3.1 Tình hình nhập khẩu giai đoạn 2006-2008
Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 62,68 tỷ USD, tăng 39,6% so với năm 2006, trong đó, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 40,96 tỷ USD, tăng 144,2%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,7 tỷ USD, tăng 131,7%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu tăng 41,4%, nhóm hàng nhập khẩu cần phải kiểm soát tăng 28,1% và nhóm hàng hạn chế nhập khẩu tăng 49,6%.
Bảng 8: Kim ngạch nhập khẩu theo nhóm hàng năm 2007
(Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tỷ trọng % ; Nguồn: Bộ Công thương)
Nhóm hàng Năm 2006 Năm 2007 % Tăng KN tỷ trọng KN tỷ trọng Tổng trị giá nhập khẩu 44.89 100 62.682 100 39,6
1
1. Nhóm hàng cần nhập khẩu 34.692 77,3 49.057 78,3 41,4 2. Nhóm hàng nhập khẩu cần
kiểm soát 7.604 16,9 9.743 15,5 28,1
3.Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu 2.595 5,8 3.882 7,9 49,6 Bước sang năm 2008, tốc độ nhập khẩu vẫn tăng ở mức cao, cả về số lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2007, nguyên nhân chủ yếu là:
Trước hết, chủ yếu vẫn là những nguyên nhân tương tự dẫn đến tình hình nhập siêu tương đối cao của năm 2007, trong đó đặc biệt là yếu tố giá tăng cao nhưng tác động sâu hơn do giá tiếp tục tăng cao hơn nhiều, do đầu tư cho sản xuất và tăng trưởng kinh tế, hiệu quả đầu tư chưa cao, ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế sau khi gia nhập WTO và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tuy đã đạt mức cao nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân đặc trưng cho đầu năm 2008 là: - Nhiều mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế so với năm 2007 và các năm trước đó nên phần lớn các mặt hàng nhập khẩu đều tăng mạnh về số lượng so với cùng kỳ năm 2007.
- Do đồng đô la Mỹ mất giá kể cả so với đồng tiền Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nên một số nhà nhập khẩu tích cực đẩy mạnh nhập khẩu với mục đích đề phòng tiếp tục tăng giá và không loại trừ cả mục đích hy vọng thu được lợi nhuận cao.
- Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và đầu tư tăng, theo đó, nhập khẩu cho đầu tư và nguyên nhiên phụ liệu cho sản xuất đều tăng. Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đã tăng 46% trong 6 tháng 2008 so với cùng kỳ năm ngoái, chất dẻo nguyên liệu tăng 39,8%, điện tử, máy tính và linh kiện tăng 42,8%....
- Một số dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm, hàng hóa thay hàng nhập như lọc hóa dầu, phôi thép, phân bón, nguyên phụ liệu ngành dệt may đang trong quá trình xây dựng, chưa đi vào hoạt động; công nghiệp phụ trợ còn kém phát triển... cũng là nguyên nhân dẫn đến phải nhập khẩu từ bên ngoài.
- Do đời sống được cải thiện, một bộ phận dân cư xuất hiện tâm lý chuộng hàng ngoại (trong khi hàng sản xuất trong nước không kém hơn về chất lượng, mẫu mã) cũng là yếu tố kích thích nhập khẩu.
- Xuất hiện tình trạng nhập khẩu chờ giá tăng để thu lợi (như thép và phôi thép)…
Kim ngạch nhập khẩu tháng 6 ước đạt 7,27 tỷ USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ 2007, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2008 lên 45,1 tỷ USD, (bình quân mỗi tháng nhập khẩu 7,5 tỷ USD), tăng 62,6% so với cùng kỳ năm 2007. Có thể thấy một tín hiệu đáng mừng, đó là kim ngạch nhập khẩu và nhập siêu đã giảm dần trong các tháng vừa qua (nhập khẩu tháng 4 là 8,23 tỷ USD với nhập siêu 3,2 tỷ USD, tháng 5 là 7,67 tỷ USD với nhập siêu là 1,9 tỷ USD và đến tháng 6 nhập siêu chỉ còn 1,14 tỷ USD). Với kết quả như vậy, nhập siêu 6 tháng 2008 đã giảm hơn nhiều so với dự kiến, chỉ còn 14,8 tỷ USD, bằng 48,8% so với xuất khẩu.
