1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bào chế viên nén indapamid 1,5mg giải phóng kéo dài

67 787 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 798,83 KB

Nội dung

Hình 3.2 : Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ dung dịch indapamid và hiệu mật độ quang 27 Hình 3.3 : Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ dung dịch in

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TÌNH

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN

INDAPAMID 1,5mg GIẢI PHÓNG KÉO DÀI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI 2013

Trang 2

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TÌNH

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN

INDAPAMID 1,5mg GIẢI PHÓNG KÉO DÀI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:

1 TS Nguyễn Thị Thanh Duyên

2 DS Lê Mạnh Hùng Nơi thực hiện:

Bộ môn công nghiệp dược Trường Đại học Dược Hà Nội

HÀ NỘI 05/2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi trân trọngbày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ts Nguyễn Thị Thanh Duyên và

DS Lê Mạnh Hùng, người đã tận tình hướng dẫn, động viên ủng hộ tôi trong suốt

quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô giáo và các anh chị kỹ thuật viên bộ

môn Công nghiệp Dược đã nhiệt tình giúp đỡ tôi đặc biệt Ds Nguyễn Văn Thắng

luôn chỉ dẫn nhiệt tình tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu để hoàn thành

đề tài

Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo, các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện trên ghế nhà trường

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè luôn bên cạnh ủng hộ động viên tôi

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2013

Sinh viên

Nguyễn Thị Tình

Trang 4

MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 2

1.1 Đại cương về thuốc tác dụng kéo dài 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Ưu nhược điểm của thuốc tác dụng kéo dài 2

1.1.3 Một số dạng thuốc giải phóng kéo dài dùng qua đường tiêu hóa 3

1.1.4 Nguyên tắc bào chế hệ cốt tác dụng kéo dài và cơ chế giải phóng dược chất của hệ cốt 3

1.1.5 Đánh giá chất lượng thuốc tác dụng kéo dài 5

1.1.6 Một số tá dược kiểm soát giải phóng dùng trong thực nghiệm 6

1.2 Sơ lược về indapamid hemihydrat 9

1.2.1 Công thức cấu tạo và tính chất lí hóa 9

1.2.2 Dược động học 10

1.2.4 Định lượng indapamid trong nguyên liệu và trong chế phẩm 11

1.2.5 Các chế phẩm trên thị trường 12

1.2.6 Các nghiên cứu về dạng thuốc chứa indapamid 13

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Nguyên vật liệu và các thiết bị 18

2.1.1 Nguyên liệu hóa chất 18

2.1.2 Thiết bị nghiên cứu 18

2.2 Phương pháp nghiên cứu 19

2.2.1 Thành phần cơ bản của công thức viên nén indapamid giải phóng kéo dài thực nghiệm 19

2.2.2 Phương pháp bào chế viên nén 19

2.2.3 Phương pháp đánh giá tiêu chuẩn chất lượng viên nén 20

Trang 5

Chương 3 THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 25

3.1 Kiểm tra lại một số chỉ tiêu trong các phương pháp đánh giá chất lượng viên indapamid giải phóng kéo dài 25

3.1.1 Phương pháp định lượng dược chất trong viên bằng phương pháp đo độ hấp thụ UV 25

3.1.2 Phương pháp định lượng dược chất trong dịch hòa tan bằng phương pháp thêm chuẩn 26

3.1.3 Định lượng dược chất bằng phương pháp HPLC 27

3.2 Khảo sát độ hòa tan từ viên đối chiếu Natrilix 1,5mg SR 30

3.3 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới giải phóng dược chất từ viên thực nghiệm 31

3.3.1 Khảo sát ảnh hưởng của carbopol 940, PVP tới GPDC 32

3.3.2 Khảo sát ảnh hưởng của EC tới GPDC 33

3.3.3 Khảo sát ảnh hưởng của hình dạng và tỉ lệ cốt tới GPDC 35

3.3.4 Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ cốt HPMC K4M và HPMC E4M tới giải phóng dược chất 38

3.3.4 Khảo sát ảnh hưởng của tá dược trơn đến giải phóng dược chất 39

3.3.5 Khảo sát ảnh hưởng của lực dập đến giải phóng dược chất 42

3.4 Dập viên với qui mô 500 viên/ mẻ x 2 mẻ 42

3.5 Bàn luận 45

3.5.1 Về phương pháp kiểm tra chất lượng viên 45

3.5.2 Về khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới giải phóng dược chất 45

3.5.4 Về dập viên với qui mô 500 viên/ mẻ 48

KẾT LUẬN 49

1 Kết luận 49

2 Đề xuất 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

GPKD : Giải phóng kéo dài

HPMC : Hydroxypropyl methyl cellulose

PVP : Polyvinyl pyrolidon K30

v/p : vòng/phút

USP : Dược điển Mỹ

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Nguyên liệu và các hóa chất nghiên cứu 18

Bảng 3.1 : Hiệu mật độ quang dung dịch indapamid trong môi trường

Trang 8

Bảng 3.15 : Thành phần viên indapamid khi thay đổi tỉ lệ cốt HPMC

500 viên/mẻ

43

Bảng 3.22 : Phương trình động học viên đối chiếu 44 Bảng 3.23 : Tiêu chuẩn đề xuất cho viên nén 1,5 mg GPKD 44

Trang 9

Hình 3.2 : Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ

dung dịch indapamid và hiệu mật độ quang

27

Hình 3.3 : Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ

dung dịch indapamid và diện tích pic

28

Hình 3.4 : Đồ thị biểu diễn sự giải phóng dược chất từ viên thực

nghiệm khi thay đổi tỉ lệ carbopol và PVP

33

Hình 3.5 : Đồ thị biểu diễn sự giải phóng dược chất từ viên thực

nghiệm khi thay đổi tỉ lệ EC

35

Hình 3.6 : Đồ thị biểu diễn sự giải phóng dược chất từ viên thực

nghiệm khi khảo sát ảnh hưởng hình dạng cốt và tỉ lệ cốt

36

Hình 3.7 : Đồ thị biểu diễn sự giải phóng indapamid từ viên thực

nghiệm khi khảo sát ảnh hưởng tỉ lệ cốt HPMC K4M

và HPMC E4M

39

Hình 3.8 : Đồ thị biểu diễn sự giải phóng indapamid từ viên thực

nghiệm khi khảo sát ảnh hưởng tá dược trơn

40

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp được định nghĩa là tình trạng tăng huyết áp tâm thu và/hoặc

huyết áp tâm trương có hoặc không có nguyên nhân Tăng huyết áp (THA) là yếu tố

nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh

mạch máu não và bệnh thận mạn tính Tại các nước công nghiệp phát triển, khoảng

1/6 dân số ở tuổi trưởng thành bị tăng huyết áp Ở Việt Nam, tại các bệnh viện trong

cả nước, THA chiếm tỉ lệ cao nhất về tử vong trong các bệnh tim mạch

(0,60/100.000) và đứng thứ 9/11 các nguyên nhân khiến bệnh nhân phải vào bệnh

viện điều trị Trong toàn bộ các nguyên nhân gây tử vong, tử vong do THA cũng

xếp hàng thứ 9 [5]

Indapamid là thuốc được sử dụng khá phổ biến để điều trị tăng huyết áp Có

nhiều chế phẩm chứa indapamid trên thị trường Do là thuốc ngoại nhập và phải sử

dụng thuốc hàng ngày nên giá thành là vấn đề lớn với bệnh nhân Yêu cầu nghiên

cứu về dạng bào chế viên nén giải phóng kéo dài là vấn đề cần thiết để phát triển

nền công nghiệp dược nước nhà cũng như lợi ích người bệnh Trên thế giới đã có

rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố về bào chế viên nén indapamid kéo

dài nhưng ở Việt Nam còn ít những nghiên cứu về dạng thuốc này

Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bào chế viên nén

indapamid 1,5 mg giải phóng kéo dài” với những mục tiêu sau:

