1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải phẫu thần kinh giữa, thần kinh trụ và điều trị đứt hai dây thần kinh này ở vùng cẳng tay bằng khâu nối với kỹ thuật vi phẫu

14 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 331,87 KB

Nội dung

Nghiên cứu giải phẫu thần kinh giữa, thần kinh trụ và điều trị đứt hai dây thần kinh này ở vùng cẳng tay bằng khâu nối với kỹ thuật vi phẫu

Trang 1

Nguyễn viết ngọc Nghiên cứu giải phẫu

Nghiên cứu giải phẫu thần kinh giữa, thần kinh trụthần kinh giữa, thần kinh trụthần kinh giữa, thần kinh trụ

và điều trị đứt hai dây thần kinh này ở vùng cẳng

và điều trị đứt hai dây thần kinh này ở vùng cẳng taytaytay

bằng

bằng khâu nối với khâu nối với khâu nối với kỹ thuậkỹ thuậkỹ thuật vi phẫut vi phẫut vi phẫu

Chuyên ngành: Chấn thương - Chỉnh hình

Mã số: 62.72.07.25

Tóm tắt Luận án tiến sỹ y học

Hà Nội – 2009

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn 1: PGS TS Nguyễn Việt Tiến

Hướng dẫn 2: TS Lê Văn Đoàn

Phản biện 1: PGS TS Nguyễn Bắc Hùng

Phản biện 2: GS TS Lê Gia Vinh

Phản biện 3: PGS TS Đào Xuân Tích

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại:

Viện nghiên cứu khoa học Y - Dược lâm sàng 108

Vào hồi 8 giờ 30 phút ngày 20 tháng 3 năm 2009

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Quốc gia Thư viện Bệnh viện TƯQĐ 108 Thư viện HVQY

liên quan đến luận án đã được công bố

1. Nguyễn Viết Ngọc (2003), Đánh giá kết quả nối, ghép thần kinh

giữa, thần kinh trụ vùng cẳng tay bằng kỹ thuật vi phẫu, Luận văn thạc sỹ y học, Học Viện Quân y, Hà Nội

2. Nguyễn Viết Ngọc, Nguyễn Việt Tiến (2005), “Kết quả ghép thần

kinh ở 23 trường hợp đứt hoàn toàn thần kinh giữa, thần kinh trụ vùng cẳng tay bằng kỹ thuật vi phẫu”, Tạp chí y dược học quân sự, Học Viện Quân Y, Tập 30 - số 2, Tr 141-148

3. Nguyễn Viết Ngọc, Lê Văn Đoàn, Nguyễn Việt Tiến (2006),

“Nhận xét 45 trường hợp nối, ghép dây thần kinh giữa, dây thần kinh trụ vùng cẳng tay bằng kỹ thuật vi phẫu”, Tạp chí Y - Dược lâm sàng 108, Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108, Tập 2 - số 2, Tr 221 - 226

4. Nguyễn Viết Ngọc, Lê Văn Đoàn, Nguyễn Việt Tiến (2008),

“Nghiên cứu cấu trúc giải phẫu dây thần kinh giữa, dây thần kinh trụ - ứng dụng khâu nối vi phẫu hai dây thần kinh này tại vùng cẳng tay”, Y học thực hành, Bộ Y tế, số 620 - 621, Tr 312 - 319

Trang 3

Đặt vấn đề

1 Lý do chọn đề tài

Tổn thương đứt thần kinh (TK) giữa, TK trụ vùng cẳng tay là thường

gặp ở vùng cẳng tay, thứ tự dây TK thường bị tổn thương là: TK trụ,

TK giữa và TK quay Tuy nhiên, kết quả phục hồi chức năng (PHCN)

sau nối, ghép TK thì ngược lại: tốt nhất là dây quay, tiếp đến là dây giữa

và sau cùng là dây trụ

Đối với chức năng của bàn tay, dây TK giữa và TK trụ chi phối vận

động (VĐ) các cơ gấp ngón và cơ nội tại bàn tay, phần lớn cảm giác

(CG) nóng, lạnh, đau và xúc giác cho da vùng gan bàn tay, ngón tay;

