1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn

27 797 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 415,19 KB

Nội dung

Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn

Trang 1

Bộ giáo dục vμ đμo tạo Bộ y tế

Trường đại học dược Hμ nội

Đoμn Thanh Hiền

Nghiên cứu bμo chế vμ đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn

Chuyên ngành: Bào chế M∙ số: 62.73.01.05

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học

Hμ nội - 2007

Trang 2

Bộ môn Bào chế, Bộ môn Vật lý - Hoá lý, Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược - Trường Đại học Dược Hà Nội; Xưởng sản xuất thuốc GMP - Công ty Dược liệu Trung ương I; Viện Kiểm nghiệm; Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai - Bộ Y tế; Bệnh viện 198, Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ - Bộ Công an

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Phạm Ngọc Bùng Pgs.ts Trần Xuân Trường

Phản biện 1: GS.TSKH Hoàng Tích Huyền

Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Liêm

Phản biện 3: PGS.TS Trịnh Văn Quỳ

Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhμ nước,

tổ chức tại: Trường Đại học Dược Hμ Nội

vào hồi 8 giờ 00 ngày 20 tháng 9 năm 2007

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội

Trang 3

Danh mục những công trình đã công bố

có liên quan đến luận án

1 Đoàn Thanh Hiền, Phạm Ngọc Bùng, Trần Xuân Trường (2002), "Nghiên cứu độ

ổn định của hormon trong bột tuyến giáp lợn được làm khô bằng các phương

Trang 4

Một số chữ viết tắt

Cavg Concentration average for steady state data - Nồng độ trung bình trong

khoảng liều lặp lại

CLss/F Clearance/Fraction of dose absorbed - Hệ số thanh thải/ Phần hấp thu DĐH D−ợc động học

ELISA Enzym linked immuno sorbent assay - Định l−ợng miễn dịch enzym FDA Food and Drug Administration - Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm

T3 Triiodothyronin (liothyronin) - Hormon T3 của tuyến giáp

T4 Tetraiodothyronin (thyroxin) - Hormon T4 của tuyến giáp

Vz/F Volume / Fraction of dose absorbed - Thể tích/ Phần hấp thu

Trang 5

A Giới thiệu luận án

1 Đặt vấn đề

Tuyến giáp (TG) là tuyến nội tiết lớn nhất, có vai trò đặc biệt trong sự sống của các động vật có xương sống thông qua các hormon của nó là thyroxin (T4) và triiodothyronin (T3) Hormon giáp (HmG) có tác dụng tăng trưởng và trưởng thành của não trong giai đoạn bào thai và trẻ sơ sinh; có vai trò quan trọng trong quá trình sinh nhiệt của cơ thể Hormon giáp có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh trung ương;

điều hoà sự phát triển của xương Trẻ em thiếu hormon giáp sẽ bị bệnh lùn giáp, thiểu năng trí tuệ, đần độn

Các chế phẩm hormon giáp được bào chế từ tuyến giáp của động vật hoặc từ hormon giáp tổng hợp như: cao khô toàn phần tuyến giáp (Thyroid), Thyroglobulin, levothyroxin (L-T4), liothyronin (L-T3) được sử dụng để điều trị các bệnh tuyến giáp: bướu cổ, suy giáp, đần độn, phù niêm dịch, nhằm thay thế khi cơ thể không tổng hợp đủ HmG nội sinh hoặc làm nhỏ bướu ở những bệnh nhân bướu cổ bình giáp; hoặc phối hợp với các thuốc kháng giáp để điều trị bệnh cường giáp trạng Basedow

Hiện nay ở Việt Nam chưa tổng hợp được hormon giáp, nhưng đã có một số cơ

sở trong nước sản xuất thuốc từ bột khô toàn phần của tuyến giáp lợn như: viên nén Thyroid của Xí nghiệp Dược phẩm và Sinh học y tế Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất trên chưa định lượng được HmG có trong chế phẩm, mà mới chỉ xác định hàm lượng iod hữu cơ, do đó chưa đánh giá đúng dược chất có tác dụng