1 Tiếp tục nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giải phóng của dược chất

từ viên nén thực nghiệm sử dụng hệ cốt thân nước

2 Xây dựng được công thức viên nén indapamid 1,5mg giải phóng kéo dài ở

qui mô phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn đề ra

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Đại cương về thuốc tác dụng kéo dài

1.1.1 Khái niệm

Thuốc tác dụng kéo dài (TDKD) là những chế phẩm có khả năng kéo dài quá trình giải phóng và hấp thu dược chất từ dạng thuốc nhằm duy trì nồng độ dược chất trong máu trong vùng điều trị một thời gian dài với mục đích kéo dài thời gian điều trị, giảm số lần sử dụng thuốc cho người bệnh, giảm tác dụng không mong muốn, nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc [2]

1.1.2 Ưu nhược điểm của thuốc tác dụng kéo dài

* So với dạng thuốc qui ước, thuốc tác dụng kéo dài có ưu điểm:

- Duy trì được nồng độ dược chất trong máu trong vùng điều trị, giảm được dao động nồng độ máu của thuốc (tránh được hiện tượng đỉnh – đáy), do đó giảm được tác dụng không mong muốn của thuốc

- Giảm được số lần sử dụng thuốc cho người bệnh đảm bảo được sự tuân thủ của người bệnh theo phác đồ điều trị, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc

- Nâng cao được sinh khả dụng của thuốc do thuốc được hấp thu đều đặn triệt để hơn

- Giảm được lượng thuốc dùng cho cả đợt điều trị, do đó tuy giá thành một liều thuốc thường cao hơn dạng qui ước nhưng giá thành của cả liệu trình lại giảm, giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân [2]

* Nhược điểm của thuốc tác dụng kéo dài

- Nếu có hiện tượng ngộ độc, tác dụng không mong muốn hay không chịu thuốc thì thuốc TDKD không thải trừ nhanh ra khỏi cơ thể được

- Thuốc TDKD đòi hỏi kĩ thuật cao khi bào chế Do đó nếu có sai sót trong kĩ thuật bào chế hay những thay đổi sinh học ở cá thể người bệnh đều có thể dẫn đến những thất bại trong đáp ứng lâm sàng so với ý đồ thiết kế ban đầu

Trang 12

- Chỉ có một số ít dược chất bào chế được dưới dạng thuốc TDKD [2]

1.1.3 Một số dạng thuốc giải phóng kéo dài dùng qua đường tiêu hóa

Về mặt bào chế, thuốc TDKD dùng để uống thường được bào chế dưới dạng viên nén hay nang cứng Thuốc TDKD có thể gặp dưới các dạng bào chế trung gian sau:

1.1.3.1 Pellet giải phóng thuốc kéo dài

Ứng dụng công nghệ pellet, có thể điều khiển được quá trình giải phóng dược chất

từ dạng thuốc để tạo ra thuốc TDKD theo 1 trong hai hướng sau:

- Bào chế pellet mà tự nó có khả năng giải phóng dược chất kéo dài bằng cách phối hợp các tá dược điều khiển giải phóng dược chất từ pellet khi chúng tiếp xúc với môi trường hòa tan Từ đó bào chế ra các pellet kéo dài dựa trên cơ chế cốt ăn mòn hoặc cốt không ăn mòn tùy bản chất tá dược kéo dài dùng trong pellet

- Bao để tạo pellet kéo dài Các thông số của màng bao (bề dày, diện tích, polyme tạo màng) kiểm soát tốc độ giải phóng dược chất

- Từ các pellet kéo dài đem dập viên hoạc đóng nang sẽ cho các chế phẩm thuốc TDKD

1.1.3.2 Vi nang, vi cầu giải phóng thuốc kéo dài:

- Để kiểm soát tác dụng giải phóng của dược chất, bao tác dụng kéo dài để tạo viên tác dụng kéo dài Vi nang khi bao xong thường được đóng thành nang cứng hoặc dập thành viên nén TDKD

1.1.3.3 Hệ tiểu phân nano giải phóng thuốc kéo dài:

Hệ tiểu phân nano là những tiểu phân có kích thước siêu nhỏ, được tính bằng nanomet, bao gồm siêu vi nang và siêu vi cầu [1], [2]

1.1.4 Nguyên tắc bào chế hệ cốt tác dụng kéo dài và cơ chế giải phóng dược chất của hệ cốt

Dựa vào cấu trúc, người ta chia viên TDKD thành các hệ sau: Hệ cốt, hệ màng bao,

hệ thẩm thấu…Trong phạm vi khóa luận này tôi xin tập trung vào hệ cốt hòa tan ăn

mòn

Trang 13

1.1.4.1 Hệ cốt (Matrix)

- Cốt trương nở hòa tan: Nguyên liệu tạo cốt là các polyme thân nước có phân tử

lượng lớn trương nở hòa tan chậm trong nước như gôm, thạch, gelatin, PVP, PEG…

- Cốt ăn mòn: Nguyên liệu tạo cốt là các loại sáp, dầu thực vật hydrogen hóa, các

acid béo, các alcol béo cao …

- Cốt trơ khuếch tán: Nguyên liệu tạo cốt là các tá dược không tan trong đường tiêu

hóa như dicalci hydrophosphat, ethyl cellulose…[1]

1.1.4.2 Nguyên tắc cấu tạo

Dược chất được phân tán trong cốt, cốt sẽ hòa tan hòa tan hoặc ăn mòn từ từ trong đường tiêu hóa để kéo dài sự giải phóng dược chất

Hình 1.1: Mô hình hệ cốt ăn mòn

1.1.4.3 Quá trình giải phóng dược chất từ hệ cốt thân nước

Sau khi uống, dược chất trong cốt được giải phóng qua các bước sau:

- Cốt thấm nước và hòa tan lớp dược chất ở bề mặt cốt

- Polyme trương nở tạo hàng rào gel hóa kiểm soát quá trình giải phóng dược chất

- Môi trường hòa tan khuếch tán qua lớp gel thấm vào trong cốt hòa tan dược chất

và cốt

- Dung dịch dược chất khuếch tán qua lớp gel qua môi trường bên ngoài

Như vậy, quá trình giải phóng dược chất của hệ không chỉ phụ thuộc vào sự hòa tan của cốt mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự khuếch tán của dược chất qua lớp gel Sự khuếch tán được biểu thị theo phương trình Noyes-Whitney :

A(Cs-C)

Trang 14

Trong đó: D là hệ số khuếch tán của dược chất

h là bề dày khuếch tán

A là diện tích bề mặt tiếp xúc của hệ số môi trường hòa tan

Cs là nồng độ bão hòa dược chất

C là nồng độ dược chất trong môi trường hòa tan [2], [7]

1.1.4.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự giải phóng dược chất:

- Sự giải phóng dược chất của hệ cốt thân nước chủ yếu phụ thuộc vào bản chất polyme, tỷ lệ dược chất: tá dược, polyme có độ nhớt càng cao càng làm chậm tốc độ giải phóng dược chất Ngoài ra, sự hút nước của cốt không phụ thuộc nhiều vào độ xốp của cốt mà phụ thuộc chủ yếu vào bản chất polyme, do đó lực nén ít ảnh hưởng đến tốc độ giải phóng dược chất [1]

- Độ tan của dược chất, kích thước tiểu phân dược chất cũng ảnh hưởng đến tốc độ giải phóng dược chất

1.1.4.5 Phương pháp bào chế viên nén TDKD

Về kĩ thuật bào chế, viên TDKD cũng được chế theo phương pháp tạo hạt hay dập thẳng như với viên qui ước Với cốt trương nở hòa tan, viên thường được bào chế theo phương pháp dập thẳng hay tạo hạt ướt [1]

