1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải phẫu hang chũm ứng dụng trong phẫu thuật tai - xương chũm

14 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 225,78 KB

Nội dung

Nghiên cứu giải phẫu hang chũm ứng dụng trong phẫu thuật tai - xương chũm

Trang 1

Bộ GIáO DụC Vμ đμo tạo Bộ quốc phòng

Học viện quân Y

NGUYễN MINH QUANG

NGHIêN CứU GIảI PHẫU HANG CHũM

ứNG dụng TRONG PHẫU THUậT TAI - XươNG CHũM

Chuyên ngành: PHẫU THUậT đại cương

Mã số : 3.01.21

TóM TắT LUậN án TIếN Sỹ Y HọC

Hμ NộI - 2007

Công trình hoμn thμnh tại:

Học viện Quân Y

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS NGUYễN THị NGọC DINH

2 PGS.TS Lê GIA VINH

Phản biện 1: GS.TS Vũ Đức Mối Học viện Quân Y

Phản biện 2: GS.TS Trần Hữu Tuân Viện Tai Mũi Họng Trung ương

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Tấn Phong Viện Tai Mũi Họng Trung ương

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp

nhà nước họp tại: Học viện Quân Y vào lúc 14 giờ, ngày 12 tháng 04 năm 2007

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

1 Thư viện Quốc gia

2 Thư viện Học viện Quân Y

Trang 2

LIêN QUAN đến đề TμI NGHIêN CứU

1 Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyễn Minh Quang, Lê Gia Vinh (2003), ''Góp phần nghiên cứu xác định các mốc phẫu thuật tai

xương chũm'', cục Quân Y xuất bản, Tạp chí Y học quân sự, số 2,

tr 53-56

2 Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2003), ''Nghiên

cứu nguyên nhân gây liệt mặt và phương hướng xử trí'', Bộ Y tế -

Viện thông tin thư viện Y học trung ương, Tạp chí thông tin Y Dược, số 1, tr 27-30

3 Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Minh Thọ (2005), ''Góp phần nghiên cứu giải phẫu hang chũm'', Bộ Y tế -

Viện thông tin thư viện Y học trung ương, Tạp chí thông tin Y Dược, số 6, tr 37-39

4 Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Minh Thọ (2005), ''Góp phần nghiên cứu chẩn đoán và điều trị viêm tai xương

chũm'', Bộ Y tế xuất bản, Tạp chí Y học thực hành, số 7, tr 48-50

5 Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Minh Thọ (2006), ''Viêm tai xương chũm: Đối chiếu lâm sàng - Chẩn đoán hình

ảnh'', Bộ Y tế viện thông tin thư viện Y học trung ương, Tạp chí Thông tin Y Dược, số 1, tr 34 -36

6 Nguyễn Minh Quang, Lê Gia Vinh (2006), ''Nghiên cứu giải phẫu

hang chũm ứng dụng trong phẫu thuật tai xương chũm'', Học viện

Quân Y, Tạp chí Y Dược học quân sự, volume 31, đặc san năm

2006, tr 101-107

Trang 3

Đặt vấn đề

Viêm tai xương chũm mạn tính là một bệnh lý rất thường gặp

ở mọi lứa tuổi Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có

khoảng 2 - 5% dân số thế giới mắc bệnh này

Viêm tai xương chũm (VTXC) có hai loại: VTXC cấp tính và

VTXCMT VTXCMT lại phân thành hai loại: VTXCMT không nguy

hiểm và VTXCMT nguy hiểm VTXCMT nguy hiểm với

cholesteatoma hoặc viêm xương Có thể gây ra nhiều biến chứng: nhẹ

nhất là giảm sức nghe Nặng hơn nữa là những biến chứng gây nguy

hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh như: liệt dây thần kinh mặt,

viêm mê nhĩ, viêm màng não, áp xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch

bên, rối loạn tiền đình

Để điều trị bệnh VTXCMT phương pháp điều trị hữu hiệu

nhất là phẫu thuật xương chũm Tai biến có thể gặp trong phẫu thuật

tai - xương chũm là: tổn thương xoang tĩnh mạch bên, bộc lộ màng

não, dò ống bán khuyên, tổn thương dây thần kinh mặt, gây tổn

thương nặng nề cho người bệnh về mặt thẩm mỹ cũng như hoạt động

sinh hoạt hàng ngày Đồng thời cũng là một chấn thương tâm lý đối

với phẫu thuật viên

Hiện nay việc điều trị phẫu thuật tai - xương chũm chưa được

phổ cập ở tất cả các tuyến đặc biệt ở các tỉnh vùng sâu và vùng xa do

còn thiếu cán bộ chuyên khoa sâu, thiếu các trang thiệt bị như dụng

cụ phẫu thuật, kính hiển vi phẫu thuật,

Để tránh được các tai biến có thể xảy ra trong phẫu thuật tai -xương chũm, đặc biệt là tai biến gây liệt mặt, tổn thương ống bán khuyên, tổn thương màng não, tổn thương xoang tĩnh mạch bên, phẫu thuật viên cần phải nắm chắc được các mốc giải phẫu về hang chũm và liên quan

Do vậy ở Việt Nam rất cần có một công trình nghiên cứu có

hệ thống và khoa học về hằng số sinh học kích thước tai - xương chũm người Việt Nam lứa tuổi trưởng thành, qua đó để ứng dụng vào việc điều trị phẫu thuật VTXCMT trên người bệnh trong điều kiện khoa học kỹ thuật cũng như điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay

Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài ''nghiên cứu giải phẫu hang chũm ứng dụng trong phẫu thuật tai - xương chũm'', nhằm:

- Góp phần nghiên cứu giải phẫu hang chũm

- Đề xuất phương pháp mổ an toàn để tránh được các tai biến trong phẫu thuật tai - xương chũm.

Trang 4

Bố CụC LUậN áN

Luận án: '' Nghiên cứu giải phẫu hang chũm và liên quan ứng

dụng trong phẫu thuật tai - xương chũm'' gồm 4 chương, 148 trang,

24 bảng, 47 hình ảnh, 4 biểu đồ Ngoài ra còn có các phần tài liệu

tham khảo, phụ lục

Chương 1: Tổng quan tài liệu

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả

Chương 4: Bàn luận

Chương 1: Tổng quan

1.1 Sơ lược giải phẫu tai giữa, xương thái dương, xoang tĩnh mạch bên, dây thần kinh mặt, ống bán khuyên

1.1.1 Tai giữa gồm có:

- Hòm nhĩ: có 6 thành:

+ Thành trần

+ Thành tĩnh mạch cảnh (sàn hòm nhĩ)

+ Thành mê đạo

+ Thành chũm (thành sau hòm nhĩ)

+ Thành động mạch cảnh (thành trước hòm nhĩ)

+ Thành màng (thành ngoài)

- Vòi tai

1.1.2 Xương thái dương

Gồm có: phần trai (pars squama), phần nhĩ (os tympanal) và phần đá (pars petrosa) Riêng phần đá có hai phần: phần nhĩ (pars tympanica) và phần chũm (pars mastoidea) là phần ngoài xương đá ở thời kỳ bào thai

1.1.2.1 Phần trai

Là thành phần bên của hộp sọ Tiếp khớp ở trên với xương

đỉnh, ở trước với xương bướm, ở sau với xương chẩm Có hai mặt: mặt thái dương, mặt não Có hai bờ: bờ đỉnh, bờ bướm

Trang 5

1.1.2.3 Phần nhĩ

Hình tháp không đều: phía trên lõm, phía trước và phía dưới

phẳng tạo nên thành trước của ống tai ngoài, một phần thành sau ngăn

cách với mỏm chũm bởi khe nhĩ chũm Có hai mặt: trước dưới và sau

trên Có bốn bờ: ngoài, trên, dưới và trong

1.1.2.3 Phần đá

Xương chũm là một khối xương hình núm vú ở phía sau ống

tai ngoài, sau hòm tai (vum tympani) và sau mê đạo (labyrinthus),

thuộc một phần của xương thái dương, bao gồm phần dưới của xương

trai và phần nền của xương đá Khối này có 5 mặt:

- Mặt trên (nền của tháp): liên quan đến tầng sọ giữa và não thùy thái

dương

- Mặt trước: liên quan ống tai ngoài và dây thần kinh mặt

- Mặt trong: nối tiếp với phần đá xương thái dương hay còn gọi là

xương đá

- Mặt ngoài: là nơi mở vào hang chũm, có ranh giới như sau:

+ Trên: gờ thái dương dưới (linea temporalis inferior)

+ Trước: ống tai ngoài

+ Sau: đường nối đá chẩm

+ Dưới: bờ tự do của xương chũm

Mặt này được chia làm hai phần bởi đường khớp đá trai ngoài

có: phần trên trước và phần sau dưới

- Mặt dưới nhìn thẳng xuống cổ gồm có hai phần hình tam giác có:

tam giác trong của mỏm (mặt trong của mỏm chũm) và tam giác nhị

thân là một diện tích gồ ghề nhìn thẳng xuống cổ: Đỉnh tam giác là lỗ trâm chũm Cạnh ngoài là rãnh nhị thân Cạnh trong: rãnh chẩm

- Tuỳ theo sự phát triển của xương chũm, có 3 loại tế bào chũm: + Loại có nhiều tế bào chũm: các tế bào chũm phát triển đầy đủ, thành tế bào chũm mỏng, xương chũm rỗng như tổ ong Niêm mạc hòm tai che phủ tất cả ống thông hang, các tế bào chũm

+ Loại có ít tế bào chũm: có vài nhóm tế bào chũm quanh hang chũm

+ Loại không có tế bào chũm: xương đặc ngà hoặc đầy tổ chức xốp, hang chũm nhỏ giống hạt ngô, màng não và tĩnh mạch bên thường hay sa thấp

- Xương chũm được chia làm hai phần:

+ Phần trước (phần vẩy): dầy và được chia thành hai lớp: lớp ngoài (chứa đựng các nhóm tế bào chũm: nhóm tế bào chũm nông, nhóm dưới tế bào chũm nông và nhóm mỏm chũm) và lớp trong (có các nhóm: nhóm tế bào chũm sâu ở sát màng não, ống bán khuyên (dustus semicircularis) và nhóm dưới tế bào chũm sâu (liên quan với tam giác nhị thân ở mặt dưới tế bào chũm)

+ Phần sau (phần tiểu não tĩnh mạch) chứa hai nhóm: nhóm tĩnh mạch ở dọc theo mặt ngoài của xoang tĩnh mạch bên (được chia làm

3 cụm: cụm trên tĩnh mạch, cụm tĩnh mạch, cụm dưới tĩnh mạch) và nhóm tiểu não nằm ở phía sau xoang tĩnh mạch bên

Ngoài 7 nhóm tế bào chính của xương chũm đã nêu trên, còn

có các nhóm phụ sau: nhóm thái dương mỏm tiếp (tế bào chũm phát triển về phía chân và trai thái dương hoặc ở rễ mỏm tiếp) và nhóm xương đá (tế bào chũm có thể xâm nhập vào xung quanh mê nhĩ, gồm

Trang 6

có mê nhĩ xương (labyrinthus osseus) và mê nhĩ màng (labyrinthus

membranaceus) hoặc vào đến mỏm xương đá)