điều trị của thuốc Bên cạnh đó, do trong chế phẩm tuyến giáp toàn phần còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc, nên hiệu quả điều trị của các chế phẩm tuyến giáp toàn phần thường không ổn định Đến nay ở Việt Nam chưa có đề tài nào nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng (SKD) của các chế phẩm điều chế từ TG

Thyroglobulin (Tg) có vai trò tổng hợp và tồn trữ hormon (Hm) của TG Tg chiếm phần lớn trong dịch keo của nang giáp và có trong nội dịch tế bào giáp Tg hoà tan trong nước và kết tủa ở điểm đẳng điện, nên có thể chiết xuất Tg để sử dụng các HmG và loại bỏ một số yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của HmG như: gân, cơ, bao xơ… là các thành phần có trong bột khô toàn phần TG

Xuất phát từ thực tế trên, để tạo ra một chế phẩm Hm từ TG lợn đảm bảo độ ổn

định và SKD, chúng tôi đã thực hiện đề tài luận án:

"Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn"

Trang 6

2 Mục tiêu của luận án

- Chiết xuất được thyroglobulin từ tuyến giáp lợn với hiệu suất cao, có tỷ lệ hormon T4 bằng 5 lần T3

- Bào chế được viên nén Thyroglobulin đảm bảo độ ổn định

- Đánh giá được sinh khả dụng của viên nén Thyroglobulin so với viên nén Euthyral của Pháp

3 Nội dung nghiên cứu của luận án

1 - Nghiên cứu xây dựng quy trình tối ưu chiết xuất thyroglobulin từ tuyến giáp lợn và tiêu chuẩn hoá thyroglobulin chiết xuất được, để làm nguyên liệu bào chế viên nén Thyroglobulin

2 - Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế viên nén Thyroglobulin 130mg đảm bảo độ ổn định HmG và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của viên nén Tg 130mg

3 - Nghiên cứu sinh khả dụng của viên nén Thyroglobulin 130mg so với viên nén Euthyral của Pháp trên chó thí nghiệm

4 Những đóng góp mới của luận án

- Đã xây dựng được quy trình chiết xuất Tg từ tuyến giáp lợn với các thông số

kỹ thuật tối ưu Đã chiết xuất được Tg có độ ổn định và có tỷ lệ T4/T3 cần thiết (5/1),

đã loại tạp chất, loại nước nhanh, đơn giản và hiệu quả

- Đã lựa chọn được tá dược kiềm, tá dược dập thẳng, chất diện hoạt và chất bảo

vệ iod của HmG để xây dựng công thức tối ưu và quy trình bào chế viên nén Tg đảm bảo độ ổn định

- Đã đánh giá được sinh khả dụng tương đối của viên nén Thyroglobulin 130mg

so với viên Euthyral của Pháp có cùng hàm lượng hormon giáp là 100 ± 10μg T4 và

20 ± 2μg T3 Viên nén Thyroglobulin có sinh khả dụng tương đương với viên nén Euthyral của Pháp

- Đã ứng dụng kỹ thuật HPLC định lượng T3, T4 theo Dược điển Mỹ để đánh giá dược chất của chế phẩm điều chế từ tuyến giáp thay thế phương pháp định lượng iod hữu cơ đối với các chế phẩm HmG

- Đã ứng dụng phương pháp miễn dịch phóng xạ định lượng HmG trong huyết thanh để đánh giá sinh khả dụng của chế phẩm HmG trên súc vật, phục vụ nghiên cứu xây dựng và lựa chọn công thức bào chế các chế phẩm HmG

5 Cấu trúc của luận án:

Gồm 134 trang, 46 bảng, 9 hình, 2 sơ đồ, 122 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt, tiếng Anh Bố cục như sau: Đặt vấn đề 2 trang; Phần nội dung gồm: Tổng quan tài liệu 34 trang, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 12 trang, Kết quả nghiên cứu

