, phân loại, ưu nhược điểm, thành phần và các phương pháp bào chế hệ
điều trị đặt tại mắt Ngoài ra, phần này còn được tổng hợp thêm một
số vấn đề liên quan đến sinh khả dụng của hệ điều trị đặt tại mắt như các yếu tố ảnh hưởng tới sinh khả dụng, các phương pháp đánh giá sinh khả dụng in vitro và in vivo, thẩm định phương pháp phân tích trong nghiên cứu sinh khả dụng của thuốc nhãn khoa
Phần sơ lược về indomethacin dùng trong nhãn khoa bao gồm công thức hóa học của indomethacin, tính chất lý hóa, dược
động học, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của indomethacin trong nhãn khoa Ngoài ra, phần này còn trình bày tóm lược một số phương pháp định lượng indomethacin và một số công trình nghiên cứu về các dạng bào chế indomethacin dùng trong nhãn khoa
Chương 2
Đối tượng, thiết bị
vμ phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng và thiết bị nghiên cứu
Nguyên liệu gồm các hóa chất, dung môi đạt tiêu chuẩn dược
điển hoặc đạt tinh khiết dùng trong phân tích
Thỏ thí nghiệm khỏe mạnh, cân nặng từ 2,5 - 3,5 kg, được cung cấp
từ ban cung cấp động vật thí nghiệm - Học viện quân y
Trang 6Thiết bị phân tích gồm các máy HPLC, máy khuấy từ, được trang bị
tại Trung tâm đào tạo- nghiên cứu dược - Học viện quân y
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu bao gồm 4 nhóm chính
2.2.1 Phương pháp định lượng indomethacin trong dung dịch đệm
và trong thủy dịch mắt thỏ
Pha các dung dịch indomethacin có nồng độ thích hợp trong
dung dịch đệm và trong thủy dịch mắt thỏ Tiến hành khảo sát tìm các
điều kiện sắc ký để định lượng indomethacin Thẩm định phương
pháp phân tích về độ chọn lọc, độ tuyến tính, độ đúng, độ lặp lại, giới
hạn định lượng và độ ổn định của mẫu theo hướng dẫn của FDA và
một số tài liệu hướng dẫn của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu bào chế màng nh∙n khoa
indomethacin
2.2.2.1 Phương pháp xây dựng công thức
Công thức màng được sàng lọc qua 2 giai đoạn
* Giai đoạn 1: Khảo sát lựa chọn tá dược
- Dựa trên các tài liệu đã công bố, nghiên cứu tìm công thức cơ bản
- Dùng phần mềm Modde 5.0 thiết kế công thức Pha các dung dịch
có thành phần như công thức được thiết kế Đánh giá các dung dịch
này bằng chỉ tiêu tốc độ thấm dược chất qua giác mạc in vitro để lựa
chọn tá dược cho tốc độ thấm dược chất cao nhất
* Giai đoạn 2: Xây dựng công thức tối ưu
Sau khi đã lựa chọn được tá dược phù hợp, qui hoạch thực
nghiệm bằng cách dùng phần mềm Modde 5.0 thiết kế các công thức
theo 3 mức định lượng (mức cơ bản, mức thấp, mức cao) Bào chế
màng theo các công thức này rồi khảo sát các chỉ tiêu về tốc độ giải
phóng và thấm dược chất in vitro Tìm công thức tối ưu theo các tiêu chuẩn sau:
- Tốc độ thấm dược chất cao
- Tốc độ giải phóng dược chất kéo dài 7 - 8 giờ
- Tốc độ giải phóng dược chất gần với động học bậc không nhất
2.2.2.2 Phương pháp đánh giá in vitro tốc độ giải phóng và thấm indomethacin qua giác mạc
* Phương pháp đánh giá in vitro tốc độ giải phóng indomethacin
Dùng phương pháp hòa tan trong cốc, không khuấy trộn Màng indomethacin được thấm ướt bằng dung dịch đệm rồi ép nhẹ vào một lam kính (kích thước 10 x 10 x 1mm), thả vào cốc thuỷ tinh (đường kính 2,5 cm, cao 3,5 cm) chứa 3 ml dung dịch đệm và ổn định nhiệt độ 35 ± 10
C Sau mỗi giờ, dùng panh gắp nhẹ nhàng lam kính cho sang cốc mới cũng chứa 3 ml dung dịch đệm như trên Tiếp tục làm như vậy trong thời gian 7 giờ Lượng indomethacin giải phóng ra