Bảng 9: Kim ngạch nhập khẩu theo nhóm hàng 6 tháng đầu năm 2008
( Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tỷ trọng %; Nguồn Bộ Công thương)
Nhóm hàng 6 tháng 2007 6T 2008 % Tăng KN tỷ trọng KN tỷ trọng Tổng trị giá nhập khẩu 27.735 100 45.10 5 100 62,6 1. Nhóm hàng cần nhập khẩu 21.791 78,6 34.221 75,9 57,0 2. Nhóm hàng nhập khẩu cần 4.111 14,8 8.013 17,8 94,9
kiểm soát
3.Nhóm hàng hạn chế nhập
khẩu 1.833 6,6 2.871 6,4 56,6
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhập khẩu và qua đó nhập siêu năm nay tăng chủ yếu là do giá cả hàng hoá và nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng mạnh, nhu cầu trong nước tuy cũng tăng nhưng không phải là nguyên nhân chính, cụ thể: kim ngạch nhập khẩu tăng 17,37 tỷ USD so với cùng kỳ 2007, trong đó, tăng do giá trên 4,6 tỷ USD, tăng do lượng là 3,6 tỷ USD và tăng do cả giá và lượng (không xác định cụ thể tăng do giá hay lượng) là 9,1 tỷ USD. Ước tính chung nhập khẩu tăng do giá chiếm khoảng 70% và tăng do khối lượng chỉ khoảng 30%.
Đánh giá tình hình nhập khẩu theo nhóm hàng:
- Nhóm 1: Nhóm mặt hàng cần thiết phải nhập khẩu. Nhóm này gồm các mặt hàng: thép, phôi thép, phân bón, xăng dầu, chất dẻo, sợi, bông, hóa chất nguyên liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, tân dược, điện tử, máy tính và linh kiện, vải, nguyên phụ liệu dệt may, da, clinker, nguyên liệu dược phẩm, sản phẩm hóa chất, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, kim loại thường khác, gỗ nguyên liệu, thức ăn gia súc và nguyên liệu, lúa mỳ, bột giấy, cao su các loại, kính xây dựng. Đây là nhóm mặt hàng thiết yếu, là đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu, do đó phải đảm bảo nhập khẩu để ổn định sản xuất và xuất khẩu. Hiện, nhóm này đang chiếm tỷ trọng 76% trên tổng kim ngạch nhập khẩu.
Trong 6 tháng 2008, kim ngạch nhập khẩu của nhóm này đạt 34,2 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2007. Một số mặt hàng có khối lượng và kim ngạch tăng đột biến so với cùng kỳ 2007 là: thép thành phẩm tăng 61,5% về lượng và 102% về trị giá; phôi thép tăng 81,8% về lượng và 174,8% về trị
giá; Phân bón tăng 16,8% về lượng và 126,9% về trị giá; Xăng dầu tăng 11,4% về lượng và 86% về trị giá; Máy móc, thiết bị phụ tùng tăng 46% về trị giá; Thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 85% về trị giá; Bột giấy tăng 117,9% về lượng và 89% về trị giá.... Tuy nhiên, tốc độ nhập khẩu 6 tháng đã bắt đầu có xu hướng giảm (từ 71% trong 4 tháng xuống 66,3% trong 5 tháng và xuống còn 62,6% trong 6 tháng) phù hợp với dự báo của Bộ Công Thương. Cụ thể, nhiều mặt hàng lượng và trị giá nhập khẩu trong tháng 6 đã giảm đáng kể so với bình quân 5 tháng đầu năm 2008 như: sắt thép giảm 49% về lượng và 35,3% về giá trị, phôi thép giảm 80,2% về lượng và 75,6 về giá trị, phân bón giảm 57% về lượng và 46% về giá trị.