52 trang, Bàn luận 19 trang, Kết luận 2 trang, Kiến nghị 1 trang, Danh mục các bài báo đã công bố có liên quan đến luận án 1 trang, Tài liệu tham khảo 11 trang; Ngoài

ra, luận án còn có 4 phụ lục kèm theo với 14 bảng và 2 hình

Trang 7

B Nội dung của luận án

Chương 1: Tổng quan

Phần tổng quan trình bày những nét cơ bản về: Tuyến giáp và hormon tuyến giáp; Tình hình nghiên cứu sản xuất thuốc từ tuyến giáp; Tình hình nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học của chế phẩm hormon giáp Qua các tài liệu tổng quan cho thấy: TG là tuyến nội tiết quan trọng sản xuất ra T3 và T4 có tác dụng lên quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể; Tg là protein quan trọng nhất của TG, cung cấp khuôn để tổng hợp HmG và môi trường để tồn trữ Hm trong TG; TG của

động vật như lợn, bò, cừu được điều chế thành bột khô hoặc chiết Tg để sản xuất thuốc Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao định lượng HmG của nguyên liệu và chế phẩm Phương pháp miễn dịch phóng xạ xét nghiệm HmG trong huyết thanh để nghiên cứu SKD

Chương 2: Đối tượng vμ phương pháp nghiên cứu

2.1 Nguyên liệu, thiết bị vμ đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Nguyên liệu, hoá chất

Tuyến giáp lợn; hoá chất, tá dược đều là loại dược dụng hoặc tinh khiết phân tích đạt tiêu chuẩn quy định Các loại RIA-kít T4, T3 của Pháp

2.1.2 Phương tiện, thiết bị chính

Sử dụng các phương tiện, thiết bị tin cậy của trường, viện, bệnh viện để nghiên cứu

2.1.3 Đối tượng nghiên cứu

Thyroglobulin được chiết xuất từ TG lợn, được tiêu chuẩn hoá hàm lượng HmG: trong 65mg Nguyên liệu Thyroglobulin có 50μg T4 và 10μg T3

Viên nén Thyroglobulin 130mg được bào chế từ Nguyên liệu Thyroglobulin Hàm lượng HmG của viên nén Thyroglobulin là 100μg T4 và 20μg T3

Viên nén Euthyral của Hãng Lipha Santé - Merck Lô số: 1140 sản xuất tháng 06/2002 Hàm lượng HmG của viên là 100μg T4 và 20μg T3

Chiết Tg bằng phương pháp thoái phân TG trong dung dịch 5% natri salicylat

và hoà tan Tg trong dung dịch muối đẳng trương ở nhiệt độ 2 -5oC Tách Tg bằng phương pháp kết tủa Tg ở điểm đẳng điện pH 4,4 ổn định Tg bằng phương pháp biến tính protein ở nhiệt độ 86oC trong môi trường acid pH 4,4 Loại tạp mỡ theo phương pháp chiết hồi lưu bằng dung môi hữu cơ aceton ở nhiệt độ 56oC

Trang 8

- Phương pháp khảo sát:

- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng, tỷ lệ HmG và độ giảm hàm lượng HmG trong quá trình chiết xuất Tg để xác định thông số của các biến độc lập phù hợp cho thiết kế quy trình tối ưu

- Khảo sát sự ảnh hưởng của tá dược độn, của tá dược kiềm, của chất bảo vệ iod

đối với độ ổn định của HmG trong viên Tg: bào chế viên nén Tg có sử dụng Nguyên liệu Thyroglobulin và tiến hành khảo sát sử dụng các tác dược:

+ Tá dược độn: Avicel, lactose, tinh bột, calci hydrophosphat

+ Tá dược kiềm: natri carbonat khan, natri hydrocarbonat, natri phosphat

+ Chất bảo vệ iod: kali iodid và natri iodid

Xác định chất lượng viên và định lượng HmG trong viên nén Tg trước và sau khi lão hoá để đánh giá sự ảnh hưởng của các tá dược đối với độ ổn định của viên nén

Tg, từ đó lựa chọn được tá dược độn phù hợp

- Phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hoá:

Dựa trên kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng, tỷ lệ HmG và

độ giảm hàm lượng HmG trong quá trình chiết xuất Tg; Dựa trên kết quả khảo sát sự

