Những kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán hạch toán chi phí và tính

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần pccc và đầu tư xây dựng sông đà (Trang 80 - 90)

thành tại Công ty PCCC & ĐTXD Sông Đà

3.2.2.1. Kiến nghị đối với công tác lập, luân chuyển chứng từ, ghi sổ và lên bảng báo cáo.

Trong Công ty, vị trí của hệ thống chứng từ là hết sức quan trọng. Đây là cơ sở để ghi nhận những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh trong kỳ kế toán. Chứng từ sau khi luân chuyển sẽ được lưu trữ, trở thành tài liệu quan trọng hàng đầu phục vụ cho hạch toán cuối kỳ và công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kế toán. Do đặc điểm kinh doanh của Công ty, công tác kế toán gặp rất nhiều khó khăn cần khắc phục, trong đó có quá trình lập và luân chuyển chứng từ. Chứng từ được lập tại các chi nhánh nếu là chứng từ liên quan tới những chi phí trực tiếp phát sinh tại công trường. Ví dụ như chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu, mua các yếu tố đầu vào, bảng chấm công, chấm lương,…Những chứng từ này do cán bộ kế toán chi nhánh lập, ghi sổ rồi đưa vào lưu trữ. Cuối mỗi kỳ kế toán, toàn bộ lượng chứng từ này sẽ được chuyển về phòng kế toán của Công ty. Như vậy, quá trình này chưa hợp lý. Vì cuối mỗi kỳ kế toán, toàn bộ chứng từ được

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

chuyển đồng loạt từ hơn 30 công trình, chi nhánh sẽ rất nhiều. Quá trình luân chuyển chứng từ không thể tránh khỏi sai sót, dẫn đến lẫn lộn, mất mát. Khi chuyển về phòng Kế toán, nhân viên kế toán không thể theo dõi, phân loại, kiểm tra được hết những chứng từ này. Nguy cơ sai phạm rủi ro, gian lận là khó tránh khỏi.

Thiết nghĩ, Công ty có thể liên tục cử các đoàn kiểm tra định kỳ và đột xuất tới các chi nhánh, các công trình đang thi công để kiểm tra quá trình lập, ghi sổ và luân chuyển chứng từ so với thực tế nhằm đánh giá đúng những khoản chi phí phát sinh, tránh trường hợp công trình bị rút ruột hay khai khống chi phí, giá thành.

Quá trình ghi sổ ở Công ty cũng chia thành hai giai đoạn khá rõ ràng. Giai đoạn 1, những chứng từ phát sinh sẽ được tổ chức ghi sổ kế toán tại các chi nhánh. Cuối kỳ kế toán, thường là quý, số liệu kế toán được chuyển về phòng Kế toán. Tại đây sẽ lập các bảng báo cáo, trong đó có báo cáo về chi phí, giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình. Việc phân chia rõ ràng nhiệm vụ như vậy sẽ tạo điều kiện cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành. Tuy nhiên, việc kiểm tra, kiểm soát sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhiệm vụ ghi sổ và lên báo cáo về bản chất là có quan hệ rất logic với nhau. Nếu tách ra làm hai nhiệm vụ cụ thể, khả năng so sánh, đối chiều không còn nữa. Điều này là không tốt, nếu xét trong điều kiện Công ty có quy mô lớn, tính chất ngành nghề đặc thù và nhiều yếu tố khác.

3.2.2.2. Kiến nghị với quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành.

Khác với những loại hình doanh nghiệp khác, tại Công ty PCCC & ĐTXD Sông Đà, quá trình hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành chia thành 4 khâu: lập dự toán, lập giá thành kế hoạch, tập hợp chi phí, tính giá thành thực tế. Quá trình lập dự toán và giá thành kế hoạch do phòng Kinh tế - Kế hoạch thực hiện vào đầu kỳ hay trước khi thi công một hạng mục công trình nào đó. Tập

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

hợp chi phí và tính giá thành được phòng Kế toán phân về các chi nhánh hạch toán trực tiếp. Điều này là hợp lý, phản ánh đúng khả năng chuyên môn phù hợp của từng phòng chức năng tại Công ty. Tuy nhiên, sự phối hợp trong hoạt động nghiệp vụ giữa phòng Kế toán và phòng Kinh tế - Kế hoạch cần tốt hơn nữa, đảm bảo thực hiện có chất lượng nhiệm vụ được giao.

Bởi vì, giá thành dự toán và giá thành kế hoạch là cơ sở so sánh, đối chiếu những khoản chi phí phát sinh trong quá trình thi công cũng như khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành để tính giá thành thực hiện thực tế công trình. Mặt khác, giá thành thực tế trong kỳ lại là cơ sở điều chỉnh dự toán và giá thành kế hoạch cho kỳ sau. Như vậy, quan hệ giữa bốn khâu này là hết sức chặt chẽ, đảm bảo cho quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành. Vì vậy, nếu các phòng chức năng này không có khả năng phối kết hợp với nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công tác kế toán chung toàn Công ty.