1.1.5 Đánh giá chất lượng thuốc tác dụng kéo dài

* Đánh giá tính an toàn và hiệu quả

- Với thuốc tác dụng kéo dài chứa dược chất đã có các dạng qui ước được phép sản

xuất lưu hành trên thị trường thì phải đánh giá SKD của thuốc tác dụng kéo dài so với dạng qui ước

- Với thuốc tác dụng kéo dài chứa dược chất đã có dạng TDKD được phép sản xuất lưu hành trên thị trường thì phải đánh giá SKD tương đối của thuốc nghiên cứu so với thuốc TDKD đã có [2]

* Đánh giá tính chất kéo dài

-SKD in vitro

-SKD in vivo [2]

Trang 15

1.1.6 Một số tá dƣợc kiểm soát giải phóng dùng trong thực nghiệm

1.1.6.1 Hydroxypropyl methyl cellulose

* Cấu trúc phân tử và đặc điểm lí hóa

Hình 1.2: Cấu trúc phân tử HPMC

Hydroxypropyl methyl cellulose là hỗn hợp alkyl hydroxyalkyl cellulose ether chứa

nhóm methoxyl và các hydroxypropyl được bán tổng hợp từ cellulose Loại nhóm

thế và vị trí của các nhóm thế ảnh hưởng đến các tính chất hóa lý của polyme Khối lượng phân tử của HPMC từ 10000-1500000 Trọng lượng phân tử khác nhau thì độ nhớt cũng khác nhau HPMC là tá dược không ion hóa, tương đối ổn định, không

mùi, không vị, màu trắng ngà Dung dịch nước của HPMC ổn định trong một phạm

vi pH rộng (3-11) và có khả năng kháng với enzym Có nhiều loại HPMC: METHOCEL A (methylcellulose, USP), METHOCEL E (HPMC 2910,USP), METHOCEL F (HPMC 2906, USP), METHOCEL K (HPMC2208, USP) cellulose ether Sự phân loại này dựa trên số lượng các nhóm thế

HPMC A có tỉ lệ nhóm thế hydroxypropyl rất thấp, chủ yếu là methoxyl nên còn được gọi là methylcellulose HPMC K có tỉ lệ hydroxypropyl từ 7-12%, methoxyl

từ 19-24% dung dịch 1% trong nước có pH 5,5-8,0 HPMC E có tỉ lệ hydroxypropyl

từ 7-12%, methoxyl từ 28-30% dung dịch 1% trong nước có pH 5,5-8,0

HPMC loại K, E thường được sử dụng phổ biến nhất trong công thức thuốc giải phóng kéo dài [3], [21], [26]

Trang 16

* Cơ chế kiểm soát giải phóng kéo dài của hệ cốt HPMC

HPMC trương nở, hòa tan trong nước tạo hệ gel xung quanh tiểu phân dược chất Lớp gel này đóng vai trò như hàng rào kiểm soát sự giải phóng, hòa tan dược chất

Cơ chế giải phóng thuốc từ cốt thuốc theo hai cơ chế cơ bản là khuếch tán (dược chất có độ tan tốt) và ăn mòn (dược chất có độ tan kém)

Khi polyme tiếp xúc với nước sẽ xảy ra quá trình hydrat hóa tạo lớp gel xung quanh tiểu phân dược chất Quá trình này xảy ra trên bề mặt lớp ngoài Phần còn lại của viên vẫn khô Nếu dược chất tan tốt, hàm lượng thuốc trong viên cao có thể dẫn tới hiện tượng giải phóng ban đầu cao bởi sự có mặt của thuốc ở trên bề mặt và ngoại

vi của cốt viên thuốc Hàng rào gel dày dần theo thời gian bởi sự thấm nước nhiều vào nhân, làm tăng độ dày lớp gel Điều này dẫn đến làm chậm quá trình khuếch tán thuốc qua hàng rào gel Đồng thời bên ngoài lớp quá trình hydrat bão hòa nên không thể duy trì tính nguyên vẹn của lớp gel dẫn đến làm thoát và ăn mòn dược chất từ bề mặt của viên Nước tiếp tục thấm qua lớp gel cho đến khi cốt hoàn toàn bị

ăn mòn Thuốc được giải phóng bởi sự phối hợp giữa cơ chế khuếch tán và ăn mòn, trong đó khuếch tán chiếm ưu thế với những thuốc có dược chất tan tốt (không kể tới hàm lượng) [1], [7], [17], [26]

* Cơ sở lựa chọn loại HPMC:

Hai loại polyme HPMC K (HPMC 2208,USP) và E (HPMC 2910, USP) được sử dụng phổ biến trong kiểm soát giải phóng HPMC F (HPMC 2906, USP) ít được sử dụng hơn HPMC A (Methyl cellulose) được thấy trong một vài trường hợp để tạo thành tỉ lệ các polyme kiểm soát giải phóng

Các polyme khác nhau có tỉ lệ gốc methoxyl và hydroxylpropyl khác nhau, do vậy tốc độ hydrat hóa của chúng khác nhau Gốc hydroxylpropyl thân nước làm tăng tỉ

lệ hydrat hóa của polyme Gốc methoxyl kị nước làm giảm tốc độ hydrat HPMC K

có tỉ lệ gốc hydroxylpropyl so với methoxyl cao nhất, do vậy tạo thành hàng rào gel nhanh nhất HPMC F có tốc độ hydrat hóa chậm nhất do có tỉ lệ gốc hydroxylpropyl

so với methoxyl thấp nhất

Trang 17

Trong nước, HPMC tạo thành lớp gel có vai trò làm chậm giải phóng dược chất Nếu lượng polyme quá thấp, hàng rào gel có thể không hình thành được Trong một

số nghiên cứu, tăng tỉ lệ polyme trong công thức có thể làm giảm tỉ lệ giải phóng thuốc

Độ tan của dược chất là 1 yếu tố quan trọng để xác định cơ chế giải phóng thuốc từ

hệ cốt HPMC thân nước cũng như ảnh hưởng của việc lựa chọn độ nhớt, loại polyme và tá dược

Tùy thuộc vào khả năng tan của dược chất để quyết định lựa chọn loại HPMC, lượng HPMC, kết hợp các loại HPMC hoặc kết hợp HPMC với các tá dược khác nhằm đạt được dược động học mong muốn

* Phối hợp HPMC polyme:

Ảnh hưởng của nồng độ và độ nhớt của polyme tới giải phóng thuốc có thể dự đoán trước bằng công thức Phillipof Công thức này có thể sử dụng trong phối hợp HPMC có độ nhớt khác nhau để đạt được độ nhớt trung bình, kiểm soát giải phóng như mong muốn Trong nghiên cứu về dạng thuốc GPKD của nifedipin, sự phối hợp giữa polyme có độ nhớt cao (HPMC K15M CR) làm tăng độ dày lớp gel với HPMC E15 LV độ nhớt thấp cho phép ăn mòn cốt, giúp điều chỉnh tốc độ giải phóng dược chất như yêu cầu USP

1.1.6.2 Ethyl cellulose

* Cấu trúc phân tử và đặc điểm lí hóa

Ethyl cellulose (EC) là ether ethyl của cellulose, là một polyme dài gồm các monome  - anhydroglucose liên kết với nhau bởi các liên kết acetat EC có màu trắng hoặc trắng xám, không vị, trơn chảy tốt, không tan trong glycerin, propylen glycol, nước Ethyl cellulose chứa ít hơn 46,5% nhóm ethoxyl, tan tốt trong chloroform, methyl acetat, tetrahydrofuran và hỗn hợp hydrocacbon thơm với ethanol 95%, tan trong ethanol, methanol và toluen EC 1 là nguyên liệu bền vững ít hút ẩm Trọng lượng riêng 0,4g/cm3