ảnh hưởng của tá dược độn, của tá dược kiềm, của chất bảo vệ iod đối với độ ổn định của Hm trong viên nén Tg Xác định các biến độc lập (đầu vào hay yếu tố ảnh hưởng), chọn mức cơ sở và khoảng biến thiên của các biến độc lập Xác định các biến phụ thuộc (đầu ra) Sử dụng chương trình Modde 5.0 để xác định các thông số tối ưu của quy trình chiết xuất Tg, của công thức bào chế viên nén Tg

- Phương pháp dập thẳng bào chế viên nén Tg:

Sử dụng công thức tối ưu xác định được để xây dựng quy trình bào chế viên nén

Tg theo phương pháp dập thẳng Quy trình bào chế viên nén Tg được xây dựng ở quy mô pilot 30.000 viên với 2 công đoạn chính: tạo bột ổn định; điều chế bột dập thẳng viên Tg từ bột ổn định và Nguyên liệu Thyroglobulin

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu SKD của viên nén Thyroglobulin

So sánh SKD giữa viên Tg 130mg với viên Euthyral của Hãng Lypha Santé (Merck) cùng chứa 100μg T4 và 20μg T3 theo phương pháp thử chéo đôi, liều lặp lại Dùng 12 chó chia thành 2 lô Giai đoạn 1, cho chó lô đối chứng uống 4 viên Euthyral, lô thử uống 4 viên nén Tg, chia 2 lần: sáng uống 2 viên, chiều uống 2 viên Cho uống thuốc liên tục trong 1 tháng, sau đó tiến hành lấy máu định lượng HmG Thời gian nghỉ uống thuốc giữa 2 giai đoạn là 7 ngày Tiếp theo đó, thử thuốc giai đoạn 2: đổi thuốc giữa 2 lô, tiến hành tương tự như giai đoạn 1 Như vậy mỗi loại thuốc được thử trên cả 12 chó So sánh mức độ và tốc độ hấp thu T3, T4 từ viên nén Tg vào hệ tuần hoàn của chó với viên nén Euthyral Đánh giá sự tương đương của các thông số DĐH hấp thu HmG theo phương pháp của Wilcoxon và theo phương pháp của FDA

Trang 9

- Phương pháp HPLC định lượng T3, T4 trong nguyên liệu và thành phẩm:

Thuỷ phân Tg bằng protease; Pha động: nước : acetonitril : acid phosphoric; Pha tĩnh: cột L1 (4,6 mm x 25 cm), chất nhồi cột: silic oxyd (SiO2) xốp gắn nhóm C18 no, 10μm; Detector UV 230nm; Chuẩn USP Liothyronin, Levothyroxin; So sánh diện tích pic của thử với chuẩn

- Phương pháp RIA định lượng T3, T4 trong huyết thanh chó:

Sử dụng RIA-kít T4, T3 để định lượng T3, T4 toàn phần trong huyết thanh chó thí nghiệm Dùng máy đếm phóng xạ để định lượng xung gammar, từ đó tính được hàm lượng HmG có trong mẫu thử

- Phương pháp đánh giá độ ổn định:

Các mẫu nguyên liệu và viên nén đựng trong lọ nhựa 2 lần nắp, nút kín Lão hoá cấp tốc 3 tháng ở 40 ± 2°C, độ ẩm 75 ± 5% Đánh giá độ ổn định 6 tháng ở 40 ± 2°C, 50 ± 2°C, 60 ± 2°C độ ẩm 75 ± 5% Định lượng HmG và đánh giá tiêu chuẩn chất lượng trước và sau khi lão hoá

- Phương pháp xử lý số liệu:

Xử lý thống kê bằng chương trình MS-EXCEL Tối ưu hoá quy trình và công thức bào chế bằng chương trình Modde 5.0 Đánh giá SKD bằng chương trình WinNonlin

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

3.1 Xây dựng quy trình tối ưu chiết xuất thyroglobulin

3.1.1 Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu TG lợn

Hàm lượng HmG của Tg có thể thay đổi theo nguồn TG lợn được cung cấp từ những cá thể, những nơi khác nhau, vì vậy để có nguồn nguyên liệu có chất lượng ổn