1.1 Xoang tĩnh mạch bên

Có 3 đoạn: đoạn nằm ngang, đoạn xuống, đoạn ngược lên

Hai đoạn sau liên quan nhiều đến xương chũm

1.1.4 Dây thần kinh mặt

1.1.4.1 Giải phẫu

- Đoạn 2: có độ dài khoảng 10 mm ống bán khuyên ngoài ở ngay

khuỷu của cuối đoạn 2 và đầu đoạn 3

- Đoạn 3: tại khuỷu của cuối đoạn 2 và đầu đoạn 3 đến lỗ trâm chũm

dài khoảng 18 mm, ống dây thần kinh mặt nằm trong khối xương đặc

giữa tai ngoài và xương chũm gọi là tường dây thần kinh mặt hay

tường dây VII

Trong bệnh lý cũng như trong phẫu thuật tai - xương chũm

viêm, đoạn 2 và 3 là nơi liên quan chủ yếu

1.1.4.2 Các khe hở bẩm sinh

Theo nghiên cứu của Nguyễn Tấn Phong ở 30 trường hợp

phẫu tích xương thái dương đã gặp được đường đi của dây thần kinh

mặt ở phần trên đoạn 3 như sau:

- 14 trường hợp (46,6%) ngả ra sau

- 8 trường hợp (26,6%) ngả vào trong và ra sau

- 6 trường hợp (20%) ngả vào trong

- 1 trường hợp (3,33%) ngả ra trước

- 1 trường hợp (3,33%) ngả vào trong và ra trước

1.1.5 ống bán khuyên

- Có 3 ống bán khuyên:

+ ống bán khuyên trước

+ ống bán khuyên sau

+ ống bán khuyên ngoài

1.2 Mô học xương thái dương

- Hình dáng: là loại xương bất định

- Mô học: có 2 loại xương Havers:

+ Xương Havers đặc

+ Xương Havers xốp

- Về cấu trúc đại thể + Được cấu tạo bởi 2 lớp xương đặc gọi là bản, ở giữa 2 lớp là xương Havers xốp Màng xương chỉ phủ ở mặt ngoài của bản ngoài

+ Trong tế bào xương chứa khí

- Về cấu trúc vi thể được cấu tạo bởi 3 thành phần chính:

+ Chất căn bản

+ Các phần tử sợi

+ Các tế bào xương

- Sự cốt hoá:

+ Cốt hoá trực tiếp nguyên phát - giai đoạn xây dựng xương

+ Cốt hoá trực tiếp thứ phát - giai đoạn sửa lại xương

- Sự tăng trưởng

- Sự tái tạo xương

Trang 7

1.3 Hình ảnh học tai xương chũm

1.3.1 Trên phim chụp tư thế Schỹller

1.3.2 Trên phim chụp C.T Scan

1.4 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về phẫu thuật xương

chũm

1.4.1 Thế giới

Phẫu thuật điều trị VTXCMT ra đời từ cuối thế kỷ XIX Luôn

nổi lên hai khuynh hướng của các nhà "Tai học", khuynh hướng phẫu

thuật hở ưu tiên lấy hết bệnh tích nhất là đối với cholesteatoma mà

không tính đến thiệt hại về sức nghe Khuynh hướng phẫu thuật kín

chú trọng sự kết hợp giữa lấy bỏ bệnh tích với bảo tồn hoặc tái tạo lại

sức nghe

Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở đi đến nay phát triển các

kỹ thuật mổ chỉnh hình hòm nhĩ, kết hợp với phẫu thuật xương chũm

và tạo hình xương con (kỹ thuật mổ kín và mổ hở)

1.4.2 Việt Nam

Từ những năm 1945 trở đi của thế kỷ XX các tác giả Trần

Hữu Tước, Võ tấn, Lương Sỹ Cần, đã áp dụng phương pháp phẫu

thuật xương chũm trong điều trị bệnh VTXCMT

Trong phẫu thuật có nhiều khó khăn, mô tả giải phẫu xương

chũm ở người Việt Nam hiện nay còn sơ lược, việc khảo sát đo đạc

hang chũm còn khó khăn Các số liệu và hình ảnh, kể cả trong sách

giáo khoa hầu hết đều là của các tác giả nước ngoài Do vậy ở Việt

Nam rất cần có một công trình nghiên cứu có hệ thống và khoa học

về hằng số sinh học giải phẫu hang chũm người Việt Nam lứa tuổi trưởng thành, qua đó để ứng dụng vào việc điều trị phẫu thuật VTXCMT trên người bệnh trong điều kiện khoa học kỹ thuật cũng như điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay

1.5 Biến chứng 1.5.1 Viêm màng não do tai 1.5.2 Viêm xoang tĩnh mạch bên do tai 1.5.3 Liệt mặt do VTXCMT

1.5.4 Tổn thương ống bán khuyên

1.6 Một số mốc phẫu thuật vμo xương chũm 1.6.1 Các đường vào hang chũm

- Đường cổ điển - đường Portmann

- Đường Portmann cải tiến

- Đường Shambaugh

- Đường qua ống tai kiểu Aubry

- Đường qua ống tai kiểu Heerman

1.6.2 Một số mốc ở mặt ngoài xương chũm

4 nguy hiểm có thể gặp trong phẫu thuật tai - xương chũm:

- Đoạn 2 dây thần kinh mặt và ống bán khuyên ngoài

- Đoạn 3 dây thần kinh mặt

- Màng não cứng

- Xoang tĩnh mạch bên

Trang 8

1.6.3 Các phương pháp phẫu thuật

Tuỳ theo bệnh tích mà có chỉ định:

1.6.3.1 Phẫu thuật mở khoét chũm đơn thuần

1.6.3.2 Phẫu thuật mở khoét rỗng đá chũm bán phần

1.6.3.3 Phẫu thuật mở khoét rỗng đá chũm toàn phần

1.6.3.4 Kỹ thuật mổ khoét chũm trong một số trường hợp đặc biệt

Chương 2: ĐốI TƯợNG Vμ PHƯƠNG PHáP

2.1 ĐốI TƯợNG

2.1.1 Mẫu nghiên cứu

- 144 tiêu bản của 21 xác (hồi cứu từ năm 2001) và 51 xác (tiến cứu

từ thời gian 01/01/2004 đến 12/02/2006) được bảo quản trong dung

dịch Formol 10% tại Bộ môn Giải phẫu khoa Y - Đại học Y Dược

thành phố Hồ Chí Minh

- 150 bệnh nhân được khám và chẩn đoán xác định tại Phòng Khám

bệnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước, được làm các xét

nghiệm tiền phẫu, chụp X quang tư thế Schỹller, chụp C.T Scanner

theo coupe cắt axial - coronal, thời gian từ 07/4/2004 đến 21/12/2005

2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Người Việt Nam tuổi từ 16 trở lên

- Không có cholesteatoma trong tai - xương chũm viêm

- Bề mặt xương chũm còn nguyên vẹn

- Không có dị tật bẩm sinh ở tai xương chũm được mổ

- Nhóm bệnh nhân viêm tai xương chũm mạn tính có thêm tiêu chuẩn cận lâm sàng: phim Schỹller và phim C.T Scan: mất vách của tế bào xương chũm hoặc xương chũm đặc ngà

2.2 Phương pháp 2.2.1 Quan sát mô tả

2.2.2 Xác định điểm đo theo 3 mặt phẳng trong không gian 2.2.3 Nghiên cứu giải phẫu trên tiêu bản xác

Theo phương pháp phẫu tích kinh điển, hồi cứu và tiến cứu,

đo kích thước bằng bộ thước Martin, chính xác tới 0,1mm

2.2.4 Nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân

Theo phương pháp mô tả cắt ngang từng trường hợp (tiến cứu) theo quy trình đã định sẵn

2.2.5 Xử lý số liệu

Chương 3 và 4: KếT QUả Và BàN LUậN

3.1 Giới tính

Nhóm tiêu bản xác

- Nam: có 94/144 trường hợp (65,28%)

- Nữ: có 50/144 trường hợp (34,72%)

Nhóm bệnh nhân

- Nam: có 59/150 trường hợp (39,33%)

- Nữ: có 91/150 trường hợp (60,67%)

