Phương hướng chính đẩy mạnh xuất khẩu

Một phần của tài liệu tổng quan về bộ công thương và vụ xuất nhập khẩu (Trang 35 - 40)

III. Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2008 1 Đánh giá tình hình xuất khẩu giai đoạn 2001-

2. Phương hướng chính đẩy mạnh xuất khẩu

Để đạt được các mục tiêu trên, các phương hướng chính đẩy mạnh xuất khẩu cần triển khai thực hiện là:

Một là, thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng tăng giá

trị hàng hóa xuất khẩu đối với các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng sản xuất do bị hạn chế về cơ cấu (diện tích, năng suất, thời tiết…) không có điều kiện tăng nhiều về khối lượng, trong đó đặc biệt chú ý đến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.

Hai là, tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đổi mới

công nghệ, thiết bị, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cũng như giải quyết nhiều công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội như các sản phẩm chế biến, công nghiệp chế biến: dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử, sản phẩm nhựa, dây cáp điện…

Ba là, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến doanh nghiệp, tìm kiếm

và mở rộng thị trường, đẩy mạnh đầu tư sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng phát triển không bị hạn chế về khả năng sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như: hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hoá mỹ phẩm, sản phẩm cơ khí, dịch vụ phần mềm…

Bốn là, tập trung khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị

trường xuất khẩu truyền thống, thị trường xuất khẩu trọng điểm đi đôi với việc phát triển các thị trường có chung đường biên giới với Việt Nam thông

qua việc xem xét điều chỉnh những quy định không phù hợp hạn chế xuất khẩu thời gian qua.

Năm là, tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại song phương

(FTA); gắn thị trường xuất khẩu với thị trường nhập khẩu, thông qua đó đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu ở các thị trường hiện có mức nhập siêu lớn nhằm giảm nhập siêu của cả nước; xây dựng và thực hiện lộ trình giảm nhập siêu trong giai đoạn 2008 - 2010

Sáu là, rà soát và phát hiện các mặt hàng có khả năng sản xuất nhưng

không hoặc chưa bị hạn chế về thị trường như đồ nhựa các loại, sản phẩm cơ khí và vali, túi xách, mũ ô dù…

Trên cơ sở các đánh giá, dự báo về khả năng sản xuất, diễn biến giá cả xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới, Bộ Công thương đưa ra chỉ tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt mức 26% và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình cả giai đoạn 2008-2010 đạt mức 19,6%/năm.

Cụ thể:

2.1 Về hàng hoá xuất khẩu

Bảng 10: Dự báo kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tăng %

Nội dung 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2008-2010

KN KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng

Tổng số 48.560 61.200 26,0 70.600 15,4 82.900 17,4 214.700 19,6 - Nhóm nông, lâm, thuỷ sản 9.920 11.68 0 17, 7 12.76 0 9, 2 14.00 0 9,7 38.44 0 12, 2 - Nhóm nhiên liệu, khoáng sản 9.726 13.30 5 36, 8 11.24 0 - 15,5 9.70 0 -13,7 34.24 5 2, 5 - Nhóm chế biến, CN và TCMN 28.914 36.21 5 25, 3 46.60 0 28, 7 59.20 0 27, 0 142.01 5 27, 0

Những chỉ tiêu trên thể hiện rõ quan điểm “Coi việc tập trung đầu tư vào nhóm hàng công nghiệp để mở rộng sản xuất, khai thác thêm những mặt hàng mới, thị trường mới và đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao giá trị gia tăng của nhóm hàng nông sản là hai khâu trọng tâm để đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2009-2010”. Quan điểm này dựa trên những nhận định quan trọng sau:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nguyên, nhiên

liệu sẽ có xu hướng giảm dần do tác động của sự sụt giảm lượng xuất khẩu dầu thô và than đá theo kế hoạch đã được đề ra trong những năm tới; đặc biệt là kể từ năm 2009, khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động và sẽ sử dụng nguồn dầu thô trong nước.

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ

sản sẽ có xu hướng giảm dần do gặp phải nhiều hạn chế về khả năng mở rộng qui mô nuôi, trồng và chủ yếu phải dựa vào gia tăng hàm lượng chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu.

Thứ ba, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp và

thủ công mỹ nghệ sẽ có xu hướng tăng mạnh do có nhiều điều kiện để mở rộng qui mô sản xuất (đặc biệt là thông qua hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong giai đoạn này), phát triển thị trường mới, mặt hàng mới, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng nhờ đổi mới công nghệ.