một cơ quan có tầm quan trọng đặc biệt trong lao động và sinh hoạt của

con người Vì vậy, việc phục hồi lại chức năng của 2 dây TK này sau

khi bị đứt là hết sức cần thiết

Phẫu thuật sửa chữa tổn thương thần kinh ngoại vi (TKNV) được

bắt đầu từ đầu thế kỷ XVII Hiện có nhiều phương pháp và kỹ thuật sửa

chữa được đề cập, nhưng phương pháp khâu nối tận - tận và ghép TK tự

thân bằng kỹ thuật vi phẫu là hiệu quả nhất trong sửa chữa tổn thương

TKNV Có 3 phương pháp xác định bó sợi VĐ, CG ở đầu gần và đầu xa

Trong đó, phương pháp xác định dựa theo sự tương ứng vị trí giải phẫu,

sự tương đương về kích thước bó sợi và sơ đồ không gian ba chiều về vị

trí bó sợi được coi là hữu dụng nhất trong thực tiễn lâm sàng

ở Việt Nam, phẫu thuật nối, ghép TKNV trên lâm sàng đã trở thành

thường quy tại các Bệnh viện lớn từ năm 1990 trở lại đây, nhưng chưa

có công trình nào nghiên cứu vị trí sắp xếp của các bó sợi VĐ, CG trên

thân dây TK để ứng dụng vào trong phẫu thuật điều trị; đặc biệt đối với

TK giữa và TK trụ tại vùng cẳng tay, nơi mà hai dây TK quan trọng đối

với chức năng của bàn tay và có tỷ lệ tổn thương cao

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu giải phẫu dây TK giữa, dây TK trụ vùng cẳng tay bao

gồm: vị trí phân nhánh, số lượng và kích thước bó sợi, sơ đồ sắp xếp

bó sợi VĐ, CG tại 1/3 dưới, 1/3 giữa và 1/3 trên cẳng tay

- Đánh giá kết quả của việc ứng dụng nghiên cứu giải phẫu trên trong khâu nối phục hồi tổn thương đứt hoàn toàn hai dây TK này tại vùng cẳng tay bằng kỹ thuật vi phẫu (KTVP)

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả PHCN sau phẫu thuật

và đề ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao kết quả điều trị

3 ý nghĩa thực tiễn và những đóng góp mới của đề tài

Đây là công trình kết hợp nghiên cứu cơ bản (nghiên cứu giải phẫu

TK giữa, TK trụ vùng cẳng tay) và nghiên cứu ứng dụng (điều trị đứt TK giữa, TK trụ ở vùng cẳng tay bằng khâu nối với KTVP) với số lượng đủ lớn Đề tài nghiên cứu vấn đề điều trị một dạng tổn thương thường gặp ở cẳng tay nhưng lại chính là để cứu chữa khả năng lao động (nặng nhọc cũng như tinh vi) của bàn tay, vùng chi thể đã được đánh giá là "vàng"

- Nghiên cứu giải phẫu đã xác định được: độ dài đoạn phân nhánh,

số lượng và kích thước trung bình bó sợi, vị trí sắp xếp bó sợi VĐ, CG trên thân dây TK của TK giữa và TK trụ tại các vị trí 1/3 của cẳng tay

Đây là công trình nghiên cứu vi giải phẫu TKNV được công bố đầu tiên

ở Việt Nam

- Nghiên cứu điều trị khâu nối phục hồi cho 68 bệnh nhân (BN) đứt hoàn toàn TK giữa và TK trụ vùng cẳng tay Trong đó có: 35 BN được khâu nối dựa vào sự tương ứng giải phẫu và sự tương đương về kich thước bó sợi (chưa có ứng dụng); 33 BN được khâu nối có sự kết hợp ứng dụng kết quả nghiên cứu vị trí sắp xếp bó sợi VĐ và CG trên thân dây TK của TK giữa, TK trụ ở vùng cẳng tay đạt hiệu quả cao

Nghiên cứu cho phép công bố những kết quả nghiên cứu về giải phẫu và kinh nghiệm trong khâu nối phục hồi tổn thương đứt TK giữa và

TK trụ tại vùng cẳng tay bằng KTVP

4 Bố cục luận án Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận án có 4 chương: Chương 1: Tổng quan; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Kết quả nghiên cứu; Chương 4: Bàn luận Luận án có 35 bảng, 15 hình vẽ và 61 ảnh minh hoạ Tài liệu tham khảo là 151, trong đó: 19 tài liệu tiếng Việt, 127 tài liệu tiếng Anh và 5 tài liệu tiếng Pháp

Trang 4

Chương 1 tổng quan 1.1 Sơ đồ sắp xếp bó sợi trong dây thần kinh giữa và thần kinh

