1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải phẫu các vạt phụ thuộc vào động mạch dưới vai

28 663 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 296,02 KB

Nội dung

Nghiên cứu giải phẫu các vạt phụ thuộc vào động mạch dưới vai.

Trang 1

Bộ giáo dục vμ đμo tạo Bộ y tế

Trường đại học y Hμ Nội

Trang 2

Công trình được hoμn thμnh tại

Trường Đại học Y Hμ Nội

Người hướng dẫn khoa học:

TS Lê Hữu Hưng PGS.TS Nguyễn Bắc Hùng

Phản biện 1: GS TS Vũ Đức Mối

Phản biện 2: PGS TS Lê Văn Cường

Phản biện 3: PGS TS Nguyễn Văn Huy

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước tại Trường Đại học Y Hà Nội

Vào hồi 14 giờ 00 ngày 25 tháng 12 năm 2007

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội

- Viện thông tin - Thư viện Y học Trung ương

- Thư viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Trang 3

Danh môc ch÷ viÕt t¾t

Trang 4

các công trình nghiên cứu đ∙ công bố

có liên quan đến nội dung luận án

1 Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Văn Huy (2006), “Giải phẫu cuống

mạch vạt cơ răng trước”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, tập 40, số 1,

Bộ Y tế - Đại học Y Hà Nội, tr 8-11

2 Nguyễn Văn Lâm (2007), “Giải phẫu cuống mạch vạt da phụ

thuộc vào động mạch mũ vai”, Tạp chí Y học Thực hành, số

4(569), Bộ Y tế xuất bản, tr 37-40

3 Nguyễn Văn Lâm (2007), “Giải phẫu cuống mạch vạt cơ lưng

rộng”, Tạp chí Y học Thực hành, số 4(569), Bộ Y tế xuất bản, tr

103-105

Trang 5

đặt vấn đề

Vùng ngực bên-lưng-vai là một nguồn cho vạt lý tưởng; các vạt

được lấy từ vùng này chiếm phần lớn các vạt của thân và đáp ứng được các yêu cầu về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ của cả nơi cho và nơi nhận vạt Các cấu trúc giải phẫu ở vùng này được nuôi dưỡng bởi hệ thống nhánh của ĐM dưới vai- nhánh lớn nhất của ĐM nách

Trong hơn hai thập kỷ qua, nhiều loại vạt mô ở vùng này đã được thiết kế và sử dụng cho nhu cầu phẫu thuật phục hồi của các vùng khác trên cơ thể Đó là các vạt cơ và vạt da-cơ lưng rộng, vạt cơ và vạt da-cơ răng trước, vạt da bả vai và vạt da bên bả vai Nếu cần, các vạt này có thể gồm cả một mảnh xương vai hoặc xương sườn Mặc dù những vạt ở vùng ngực bên-lưng-vai là những vạt được sử dụng sớm nhất và nhiều nhất, vai trò của chúng vẫn không mất đi theo thời gian, khi mà nhiều vạt mới ở các vùng khác của cơ thể được phát hiện Trái lại, những tìm tòi mới về giải phẫu và những hình thức cải tiến vạt khác nhau vẫn

được tiếp tục

Đặc điểm nổi bật của các vạt vùng ngực-lưng là chúng có chung cuống mạch dưới vai (subscapular vessels) với hai nhánh ngực lưng (thoraco-dorsal branch) và mũ vai (circumflex scapular branch), mỗi nhánh lại phân đôi thành cuống mạch của mỗi vạt Như vậy, về nguyên tắc, cuống mạch chung có thể được dùng để nối dài và làm tăng đường kính của bất kỳ cuống mạch riêng của bất cứ vạt nào, hoặc làm cuống mạch chung của cả một chùm vạt