Trang 9

3.2 Tuổi bệnh nhân

- Tuổi từ 16 đến 19: 29/150 bệnh nhân (19,33%)

- Tuổi hay gặp nhất từ 20 tuổi đến 39 tuổi: 87/150 (58,00%)

- Nhóm tuổi ≥ 40 gặp 34/150 trường hợp (22,67%)

3.3 Thời gian mắc bệnh

- Thời gian mắc bệnh trên 10 năm: 105/150 bệnh nhân (70,00%)

- Thời gian mắc bệnh ít hơn 5 năm: 14/150 bệnh nhân (9,33%)

- Thời gian từ 6-10 năm: 31 trường hợp (20,67%)

- Bệnh tích đầu tiên ở vòm mũi họng, theo vòi nhĩ tới khu trú ở các tế

bào chũm tầng trên hòm nhĩ Từ đó quá trình viêm mới lan rộng theo

các nhóm tế bào tận vỏ ngoài và các tế bào tận trong cùng của xương

chũm Sự viêm nhiễm ở lớp niêm mạc tràn lan vào xương một cách dễ

dàng vì niêm mạc của các tế bào chũm không có lớp đệm Đặc biệt,

niêm mạc ở đây đóng vai trò cốt mạc (chức năng dinh dưỡng) đối với

xương Như vậy thời gian của bệnh càng lâu, bệnh tích càng nhiều

3.4 Hình thể ngoμi của xương chũm

3.4.1 Gai Henlé

Nhóm tiêu bản xác: có gai Henlé: 143 trường hợp (99,30%)

Nhóm bệnh nhân: có gai Henlé: 146 trường hợp (97,33%)

- Gai trên lỗ ống tai ngoài hay còn được gọi là gai Henlé, thực chất là

do quá trình phát triển không đồng đều của cấu trúc xương tạo nên

Có nhiều hình dáng như có hình mào với vòng cung đồng tâm với cửa ống tai ngoài, có khi chỉ là gai nhú nhỏ, hoặc chỉ là một đám chấm nhỏ mật độ dầy đặc ở nửa trên sau cửa ống tai xương, hay có khi chỉ

là nơi trơn nhẵn Theo nhóm A Aslan và cộng sự, gai Henlé có 3 loại: góc cạnh tam giác, hình mào, phẳng

- Trong 150 bệnh nhân VTXCMT: có gai Henlé là 146 trường hợp (chiếm tỷ lệ 97,33%) ở 144 tiêu bản: có gai Henlé là 143 trường hợp (chiếm tỷ lệ 99,30%) Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

- Theo Trần Tố Dung có gai Henlé 97,30% (74/76 trường hợp)

- Theo Aslan và cộng sự giải phẫu hang chũm và liên quan ở những trường hợp có gai Henlé và không có gai Henlé vẫn có những kích thước tương tự nhau Có gai Henlé chiếm tỷ lệ 80% trong các trường hợp Nhận định của chúng tôi giống các tác giả khác - gai Henlé luôn

là mốc quan trọng để căn cứ vào đó tìm vào hang chũm

3.4.2 Vùng sàng Chipault

Nhóm bệnh nhân: có vùng sàng Chipault: 142 trường hợp (96,67%)

Nhóm tiêu bản xác: có vùng sàng Chipault: 144 trường hợp

- Trần Tố Dung gặp được dấu hiệu này ở tất cả 76 trường hợp (chiếm

tỷ lệ 100%)

- Trần Hữu Tước và cộng sự nhận thấy 63% tỷ lệ các trường hợp quan sát (trong 100 trường hợp) có giới hạn sau của vùng sàng Chipault tương ứng với bờ trước của xoang tĩnh mạch bên và số còn lại thì ở phía trước của bờ trước xoang tĩnh mạch bên 2-3 mm