được định lượng bằng phương pháp HPLC
* Phương pháp đánh giá in vitro tốc độ thấm indomethacin
Tiến hành dựa trên mô hình bình Franz
- Chuẩn bị mẫu giác mạc: Thỏ được mổ lấy nhãn cầu (sử dụng nhãn cầu trong vòng 2 giờ sau khi giết thỏ) Dùng kéo cong để cắt và tách riêng phần giác mạc trong suốt, để lại 1 viền củng mạc xung quanh giác mạc để dễ kẹp trên bình Franz Ngâm, rửa giác mạc nhẹ nhàng trong dung dịch đệm phosphat cho sạch thuỷ dịch
- Dụng cụ thử: Bình Franz
- Tiến hành: Đặt giác mạc vào đúng vị trí bình Franz, dùng kẹp để kẹp lại Cho vào ngăn dưới 9 ml dung dịch đệm phosphat và 1 que khuấy từ Ngăn trên cho 1 ml dung dịch đệm phosphat Bình Franz
được đặt vào cốc thuỷ tinh chứa nước cất để điều nhiệt rồi toàn bộ
Trang 7thiết bị được đặt trên máy khuấy từ Điều chỉnh nhiệt độ 35 ± 1o
C và tốc độ khuấy hằng định
Khi hệ thống đã ổn định, cho màng indomethacin vào ngăn
trên của bình Franz Tại các thời điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 giờ, hút ra 1
ml dung dịch từ ngăn dưới, đồng thời bổ sung ngay bằng 1 ml dung
dịch đệm phosphat Dung dịch hút ra được lọc qua màng 0,45μm rồi
định lượng indomethacin bằng phương pháp HPLC
Khi đánh giá tốc độ thấm dược chất từ dung dịch
indomethacin thì dùng 1 ml dung dịch thử cho vào ngăn trên thay cho
màng nhãn khoa và dung dịch đệm
2.2.2.3 Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn màng nhãn khoa
indomethacin
Tiến hành dựa trên các hướng dẫn của Dược điển Việt nam III
2.2.2.4 Phương pháp đánh giá tương quan in vitro - in vivo về tốc độ
giải phóng dược chất từ màng nhãn khoa indomethacin
Màng được đánh giá tốc độ giải phóng dược chất in vitro như
phần trên Đồng thời, đánh giá tốc độ giải phóng dược chất in vivo
trên mắt thỏ theo mô hình đã được nhiều tác giả sử dụng như sau: Đặt
màng vào túi cùng kết mạc mắt thỏ Sau 1h, lấy màng ra hoà tan trong
10 ml dung dịch đệm phosphat Lọc qua màng 0,45μm rồi định lượng
indomethacin bằng phương pháp HPLC Tính tỷ lệ % indomethacin
đã giải phóng trong 1h Tiến hành tương tự như trên, nhưng lấy mẫu ở
các thời điểm 2h, 3h, 4h, 5h, 6h, 7h
So sánh tỷ lệ phần trăm indomethacin được giải phóng in
vitro với giải phóng in vivo ở từng thời điểm tương ứng Phân tích
phương trình hồi qui tuyến tính y = a.x + b để đánh giá tương quan
(Trong đó y là tỷ lệ % dược chất được giải phóng in vivo, x là tỷ lệ%
dược chất được giải phóng in vitro)
2.2.2.5 Phương pháp đánh giá độ ổn định của màng nhãn khoa indomethacin
Màng nhãn khoa indomethacin được đóng gói đơn liều trong
lọ thuỷ tinh màu nâu, nút kín và được bảo quản ở nhiệt độ thực (30 ±
20
C, độ ẩm 70 ± 5%) trong 15 tháng Sau định kỳ 3 tháng, kiểm nghiệm màng theo tiêu chuẩn cơ sở để đánh giá độ ổn định
2.2.3 Phương pháp đánh giá sinh khả dụng của màng indomethacin trên thỏ so với dung dịch nhỏ mắt indomethacin
Sử dụng mỗi thời điểm 06 thỏ Mỗi thỏ được đặt 1 màng indomethacin vào túi cùng 1 mắt Mắt còn lại được nhỏ dung dịch indocollyre 0,1% với liều như sau: Nhỏ 3 lần, mỗi lần 1 giọt (50 μl), khoảng cách giữa các lần nhỏ là 2,5 giờ Sau 15 phút, giết thỏ Dùng bơm tiêm 1ml hút 100 - 150 μl thuỷ dịch cho vào lọ đựng mẫu, nút kín Bảo quản mẫu trong tủ lạnh -200C không quá 1 tuần Định lượng indomethacin bằng phương pháp HPLC đã nghiên cứu Tiến hành tương tự như trên nhưng lấy mẫu ở các thời điểm 30 phút; 1h; 2h; 3h; 4h; 5h; 5,5h; 6h; 7h; 8h; 9h và 10h Các thông số dược động học như