định chiết xuất Tg, cần phải tiêu chuẩn hoá nguyên liệu TG

TG được thu mua tại các lò giết mổ tập trung theo dây truyền công nghiệp từ lợn thịt của giống lợn lai kinh tế Lợn được nuôi tập trung tại các trại chăn nuôi lớn ở vùng đồng bằng, thức ăn là cám công nghiệp, có đủ dinh dưỡng và chất vi lượng

Tiêu chuẩn TG: TG lợn lai kinh tế trưởng thành, còn nguyên vẹn, có cùng kích

thước dài 4-5 cm, rộng 1,5-2,5 cm và có cùng khối lượng 5 - 6g

Trang 10

Định tính: Có phản ứng của thyroglobulin Cách thử: trộn 5g Tg đã nghiền mịn

với 5ml ethanol loãng, thêm 2 giọt acid HCl và 2 giọt NaNO2 (1:10) và trộn đều Đun nóng từ từ trong bình cách thuỷ thời gian 2 phút, làm lạnh, kiềm hoá với 1ml NH4OH 6N Lắc 30 giây, tủa tạo thành có màu hồng

Định lượng hormon giáp T3, T4 bằng phương pháp HPLC Qua khảo sát chúng

tôi đã xác định được và tiêu chuẩn hoá hàm lượng HmG của TG: trong 100g nguyên liệu TG có 39 ± 16 mg T4 và 9 ± 4 mg T3

Tiêu chuẩn của TG lợn được tóm tắt trong Bảng 3.1

Bảng 3.1: Tiêu chuẩn chất lượng của Nguyên liệu tuyến giáp

Tiêu chuẩn Chất lượng Phương pháp thử

1 Tuyến giáp

TG của lợn lai kinh tế trưởng thành, 6-9 tháng tuổi, nặng 60-120kg TG còn nguyên tuyến, đồng đều về kích thước và trọng lượng: dài 4-5 cm, rộng 1,5-2,5 cm, nặng 5 - 6g

Trực quan

Hồ sơ theo dõi

Đo Cân

2 Định tính Có phản ứng tạo tủa màu hồng của Tg

Pic trên sắc ký đồ HPLC trùng với chuẩn

Hoá học HLPC

3 Định lượng 100 g nguyên liệu TG có 39 ± 16 mg T4

và 9 ± 4 mg T3

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

3.1.2 Nghiên cứu thiết kế quy trình tối ưu chiết xuất thyroglobulin

Mức thấp

Mức cơ

sở

Mức cao

Khoảng biến thiên

Kích thước rây máy xay TG X1 mm 4 6 8 2

Thời gian kết tủa X3 Phút 30 45 60 15 Thời gian biến tính X4 Phút 60 90 120 30 Thời gian chiết mỡ X5 Phút 60 120 180 60

b - Xác định các biến phụ thuộc:

Bảng 3.3: Các biến phụ thuộc để thiết kế quy trình chiết xuất tối ưu

Các biến phụ thuộc Ký hiệu Đơn vị tính

Trang 11

c - Quy hoạch thực nghiệm

Sử dụng phần mềm Modde 5.0 để quy hoạch thực nghiệm với 5 biến theo 3 mức, chúng tôi đã lựa chọn mô hình rút gọn của Modde 5.0 để thiết kế các thí nghiệm, đó là kiểu đáp ứng mặt hợp tử tại tâm (CCF) với 26 thí nghiệm và làm thêm 3 thí nghiệm trung tâm, tổng cộng 29 thí nghiệm theo các biến độc lập và biến phụ

thuộc đã xác định

3.1.2.2 Thực nghiệm và kết quả

Kết quả thực nghiệm của từng thí nghiệm đ−ợc thể hiện trong Bảng 3.4:

Bảng 3.4 : Kết quả các thực nghiệm chiết xuất Tg

Thời gian chiết

Thời gian kết tủa

Thời gian biến tính

Thời gian chiết

mỡ

Hiệu suất chiết

Tỷ lệ T4/T3

Độ giảm hàm l−ợng HmG (mm) (h) (phút) (phút) (phút) (%) (lần) (%)