Theo y văn, cơ sở giải phẫu của các vạt vùng ngực bên-lưng-vai

đã được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau và các tài liệu đã cho thấy cuống mạch của mỗi vạt ít nhiều có sự biến đổi Vạt cơ lưng rộng được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất, nhưng để cải tiến cách lấy vạt theo theo hướng bảo tồn một phần cơ thì cần làm rõ hơn tỉ lệ của các mẫu phân nhánh của các ĐM ở trong cơ Vạt cơ răng trước còn ít được nghiên cứu, riêng ở nước ta thì chưa có nghiên cứu nào Các nhánh mạch vào cơ răng trước thường có những biến đổi về số lượng và nguyên ủy; những số liệu bổ sung về khía cạnh này là cần thiết nếu

Trang 6

muốn thấy rõ ý nghĩa lâm sàng của các biến đổi ấy Đối với ĐM mũ vai và các nhánh tận của nó, công thức xác định vị trí mà ĐM mũ vai thoát ra khỏi tam giác bả vai tam đầu do Dos Santos nêu ra chỉ đúng ở 60% số trường hợp Sự chia nhánh và phân bố của các nhánh da tận (vào vùng vạt bả vai và bên bả vai) cũng chưa được mô tả kỹ, đặc biệt là nhánh da lên Tôi cho rằng đó là những điểm cần được nghiên cứu kỹ hơn

Qua tham khảo tài liệu, tôi nhận thấy cuống mạch của mỗi vạt thường được các tác giả tiếp cận nghiên cứu một cách riêng rẽ, còn mang tính phiến diện và cục bộ Mối liên quan giữa các vạt về giải phẫu và lâm sàng chưa được chú ý thích đáng

Nếu nhìn nhận một cách có hệ thống, có thể nhận ra một số khoảng trống cần được bổ sung Những kiến thức giải phẫu sẵn có chưa hẳn đã đã đáp ứng được nhu cầu của xu hướng cải tiến cách thiết

kế vạt ngày càng tăng như hiện nay

Mục tiêu nghiên cứu

1 Mô tả giải phẫu điển hình, các biến đổi giải phẫu và kích thước của các mạch dưới vai và các cuống mạch nuôi cho mỗi vạt;

2 Mô tả sự chia nhánh và phân bố của cuống mạch cơ lưng rộng và cơ răng trước ở trong cơ, của các mạch mũ vai ở vùng vai

Những đóng góp mới của luận án

Đây là nghiên cứu cơ bản cung cấp các số liệu giải phẫu mạch máu và cơ trên người Việt cho mục đích giảng dạy và thực hành lâm sàng Các số liệu giải phẫu góp phần đưa ra một mô tả đầy đủ hơn về

hệ mạch dưới vai, thông qua đó bổ sung cho vào những khuyết hổng của những mô tả trước đây trên người Việt Ngoài cung cấp các số liệu

về kích thước các mạch, cơ và thần kinh, những điểm mới trong luận

án là những mô tả về các dạng ĐM cơ răng trước, nhánh da lên của

ĐM mũ vai và các nhánh xuyên cơ-da và các dạng phân nhánh trong cơ lưng rộng của ĐM ngực lưng

Trang 7

Da bao gồm các lớp thượng bì, bì và mỡ dưới da, được ngăn cách với các cấu trúc bên dưới (cơ, mạch, thần kinh) bởi mạc Mạch nuôi da phải xuyên qua lớp mạc để tới được da

Không kể các mạch ngẫu nhiên, da được cấp máu bởi bốn loại ĐM

da có cuống mạch xác định:

- Các ĐM da trực tiếp đi trong mô dưới da, cấp máu cho vạt da trục

- Các ĐM thần kinh-da là một mạch nhỏ hoặc một chuỗi tiếp nối các mạch nhỏ dọc theo các TK cảm giác, cấp máu cho TK và da; là một dạng của ĐM da trực tiếp

- Các ĐM xuyên cơ-da đi một đoạn trong cơ trước khi xuyên qua lá mạc bao phủ cơ để vào da Cuống ĐM tách ra các ĐM xuyên cơ-da nuôi dưỡng cho một đơn vị mô phức hợp, bao gồm cơ, mạc, mỡ dưới

da và da

- Các ĐM mạc-da chạy lên bề mặt dọc theo các vách gian cơ và tỏa

ra ở ngang mức mạc sâu để tạo nên một mạng lưới Mạng lưới này cho các nhánh cung cấp máu cho mô dưới da và da bên trên