Nhiệt độ chuyển hóa thủy tinh 129-133o

C

Trang 18

* Ứng dụng trong bào chế thuốc

EC được sử dụng như nguyên liệu tạo cốt trong viên nén kiểm soát giải phóng EC

có độ nhớt thấp, khả năng chịu nén tốt làm cho hệ có độ xốp thấp hơn, dược chất giải phóng từ hệ cốt chậm hơn [1], [8], [27]

1.1.6.3 Dicalci phosphat

* Cấu trúc phân tử và đặc điểm lí hóa

Dicalci phosphat (DCP) có khối lượng phân tử 136,06 DCP ở dạng bột hoặc tinh thể màu trắng, không mùi, không vị, không độc, không gây kích ứng da, không bay hơi, phân hủy ở nhiệt độ 425o

C DCP thực tế không tan trong ethanol, ether và nước, tan trong các các acid loãng DCP có tính kiềm nhẹ (pH 7,0-7,3), chịu nén và trơn chảy tốt

* Ứng dụng trong bào chế thuốc

DCP thường được sử dụng với vai trò tá dược độn trong viên nén Viên dập với DCP có độ bền cơ học cao, rã chậm DCP còn được dùng làm nguyên liệu tạo cốt trơ khuếch tán, thường được bào chế theo phương pháp dập thẳng [4], [8], [27]

1.2 Sơ lƣợc về indapamid hemihydrat

1.2.1 Công thức cấu tạo và tính chất lí hóa

* Công thức cấu tạo và đặc điểm:

.1/2H2O Hình 1.2: Công thức cấu tạo indapamid hemihydrat

- Tên khoa học: 4-chloro-N-(2-methylindolin-1-yl)-3-sulphamoylbenzamid

Trang 19

- Kết tinh dạng bột màu trắng, tan trong methanol, ethanol, acid acetic, ethylacetat, rất ít tan trong ether, chloroform, benzen, thực tế không tan trong nước (75mg/l), độ tan của indapamid không thay đổi ở khoảng dưới pH 8, phụ thuộc vào mức ion hóa của nhóm sulphonamid Độ tan chỉ bắt đầu tăng khi pH trên 8

- Góc quay cực riêng -0,02 O đến + 0,02O

- Hấp thụ bước sóng cực đại là 242, 278, 286 nm trong dung môi methanol

- Dễ bị phân hủy bởi ánh sáng [7], [9], [11], [12], [18]

1.2.2 Dƣợc động học

Hấp thu: Indapamid hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường dạ dày-ruột Thức ăn hầu như không ảnh hưởng tới hấp thu thuốc Sau khi uống, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu trong khoảng 2 đến 2,5 giờ

Phân bố: Indapamid ưa lipid và phân bố rộng rãi trong các tổ chức của cơ thể Trong máu, indapamid liên kết nhiều với hồng cầu (80%) và gắn một cách thuận nghịch với carbonic anhydrase trong hồng cầu Khoảng 71-79% thuốc gắn với protein huyết tương Nửa đời thải trừ của indapamid khoảng 14 đến 24 giờ (trung bình 18 giờ)

Chuyển hóa: Indapamid chuyển hóa mạnh ở gan, chủ yếu thành các chất liên hợp glucuronic và sulfat

Thải trừ: Khoảng 60% thuốc bài tiết qua nước tiểu trong vòng 48 giờ, chỉ có 7 % thuốc bài tiết dưới dạng nguyên thể

* Tác dụng

Indapamid là một sulfonamid lợi tiểu, có nhân indol, không thuộc nhóm thiazid Thuốc có tác dụng lợi tiểu và chống tăng huyết áp

* Chỉ định

- Tăng huyết áp vô căn

- Điều trị phù và giữ muối do suy tim hoặc các nguyên nhân khác

- Điều trị đơn đối với tăng huyết áp nhẹ và vừa

Trang 20

* Liều lượng

- Điều trị tăng huyết áp: liều dùng cho người lớn là 1 viên 2,5 mg indapamid mỗi ngày, uống vào buổi sáng Gần đây khuyên dùng liều 1,5 mg hoặc 1,25 mg /ngày, 1 lần vào buổi sáng cho kết quả tốt và ít tác dụng phụ

- Điều trị phù: liều dùng cho người lớn là 2,5 mg indapamid Với dạng thuốc giải phóng kéo dài 1,5mg, liều dùng là 1 viên/ngày, uống vào buổi sáng Liều dùng đơn indapamid có thể phối hợp với thuốc điều trị tăng huyết áp khác như beta-blockers, methyldopa, clonidin, prazosin, và thuốc ức chế men chuyển [6], [17], [22], [23]

1.2.4 Định lượng indapamid trong nguyên liệu và trong chế phẩm

1.2.4.1 Định lượng indapamid trong nguyên liệu

USP 32: Hàm lượng đạt trong khoảng 98%- 101%

Định lượng bằng phương pháp HPLC:

- Pha động: nước, acetonitril, methanol, acid acetic băng (650:175:175:1)

- Dung dịch chuẩn nội: pha loãng p-chloroacetanilid trong methanol để đạt nồng độ 5mg/ml

- HPLC detector 254nm Cột 4mm x 30 cm Tốc độ dòng 2ml/phút [27]

1.2.4.1 Định lượng indapamid trong chế phẩm

* USP 32: Yêu cầu: hàm lượng Indapamid 90-110%

Định lượng theo phương pháp HPLC:

- Pha động: dung dịch gồm có 1,08g 1-octanesulfonat natri trong 700 m l nước, thêm 10 mL acid acetic băng, 300 mL acetonitril

- Chuẩn nội: dung dịch 2-chloroacetophenon trong acetonitril nồng độ 0,25mg/mL

- HPLC với detector UV 242 nm, cột 4.5 mm x 10cm, tốc độ dòng 1 ml/phút [27]

* Phương pháp HPLC :

Biswas Bishyajit Kumar và cộng sự: tiến hành định lượng indapamid trong các

mẫu thử độ hòa tan bằng phương pháp HPLC Máy HPLC: cột C18, 150mm x 4,6

mm, tốc độ dòng 1ml/phút, thời gian chạy mẫu là 7 phút, phát hiện ở bước sóng 254

nm Pha động H2O: methanol (50:50), thêm 0,2 ml acid perchloric cho mỗi lít pha động [16]

Trang 21

Bistra Dimitrova Kostova và cộng sự: tiến hành định lượng dược chất trong dịch

hòa tan bằng phương pháp HPLC Pha động là acetonitril: nước, chứa 1,08 g natri octanesulfonat và 10 ml acid acetic băng (50: 50) Tốc độ dòng 1ml/phút Phát hiện

ở bước sóng 242 nm Kết quả thu được thời gian lưu của in dapamid khoảng 2,5 phút [9]

* Phương pháp đo quang: Mahmoud A và cộng sự đã tiến hành thí nghiệm tạo

phức indapamid, eosin và chì acetat để tạo phức chất hấp thụ quang tốt hơn, sau đó tiến hành đo quang phức hợp này tại bước sóng 543 nm để định lượng indapamid Kết quả khoảng nồng độ tuyến tính 8-40 μg/ml [15]

* Phương pháp đo quang vi sai bước sóng

DS Đoàn Minh Hải đã tiến hành định lượng indapamid trong các mẫu thử độ hòa

tan bằng phương pháp đo quang vi sai bước sóng Mẫu thử và chuẩn được đo quang tại bước sóng 240 nm và 275 nm với mẫu trắng là đệm phosphat [7]

1.2.5 Các chế phẩm trên thị trường

Viên qui ước (Viên nén bao phim qui ước)

- Dapa tabs 2,5 mg - Alphapharm Pty Limited (Australia)

- Indalix 2,5mg - Duo Pharma (M) sdn.Bhd (Malaixia)

- Lozol 1,25mg và 2,5mg – USA (USA)

- Fludex 2,5mg – Servier (Pháp)