trụ

Theo Sunderland S (1945), sắp xếp của các bó sợi bên trong dây

TKNV nói chung cũng như TK giữa và TK trụ nói riêng, liên tục thay

đổi dọc theo chiều dài của dây TK Jabalay M.S và CS (1980); Williams

H.B và CS (1986) đã mở rộng nghiên cứu kinh điển của Sunderland và

chứng minh, mặc dù có sự bắt chéo phức tạp giữa các bó trong dây TK

giữa và TK trụ ở vùng cẳng tay, nhưng một số nhóm bó có thể được

phẫu tích qua một khoảng cách dài mà không có sự đan nối các sợi TK

của những bó kề bên; đó là nhánh VĐ vào ô mô cái của dây TK giữa,

nhánh VĐ vào ô mô út và nhánh bì mu tay của dây TK trụ

Theo Mackinnon S.E (1996), sự sắp xếp thẳng hàng và phù hợp về

VĐ và CG giữa đầu cụt TK gần và xa là mấu chốt để cải thiện kết quả

sau nối hoặc ghép TK Một vài kỹ thuật có thể giúp việc nhận ra bó VĐ

và CG ở đầu cụt gần như: bản đồ sắp xếp bó sợi, kích thích điện và

nhuộm enzym; ở đầu xa, bản đồ sắp xếp và phẫu tích xác định bó sợi đi

đến những cơ đặc biệt hoặc vùng CG da là sự giúp đỡ phẫu thuật tin cậy

nhất Những tổn thương TK giữa ở mức cổ tay cần mở rộng vết mổ vào

trong bàn tay để xác định chính xác các bó sợi ở đầu xa, phẫu tích được

sử dụng để xác định nhóm bó VĐ tới cơ; đầu TK gần, có thể sử dụng

kích thích điện để phân biệt các bó sợi Với TK trụ, các nhóm bó VĐ và

CG được sắp xếp thành khu vực riêng trong dây TK trụ; phần trên cẳng

tay, nhóm bó VĐ đi giữa nhóm bó CG mu tay và CG gan bàn tay; sau

khi nhánh bì mu tay tách khỏi dây TK chính, nhóm VĐ ở giữa và hơi

lệch về phía mu tay, sự sắp xếp này được duy trì đến vùng ống Guyon,

nơi mà nhóm bó VĐ đi qua

Năm 2004, Xin Zhao và cộng sự nghiên cứu những đặc tính định

khu của những bó sợi bên trong dây TK giữa ở cánh tay; kết quả nghiên

cứu cho thấy: ở nửa xa của cánh tay, những bó sợi của TK giữa tập hợp

vào trong 3 nhóm bó: nhóm bó sợi phía trước bao gồm những nhánh tới cơ sấp tròn và cơ gan tay lớn, nhóm bó sợi phía sau gồm chủ yếu các nhánh cho dây TK gian cốt và cơ gan tay bé, nhóm bó sợi ở giữa bao gồm hầu hết các nhánh tới bàn tay và cơ gấp nông ngón tay

1.2 Các phương pháp xác định bó sợi vận động và cảm giác trong khâu nối

1.2.1 Phương pháp nhuộm hoá mô: như phương pháp Gruler, phương pháp Cajal; các phương pháp này không thực tế với lâm sàng vì thời gian chờ đợi kết quả hơn 24 giờ

1.2.2 Phương pháp kích thích điện: Hakstian R.W mô tả vào năm

1968, phương pháp này cũng không phải là tối ưu vì nó chỉ có hiệu quả trong tuần đầu sau tổn thương, sau ngày thứ 9 khả năng dẫn truyền điện thế của sợi trục ở đoạn xa đã mất hoàn toàn nên không còn khả năng

đáp ứng kích thích điện

1.2.3 Xác định sự tương đương về kích thước và tương ứng vị trí giải phẫu của các bó: là phương pháp đơn giản nhưng đòi hỏi phải tỷ mỉ và

có kinh nghiệm, đây là phương pháp tiện dụng và hay được sử dụng trong thực tế lâm sàng

3 ở Việt Nam 1.3.1 Về nghiên cứu giải phẫu Chưa có công trình nào nghiên cứu, đặc biệt là vi giải phẫu của TK giữa và TK trụ tại vùng cẳng tay

1.3.2 Nghiên cứu lâm sàng và ứng dụng

Lê Văn Tiến và CS (1990), Bùi Quang Tuyển và Trần Mạnh Chí (1995), Bùi Văn Đức (1997), Phạm Hoà Bình (2007) Các nghiên cứu này đánh giá kết quả trên nhiều dây TK ở nhiều chi thể, với TK giữa và TK trụ

được đánh giá với số lượng nhỏ chưa đủ độ tin cậy Cho tới nay chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu vi giải phẫu của TK giữa, TK trụ

và ứng dụng trong phẫu thuật điều trị Do vậy, một nghiên cứu về vi giải phẫu TK giữa, TK trụ và phẫu thuật điều trị đứt hai dây TK này tại vùng cẳng tay bằng KTVP là rất cần thiết

Trang 5

Chương 2

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1 đối tượng nghiên cứu

2.1 đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Nghiên cứu giải phẫu

- Phẫu tích 55 cẳng tay gồm: 52 cẳng tay của 26 xác ướp và 3 cẳng

tay tươi đứt rời không có chỉ định trồng lại

- Nghiên cứu số bó và kích thước bó sợi trên 22 dây TK giữa và 27

dây TK trụ vùng cẳng tay (mẫu mô lấy từ các cẳng tay phẫu tích trên),

được thực hiện tại Bộ môn Mô - Phôi học, trường Đại học Y Hà Nội

2.1.2 Nghiên cứu trên lâm sàng

68 bệnh nhân (BN) bị đứt hoàn toàn TK giữa và/hoặc TK trụ tại

vùng cẳng tay, được khâu nối bằng KTVP tại Viện Chấn thương - Chỉnh

hình, Bệnh viện TƯQĐ 108 trong thời gian từ tháng 10/2005 đến

10/2007; thời gian từ lúc tổn thương đến khi phẫu thuật không quá 6

tháng (các BN không thuộc tiêu chuẩn trên thì không nằm trong lô

nghiên cứu này) 68 BN này được chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm I: gồm 35 BN được phẫu thuật từ 10/2005 đến 10/2006,