Cmax, Tmax và AUC được tính toán bằng quan sát trực tiếp các số liệu thực nghiệm và nhờ sự trợ giúp của phần mềm Kinetica 4.4
2.2.4 Phương pháp đánh giá khả năng dung nạp và tác dụng chống viêm của màng nh∙n khoa indomethacin
2.2.4.1 Phương pháp đánh giá khả năng dung nạp của màng
Khả năng dung nạp của màng được đánh giá trên thỏ bằng hai chỉ tiêu: thử kích ứng mắt bằng phương pháp Draize test và thử khả năng màng bị đẩy ra khỏi mắt
2.2.2.5 Phương pháp đánh giá tác dụng chống viêm của màng
Gây viêm mắt bằng cách tiêm vào dịch kính dung dịch huyết thanh bò Sau 2 ngày gây viêm, quan sát các tổn thương trên mắt để
Trang 8chấm điểm mức độ viêm theo các chỉ tiêu đã xây dựng Tiến hành
chia thỏ làm 2 nhóm Nhóm 1 điều trị bằng màng nhãn khoa
indomethacin với liều đặt 1 màng/ngày Nhóm 2 điều trị bằng dung
dịch indocollyre 0,1% với liều nhỏ mắt 3 lần x 1 giọt (50 μl)/ngày,
mỗi lần nhỏ cách nhau 4 giờ Mỗi thỏ được điều trị 1 mắt, mắt còn lại
để kiểm tra Thời gian điều trị 5 ngày
Chấm điểm viêm mắt tại các thời điểm sau 2 ngày và 5 ngày điều trị
để so sánh mức độ giảm viêm giữa các nhóm
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
- Các đại lượng thống kê như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số
tương quan r được xử lý bằng chương trình MS-EXCEL 2003
- So sánh các số trung bình bằng phân tích phương sai (ANOVA) đơn
yếu tố trong MS-EXCEL 2003
- Thiết kế và tối ưu công thức bào chế bằng phần mềm Modde 5.0
- Tính các thông số dược động học bằng phần mềm Kinetica 4.4
Chương 3
KếT QUả NGHIÊN CứU
3.1 Kết quả nghiên cứu phương pháp định lượng indomethacin
trong dung dịch đệm và trong thủy dịch mắt thỏ
3.1.1 Kết quả về các điều kiện sắc ký
Cột C18, kích thước 150 mm x 4,6 mm x 5μm
Tốc độ dòng: 1ml/phút
Thể tích mẫu tiêm: 20 μl
Detector UV, bước sóng phát hiện 266 nm
Pha động: Acetonitril - Dung dịch đệm phosphat 0,01M
(30:70)
3.1.2 Kết quả về thẩm định phương pháp phân tích
3.1.2.1 Phương pháp phân tích indomethacin trong dung dịch đệm
* Độ chọn lọc: pic indomethacin được tách riêng trên sắc ký đồ
* Độ tuyến tính: hệ số tương quan r đạt từ 0,99996 - 0,99999
* Khoảng đo mẫu: 0,1 - 10 μg/ml
* Độ lặp lại: Hệ số biến thiên đạt từ 5,48 - 0,17%
* Độ đúng: 6,5 - 0,20%
* Giới hạn định lượng: 0,1μg/ml
3.1.2.2 Phương pháp phân tích indomethacin trong thủy dịch
* Độ chọn lọc: pic indomethacin được tách riêng trên sắc ký đồ
* Độ tuyến tính: hệ số tương quan r đạt từ 0,99930 - 0,99978
* Khoảng đo mẫu: 0,1 - 10 μg/ml
* Độ lặp lại: Hệ số biến thiên đạt từ 15,32 - 4,07%
* Độ đúng: 14,24 - 3,13%
* Giới hạn định lượng: 0,1μg/ml
* Độ ổn định của mẫu sau 7 ngày bảo quản ở -20 0
C: Hàm lượng
indomethacin còn lại 96,67% (nồng độ 0,1 μg/ml) và 97,80% (nồng
độ 10 μg/ml)
Kết quả thẩm định đạt tiêu chuẩn theo hướng dẫn của FDA
về thẩm định phương pháp phân tích dược chất trong dịch sinh học
3.2 Kết quả nghiên cứu bào chế màng nhãn khoa indomethacin
3.2.1 Công thức cơ bản
Qua tham khảo tài liệu và nghiên cứu thăm dò, chúng tôi tìm
được công thức cơ bản bào chế màng indomethacin 0,15 mg như sau:
Indomethacin 1%
Hỗn hợp natri alginat và polyme phối hợp 84%
Tỷ lệ giữa natri alginat và polyme phối hợp 10: 90
Trang 9Trong đó:
- Chất hoá dẻo đóng vai trò tạo thể chất mềm dẻo cho màng Chúng
tôi chọn 3 chất hoá dẻo đưa vào nghiên cứu: PEG 400, glycerin và
propylen glycol
- Natri alginat là polyme có tính trương nở và hoà tan chậm, được
chọn làm tá dược chính để kéo dài thời gian giải phóng dược chất