- Indaflex 2,5mg- Drifen (Italia)

- Lorvas 2,5mg – Torrent (Ấn Độ)

- Natrilix 2,5mg - Servier (Pháp)

- Napamid 2,5mg- Genepharm (New Zealand)

b) Viên GPKD (Viên nén bao phim giải phóng kéo dài)

- Indatab SR 1,5mg- Alphapharm Pty Limited (Australia)

- Natrilix SR 1,5mg - Servier (Pháp)

- Lorvas SR 1,5mg – Torrent (Ấn Độ)

- Lozol 1,25mg và 2,5mg – USA (USA)

- Tertensil SR 1,5mg – Servier (Pháp)

Trang 22

1.2.6 Các nghiên cứu về dạng thuốc chứa indapamid

Trong nước:

DS Đoàn Minh Hải đã tiến hành nghiên cứu bào chế viên nén indapamid giải

phóng kéo dài bằng phương pháp tạo hạt ướt Viên được dập với đường kính 8 mm, khối lượng trung bình viên 200 mg và thử độ hòa tan trong 16 tiếng Tác giả đã đưa

ra kết luận khi tăng tỉ lệ HPMC K4M, EC, carbopol, DCP thì %GPDC có xu hướng giảm Viên tối ưu có giải phóng dược chất gần với viên đối chiếu Natrilix [7]

Nước ngoài:

Rahman và cộng sự [20]: Nghiên cứu bào chế viên nén indapamid giải phóng kéo

dài bằng phương pháp xát hạt ướt Tá dược kiểm soát giải phóng được là Methocel K15 MCR, các tá dược khác lactose, magnesi stearat Máy dập viên có đường kính chày cối Φ = 8mm, tốc độ dập viên 18 lần/phút Khối lượng viên trung bình là 200

mg Viên thực nghiệm được xác định độ cứng, đồng đều khối lượng, độ bở, độ hòa

tan và hàm lượng Đánh giá giải phóng in vitro bằng thiết bị thử độ hòa tan Erweka

của Đức, kiểu cánh khuấy, tốc độ 100 v/p Môi trường đệm phosphat pH 6,8 500ml, nhiệt độ 37±0,5o

C Mẫu được lấy vào các thời điểm 2h, 4h, 6h, 8h, 12h Kết quả cho thấy giải phóng không tuân theo mô hình động học bậc 0 mà tuân theo động học Higuchi Tác giả đã đưa ra kết luận khi tăng tỉ lệ HPMC thì tốc độ giải phóng dược chất giảm Đã xây dựng được công thức viên nén indapamid kéo dài 12h sử dụng 25% HPMC K15M giải phóng dược chất gần giống với viên đối chiếu Natrilix

SR

Hasanuzzama và cộng sự [14]: tiến hành bào chế viên nén indapamid giải phóng

kéo dài sử dụng HPMC K15M CR Viên được bào chế bằng phương pháp xát hạt ướt, khối lượng trung bình viên 200mg và sau đó được đánh giá độ cứng, khối lượng trung bình viên, độ dày, độ ổn định, hàm lượng và độ hòa tan Thử hòa tan viên bằng phương pháp giỏ quay, tốc độ 100 v/p Môi trường 900 ml đệm phosphat

pH 6,8, nhiệt độ 37± 0,5 oC Lấy mẫu tại thời điểm 4h, 8h, 12h và 16h và định lượng dược chất trong dịch hòa tan bằng HPLC ở bước sóng 242nm Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ của HPMC có ảnh hưởng tới giải phóng dược chất Tỉ lệ dược

Trang 23

chất giải phóng từ viên giảm khi tăng nồng độ polyme trong cốt Tác giả đưa ra giả thuyết do nồng độ polyme trong viên cao nên tạo thành hệ cốt dày đặc quanh tiểu phân dược chất, tạo thành lớp rào cản trở dược chất giải phóng Đã lựa chọn được công thức tối ưu, giải phóng tuân theo mô hình động học bậc 0, với tỉ lệ hệ cốt trong công thức là 21% Tại thời điểm sau 16h công thức tối ưu có tỉ lệ giải phóng dược chất là 88,66% Viên tối ưu được đánh giá tại thời điểm ban đầu, 3 tháng, 6 tháng sau đều cho thấy tương đương với viên chuẩn Natrilix SR

Bistra Dimitrova Kostova và cộng sự [9]: tiến hành nghiên cứu nhằm bào chế và

tối ưu hóa hệ cốt giải phóng kéo dài chứa indapamid 1,5 mg Tác giả phát triển hệ cốt trên cơ sở HPMC khác nhau và Kolliddon SR hoặc phối hợp với tá dược khác Viên bào chế được so sánh với viên chuẩn Tertensif SR 1,5 mg Tiến hành bào chế viên bằng phương pháp dập thẳng sử dụng tá dược Avicel PH 102, lactose phun sấy hoặc phương pháp xát hạt ướt sử dụng Kollidon K30 làm tá dược dính Viên được bào chế có đường kính 8 mm, lực dập 8 kN Khối lượng trung bình viên là 200 mg

và được thử hòa tan bằng thiết bị cánh khuấy, tốc độ 50 v/p, trong 900 ml đệm phosphat pH 6,8 Rút 5 ml mẫu tại thời điểm 1h, 2h, 4h 6h, 8h và 16h, pha loãng với hỗn hợp nước: acetonitril (50:10) sau đó đem phân tích bằng HPLC Kết quả cho thấy sử dụng polyme khác nhau dẫn đến khác nhau về mô hình động học giải phóng dược chất từ hệ cốt Những công thức sử dụng Kollidon dược chất giải phóng lớn hơn so với yêu cầu Tăng tỉ lệ Kollidon không duy trì được giải phóng kéo dài của dược chất Bất cứ tỉ lệ nào của Kollidon, tại 8h dược chất giải phóng luôn cao hơn 60% Vậy khi sử dụng Kollidon cho kiểm soát giải phóng kéo dài indapamid rất kém Hơn nữa, khi sử dụng HPMC K15M thì cho giải phóng thuốc tại giờ thứ 4 và thứ 8 dưới 10%, là tỉ lệ quá thấp Có thể giải thích do sự khác nhau giữa kích thước tiểu phân trung bình của 2 loại HPMC Kích thước tiểu phân liên quan tới cấu trúc viên sau khi dập viên: kích thước tiểu phân lớn viên có cấu trúc xốp rỗng trong suốt quá trình giải phóng của dược chất dẫn đến nhanh hình thành lớp gel và nhanh vận chuyển thuốc ra khỏi viên Tác giả đưa ra kết luận viên bào

Trang 24

chế bằng phương pháp xát hạt ướt, công thức chứa thành phần cốt là HPMC K4M khi tăng 10% tá dược dính Kollidon, dược chất giải phóng gần viên đối chiếu nhất

Gowda và cộng sự [13]: tiến hành nghiên cứu nhằm kiểm soát giải phóng kéo dài

indapamid 2,5 mg bằng sự kết hợp HPMC và EC sử dụng phương pháp phun sấy HPMC và EC được cân theo khối lượng thích hợp sau đó hòa tan trong hỗn hợp dung dịch dichloromethan và ethanol 96% (1:1) Trong dung dịch này, thêm in- dapamid sao cho tỉ lệ dược chất: HPMC: EC là 1:8:2, 1:8:4, 1:12:2, 1:12:4, 1:4:2, 1:4:4 Kích thước phân bố hạt được đo lường bằng máy Malvern Master sizer 2000 phiên bản 5.1 (UK) Đánh giá độ hòa tan dược chất từ hệ bằng thiết bị thử độ hòa tan giỏ quay, môi trường hòa tan 900 ml đệm pH 1,2 trong 2h đầu và 900 ml đệm phosphat pH 7,2 trong 22h tiếp theo, tốc độ giỏ quay 100 v/p, nhiệt độ thử 37,5± 0,5oC %GPDC được so sánh với viên chuẩn Lorvas Dữ liệu phân tích kích thước tiểu phân cho thấy hạt phun sấy được phân bố từ 7,83 μm đến 11,42 μm Kết quả cho thấy công thức F6 có tỉ lệ indapamid: HPMC: EC (1:4:4) cho giải phóng dược chất gần với viên đối chiếu nhất