Trang 12

Thời gian chiết

Thời gian kết tủa

Thời gian biến tính

Thời gian chiết

mỡ

Hiệu suất chiết

Tỷ lệ T4/T3

Độ giảm hàm lượng HmG

Đánh giá dữ liệu thực nghiệm theo mô hình toán

Kết quả phân tích các dữ liệu thực nghiệm cho thấy: Hệ số tương quan r2 của các biến phụ thuộc đều > 0,89 Hệ số về khả năng dự đoán Q2 từ 0,61 - 0,77 Dữ liệu thực nghiệm và mô hình toán học được lựa chọn để thiết kế quy trình tối ưu phù hợp ở mức tin cậy (P>0,05)

3.1.3 Quy trình tối ưu chiết xuất thyroglobulin

Xác định các thông số kỹ thuật tối ưu của quy trình chiết xuất Tg

Yêu cầu đối với biến phụ thuộc như sau: Hiệu suất chiết phải đạt tối đa; Tỷ lệ T4/T3 = 5; Độ giảm hàm lượng HmG phải là tối thiểu Sử dụng chương trình Modde

5.0 tìm quy trình chiết xuất Tg tối ưu, cho kết quả sau:

Các biến đầu vào của quy trình chiết tối ưu xác định được: Kích thước rây máy

xay TG: 5 mm; Thời gian chiết: 21 giờ ; Thời gian kết tủa: 46 phút; Thời gian biến tính: 60 phút; Thời gian chiết mỡ: 164 phút

Dự báo kết quả các biến đầu ra của quy trình tối ưu: Hiệu suất chiết: 89%; Tỷ

lệ T4/T3: 4,9 lần; Độ giảm hàm hượng HmG: 5,03 %

Đánh giá các thông số kỹ thuật tối ưu của quy trình chiết xuất Tg

Tiến hành chiết xuất 5 mẫu, mỗi mẫu 100g TG, theo các thông số kỹ thuật tối

ưu của quy trình chiết xuất Tg Hàm lượng và độ ổn định HmG ghi trong Bảng 3.6:

Bảng 3.6: Kết quả thực nghiệm theo các thông số kỹ thuật tối ưu của quy trình chiết

Tỷ lệ T4/T3

Tổng lượng T4+T3

Hiệu suất chiết

Tổng lượng HM sau lão hoá

Độ giảm hàm hượng

Trang 13

3.1.4 Điều chế nguyên liệu bán thành phẩm bào chế viên nén Thyroglobulin

Hàm lượng HmG của Tg có thể thay đổi theo nguồn TG được cung cấp từ những cá thể, những khu vực, những địa phương khác nhau, vì vậy cần tiêu chuẩn hoá hàm lượng HmG của Tg để làm nguyên liệu bào chế viên nén Tg Dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước, chúng tôi đã sử dụng 1% natri lauryl sulfat, 10% natri croscarmellose và AvicelđPH102 để pha chế thành Nguyên liệu Thyroglobulin có 50

μg ± 10% T4 và 10 μg ± 10% T3 trong 65 mg nguyên liệu bán thành phẩm bào chế viên nén Tg

Pha chế Nguyên liệu Thyroglobulin:

Trên cơ sở kết quả định lượng HmG của Tg chiết xuất được ghi ở Bảng 3.6, tính lượng Tg và lượng Avicel PH102 để xây dựng công thức của Nguyên liệu Thyroglobulin Công thức của Nguyên liệu Thyroglobulin được ghi trong Bảng 3.7

355

3.1.5 Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của Nguyên liệu Thyroglobulin

Dựa trên tiêu chuẩn của Tg trong USP 22, chúng tôi xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

và phương pháp đánh giá Nguyên liệu Thyroglobulin: Nguyên liệu Thyroglobulin

được pha chế từ Tg của TG lợn Nguyên liệu Thyroglobulin có thể chứa các tá dược

độn phù hợp như natri croscarmellose, tinh bột, saccarose, Avicel hoặc dextrose Định lượng bằng phương pháp HPLC, hàm lượng HmG phải có 50 ± 5 μg T4 và 10 ± 1 μg T3 trong 65mg Nguyên liệu Thyroglobulin