1.2 Sự cấp máu cho cơ

Mathes và Nahai (1981) chia sự cấp máu cho cơ được chia thành

5 loại:

- Loại I: Bao gồm những cơ chỉ có một cuống mạch duy nhất và phân các nhánh nhỏ đi vào trong cơ, như cơ bụng chân; thường dùng

để thiết kế vạt cơ da

Trang 8

- Loại II: Bao gồm các cơ có một cuống mạch trội và nhiều cuống mạch nhỏ phân nhánh đi vào trong cơ

- Loại III: Bao gồm những loại cơ có hai cuống trội riêng biệt từ hai ĐM khu vực khác nhau ví dụ như cơ thẳng bụng nhận máu từ ĐM thượng vị trên và ĐM thượng vị dưới

- Loại IV: Bao gồm các cơ có nhiều cuống mạch tương tự nhau đi vào cơ tại những điểm dọc theo bụng cơ giữa nguyên ủy và bám tận Các cơ này thường thuộc loại cơ thon dài và phần da phủ trên các cơ này thường được cấp máu bởi các nhánh xuyên mạc-da hơn là cơ-da

- Loại V: Bao gồm các cơ có một cuống mạch trội và nhiều cuống mạch phụ theo tiết đoạn, thường thấy ở các cơ rộng dẹt như cơ lưng rộng, cơ ngực to Mỗi cơ có một cuống mạch lớn đi vào gần chỗ bám tận của cơ và có thêm những nhánh nhỏ tiết đoạn đi vào cơ ở sát nguyên ủy của nó Hai hệ thống này tiếp với nhau rộng rãi trong cơ Cơ răng trước và cơ lưng rộng được xếp vào loại thứ 5

1.3 Giải phẫu cơ răng trước và cơ lưng rộng

- Cơ răng trước là một lá cơ rộng nằm vòng quanh ngực, đi từ các

xương sườn tới bờ trong xương vai

- Cơ lưng rộng là một cơ rộng, dẹt hình tam giác Từ mỏm gai đốt

ngực 7 tới xương cùng, phần sau mào châu và các xương sườn dưới, cơ chạy lên qua vùng thắt lưng, vùng ngực dưới rồi hội tụ thành một dải gân bám vào rãnh gian củ xương cánh tay

1.4 Hệ thống ĐM dưới vai và các vạt phụ thuộc

1.4.1 ĐM dưới vai (subscapular artery)

ĐM vai dưới, nhánh lớn nhất của ĐM nách, thường tách ra ở mặt dưới của đoạn dưới cơ ngực bé (1/3 ngoài) của ĐM nách, ngay bờ dưới của cơ dưới vai Từ nguyên ủy, ĐM dưới vai chạy xuống về phía góc dưới xương vai, ở đây nó tiếp nối với ĐM ngực ngoài, các ĐM gian sườn và ngành sâu của ĐM ngang cổ

Theo Dos Santos, sau khi đi được một đoạn khoảng 4cm (từ nguyên ủy), ĐM dưới vai chia thành 2 nhánh: các ĐM mũ vai và ngực lưng; nó

có đường kính ngoài khoảng 4-4,5mm tại nguyên uỷ

Trang 9

Trên 100 xác phẫu tích, Ronsell thấy ĐM dưới vai có mặt ở 97% như là nhánh của ĐM nách Đường kính ngoài của của nó tại nguyên

ủy là 6mm và sau một đoạn đường đi dài 2,2 cm thì chia thành các nhánh mũ vai và ngực lưng

Phẫu tích 194 ĐM nách, Lê Văn Cường nhận thấy có nhiều trường hợp các ĐM dưới vai và thân mũ cánh tay tách ra từ một thân chung

1.4.2 ĐM mũ vai (the circumflex scapular artery)