R.Margret Chandira và cộng sự [19]: tiến hành nghiên cứu bào chế viên nang

chứa indapamid 1,5mg giải phóng kéo dài phối hợp với hợp ramipril 5mg giải phóng ngay Indapamid giải phóng kéo dài có hệ cốt sử dụng HPMC K4M, HPMC K15M, HPMC K100M Bào chế viên bằng phương pháp xát hạt ướt Viên được bao phim để tránh tương tác với ramipril khi đóng vào nang Thành phần viên indapamid gồm có indapamid, lactose monohydrat, MCC pH 102, HPMC K4M Tá dược dính là PVP được phân tán trong dung môi isopropanol Dập viên với khối lượng 100 mg, độ cứng 7-8 kp Ramipril và tinh bột Pregelantinised được trộn lẫn với tỉ lệ 1:10, sau đó thêm MCC 102 Chất có tính kiềm NaHCO3, MgO được cho vào để tăng độ ổn định của thuốc Hỗn hợp được đóng vào cùng 1 nang với indapamid SR Viên được so sánh với viên đối chiếu và lựa chọn công thức tối ưu Viên đạt yêu cầu là viên có tỉ lệ giải phóng dược chất ramipiril trong môi trường đệm HCl 0,1N và tỉ lệ giải phóng dược chất indapamid trong môi trường đệm phosphat pH 6,8 gần giống viên đối chiếu nhất Đã xây dựng được công thức viên

Trang 25

tối ưu gồm có indapamid SR sử dụng hệ cốt HPMC K 15M với tỉ lệ 31,525% (CT 11) phối hợp với ramipiril (CT 5) cho % GPDC gần viên đối chiếu nhất

Shahrzad Missaghi và cộng sự [24]: tiến hành nghiên cứu nhằm so sánh ảnh

hưởng của hình dạng viên và quá trình bao phim tới giải phóng thuốc Viên được chọn so sánh là metforrmin HCl và indapamid 1,5mg Metforrmin HCl tan tốt, được

sử dụng liều cao (50%) và indapamid tan một phần trong nước, liều thấp (0,75%) Thành phần công thức indapamid gồm có indapamid, lactose, HPMC K15M, tá dược trơn Aerosil và magnesi stearat Dập viên với khối lượng trung bình 200 mg Viên indapamid thử hòa tan bằng thiết bị giỏ quay với tốc độ 100 v/p, môi trường thử 900 ml đệm phosphat pH 6,8 và định lượng dược chất bằng HPLC Đánh giá hệ

số tương quan f2 để xét sự tương đồng giữa các đồ thị giải phóng dược chất Kết quả cho thấy khi tỉ lệ diện tích bề mặt/ thể tích viên hằng định thì việc thay đổi hình dạng viên tròn, năm cạnh hay dạng caplet không ảnh hưởng tới giải phóng dược chất của viên Bao phim với Opadry II 85F cũng không ảnh hưởng tới giải phóng thuốc Quan trọng là trong công thức sử dụng HPMC, tỉ lệ diện tích bề mặt /thể tích viên là 1 đặc điểm quan trọng trong điều khiển giải phóng thuốc Kết quả nghiên cứu chỉ ra việc ứng dụng thiết kế hệ cốt (hình dạng và bao phim) trong bào chế viên indapamid giải phóng kéo dài

Marina Levina và cộng sự [16]: tiến hành nghiên cứu bào chế viên indapamid giải

phóng kéo dài bằng phương pháp dập thẳng Sử dụng HPMC để tạo hệ cốt kiểm soát giải phóng, viên đối chiếu Natrilix SR Trong nghiên cứu, tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của tá dược độn tới giải phóng thuốc thông qua 2 công thức Thành phần công thức A gồm có indapamid 0,75%, HPMC K15M CR 38,68%, lactose 59,57%, Aerosil 0,5%, magnesi stearat 0,5% Công thức B có thành phần tương tự công thức

A nhưng sử dụng tá dược độn là Avicel PH 102 Dập viên với khối lượng trung bình 200 mg, chày cối Φ8 Đánh giá giải phóng viên trong 24 giờ bằng thiết bị thử hòa tan kiểu giỏ quay, tốc độ 100 v/p, trong 900 ml đệm phosphat pH 6,8 Mẫu thử được phân tích bằng HPLC Đánh giá hệ số tương quan f2 và hệ số n để tìm ra cơ chế giải phóng thuốc Kết quả nghiên cứu chỉ ra viên thực nghiệm A, B đều cho giải

Trang 26

phóng dược chất gần với viên đối chiếu Viên thực nghiệm bào chế theo công thức

A hay B đều đạt những yêu cầu về tính chất vật lí, tuy nhiên công thức A sử dụng tá dược độn lactose viên có độ cứng cao hơn Cả công thức A, B và viên đối chiếu Natrilix đều giải phóng theo cơ chế ăn mòn Tác giả đưa ra kết luận việc lựa chọn

tá dược độn lactose hay Avicel PH 102 không ảnh hưởng tới giải phóng thuốc

Trang 27

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên vật liệu và các thiết bị

2.1.1 Nguyên liệu hóa chất

Bảng 2.1 : Nguyên liệu và các hóa chất nghiên cứu

8 Polyvinyl pyrolidon K30 Trung Quốc TCNSX

10 Kali dihydro phosphat Trung Quốc TCNSX

* Viên đối chiếu Natrilix SR 1,5 mg

- Nơi sản xuất: Les laboratories Servier (France)

- Số lô: 908708

- Hạn dùng: 02/2014

- Dạng bào chế: Viên nén giải phóng kéo dài

2.1.2 Thiết bị nghiên cứu

Bảng 2.2 : Thiết bị nghiên cứu

Trang 28

Bảng 2.2 : Thiết bị nghiên cứu (tiếp)

7 Máy đo độ trơn chảy của hạt/bột Granule tester GTL Đức

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thành phần cơ bản của công thức viên nén indapamid giải phóng kéo dài thực nghiệm

- Indapamid: Dược chất

- HPMC: là tá dược kiểm soát giải phóng theo cơ chế trương nở tạo hàng rào gel và

ăn mòn dần kiểm soát tốc độ giải phóng dược chất

- Dicalci phosphat: là tá dược độn và kiểm soát giải phóng theo cơ chế tạo cốt trơ khuếch tán

- Ethyl cellulose: tá dược sơ nước, làm chậm giải phóng dược chất

- Lactose: tá dược độn

- Aerosil, magnesi stearat: Là tá dược trơn đóng vai trò điều hòa sự chảy, giảm ma sát và chống dính, làm viên bóng đẹp, có tính chất sơ nước có thể tham gia vào kiểm soát giải phóng dược chất

- PVP K30: là tá dược dính, thân nước, có thể làm tăng mức độ hòa tan dược chất trong cốt

- Ethanol 96%: Đóng vai trò là dung môi hòa tan PVP K30 tạo tá dược dính

2.2.2 Phương pháp bào chế viên nén

- Rây các nguyên liệu: indapamid, HPMC K4M, HPMC E15 LV,HPMC E4M, EC, DCP, lactose qua rây số 180 Aerosil, magnesi stearat qua rây số 125

- Cân theo công thức

- Tiến hành trộn bột kép (trừ tá dược dính, tá dược trơn và dược chất)