Trong khi hạch toán chi tiết tại các công trình, hạng mục công trình, hệ thống tài khoản kế toán được mở riêng cho công trình, hạng mục công trình đó. Vì vậy, hệ thống các tài khoản con được mở theo yêu cầu hạch toán chi tiết tại đó. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán chi phí, tính giá thành. Bởi vì mỗi phần việc có đặc thù riêng, cần một hệ thống tài khoản riêng. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra bất hợp lý khi chúng ta tập hợp thông tin, số liệu toàn bộ Công ty. Bởi vì, hệ thống tài khoản con được lập theo ý chủ quan của những người làm công tác kế toán tại bộ phận cụ thể, khi tập hợp lại, sẽ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế khác nhau (dù có thể cùng tên tài khoản), gây lên rất nhiều khó khăn. Cho nên, phòng Kế toán nên có một hệ thống tài khoản con thường sử dụng, dùng chung cho tất cả các chi nhánh và toàn bộ Công ty. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản lý chung của Công ty, hỗ trợ cho chi nhánh hoàn thành tốt công tác của mình, cũng như phù hợp với quy định của chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán.

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

3.2.2.3. Kiến nghị với công tác kế toán quản trị và phân tích kinh doanh.

Trong xu hướng phát triển hiện nay, vai trò của công tác kế toán quản trị và phân tích kinh doanh tại các doanh nghiệp là hết sức quan trọng, nhất là khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Công tác kế toán tài chính nói chung, phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng sẽ ngày càng bộc lộ những điểm yếu của mình ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán cung cấp cho Ban Giám đốc và Hội đồng Quản trị. Thông tin kế toán tài chính tập hợp số liệu về những nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá khứ. Vì vậy , chỉ có thể phản ánh một cách khá trung thực những gì đã xảy ra chứ không thể dự toán được xu thế phát triển cho tương lai .Trong khi đó, nhu cầu dự báo sớm thông tin tại các doanh nghiệp ngày càng quan trọng, quyết định tới chiến lược phát triển trong tương lai.

Kế toán quản trị có khả năng làm được điều này. Đó là một điểm mạnh mà kế toán tài chính không thể có được. Dựa vào những thông tin kế toán, kế toán quản trị có thể phân tích, đánh giá được hiệu quả, mức độ tiết kiệm chi phí của từng công trình, hạng mục công trình cũng như các chi nhánh của Công ty với nhau. Bên cạnh đó, kế toán quản trị có thể đưa ra những thông tin kế toán trong tương lai, tạo cơ sở cho những quyết định của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc. Điều này thực sự cần thiết và quan trọng. Xu hướng sử dụng kế toán quản trị trong quản lý chi phí hiện nay là rất lớn, thường được gọi là “Kế toán chi phí”. Bởi vì, tại các doanh nghiệp nói chung, tại Công ty PCCC & ĐTXD Sông Đà nói riêng, quản lý chi phí là nhiệm vụ hàng đầu của bộ máy kế toán, quyết định tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Hiện nay, có một phương pháp kế toán chi phí mới, thường được gọi là “kế toán chi phí mục tiêu”. Tức là Công ty phải lên kế hoạch cho công trình một cách chi tiết trước khi thực hiện công trình đó. Đây sẽ là cơ sở để quyết định có thực hiện công trình đó không, thực hiện với giá thầu là bao nhiêu.

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

Tuy nhiên, để có thông tin kế toán quản trị và chi phí, giá thành một cách chính xác, Công ty phải tổ chức tốt hơn nữa công tác phân tích hoạt động kinh doanh. Qua quá trình phân tích chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, ta có được thông tin chính xác về tình hình thi công, khả năng thực hiện những khối lượng xây lắp theo dự toán và kế hoạch đã đề ra. Đây là cơ sở điều chỉnh tăng hay giảm khối lượng thi công trong kỳ kế tiếp, cũng như đánh giá được khả năng xây lắp từng đội sản xuất, từng chi nhánh. Từ đó, chúng ta sẽ có điều kiện phân công nhiệm vụ, điều chuyển lực lượng thi công cho phù hợp với tình hình thực tế, độ phức tạp, quy mô,…của từng công trình nhận thầu.

3.2.2.4. Kiến nghị đối với công tác tổ chức hạch toán, kiểm tra, kiểm soát quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Kế toán trưởng Công ty có toàn quyền quyết định tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây lắp của Công ty. Những người có nhiệm vụ trực tiếp hạch toán phân theo chi nhánh, từ chi nhánh được điều về tận công trình đang thi công để thực hiện nhiệm vụ hạch toán, kế toán. Số liệu, thông tin kế toán sẽ được chuyển về đội kế toán tại chi nhánh và phòng Kế toán Công ty. Như vậy, số liệu tổng hợp chỉ phải thực hiện ở cuối kỳ kế toán. Nhiệm vụ hạch toán như vậy thực sự chưa phù hợp. Bởi vì, tại phòng Kế toán cuối kỳ, thường có lượng số liệu rất nhiều. Công tác kế toán thường căng thẳng, Công ty nên tổ chức tiếp nhận chứng từ liên tục, giảm tải công tác kế toán cuối kỳ, cũng như tránh những sai sót cuối kỳ. Như vậy, công tác kế toán được thực hiện liên tục, hiệu quả chắc chắn sẽ cao hơn.