Là nhánh lớn hơn trong 2 nhánh của ĐM dưới vai, ĐM này có

đường kính ngoài đo ở ngay chỗ nguyên ủy là 2,5 - 3,5mm, dài khoảng 3-4 cm Theo Ronsell, có 3% ĐM mũ vai không tách từ ĐM dưới vai

mà từ ĐM nách và có đường kính khoảng 4mm Có 8% trường hợp có

2 ĐM mũ vai tách ra từ ĐM dưới vai

Từ nguyên ủy, ĐM mũ vai chạy cong ra sau, vòng qua bờ ngoài xương vai, chui qua khoang tam giác bả vai tam đầu rồi đi vào hố dưới gai, dưới cơ tròn bé ĐM mũ vai tách ra các nhánh cho các cơ vùng vai, xương vai rồi trở thành nhánh xuống của ĐM mũ vai; nhánh này bắt chéo bờ ngoài xương vai, ở phía sau khoang tam giác ngay dưới bờ dưới cơ delta ở đây nhánh xuống chia đôi thành 2 nhánh cùng chạy vào da, đó là nhánh ngang và nhánh xuống:

- Nhánh ngang hay ĐM da bả vai cùng các TM tuỳ hành là cuống mạch của vạt bả vai (scapular flap) Theo Thoma, vạt có kích thước 4 x 6cm đến 15 x 24cm; đạt tới 30 x 22cm nếu kết hợp với vạt da bên bả vai; nếu chiều rộng không quá 9 hay 10cm thì có thể đóng da trực tiếp thì đầu; trục dọc của vạt đi từ đường nách sau đến đường giữa sống, song song với gai vai, cắt chỗ nối đoạn 2/5 trên và đoạn 3/5 dưới của

đường nối điểm giữa gai vai với góc dưới xương vai

- Nhánh xuống hay ĐM da bên bả vai cùng các TM tuỳ hành cấp máu cho vạt da bên bả vai (parascapular flap) hay vạt bả vai xuống Vạt bên bả vai có kích thước 10 - 15 cm chiều rộng x 30cm chiều dài; cũng để đóng da nơi lấy vạt dễ dàng khi chiều rộng của vạt không

được quá 10 đến 15cm; khi kết hợp với vạt da bả vai, vạt kết hợp có dạng chữ L; trục vạt là đường kẻ từ tam giác bả xuống dưới song song với bờ ngoài xương vai

Trang 10

Theo Maruyama Y., ĐM mũ vai còn cho một nhánh da lên chạy tới vùng mỏm cùng vai Dựa vào nhánh này người ta có thể lấy vạt bả vai lên (ascending scapular flap) Tác giả không nêu lên số liệu về nhánh mạch này Theo các tác giả khác thì đây chỉ là một nhánh nhỏ của ĐM mũ vai nên không đề cập tới việc lấy vạt này

và nhánh xuyên cơ da ĐM ngực lưng là cuống mạch vạt cơ lưng rộng Phần da của vạt da-cơ lưng rộng có hình elip, trục vạt chạy theo nhánh ngoài hoặc nhánh trong; kích thước da trung bình 8 - 9 x 20 - 22cm TK ngực lưng đi vào rốn mạch, có chiều dài trung bình 12,3 cm

và được sử dụng để nối TK khi cần phục hồi chức năng vận động Khi

sử dụng vạt phức hợp gồm cơ, da, xương thì xương sườn thứ 10 có thể

được sử dụng với kích thước 10 - 13cm

1.4.4 Sự cấp máu cho cơ răng trước

Cơ răng trước được cấp máu bởi các nhánh tách từ ĐM ngực trên,

ĐM ngực ngoài và những nhánh tách từ ĐM ngực lưng trước khi ĐM này chia đôi trong cơ lưng rộng Nhánh cho cơ răng trước của ĐM ngực lưng rất hằng định, hiện diện ở 99% các phẫu tích, trong đó 72%

là 1 nhánh xuất phát cách nguyên ủy của ĐM ngực lưng trung bình 5,5cm; đường kính ngoài đo được 2mm và chiều dài hữu dụng của nó

từ 3 đến 4cm; nhánh cho cơ răng trước cấp máu chủ yếu cho các chẽ cơ thứ 5 đến thứ 8