Trang 29

- Nhào ẩm khối bột kép với dung dịch dược chất, PVP trong ethanol 96%

- Xát hạt qua rây 1000, sấy 55-60oC tới khi đạt độ ẩm  5 %, sửa hạt qua rây 1000

- Dập viên với khối lượng trung bình 200 mg bằng chày Φ 8 hoặc 215 mg bằng chày Φ 9, lực dập 1,5 tấn

Do hàm lượng dược chất trong viên nhỏ, để đảm bảo đồng đều hàm lượng trong viên, indapamid được phân tán trong dung dịch dính rồi mới phối hợp vào khối bột trước khi tiến hành xát hạt

2.2.3 Phương pháp đánh giá tiêu chuẩn chất lượng viên nén

* Hình thức: Xác định cảm quan: Viên bào chế có hình trụ lồi, màu trắng hoặc

trắng ngà, cứng chắc, bề mặt bóng đẹp không bị bong mặt sứt cạnh

* Độ cứng

Xác dịnh bằng máy đo độ cứng ERWEKA, thử với 10 viên, lấy giá trị trung bình

* Độ đồng đều khối lượng (DĐVN IV):

Đánh giá độ đồng đều khối lượng giữa các viên bằng cách cân khối lượng từng viên (thử với 20 viên bất kì), so sánh với khối lượng trung bình Đối với viên thực nghiệm có khối lượng  250 mg, yêu cầu độ chênh lệch không vượt quá ± 7,5%

Yêu cầu: Không quá 2 viên có khối lượng lệch quá khoảng giới hạn của khối lượng

trung bình và không có viên nào có chênh lệch quá gấp đôi độ lệch tính theo tỉ lệ %

* Đánh giá độ ẩm của khối bột:

Xác định bằng cân đo hàm ẩm Precisa XM 60, thử với khối lượng bột trên 0,1 g

* Đánh giá độ trơn chảy của khối bột:

Sử dụng máy đo độ trơn chảy của hạt/bột Granule tester GTL Đo thời gian hạt chảy qua phễu có đường kính 10 mm

* Định lượng: Phương pháp đo quang vi sai bước sóng

- Pha dung dịch thử: Cân 20 viên, xác định khối lượng trung bình viên Nghiền

thành bột mịn Cân chính xác 1 lượng bột viên tương ứng với khoảng 1,5 mg inda- pamid cho vào bình định mức 25 ml Thêm khoảng 15 ml ethanol, siêu âm 3 lần, mỗi lần 15 phút, mỗi lần cách nhau 10 phút Bổ sung ethanol vừa đủ 25ml, để yên khoảng 5 giờ, đem ly tâm, dịch trong phía trên được lọc qua màng 0,45µm Hút

Trang 30

chính xác 5 ml dịch lọc cho vào bình định mức 50 ml, bổ sung đệm pH 6,8 cho tới

vạch, lắc đều được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 6 µg/ml

- Pha dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 30,0 mg indapamid chuẩn cho vào

bình định mức 50ml, thêm 30ml ethanol, siêu âm cho tan hết, bổ sung ethanol vừa

đủ Hút chính xác 1ml cho vào bình định mức 100 ml, bổ sung đệm phosphat pH

6,8 vừa đủ, lắc đều được dung dịch chuẩn có nồng độ 6 µg/ml

- Mẫu trắng: đệm phosphat pH 6,8

- Đo quang 2 mẫu tại 2 bước sóng 240 nm và 275nm và tính kết quả

* Định lượng dược chất bằng phương pháp HPLC

- Pha động: Dung dịch A : methanol (50 : 50)

+ Dung dịch A: hút chính xác 0,4 mL dd HClO4 đặc, pha loãng để tạo thành 1L dung dịch A

- Dung dịch chuẩn gốc: Pha dung dịch chuẩn gốc indapamid có nồng độ 180

µg/mL: Cân chính xác khoảng 18,0 mg indapamid chuẩn, cho vào bình định mức

100 mL Thêm 70 mL pha động Siêu âm 5 phút cho tan hoàn toàn, bổ sung pha

động cho đến thể tích vừa đủ 100 mL

- Dung dịch chuẩn: Lấy chính xác 5 ml dung dịch chuẩn gốc, chuyển vào bình định

mức 100 ml, rồi bổ sung pha động tới thể tích vừa đủ thu được dung dịch chuẩn có

nồng độ chính xác khoảng 9,0 µg/mL

- Dung dịch thử: Nghiền, đồng nhất hóa viên (20 viên) phân tán một lượng bột

tương đương 18,0 mg indapamid, bằng 70 ml pha động trong bình định mức 100

mL, siêu âm trong 20 phút, pha loãng bằng pha động tới vạch 100 mL Ly tâm 1 phần dung dịch với tốc độ 2000 v/p/15p Chuyển 5 mL phần dịch trong vào bình định mức 100mL, bổ sung pha động vừa đủ đến vạch Dung dịch thử thu được có

Trang 31

- Chuẩn bị dung dịch chuẩn: Cân chính xác 50,0 mg indapamid chuẩn cho vào bình

định mức 50 ml Thêm 25 ml methanol, siêu âm cho tan hoàn toàn Bổ sung

methanol vừa đủ 50 ml Lắc đều thu được dung dịch chuẩn gốc 0 trong methanol

- Pha mẫu chuẩn gốc 1 trong đệm phosphat: Hút chính xác 10 ml dung dịch chuẩn

gốc 0 vào bình định mức dung tích 100 ml Pha loãng bằng dung dịch đệm phosphat

pH 6,8 vừa đủ được chuẩn gốc 1 (100μg/ml)

- Pha mẫu chuẩn 2: Hút chính xác 2ml dung dịch chuẩn gốc 1 cho vào bình định

mức dung tích 100 ml Bổ sung dung dịch đệm phosphat pH 6,8 vừa đủ được mẫu

chuẩn 2 (2μg/ml)

- Pha mẫu chuẩn 3 (chuẩn thêm): Hút chính xác 30 ml dung dịch chuẩn gốc 1 cho

vào bình định mức dung tích 100 ml Bổ sung dung dịch đệm phosphat pH 6,8 vừa

đủ được mẫu chuẩn thêm (30μg/ml)

- Chuẩn bị dung dịch thử: Sau 1 giờ, hút chính xác 10ml dịch hòa tan Ly tâm với

tốc độ 3500 v/p/10p Dịch nổi ly tâm đem lọc qua màng 0,45μm Hút chính xác 1,0

ml dung dịch chuẩn thêm có nồng độ 30 μg/ml vào bình định mức 10 ml Bổ sung

Trang 32

bằng dịch thử hòa tan sau lọc cho vừa đủ đến vạch thu được dung dịch thử Bổ sung

10 ml môi trường hòa tan vào cốc và tiếp tục thử

Tiến hành tương tự với các mẫu khác tại các thời điểm sau

- Chuẩn bị dung dịch chuẩn đo: Hút chính xác 1ml dung dịch chuẩn thêm có nồng

độ 30 μg/ml cho vào bình định mức 10, bổ sung dung dịch chuẩn có nồng độ 2

μg/ml vừa đủ đến vạch

Đo độ hấp thụ của dung dịch thử và dung dịch chuẩn đo ở bước sóng 240 nm và

275 nm Mẫu trắng là dung dịch đệm phosphat pH 6,8

Yêu cầu % giải phóng dược chất tại các thời điểm [22]:

Sau 4h : 17-27 %

Sau 8h : 35-55%

Sau 16h :  75 %

* Phương pháp đánh giá động học giải phóng dược chất từ viên nén

Các mô hình động học được áp dụng để đánh giá quá trình giải phóng dược chất từ viên nén thực nghiệm: mô hình động học bậc 0, Higuchi

* Đánh giá động học theo mô hình giải phóng Higuchi:

Phương trình giải phóng dược chất của động học Higuchi có dạng :

Để đánh giá động học theo mô hình Higuchi, dùng phần mềm Excel 2010 xây dựng

đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa % indapamid giải phóng với căn bậc hai thời gian, xác định hệ số tương quan R2