Thứ tư, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng khác sẽ có xu

hướng tăng do nhiều mặt hàng mới được phát hiện, có tiềm năng phát triển, chưa bị hạn chế về sản xuất và thị trường.

2.2 Về cơ cấu thị trường xuất khẩu

Bảng 11: Dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2009-2010

Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; cơ cấu %

Khu vực thị trường

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 % Tăng

KN bq 2008-2010 KN

cấu KN cấu Cơ KN cấu Cơ KN cấuCơ

Tổng KN 48.560 100 61.200 100 70.600 100 82.900 100 119,6 - Châu Á: 21.000 43,8 26.000 42,5 29.900 42,4 35.300 42,6 119,0 Nhật bản 5.700 11,9 6.600 10,8 7.600 10,8 9.000 10,9 116,5 Trung Quốc 3.200 6,7 4.100 6,7 5.000 7,1 6.200 7,5 124,7 ASEAN 7.800 16,3 10.000 15 11.000 15,6 12.800 15,4 118,2 Hàn Quốc 1.200 2,5 1.600 2,6 2.000 2,8 2.500 3,0 127,8 Đài Loan 1.100 2,3 1.400 2,3 1.700 2,4 2.100 2,5 124,1 - Châu Âu : 9.520 19,8 12.000 19,6 13.700 19,4 16.100 19,4 119,2 EU 8.500 17,7 10.800 17,6 12.500 17,7 15.000 18,1 120,9 - Châu Mỹ 11.660 24,3 15.000 24,5 17.600 24,9 20.800 25,1 121,4 Hoa kỳ 10.234 21,3 13.000 22,1 15.500 22,0 18.500 22,3 121,9 - Châu Đại Dương 4.000 8,3 5.200 8,5 6.000 8,5 6.900 8,3 120,1 - Châu Phi Tây Nam Á 1.820 3,8 3.000 4,9 3.400 4,8 3.800 4,6 130,0

(Nguồn Bộ Công thương)

Tiếp tục quán triệt phương châm đa phương hóa và đa dạng hóa thị trường. Các thị trường chủ lực của ta trong giai đoạn 2008-2010 sẽ vẫn là

thị trường châu Á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông), châu Âu (chủ yếu là EU), Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada) và châu Đại dương (Australia). Ngoài ra tiếp tục khai thác, thâm nhập một số thị trường truyền thống hoặc thị trường mới như Nga, Trung Đông, Mỹ La tinh, châu Phi

Dự kiến, khu vực thị trường châu Á tăng nhẹ tỷ trọng từ 42,5% năm 2008 lên 42,6% năm 2010 và vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Âu giảm nhẹ tỷ trọng từ 19,6% năm 2008 xuống 19,4% vào năm 2010. Xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ tăng tỷ trọng từ 24,5% năm 2008 lên 25,1% vào năm 2010. Khu vực thị trường châu Đại Dương có tỷ trọng giảm từ 8,5% năm 2008 xuống 8,3% năm 2010. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Phi giảm từ 4,9% năm 2008 xuống 4,6% năm 2010.

2.3 Phương hướng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực

Với mục tiêu “chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô, theo đó, tỷ trọng của các nhóm hàng nông - lâm - thuỷ sản và nhiên liệu - khoáng sản sẽ có xu hướng giảm dần và nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ sẽ có xu hướng tăng dần.

2.4 Phương hướng xuất khẩu vào các thị trường chủ lực

Trong năm 2009 (và có thể nhiều năm tiếp theo), thị trường xuất khẩu chính, chủ yếu và quan trọng của Việt Nam vẫn là các nước Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc… Nên đối với các thị trường trọng điểm này cần có ngay một sự phân loại, nghiên cứu, đánh giá sâu sắc để đề ra những chiến lược kinh doanh với từng thị trường cụ thể, từng sản phẩm cụ thể trong đó đặc biệt tính toán đến việc chuẩn bị hàng hóa chớp thời cơ, đẩy mạnh xuất khẩu

vào Quý 3 và Quý 4, khi dự báo kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục ở các khu vực này.

Phương hướng xuất khẩu vào các thị trường cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu tổng quan về bộ công thương và vụ xuất nhập khẩu (Trang 35 - 40)