Trang 11

Giải phẫu vạt cơ răng trước Cơ này thuộc loại V theo phân loại

cơ của Mathes và Nahai Sau khi phẫu tích được cuống mạch đủ dài, các chẽ cơ thứ 6, 7 và 8 được nâng lên, tách ra khỏi xương sườn và cơ gian sườn Nếu cần vạt phức hợp cơ-xương thì xương sườn thứ 6 sẽ

được lựa chọn; nếu cần vạt cơ-da, phần da hình elip có thể được bóc cùng với chẽ cơ với kích thước 8 x 12cm, tâm của hình elip phải nằm ở

vị trí xương sườn thứ 6 hay thứ 7

1.5 Tình hình nghiên cứu các vạt phụ thuộc ĐM dưới vai ở nước ngoài 1.5.1 Vạt bả vai

Người đầu tiên mô tả giải phẫu cuống mạch của vạt bả vai (1980)

là Dos Santos và Gilbert là người đầu tiên sử dụng vạt này trên lâm sàng vào năm 1982 Nhiều báo cáo về các khía cạnh lâm sàng và giải phẫu của vạt này được công bố vào năm 1982 Sau đó Cormack và Lamberty đã tổng hợp trong cuốn sách của họ xuất bản vào năm 1986,

và Serafin vào năm 1996 Vào nửa cuối những năm 80 các vạt bả vai kết hợp với xương vai được sử dụng trong các phẫu thuật phục hồi xương ở đầu mặt Năm 1990 Thoma và Heddle đã chuyển thành công vạt bả vai tự do mở rộng vượt quá đường gai sống Năm 1991, Coleman và cộng sự mô tả giải phẫu nhánh góc của ĐM ngực lưng cấp máu cấp máu cho xương vai Năm 1992, Upton mô tả biến đổi của nhánh xuống Năm 1991, Thoma và cộng sự chứng minh sự cấp máu cho bờ trong xương vai bằng kỹ thuật bơm màu Năm 1991, Maruyama dựa trên nhánh da lên của ĐM mũ vai để lấy 7 vạt bả vai lên Năm 1993, Ohsaki và Maruyama báo cáo kết qủa nghiên cứu những tiếp nối của ĐM mũ vai với với nhánh xuyên của ĐM ngang cổ Năm 1994 Arnez và cộng sự kéo dài vạt ra ngoài tới tận đường nách trước 1994, Teot và Bosse, đã sử dụng thành công vạt này ở dạng vạt đảo

1.5.2 Vạt bên bả vai

Vạt bên bả vai được Nassif thiết kế và đặt tên năm 1982 Cormack và Lamberty (1986) cho rằng cần xem nhánh xuống ĐM mũ vai là một nhánh hoàn toàn độc lập với nhánh ngang chứ không phải chỉ là một nhánh của nhánh ngang vì chúng có đường kính và chiều

Trang 12

dài tương đương Năm 1995, Masquelet và Gilbert cho rằng nếu nơi nhận vạt cần khối lượng mô lớn thì có thể lấy kết hợp vạt bên bả vai với vạt bả vai thành một vạt lớn hoặc kết hợp vạt bên bả vai với vạt cơ lưng rộng trên cùng một cuống mạch dưới vai 14 năm sau khi vạt bên bả vai được mô tả, Nassif cho rằng vạt bên bả vai là một vạt trục thật

sự chứ không phải là vạt cân da

1.5.3 Vạt cơ và cơ-da lưng rộng

Trong lịch sử tạo hình, vạt cơ lưng rộng được mô tả - sử dụng ngay từ 1906 bởi Tanzini, được tái phát hiện và sử dụng lại vào những năm 1970

Về giải phẫu vạt có các nghiên cứu sau: nghiên cứu về mạch nuôi cơ lưng rộng của Watson năm 1979 bằng bơm màu và chụp tia X; nghiên cứu của Baudet năm 1976 về sử dụng vạt da do nhánh da trực tiếp của ĐM ngực lưng hoặc nhánh xuyên cơ da từ cơ lưng rộng cấp máu; nghiên cứu của Rubinstein năm 1979 về chụp ĐM nách trước mổ; nghiên cứu của Barlett và Tobin năm 1981 về giải phẫu mạch máu