Vai trò theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình hạch toán và tập hợp chi phí và tính giá thành là nhiệm vụ của Kế toán trưởng, đại diện cao nhất cho công tác kế toán của Công ty. Bên cạnh đó là vai trò của Ban kiểm soát, đại diện cho Đại Hội đồng Cổ đông. Ban Kiểm soát cũng có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát công tác kế toán của Công ty, nhất là những số liệu liên quan tới chi phí giá thành.

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

Tuy nhiên, Ban Kiểm soát thường kiểm tra, giám sát thông qua số liệu kế toán cuối kỳ. Điều này chưa hợp lý, ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán cung cấp cho cổ đông, những ông chủ thực sự của Công ty.

Hiện nay tại Công ty, thành viên Ban Kiểm soát lại có cả Kế toán trưởng, sẽ ảnh hưởng tới tính độc lập của thông tin kế toán cung cấp. Vì vậy, Công ty nên tổ chức Ban Kiểm soát là những thành viên có kinh nghiệm, không tham gia vào công tác quản lý Công ty. Như vậy, tính độc lập sẽ được nâng cao, mức độ tin cậy của thông tin kế toán do Ban Kiểm soát cung cấp cũng vì vậy mà tăng lên.

KẾT LUẬN

Tuy là một doanh nghiệp còn khá non trẻ (thành lập năm 2004 và chuyển đổi thành Công ty cổ phần năm 2006) nhưng tới nay, Công ty PCCC & ĐTXD Sông Đà đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành một trong những Công ty cơ khí, lắp máy hàng đầu ở Việt Nam. Để đạt được những thành quả to lớn ấy, có sự đóng góp hết mình từ công sức, trí tuệ của những cán bộ, kỹ sư toàn Công ty cũng như những người làm công tác kế toán nói riêng. Hiện nay, các công trình của Công ty đang trải dài trên khắp mọi miền đất nước, sang cả nước bạn CHDCND Lào, tất cả vì mục tiêu phát triển vững mạnh của Tổng Công ty Sông Đà, đem đến dòng điện ngày mai cho đất nước.

Trước tình hình hiện nay, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành các Công ty tuy đã hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng do những khó khăn chủ quan và khách quan, vẫn bộc lộ những thiết sót cần khắc phục liên tục. Chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty PCCC & ĐTXD Sông Đà” đã cố gắng phản ánh một cách trung thực nhất quy trình hạch toán chi tiết chi phí, giá thành tại Công ty, đưa ra một số nhận định và kiến nghị nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thông tin ngày càng cao của thực tiễn.

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

Một số giải pháp đưa ra có thể là cơ sở cho việc đổi mới quy trình hạch toán tại Công ty, nâng cao hiệu quả hạch toán. Bởi vì, trong tình hình hiện nay, yếu tố quản lý chi phí và tính giá thành ngày càng giữ một vị trí chiến lược trong quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng to lớn tới kết quả kinh doanh. Nếu Công ty quản lý tốt chi phí, nó sẽ trở thành chìa khóa mở ra những cánh cửa mới, cơ hội mới cho sự phát triển lớn mạnh của Công ty trong tương lai.

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chế độ kế toán doanh nghiệp (ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.)

Quyển 1: Hệ thống tài khoản kế toán.

Quyển 2: Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán, sơ đồ đồ kế toán. 2. Giáo trình kế toán tài chính – Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

3. Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 2. 4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 2.

5. Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 về hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001.

6. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. 7. Tài liệu Công ty cung cấp

8. Website: http://www.congnghemoi.net http://www.webketoan.com http://www.tapchiketoan.com http://www.kinhte24h.com http://www.doanhnghiep24g.com.vn http://www.saga.com

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PCCC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PCCC VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ...3

1.1. Tổng quan về Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà...3

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà...3

1.1.2.1. Đặc điểm ngành nghề và sản phẩm kinh doanh...5

1.1.2.2. Kết quả kinh doanh của Công ty một vài năm gần đây...6

1.1.3. Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà. ... 9

1.1.3.1. Bộ máy quản lý...9

1.1.3.2. Nguồn nhân lực của Công ty...13

1.2. Những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ phận kế toán của Công ty...14

1.2.1. Bộ máy kế toán của Công ty...14

1.2.2. Quá trình vận dụng chế độ kế toán và thực hiện công tác kế toán....17

1.2.2.1. Quá trình vận dụng chế độ kế toán hiện hành vào tình hình thực tế của Công ty...17

1.2.2.2. Hệ thống chứng từ...19

1.2.2.3. Hệ thống tài khoản áp dụng...21

1.2.2.4. Hệ thống báo cáo kế toán...24

1.2.2.5. Các phần hành kế toán của Công ty...26

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HẠCH TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PCCC VÀ ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ...29

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty

cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà...29

2.1.1. Đặc điểm riêng hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành...29

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần pccc và đầu tư xây dựng sông đà (Trang 80 - 90)