- Nhóm 2: Nhóm mặt hàng nhập khẩu tuy vẫn cần thiết nhưng cần phải kiểm soát. Nhóm này gồm các mặt hàng: sản phẩm chế tạo từ gang thép, than cốc và các sản phẩm hóa dầu, hàng hóa khác (trong đó có đá quý và vàng bạc kim cương...), chiếm tỷ trọng 18% trên tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu nhóm này ước đạt 8 tỷ USD, tăng 95% so với cùng kỳ năm 2007. Trong nhóm hàng hoá này thì đáng chú ý là mặt hàng vàng có tốc độ tăng trưởng mạnh so với năm 2007 (6 tháng đầu năm 2008, lượng nhập khẩu đạt trên 90 tấn với kim ngạch khoảng 2,8 tỷ USD).
- Nhóm 3: Nhóm mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu gồm: nguyên phụ liệu thuốc lá, hàng tiêu dùng, ô tô nguyên chiếc, linh kiện ô tô, linh kiện và phụ tùng xe gắn máy. Tỷ trọng nhóm này ở mức thấp nhất so với 2 nhóm trên, chiếm khoảng 6% trên tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong các tháng đầu năm 2008, nhất là quý I, một số mặt hàng có số lượng và kim ngạch tăng đột biến so với cùng kỳ 2007 là: Ô tô nguyên chiếc dưới 12 chỗ và linh kiện ô tô …. Tuy nhiên, tốc độ nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong tháng 6 đã bắt đầu
có xu hướng giảm mạnh, giảm 60,6% về lượng và 59% về giá trị so với bình quân 5 tháng đầu năm.
Những thành tựu về xuất khẩu thời gian qua là rõ ràng và to lớn, song Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu. Xét theo thị trường nhập khẩu, Việt Nam có thâm hụt thương mại duy nhất với Châu Á và thặng dư thương mại với tất cả các châu lục khác. Năm 2007, thâm hụt thương mại với châu lục này lên trên 29 tỷ USD, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2006. Trong đó, nhập siêu với Trung Quốc là 9,1 tỷ USD, gấp hơn 2 lần năm ngoái; nhập siêu với Đài Loan là 5,8 tỷ USD, tăng 50%; Singapore là 5,4 tỷ USD, tăng 16,5%; Hàn Quốc 4,1 tỷ USD, tăng 34,8%; Thái Lan 2,7 tỷ USD, tăng 26,5%. Việt Nam nhập siêu lớn từ các nước này do hàng hoá của các nước này có sức cạnh tranh cao hơn và phù hợp về cơ cấu mặt hàng tiêu dùng, sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, ngay cả đối với những thị trường Việt Nam vốn xuất siêu như Hoa Kỳ, EU thì năm 2007 nhập khẩu của Việt Nam từ những thị trường này cũng tăng cao (Hoa Kỳ 73%, EU 66%) do thực hiện các cam kết giảm thuế và tác động của việc tăng giá đồng Euro.
Và điều này đã tác động đến sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng xấu tới cán cân thanh toán, tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế với bên ngoài và làm giảm hiệu quả xuất khẩu, giảm nguồn thu từ xuất khẩu. Nhìn chung, tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 có sự tăng đột biến ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại.
3.2. Một số tồn tại và hạn chế trong nhập khẩu giai đoạn 2006-2008
- Tỷ trọng nguyên, nhiên vật liệu trong các mặt hàng nhập khẩu còn cao, máy móc thiết bị còn thấp như hiện nay cho thấy mức độ đổi mới công nghệ nước ta rất chậm. Xét về dài hạn, yếu kém về công nghệ sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá thay thế nhập khẩu.
- Tính gia công của sản xuất, tính đại lý của thương mại ở nước ta còn rất lớn. Tỷ trọng nguyên liệu nhập siêu cao cho thấy ngành công nghiệp phụ trợ nước ta đang còn kém phát triển, công nghiệp chế biến tăng trưởng chậm, các ngành sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. - Tỷ trọng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu cao thể hiện giá trị gia tăng thấp của nhiều mặt hàng xuất khẩu như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử. Nhập khẩu chưa kích thích xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao giá trị gia tăng.
- Muốn hạn chế nhập siêu, lành mạnh hoá cán cân thương mại đang trong tình trạng thâm hụt, về nguyên tắc có thể hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp, đang đẩy mạnh hội nhập, nới lỏng rào cản để thực hiện tự do hoá thương mại thì nhập khẩu thiết bị máy móc, nguyên, nhiên, vật liệu có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.