ở trong và ngoài cơ; báo cáo của Satoh năm 1991 về trường hợp cuống mạch chính cho cơ lưng rộng đến từ ĐM mũ vai; báo cáo của Allen năm 1994 về chuyển vạt cơ lưng rộng kèm với mảnh xương vai; báo cáo của Tobin năm 1981 về cuống mạch và sự phân nhánh ở trong cơ của cuống mạch

Về lâm sàng: tư liệu rất phong phú, nói về việc sử dụng vạt ở những vị trí tổn thương khác nhau, các cách chuyển vạt khác nhau

1.5.4 Các vạt cơ và da-cơ răng trước

Vạt cơ và vạt da-cơ răng trước được mô tả và sử dụng từ đầu thập

kỷ 80 Nó có thể được sử dụng như một vạt có cuống để che phủ các khuyết hổng ở đai vai hoặc ở dạng vạt tự do cho phẫu thuật phục hồi ở

đầu mặt và chi dưới Vạt cơ răng trước tự do có TK vận động được dùng trong phẫu thuật phục hồi chức năng cơ mặt; vạt cơ-da có kèm theo một

đoạn xương sườn được dùng trong phẫu phuật phục hồi xương hàm dưới

và xương chày Takayanagi là tác giả tiêu biểu nhất về nghiên cứu giải phẫu và sử dụng vạt cơ răng trước trên lâm sàng Takayanagi lấy các

Trang 13

xương sườn 5-7 kèm theo vạt cơ và cũng sử dụng vạt như vạt cơ-da Inoue và cộng sự lại ưa dùng vạt cơ-da cơ răng trước hơn Takayanagi, dưới dạng vạt có cuống Gordon cho rằng sử dụng vạt cơ và da-cơ răng trước để che phủ tổn khuyết lớn ở vùng bàn tay sẽ có nhiều lợi thế hơn các vạt khác

1.6 tình hình nghiên cứu và ứng dụng các vạt trong nước

Từ đầu những năm 1990, việc ứng dụng các vạt cuống liền và các vạt vi phẫu đã phát triển mạnh mẽ ở nước ta, trong khuôn khổ những

đề tài và luận án do Nguyễn Huy Phan và Nguyễn Văn Nhân hướng dẫn, và tại các trung tâm lớn như Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh Những công trình/luận án tiêu biểu của trào lưu nghiên cứu này thuộc về các tác giả như Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Tiến Lý, Nguyễn Việt Tiến, Võ Văn Châu, Mai Trọng Tường Những báo cáo chính có liên quan trực tiếp đến đề tài của đề tài này là các luận án, luận văn của Lê Văn Đoàn, Lê Hồng Hải và Nguyễn Doãn Tuất

Các bài báo hay luận án công bố kết quả sử dụng vạt cơ lưng rộng và vạt bả vai của các tác giả trên đã xuất hiện từ đầu những năm

1990 Năm 1992, Nguyễn Doãn Tuất và Hoàng Văn Cúc (1992) đã mô tả đặc điểm giải phẫu của vạt cơ lưng to Năm 2002, Lê Văn Đoàn đã bảo vệ thành công luận án về đề tài nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng lâm sàng vạt cơ lưng rộng Về giải phẫu, tác giả đã đưa ra những mô tả giải phẫu của cuống mạch và sự phân nhánh của cuống mạch ở trong cơ nhưng không mô tả rõ các nhánh xuyên cơ-da

Nghiên cứu trên 21 xác ngâm và 8 xác tươi, Lê Hồng Hải đã mô tả cuống mạch mũ bả vai và các nhánh (cơ, xương và da) của nó, cung cấp thông tin về nguyên uỷ, đường kính, độ dài cuống mạch mũ bả vai

và độ tin cậy của cuống mạch trong cấp máu cho da bả vai Tác giả đã ứng dụng 46 vạt cân da tự do vùng bả vai để điều trị các khuyết hổng phần mềm lớn ở cẳng chân ở 45 bệnh nhân với tỷ lệ sống sau mổ trên 95% và đưa ra các nhận xét có giá trị về khối lượng vạt, độ dày vạt, khả năng phối hợp với một vạt khác cùng cuống mạch khi có tổn thương phức tạp nơi nhận vạt, khả năng đóng nơi cho vạt và di chứng