đây là nhóm BN được khâu nối TK bằng KTVP và chưa ứng dụng kết

quả nghiên cứu giải phẫu trong khi khâu nối

+ Nhóm II: gồm 33 BN được phẫu thuật từ 11/2006 đến 10/ 2007,

đây là nhóm BN được khâu nối TK bằng KTVP và có ứng dụng kết quả

nghiên cứu giải phẫu trong khâu nối

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu giải phẫu: theo phương pháp mô tả cắt ngang

- Nghiên cứu lâm sàng: theo phương pháp nghiên cứu tiến cứu và

phân tích bệnh chứng có so sánh

Các bước tiến hành nghiên cứu Các bước tiến hành nghiên cứu 2.3.1 Nghiên cứu phẫu tích trên xác ướp và cẳng tay tươi

+ Bộc lộ rõ và khảo sát đường đi, liên quan, số lượng phân nhánh,

độ dài đoạn phân nhánh của TK giữa và TK trụ trên dọc chiều dài của

cẳng tay

+ Phẫu tích từ các nhánh tận ở vùng bàn tay ngược lên trung tâm theo dây TK để xác định vị trí của nhánh VĐ và CG trên thân dây TK theo chiều phân định là trước - sau và trong - ngoài

- Với dây thần kinh giữa: từ nhánh VĐ vào ô mô cái đi ngược lên trên cẳng tay; các nhánh vào cơ sấp tròn, gấp sâu, gấp nông, nhánh gian cốt và nhánh cho cơ gấp dài ngón cái cũng được phẫu tích riêng để xác

định vị trí của các nhánh VĐ trong dây TK ở các đoạn 1/3 của cẳng tay

- Với dây thần kinh trụ: từ nhánh VĐ vào ô mô út đi ngược lên, khi gặp nhánh bì mu tay thì phẫu tích riêng cả nhánh này và tiếp tục đi lên trên; các nhánh vào cơ trụ trước và gấp sâu ngón IV, V cũng được phẫu tích riêng để xác định vị trí của các nhánh VĐ trên thân dây TK + Lấy mẫu mô, làm tiêu bản và đọc kết quả: lấy mẫu TK tại các vị trí 1/3 của các cẳng tay được phẫu tích; cố định bằng dung dịch Formol aldehyte10% Xử lý mẫu, nhuộm theo phương pháp Cajal và đọc kết quả trên kính hiển vi quang học đa năng (Axiophos II Carl Zeiss CHLB

Đức) bằng chương trình phần mềm định lượng hình thái học KS - 400, tại Bộ môn Mô - Phôi học của trường Đại học Y Hà Nội

2.3.2 Nghiên cứu trên lâm sàng

* Khám và chẩn đoán tổn thương dây TK trước mổ

* Chuẩn bị BN trước mổ

* Quy trình phẫu thuật + Bộc lộ tổn thương và chuẩn bị đầu cụt TK trước khi khâu nối + Xác định và xử trí các tổn thương phối hợp

+ Khâu nối TK

- Nguyên tắc: khâu nối dưới kính hiển vi phẫu thuật hoặc kính lúp

có độ phóng đại > 4 lần; các mối khâu đảm bảo không căng Đối với tổn thương TK trụ ở vùng khuỷu thì chuyển TK trụ ra trước khuỷu rồi mới thực hiện khâu nối

- Kỹ thuật khâu nối:

Đối với các BN thuộc nhóm I: xác định các bó sợi khi khâu nối dựa vào sự tương đương về kích thước, tương ứng về vị trí giải phẫu của

Trang 6

các bó và nhóm bó để khâu nối chúng với nhau; các bó trung tâm của

mặt cắt ngang dây TK được khâu bằng mối khâu bao bó sợi, các bó

ngoại vi (sát bao ngoài) được khâu bằng mối khâu kết hợp bao ngoài -

bao bó sợi

Đối với các BN thuộc nhóm II: xác định như nhóm I và kết hợp

kết quả phẫu tích nghiên cứu về vị trí sắp xếp bó sợi để xác định và tiến

hành khâu nối khu vực các bó VĐ trước, sau đó khâu nối các bó CG còn

lại để hoàn thành đường khâu nối Thực hiện khâu nối bằng mối khâu

bao bó sợi và mối khâu kết hợp bao ngoài - bao bó sợi như đã trình bầy

ở trên Tổn thương ở vùng cổ tay, có thể phẫu tích rõ nhóm bó VĐ và

CG để khâu nối từng nhóm bó riêng với nhau

- Khi khâu xong: nếu tại chỗ xơ sẹo thì đoạn nối được chuyển vào

vùng cơ lành lân cận Tất cả các trường hợp sau mổ đều được cố định

bàn tay ở tư thế gấp khoảng 30 độ, khuỷu gấp khoảng 120 độ để làm

chùng vị trí khâu nối TK trong 3 tuần bằng nẹp bột

* Chăm sóc vết mổ, thuốc và tập PHCN sau mổ

* Đánh giá và phân loại kết quả

+ Đánh giá và phân loại kết quả theo lâm sàng (sau 8 tháng)

Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá (vận động từ M0 đến M5, cảm giác từ

S0 đến S4) và phân loại kết quả của BMRC (1986); kết hợp với đánh giá

CG tinh tế và dinh dưỡng của bàn tay, phân loại kết quả trong nghiên

cứu được xác định như sau:

- Hoàn hảo (excellent): M5 và S4

- Rất tốt (very good): M4 và S3+ hoặc S4

- Tốt (good): M3 và S3 hoặc cao hơn

- Trung bình (fair): M2 và S2 hoặc cao hơn

- Kém (poor): M0, M1 và S0, S1 hoặc cao hơn

+ Đánh giá kết quả theo điện sinh lý dẫn truyền thần kinh: kết quả

điện sinh lý dẫn truyền TK được so sánh với kết quả lâm sàng

2.3.3 Xử lý số liệu: các số liệu thu thập được phân tích và xử lý

bằng chương trình EPI - INFO 6.0 của Tổ chức Y tế thế giới

Chương 3 Kết quả nghiên cứu 3.1 Kết quả nghiên cứu giải phẫu Kết quả nghiên cứu giải phẫu Kết quả nghiên cứu giải phẫu

3.1.1 Kết quả phẫu tích + Khảo sát về đường đi và liên quan: nhận thấy ở 54/55 cẳng tay

là phù hợp với mô tả giải phẫu chung 01/55 cẳng tay có bất thường về giải phẫu của động mạch và TK trụ ở vùng cẳng tay; động mạch trụ chạy nông dưới da, mặt trước khối cơ trên ròng rọc, từ chỗ phân chia ở giữa và dưới nếp gấp khuỷu 3 cm chạy chéo xuống dưới và vào trong;

đến đoạn tiếp giáp 1/3 giữa - 1/3 dưới cẳng tay thì mới đi cùng TK trụ

Đối với TK: TK trụ đi qua rãnh ròng rọc khuỷu nhưng không xuyên qua giữa 2 bó của cơ trụ trước mà chạy ở mặt trước cơ, theo khe giữa cơ trụ trước và cơ gấp sâu ngón IV, V để đi xuống bàn tay

+ Khoảng phân nhánh tại vùng cẳng tay Bảng 3.1 Chiều dài cẳng tay và độ dài khoảng phân nhánh (n = 55) Kết quả

Độ dài cẳng tay 26,46 1,54 23,5 29

Độ dài đoạn phân

Độ dài đoạn phân

Bảng 3.1 cho thấy: khoảng phân nhánh của TK giữa thuộc đoạn 1/3 trên, của TK trụ thuộc đoạn 1/3 trên và 1/3 dưới cẳng tay

+ Khu vực sắp xếp bó sợi vận động và cảm giác trên dây thần kinh giữa và thần kinh trụ tại vùng cẳng tay

- Dây thần kinh giữa: nhánh VĐ vào ô mô cái của TK giữa chạy dọc theo phần trước ngoài của thân dây TK từ chỗ phân nhánh lên đến hết cẳng tay, các nhánh VĐ vào cơ vùng 1/3 trên cẳng tay đều chạy phía sau - trong của thân dây TK

- Dây thần kinh trụ: nhánh VĐ vào ô mô út của TK trụ: ở đoạn 1/3 dưới chạy dọc bờ sau trong; đoạn 1/3 giữa chạy ở sau giữa, nhánh bì mu tay chạy ở trước trong của thân dây TK; đoạn 1/3 trên chạy ở sau giữa

Trang 7

và chếch dần ra sau, các nhánh VĐ vào cơ chạy phía sau trong của thân

dây TK trụ Kết quả này cho thấy việc khâu nối chính xác các bó sợi

VĐ của TK trụ sẽ khó khăn hơn so với TK giữa vì các bó sợi VĐ luôn

chạy phía sau thân dây TK

Có thể minh hoạ vị trí sắp xếp các bó sợi VĐ và CG trên thân dây

TK của TK giữa và TK trụ ở vùng cẳng tay như sau:

Hình 3.1 Minh hoạ khu vực sắp xếp nhóm các bó sợi VĐ và CG

của TK giữa và TK trụ vùng cẳng tay

3.1.2 Kết quả mô học

+ Số lượng trung bình bó sợi tại các đoạn 1/3 của cẳng tay

Bảng 3.2 Số lượng trung bình bó sợi (TK giữa: n = 22, TK trụ: n = 27)

Dây TK

Vị trí

1/3

trên

1/3

giữa

1/3

dưới

Kết quả bảng 3.2 cho thấy: số lượng bó sợi ở đoạn 1/3 dưới nhiều hơn so với đoạn 1/3 trên; ở đoạn 1/3 trên số lượng bó VĐ nhiều hơn số lượng bó CG và 1/3 dưới thì số lượng bó CG nhiều hơn số lượng bó VĐ + Đường kính trung bình bó sợi tại các đoạn 1/3 của cẳng tay