* Đánh giá động học theo mô hình giải phóng bậc 0:

Phương trình giải phóng dược chất của động học bậc 0 có dạng :

Trang 33

Trong đó: C(t) là % dược chất giải phóng thời điểm t; Wo là tổng lượng dược chất có trong mẫu; Ko là hằng số giải phóng bậc 0 Đây là mô hình lí tưởng cho quá trình giải phóng thuốc từ dạng thuốc kéo dài

Để đánh giá động học theo mô hình động học bậc 0, dùng phần mềm Excel 2010 xây dựng đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa % indapamid giải phóng với thời gian, xác định hệ số tương quan R2

* Đánh giá sự tương đồng đường cong hòa tan giữa viên nghiên cứu và viên đối

5 0 1

Trong đó: n : số thời điểm lấy mẫu

Rt, Tt: % dược chất giải phóng trong viên đối chiếu và viên thử tại thời điểm t

Ý nghĩa: Hai đồ thị được coi là tương tự nhau nếu f2 nằm trong khoảng 50-100 Giá trị f2 càng lớn, hai đồ thị càng giống nhau

Ngày đăng: 28/07/2015, 19:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn bào chế - Trường đại học Dược Hà Nội (2006), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc tập 2, Nxb y học, tr. 192-193 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc tập 2
Tác giả: Bộ môn bào chế - Trường đại học Dược Hà Nội
Nhà XB: Nxb y học
Năm: 2006
2. Bộ môn bào chế - Trường đại học Dược Hà Nội (2006), Một số chuyên đề về bào chế hiện đại, Nxb y học,tr. 132-135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chuyên đề về bào chế hiện đại
Tác giả: Bộ môn bào chế - Trường đại học Dược Hà Nội
Nhà XB: Nxb y học
Năm: 2006
3. Bộ môn Công nghiệp dược - Trường đại học Dược Hà Nội (2006), Kĩ thuật sản xuất dược phẩm tập 3, tr. 140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ thuật sản xuất dược phẩm tập 3
Tác giả: Bộ môn Công nghiệp dược - Trường đại học Dược Hà Nội
Năm: 2006
5. Bộ y tế (2002 ), Dược lâm sàng và điều trị, Nxb y học, lần xuất bản thứ nhất, tr. 197-217 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược lâm sàng và điều trị
Nhà XB: Nxb y học
6. Bộ y tế (2002 ), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nxb y học, lần xuất bản thứ nhất, tr. 653 - 655 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược thư quốc gia Việt Nam
Nhà XB: Nxb y học
7. Đoàn Minh Hải ( 2012 ), Nghiên cứu bào chế viên nén indapamid giải phóng kéo dài, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học, trường Đại học Dược Hà Nội.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bào chế viên nén indapamid giải phóng kéo dài, "Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học, trường Đại học Dược Hà Nội
8. Arthur K. H. (2000), Handbook of Pharmaceutical Excipients, pp. 93-95, pp. 346-349, pp. 195-201 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of Pharmaceutical Excipients
Tác giả: Arthur K. H
Năm: 2000
9. Bistra Dimitrova Kostova et al. (2011),“Development and optimization of sustained release systems containing 1,5 mg Indapamid based on different polymer carriers”, Pharmaceutical Technology and Bio pharmacy, pp.825- 829 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Development and optimization of sustained release systems containing 1,5 mg Indapamid based on different polymer carriers”," Pharmaceutical Technology and Bio pharmacy
Tác giả: Bistra Dimitrova Kostova et al
Năm: 2011
10. Biswas Bishyajit Kumar et al. (2012), “Dissolution method validation of Indapamid 1,5mg sustanied release tablet by high performance liquid chromatography”, International Hournal of pharmaceutical chemistry research, pp.2278 – 8700 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dissolution method validation of Indapamid 1,5mg sustanied release tablet by high performance liquid chromatography”, "International Hournal of pharmaceutical chemistry research
Tác giả: Biswas Bishyajit Kumar et al
Năm: 2012
13. Gowda et al. (2010), “Spray dried indapamide microparticles for controlled release”, Inter.J.Pharma and Bio Sciences, vol .1, pp.459 – 466 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spray dried indapamide microparticles for controlled release”, "Inter.J.Pharma and Bio Sciences
Tác giả: Gowda et al
Năm: 2010
14. Hasanuzzaman et al. (2011), “Fomulation, evaluation and optimization of sustained release tablets of Indapamid using hydrophylic matrix system”, Inter.J.Pharmatech Re, vol .3, pp.1831-1836 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fomulation, evaluation and optimization of sustained release tablets of Indapamid using hydrophylic matrix system”," Inter.J.Pharmatech Re
Tác giả: Hasanuzzaman et al
Năm: 2011
15. Mahmoud A. O. (2009),“Spectrophotometric and spectrofluorimetric determination of certain diuretics through ternary complex formation with eosin and lead”, Analytical chemistry deparment, faculty and pharmacy, Minia university, Minia Egyp, pp. 275-281 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mahmoud A. O. (2009),“Spectrophotometric and spectrofluorimetric determination of certain diuretics through ternary complex formation with eosin and lead”," Analytical chemistry deparment, faculty and pharmacy, Minia university, Minia Egyp
Tác giả: Mahmoud A. O
Năm: 2009
16. Marina Levina et al. (2005), “Investigation of a directly compressible hypromellose matrix formulation for a low dose, practically insoluble drug”, Colorcon, dartfird, kent,uk., pp. 26-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Investigation of a directly compressible hypromellose matrix formulation for a low dose, practically insoluble drug”," Colorcon, dartfird, kent,uk
Tác giả: Marina Levina et al
Năm: 2005
19. R.Margret Chandira et al. (2012) , “Formulation evaluation and development of sustained release tablets of Indapamid and immediate release blend of Ramipril in capsules ”, Journal of drug delivery research, issue 1, pp.19-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Formulation evaluation and development of sustained release tablets of Indapamid and immediate release blend of Ramipril in capsules ”", Journal of drug delivery research
20. Rahman et al. (2008), “Development of Indapamid sustained release tablet using methocel K15M CR and a comparative study with a reference product”, Dhaka univ. J. Pharm. Svi, pp.155-159 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Development of Indapamid sustained release tablet using methocel K15M CR and a comparative study with a reference product”", Dhaka univ. J. Pharm. Svi
Tác giả: Rahman et al
Năm: 2008
21. Sandip B. Tiwari et al. (2008), “Modulation of drug release from hydrophilic matrices”, Pharmaceutical Technology Europe, pp.1-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Modulation of drug release from hydrophilic matrices”, "Pharmaceutical Technology Europe
Tác giả: Sandip B. Tiwari et al
Năm: 2008
22. Servier laboratories (2001), “Certificate of Analysis- Finished product”, Laboratories Servier Industrie 45520-GIDY, pp.1-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Certificate of Analysis- Finished product”," Laboratories Servier Industrie 45520-GIDY
Tác giả: Servier laboratories
Năm: 2001
23. Servier laboratories (2007), “Natrilix SR- Product Information”, Servier laboratories (Australia), pp.1-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Natrilix SR- Product Information”", Servier laboratories (Australia)
Tác giả: Servier laboratories
Năm: 2007
24. Shahrzad Missaghi et al. (2010), “Investigation of the Influence of Tablet Shape, Geometry and Film coating on drug release from hypromellose Extended-release matrices”, Drug Delivery Technology, pp. 33-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Investigation of the Influence of Tablet Shape, Geometry and Film coating on drug release from hypromellose Extended-release matrices"”, Drug Delivery Technology
Tác giả: Shahrzad Missaghi et al
Năm: 2010
25. The Dow Chemical Company (2008)., “Methocel products”, Dow., pp 1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Methocel products
Tác giả: The Dow Chemical Company
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w