Từ kết quả khảo sát các thông số kỹ thuật, chúng tôi đề xuất một số tiêu chuẩn chất lượng của Nguyên liệu Thyroglobulin trong Bảng 3.14:

Ngày đăng: 08/04/2014, 13:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.3: Các biến phụ thuộc để thiết kế quy trình chiết xuất tối −u - Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn
Bảng 3.3 Các biến phụ thuộc để thiết kế quy trình chiết xuất tối −u (Trang 10)
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn chất l−ợng của Nguyên liệu tuyến giáp - Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn
Bảng 3.1 Tiêu chuẩn chất l−ợng của Nguyên liệu tuyến giáp (Trang 10)
Bảng 3.4: Kết quả các thực nghiệm chiết xuất Tg - Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn
Bảng 3.4 Kết quả các thực nghiệm chiết xuất Tg (Trang 11)
Bảng 3.6: Kết quả thực nghiệm theo các thông số kỹ thuật tối −u của quy trình chiết - Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn
Bảng 3.6 Kết quả thực nghiệm theo các thông số kỹ thuật tối −u của quy trình chiết (Trang 12)
Bảng 3.7: Thành phần của Nguyên liệu Thyroglobulin - Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn
Bảng 3.7 Thành phần của Nguyên liệu Thyroglobulin (Trang 13)
Bảng 3.14: Tiêu chuẩn chất l−ợng của Nguyên liệu Thyroglobulin (dự thảo) - Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn
Bảng 3.14 Tiêu chuẩn chất l−ợng của Nguyên liệu Thyroglobulin (dự thảo) (Trang 14)
Bảng 3.24: Biến độc lập thiết kế công thức tối −u bào chế viên nén Tg - Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn
Bảng 3.24 Biến độc lập thiết kế công thức tối −u bào chế viên nén Tg (Trang 15)
Bảng 3.30: Công thức pha chế quy mô pilot 30.000 viên. - Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn
Bảng 3.30 Công thức pha chế quy mô pilot 30.000 viên (Trang 17)
Bảng 3.29: Độ giảm hàm l−ợng HmG viên Tg của công thức tối −u - Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn
Bảng 3.29 Độ giảm hàm l−ợng HmG viên Tg của công thức tối −u (Trang 17)
Bảng 3.31: Khối l−ợng tá d−ợc và d−ợc chất trong các công đoạn của quy trình bào - Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn
Bảng 3.31 Khối l−ợng tá d−ợc và d−ợc chất trong các công đoạn của quy trình bào (Trang 18)
Bảng 3.33: Tiêu chuẩn cơ sở của viên nén Tg (dự thảo)  Tiêu chuẩn khảo - Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn
Bảng 3.33 Tiêu chuẩn cơ sở của viên nén Tg (dự thảo) Tiêu chuẩn khảo (Trang 19)
Bảng 3.34: Độ ổn định của viên nén Tg sau 24 tháng bảo quản ở điều kiện thực - Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn
Bảng 3.34 Độ ổn định của viên nén Tg sau 24 tháng bảo quản ở điều kiện thực (Trang 20)
Bảng 3.35: Hàm l−ợng T4 của viên Tg theo thời gian thử nghiệm cấp tốc ở các nhiệt - Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn
Bảng 3.35 Hàm l−ợng T4 của viên Tg theo thời gian thử nghiệm cấp tốc ở các nhiệt (Trang 21)
Bảng 3.39: Nồng độ T4 của 2 nhóm và độ biến thiên nồng độ theo thời gian - Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn
Bảng 3.39 Nồng độ T4 của 2 nhóm và độ biến thiên nồng độ theo thời gian (Trang 22)
Bảng 3.47: So sánh các thông số DĐH của T4 giữa 2 nhóm - Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén Thyroglobulin từ tuyến giáp lợn
Bảng 3.47 So sánh các thông số DĐH của T4 giữa 2 nhóm (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w