Bảng 3.3 Đường kính trung bình bó sợi (àm) (TK giữa: n = 22, TK trụ: n = 27)

Dây TK

Vị trí

1/3 trên

1/3 giữa Chung 533,87 533,87 577,26 254,45

1/3 dưới Chung 518,63 118,29 531,86 161,62 Kết quả bảng 3.3 cho thấy: bó sợi ở đoạn 1/3 dưới nhỏ hơn so với

đoạn 1/3 giữa và đoạn 1/3 trên Bó VĐ của TK giữa nhỏ hơn bó CG và

TK trụ thì ngược lại Sự khác biệt về kích thước bó sợi tại các vị trí là có

ý nghĩa thống kê, với P < 0, 05 3.2 Kết quả phẫu thuật 3.2 Kết quả phẫu thuật

* Thời gian kiểm tra đánh giá kết quả sau phẫu thuật Bảng 3.4 Thời gian kiểm tra kết quả sau phẫu thuật (nhóm I: n = 35 BN, nhóm II: n = 33 BN) Nhóm

Thời gian

Nhóm I (n = 35)

Nhóm II (n = 33)

Bảng 3.4 cho thấy: thời gian đánh giá kết quả trung bình ở nhóm I

là 24 tháng, nhóm II là 13 tháng

Trang 8

3.2.1 Kết quả lâm sàng

+ Bảng 3.5 Kết quả nối TK của nhóm I (n = 48 dây TK)

M

S0

∑ 5 13 20 6 4 48

Bảng 3.5 cho thấy: kết quả đạt từ mức M3 và S3 đến M5 và S4 là

37/48 (77%) dây TK, mức M1và S3+, S2, S1 là 4/48 (8,3%) dây TK

+ Bảng 3.6 Kết quả nối TK của nhóm II (n = 40 dây TK)

M

S1

S0

∑ 8 21 8 3 40

Kết quả bảng 3.6 cho thấy: kết quả phục hồi TK đạt từ mức M3 và

S3 đến M5 và S4 là 36/40 (90%) dây TK

* So sánh kết quả nối thần kinh giữa 2 nhóm nghiên cứu

+ Bảng 3.7 So sánh kết quả phục hồi VĐ sau nối TK giữa 2 nhóm

Vận động

P < 0,05

Bảng 3.7 cho thấy, kết quả phục hồi VĐ đạt mức M5 và M4 ở

nhóm I là 18/48 (37,5%) dây TK, nhóm II đạt 29/40 (72,5%) dây TK

+ Bảng 3.8 So sánh kết quả phục hồi CG sau nối TK giữa 2 nhóm Cảm giác

P > 0,05 Bảng 3.8 cho thấy: kết quả phục hồi CG đạt mức S4 và S3+ ở nhóm

I là 31/48 (64,58%) dây TK, nhóm II đạt 31/40 (77,5%) dây TK + Bảng 3.9 So sánh kết quả PHCN bàn tay sau nối TK giữa 2 nhóm

Bảng 3.9 cho thấy, kết quả tốt đến hoàn hảo ở nhóm I là 74, 3%, nhóm II là 94%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, P < 0, 05

* Kết quả theo tuổi bệnh nhân Bảng 3.10 Kết quả PHCN bàn tay sau nối TK theo tuổi BN

(nhóm I: n = 35 BN; nhóm II: n = 33 BN) Kết quả

Tuổi-Nhóm

Hoàn hảo

Rất tốt Tốt

Trung

≤ 20

> 55

Bảng 3.10 cho thấy: các BN có độ tuổi ≤ 20 trong cả 2 nhóm đều

đạt kết quả PHCN bàn tay từ mức tốt trở lên

Nhóm Kết quả

Nhóm I (n = 35 BN)

Nhóm II (n = 33 BN) Hoàn hảo 4 (11, 5%) 7 (21, 25%) Rất tốt 10 (28, 5%) 16 (48, 5%)

Trang 9

* Kết quả theo vị trí tổn thương

Bảng 3.11 Kết quả PHCN bàn tay sau nối TK theo vị trí đứt

(nhóm I: n = 35 BN; nhóm II: n = 33 BN) Kết quả

Vị trí - Nhóm

Hoàn hảo Rất tốt Tốt

Trung

1/3 trên

Nhóm I

1/3 giữa

1/3 dưới

Bảng 3.11 cho thấy: kết quả PHCN bàn tay sau nối TK ở những BN

bị tổn thương ở đoạn 1/3 dưới cẳng tay cao hơn so với đoạn 1/3 trên

* Kết quả theo thời điểm phẫu thuật

Bảng 3.12 Kết quả nối TK theo thời điểm phẫu thuật

(nhóm I: n = 35 BN; nhóm II: n = 33 BN) Kết quả

Kỳ PT

Hoàn hảo

Rất tốt Tốt

Trung

Kỳ đầu

Kỳ đầu

Kỳ hai

Kỳ hai

Nhóm I

Kỳ hai

muộn Nhóm II

Số liệu bảng 3.12 cho thấy: kết quả PHCN bàn tay sau phẫu thuật

nối TK giữa và TK trụ vùng cẳng tay trong cả 2 nhóm nghiên cứu đều

đạt kết quả cao trong kỳ đầu sớm và kỳ 2 sớm

* Kết quả theo tổn thương phối hợp Bảng 3.13 Kết quả PHCN bàn tay sau nối TK theo các tổn thương phối hợp(TTPH) (nhóm I: n = 35 BN; nhóm II: n = 33 BN)