Trang 10

- Trong phạm vi diện tích của vùng sàng Chipault ở 144 tiêu bản xác,

mở ngẫu nhiên các lỗ, có 75 trường hợp giới hạn sau của vùng sàng

Chipault tiếp tuyến với bờ trước xoang tĩnh mạch bên cuối đoạn 2

chiếm tỷ lệ 52,08%, còn lại 69 trường hợp giới hạn sau của vùng sàng

Chipault đi thẳng xoang tĩnh mạch bên cuối đoạn 2 chiếm tỷ lệ

47,92% Do vậy khi đột phá vào hang chũm qua bề mặt của xương

chũm tại vùng sàng Chipault nên từ phần diện tích của nửa trên ống

tai xương nhằm tránh tổn thương bờ trước xoang tĩnh mạch bên cuối

đoạn 2

3.4.3 Gờ thái dương dưới

Nhóm tiêu bản xác: 144 trường hợp (100%) có gờ thái dương dưới

Nhóm bệnh nhân: 134/144 trường hợp (89,33%) thấy rõ gờ thái

dương dưới

- Cấu trúc xương chũm ở gờ thái dương dưới mịn chắc, không có các

tế bào chũm Càng hướng về phía sau cấu trúc xương càng xốp hơn

- Cách gờ thái dương dưới 1,5mm khoan hay đục sẽ vào nhóm tế bào

chũm ở tầng trên hòm nhĩ Mặt khác khi tới gần màng não, cấu trúc

xương ở đây có rất nhiều mạch máu nhỏ li ti Do vậy khi mổ trên

bệnh nhân VTXCMT khi tới gần sẽ gây chảy máu Theo Aslan và

cộng sự, gờ thái dương dưới thấp hơn hố sọ giữa khoảng 5mm Với

Trần Tố Dung có gặp gờ thái dương dưới là 72 trường hợp (chiếm tỷ

lệ 94,73%) và không có gờ thái dương dưới 4 trường hợp (chiếm tỷ lệ

5,27%) Tỷ lệ sàn não thuỳ thái dương thấp hơn gờ thái dương dưới là

18,42%, còn 76,30% các trường hợp có hình chiếu giữa sàn não thuỳ

thái dương với gờ thái dương dưới hoặc ngang tầm hoặc cao hơn

- Theo Trần Hữu Tước và Aslan cho rằng gờ thái dương dưới là mốc giải phẫu tốt nhất để mở đường vào hang chũm

3.4.4 Cực trên lỗ ống tai xương

Nhóm tiêu bản xác: có 144 trường hợp (100%)

Nhóm bệnh nhân: có 139 trường hợp ( 92,67%)

- Là giao điểm của hai mặt phẳng: mặt phẳng ngang và mặt phẳng

đứng dọc nằm ở lỗ ống tai xương, dưới gờ dưới xương thái dương Vị trí này tương ứng với cực trên của khung nhĩ

- Cực trên của lỗ ống tai xương lùi về phía sau cùng hướng với mỏm tiếp khoảng 2 mm và cực trên của màng nhĩ nằm trên cùng một mặt phẳng ngang Phù hợp với nhận định của Trần Tố Dung có gặp cực trên lỗ ống tai xương ở 76 trường hợp (chiếm 100%)

3.5 Kích thước

3.5.1 Kích thước dài ống tai xương (Nhóm tiêu bản xác: 16,39 mm

± 0,30 Nhóm bệnh nhân: 17,88 mm ± 0,04) và sàn hang chũm nằm trên bình diện ngang đi qua chính giữa ống tai xương (Nhóm tiêu bản xác: 100% các trường hợp Nhóm bệnh nhân: có 112

trường hợp (74,67%))

- Đa số các trường hợp sàn hang chũm nằm trên bình diện ngang đi qua chính giữa ống tai xương

- Kích thước dài của ống tai xương là một căn cứ để ước lượng hướng

mở vào hang chũm Kích thước của ống tai ngoài càng dài thì kích thước của thành ngoài hang chũm càng lớn Theo Đỗ Xuân Hợp đo

Ngày đăng: 08/04/2014, 13:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w