Trang 14

nơi lấy vạt Tác giả đã không mô tả nhánh da lên của ĐM mũ vai và biến đổi giải phẫu của nhánh da xuống

Tóm lại, mặc dù giải phẫu hệ mạch dưới vai đã được nghiên cứu cùng với các vạt có liên quan nhưng một số khía cạnh giải phẫu còn chưa được mô tả đầy đủ

Chương 2

Đối tượng vμ phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên 24 xác người Việt trưởng thành, trong đó 22 tử thi được bảo quản trong dung dịch Formalin và 02 tử thi mới chết chưa quá 24 giờ Có 21 tử thi được phẫu tích toàn bộ cuống mạch các vạt cần nghiên cứu và 03 tử thi chỉ phẫu tích được cuống mạch vạt da và da-cơ lưng rộng Số tiêu bản thu được bao gồm 42 cuống mạch vạt da bả vai và bên bả vai, 42 cuống mạch vạt da và da-cơ răng trước và 47 cuống mạch vạt da và da-cơ lưng rộng Việc phẫu tích được tiến hành tại Bộ môn Giải phẫu - Đại học Y Hà Nội và Bộ môn Giải phẫu - Đại học Y Cần Thơ

Các dụng cụ, vật liệu cần cho nghiên cứu bao gồm:

Bộ dụng cụ phẫu tích thông thường có bổ sung thêm kéo vi phẫu tích, kính lúp 4,5 x Thước kẹp Palme của Thụy Điển, thước chuyên dùng có chia vạch đơn vị đến 0,1mm

Bộ dụng cụ bơm mạch gồm bơm tiêm các cỡ, kim chọc mạch, catheter, v.v

Dung dịch màu: xanh methylene

Ngày đăng: 08/04/2014, 13:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Sơ đồ ĐM dưới vai - Nghiên cứu giải phẫu các vạt phụ thuộc vào động mạch dưới vai
Hình 2.1. Sơ đồ ĐM dưới vai (Trang 15)
Hình 3.1a. Dạng có ĐM - Nghiên cứu giải phẫu các vạt phụ thuộc vào động mạch dưới vai
Hình 3.1a. Dạng có ĐM (Trang 17)
Bảng 3.4: Kích thước và đối chiếu của các nhánh tận - Nghiên cứu giải phẫu các vạt phụ thuộc vào động mạch dưới vai
Bảng 3.4 Kích thước và đối chiếu của các nhánh tận (Trang 19)
Bảng 3.5. Dạng phân nhánh ĐM vào cơ răng tr−ớc ở 42 tiêu bản - Nghiên cứu giải phẫu các vạt phụ thuộc vào động mạch dưới vai
Bảng 3.5. Dạng phân nhánh ĐM vào cơ răng tr−ớc ở 42 tiêu bản (Trang 20)
Bảng 3.6. Kích th−ớc cuống ĐM cho vạt cơ răng tr−ớc - Nghiên cứu giải phẫu các vạt phụ thuộc vào động mạch dưới vai
Bảng 3.6. Kích th−ớc cuống ĐM cho vạt cơ răng tr−ớc (Trang 20)
Bảng 4.1. So sánh chiều dài cuống mạch vào cơ răng tr−ớc - Nghiên cứu giải phẫu các vạt phụ thuộc vào động mạch dưới vai
Bảng 4.1. So sánh chiều dài cuống mạch vào cơ răng tr−ớc (Trang 25)
Bảng  4.2. So sánh chiều dài và đ−ờng kính cuống mạch cơ l−ng - Nghiên cứu giải phẫu các vạt phụ thuộc vào động mạch dưới vai
ng 4.2. So sánh chiều dài và đ−ờng kính cuống mạch cơ l−ng (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w