- Polyme phối hợp: Sử dụng các polyme PVA, HPMC và PVP phối
hợp cùng natri alginat để tạo màng
Để lựa chọn được tỷ lệ các loại polyme và chất hóa dẻo tối
ưu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sàng lọc công thức qua 2 giai
đoạn: Giai đoạn khảo sát lựa chọn tá dược và giai đoạn xây dựng
công thức tối ưu
3.2.2 Kết quả khảo sát lựa chọn tá dược
3.2.2.1 Thiết kế thí nghiệm: như bảng 3.8
Bảng 3.8: Các công thức thực nghiệm
Công
thức
Lượng
indomethacin
(mg)
Lượng natri alginat (mg)
Loại polyme phối hợp (1134 mg)
Hóa dẻo (225 mg)
Dung dịch
đệm vừa đủ
3.2.2.2 Kết quả đánh giá in vitro tốc độ thấm indomethacin qua giác mạc
- Tốc độ thấm indomethacin qua giác mạc rất chậm Tổng lượng indomethacin đưa vào ngăn trên của bình Franz là 150 μg Sau 1 giờ, lượng indomethacin được thấm vào ngăn dưới là 2,9 - 5,02μg Sau 7 giờ, lượng indomethacin được thấm là 23,76 - 53,26 μg, chưa đạt
được mức cân bằng về nồng độ dược chất giữa 2 ngăn
- Lượng indomethacin được thấm qua giác mạc tỷ lệ tuyến tính với
thời gian, hệ số tương quan tương đối cao (r từ 0,9939 đến 0,9994)
- Khi phối hợp các polyme HPMC, PVP hoặc PVA với natri alginat
đều làm tăng tốc độ thấm indomethacin qua giác mạc so với các công thức chỉ có natri alginat, trừ trường hợp CT1 (chứa HPMC, natri alginat và glycerin) có tốc độ thấm thấp nhất
- Tốc độ thấm indomethacin (J) từ các công thức có PVA phối hợp với natri alginat đạt giá trị cao nhất so với các công thức có sự phối hợp của HPMC, PVP với natri alginat hoặc công thức chỉ có natri alginat
3.2.3 Kết quả xây dựng công thức tối ưu
3.2.3.1 Kết quả thiết kế thí nghiệm
Qua phần sàng lọc sơ bộ giai đoạn 1, chúng tôi thấy các dung dịch có PVA cho tốc độ thấm indomethacin qua giác mạc cao nhất
Do đó PVA được chọn phối hợp với natri alginat để nghiên cứu tiếp, loại bỏ HPMC và PVP Ba chất hoá dẻo là glycerin, PEG và propylen glycol có ảnh hưởng chưa rõ ràng tới tốc độ thấm dược chất qua giác mạc nên cả ba chất hoá dẻo này đều đưa vào nghiên cứu tiếp
Mục đích nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của tá dược trong công thức tới tốc độ giải phóng và thấm indomethacin từ màng nhãn khoa indomethacin Trên cơ sở đó, tìm công thức tối ưu thoả
Trang 10mãn các mục tiêu: Indomethacin được giải phóng đều đặn, kéo dài 7-
8 giờ và tốc độ thấm phải đạt mức cao Do đó, thí nghiệm được thiết
kế như sau:
* Các biến độc lập: Gồm 2 biến định lượng và 1 biến định tính được
trình bày ở bảng 3.16 và 3.17
Bảng 3.16: Các biến định lượng
Biến định
lượng Ký hiệu
Mức thấp (-1)
Mức cơ sở (0)
Mức cao (+1)
Tỷ lệ % chất
Tỷ lệ natri
alginat/PVA X2
5/95 (5)
10/90 (10)
15/85 (15)
Bảng 3.17: Biến định tính
Biến định tính Ký hiệu Mã hoá
Loại chất hoá
Glycerin (A)
PEG (B)
Propylen glycol (C)
* Các biến phụ thuộc: Vì không có thuốc đối chiếu nên chúng tôi
sử dụng mô hình động học bậc không để tính Các biến phụ thuộc bao
gồm: Y1 - Y7 tương ứng với tỷ lệ % indomethacin được giải phóng
sau 1 - 7 giờ, biến Yf2 là chỉ số f2so với mô hình động học bậc không
và biến Yt là tốc độ thấm indomethacin qua giác mạc in vitro
Dùng phần mềm Modde 5.0 thiết kế thí nghiệm 32
kết hợp với ô vuông latin gồm 27 công thức Làm thêm 2 thí nghiệm ở tâm
Tổng số 29 công thức được ghi ở bảng 3.19
Bảng 3.19: Bảng thiết kế thí nghiệm
Ghi chú: "Gly: glycerin, Pro: Propylen glycol"
3.2.3.2 Tiến hành bào chế màng
Bào chế màng theo 29 công thức thiết kế ở trên bằng phương pháp tráng màng