Kết quả

TTPH-Nhóm

Hoàn hảo

Rất tốt Tốt

Trung

Gân cơ đơn

Gân cơ + mạch

Gân cơ + xương

Đứt rời cẳng tay

Số liệu bảng 3.13 cho thấy: kết quả PHCN bàn tay ở các BN có TTPH gân cơ đơn thuần hoặc kết hợp tổn thương mạch máu đạt cao hơn trong các mức độ TTPH khác

* Kết quả theo tình trạng vết thương Bảng 3.14 Kết quả PHCN bàn tay sau khâu nối TK theo tình trạng vết thương (TTVT) (nhóm I: n = 13 BN; nhóm II: n = 14 BN)

Bảng 3.14 cho thấy: kết quả PHCN bàn tay sau nối TK trong TTVT gọn, sạch đạt cao hơn so với TTVT bầm dập và bẩn

* Kết quả theo tình trạng phần mềm tại chỗ Bảng 3.15 Kết quả PHCN bàn tay sau khâu nối TK theo tình trạng phần mềm tại chỗ (PMTC )(nhóm I: n = 22 BN; nhóm II: n = 19 BN)

Kết quả

TTVT - Nhóm

Hoàn hảo

Rất tốt

Tốt Trung bình

Vết thương gọn,

Vết thương bầm

Trang 10

Kết quả

PMTC - Nhóm

Hoàn hảo

Rất tốt Tốt

Trung

Tốt

Viêm khu

trú Nhóm II

Xơ - dính

Xơ- sẹo

Số liệu bảng 3.15 cho thấy: kết quả PHCN bàn tay sau nối TK trong

tình trạng PMTC xơ - sẹo đạt thấp hơn so với tình trạng PMTC tốt

* Kết quả theo hình thức tập phục hồi chức năng

Bảng 3.16 Kết quả PHCN bàn tay sau khâu nối TK theo hình thức

tập PHCN (nhóm I: n = 35BN; nhóm II: n = 33 BN)

Bảng 3.16 cho thấy: kết quả PHCN bàn tay sau nối TK ở những BN

được tập PHCN tại Viện đạt cao hơn những BN tự tập tại nhà

3.2.2 Kết quả điện sinh lý dẫn truyền thần kinh (điện thần

kinh)

+ Bảng 3.17 Kết quả điện TK của TK giữa ở nhóm I (n = 13)

Bên tay tổn thương Bên tay lành Kết quả

Tốc độ dẫn truyền VĐ (m/s) 50,35 7,04 61,61 5,53

Kết quả

PHCN - Nhóm

Hoàn hảo

Rất tốt Tốt

Trung

Tập tại Khoa

Tự tập tại nhà

Bảng 3.17 cho thấy: tốc độ dẫn truyền VĐ bên tổn thương đạt 50,35/61,61m/s (81,72 %) so với bên không tổn thương

+ Bảng 3.18 Kết quả điện TK của TK giữa ở nhóm II (n = 11)

Bên tay tổn thương Bên tay lành Kết quả

Tốc độ dẫn truyền VĐ (m/s) 54,39 12,61 59,4 6,31 Bảng 3.18 cho thấy: tốc độ dẫn truyền VĐ bên tổn thương đạt 54,39/59,4m/s (91,56%) so với bên không tổn thương

+Bảng 3.19 Kết quả điện TK của TK trụ ở nhóm (n = 17)

Bên tay tổn thương Bên tay lành Kết quả

Tốc độ dẫn truyền VĐ (m/s) 51,47 13,95 68,03 7,75 Bảng 3.19 cho thấy: tốc độ dẫn truyền VĐ bên tổn thương đạt 51,47/68,03m/s (76,65%) so với bên không tổn thương

+ Bảng 3.20 Kết quả điện TK của TK trụ ở nhóm II (n = 19)

Bên tay tổn thương Bên tay lành Kết quả

Tốc độ dẫn truyền VĐ (m/s) 54,77 12,49 70,94 8,88 Bảng 3.20 cho thấy: tốc độ dẫn truyền VĐ bên tổn thương đạt 54,77/70,94m/s (77,2%) so với bên không tổn thương

Chương 4 BàN LUậN 4.1 Về giải phẫu

4.1 Về giải phẫu 4.1.1 Khoảng phân nhánh: nghiên cứu cho thấy, đoạn phân nhánh của TK giữa là 1/3 trên, của TK trụ là 1/4 trên và 1/3 dưới cẳng tay; kết quả nghiên cứu này cho phép tiên lượng mức độ tổn thương TK tuỳ theo mức độ và vị trí của vết thương

Ngày đăng: 08/04/2014, 13:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2. Số l−ợng trung bình bó sợi  (TK gi÷a: n = 22, TK trô: n = 27) - Nghiên cứu giải phẫu thần kinh giữa, thần kinh trụ và điều trị đứt hai dây thần kinh này ở vùng cẳng tay bằng khâu nối với kỹ thuật vi phẫu
Bảng 3.2. Số l−ợng trung bình bó sợi (TK gi÷a: n = 22, TK trô: n = 27) (Trang 7)
Bảng 3.4 cho thấy: thời gian đánh giá kết quả trung bình ở nhóm I - Nghiên cứu giải phẫu thần kinh giữa, thần kinh trụ và điều trị đứt hai dây thần kinh này ở vùng cẳng tay bằng khâu nối với kỹ thuật vi phẫu
Bảng 3.4 cho thấy: thời gian đánh giá kết quả trung bình ở nhóm I (Trang 7)
Bảng 3.3. Đ−ờng kính trung bình bó sợi (àm)  (TK gi÷a: n = 22, TK trô: n = 27) - Nghiên cứu giải phẫu thần kinh giữa, thần kinh trụ và điều trị đứt hai dây thần kinh này ở vùng cẳng tay bằng khâu nối với kỹ thuật vi phẫu
Bảng 3.3. Đ−ờng kính trung bình bó sợi (àm) (TK gi÷a: n = 22, TK trô: n = 27) (Trang 7)
Bảng  3.7  cho  thấy,  kết  quả  phục  hồi  VĐ  đạt  mức  M5  và  M4  ở - Nghiên cứu giải phẫu thần kinh giữa, thần kinh trụ và điều trị đứt hai dây thần kinh này ở vùng cẳng tay bằng khâu nối với kỹ thuật vi phẫu
ng 3.7 cho thấy, kết quả phục hồi VĐ đạt mức M5 và M4 ở (Trang 8)
Bảng 3.5 cho thấy: kết quả đạt từ mức M3 và S3 đến M5 và S4 là - Nghiên cứu giải phẫu thần kinh giữa, thần kinh trụ và điều trị đứt hai dây thần kinh này ở vùng cẳng tay bằng khâu nối với kỹ thuật vi phẫu
Bảng 3.5 cho thấy: kết quả đạt từ mức M3 và S3 đến M5 và S4 là (Trang 8)
Bảng 3.9 cho thấy, kết quả tốt đến hoàn hảo ở nhóm I là 74, 3%,  nhóm II là 94%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, P &lt; 0, 05 - Nghiên cứu giải phẫu thần kinh giữa, thần kinh trụ và điều trị đứt hai dây thần kinh này ở vùng cẳng tay bằng khâu nối với kỹ thuật vi phẫu
Bảng 3.9 cho thấy, kết quả tốt đến hoàn hảo ở nhóm I là 74, 3%, nhóm II là 94%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, P &lt; 0, 05 (Trang 8)
Bảng 3.12. Kết quả nối TK theo thời điểm phẫu thuật - Nghiên cứu giải phẫu thần kinh giữa, thần kinh trụ và điều trị đứt hai dây thần kinh này ở vùng cẳng tay bằng khâu nối với kỹ thuật vi phẫu
Bảng 3.12. Kết quả nối TK theo thời điểm phẫu thuật (Trang 9)
Bảng 3.14 cho thấy: kết quả PHCN bàn tay sau nối TK trong TTVT  gọn, sạch đạt cao hơn so với TTVT bầm dập và bẩn - Nghiên cứu giải phẫu thần kinh giữa, thần kinh trụ và điều trị đứt hai dây thần kinh này ở vùng cẳng tay bằng khâu nối với kỹ thuật vi phẫu
Bảng 3.14 cho thấy: kết quả PHCN bàn tay sau nối TK trong TTVT gọn, sạch đạt cao hơn so với TTVT bầm dập và bẩn (Trang 9)
Bảng 3.16 cho thấy: kết quả PHCN bàn tay sau nối TK ở những BN - Nghiên cứu giải phẫu thần kinh giữa, thần kinh trụ và điều trị đứt hai dây thần kinh này ở vùng cẳng tay bằng khâu nối với kỹ thuật vi phẫu
Bảng 3.16 cho thấy: kết quả PHCN bàn tay sau nối TK ở những BN (Trang 10)
Bảng  3.17  cho  thấy:  tốc  độ  dẫn  truyền  VĐ  bên  tổn  thương  đạt  50,35/61,61m/s (81,72 %) so với bên không tổn th−ơng - Nghiên cứu giải phẫu thần kinh giữa, thần kinh trụ và điều trị đứt hai dây thần kinh này ở vùng cẳng tay bằng khâu nối với kỹ thuật vi phẫu
ng 3.17 cho thấy: tốc độ dẫn truyền VĐ bên tổn thương đạt 50,35/61,61m/s (81,72 %) so với bên không tổn th−ơng (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w