Một số kiến nghị với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần pccc và đầu tư xây dựng sông đà (Trang 76 - 80)

Muốn quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành công trình của các doanh nghiệp xây lắp ngày càng hoàn thiện, ngoài sự nỗ lực của bộ máy kế toán của Công ty, rất cần một hành lang pháp lý phù hợp, thông thoáng của cơ quan quản lý nhà nước có chức năng. Đó sẽ trở thành cơ sở đầu tiên, giúp các doanh nghiệp quản lý thật tốt các yếu tố chi phí, giá thành trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Vì vậy, rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ về chính sách, pháp luật từ phía Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng nhằm tạo dựng một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, chi tiết, dễ vận dụng cũng như một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

3.2.1.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cao nhất trong việc quản lý công tác kế toán của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nói

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

chung, các Công ty xây lắp nói riêng đang tổ chức hạch toán theo chế độ kế toán được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006. Chế độ kế toán này nhìn chung là hợp lý, đảm bảo quá trình hạch toán tại doanh nghiệp vì nó phù hợp với Luật Kế toán 2003, Luật Đầu tư 2003, Luật Doanh Nghiệp 2005, Luật Thuế GTGT,…Tuy nhiên, khi áp dụng tại các doanh nghiệp xây lắp nói chung tại Công ty PCCC & ĐTXD Sông Đà nói riêng vẫn xuất hiện một số bất cập nhất định. Việc này xảy ra do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vì các doanh nghiệp xây lắp có đặc thù sản xuất kinh doanh, khác hẳn những loại hình kinh doanh khác.

Đối tượng hạch toán chi phí tại các Công ty xây lắp là công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc đã hoàn thành, khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành…Tức là đối tượng hạch toán chi phí ở đây không phải là những sản phẩm đã hoàn thành và đem ra tiêu thụ. Bởi vì, sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, phức tạp về kỹ thuật, thời gian thi công dài…nên phải tiến hành chia nhỏ thành các khối lượng công việc riêng biệt.

Quá trình tập hợp chi phí cũng rất khác các loại hình doanh nghiệp khác. Các công trình thi công ở nhiều vùng khác nhau. Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, công nhân viên,…phải di chuyển tới nơi đang thi công công trình. Quy trình thi công chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn chia thành nhiều công việc. Thời gian thi công dài nên dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên như nắng, mưa…Điều này gây khó khăn và sự khác biệt rất lớn khi tập hợp chi phí tại công trình, hạng mục công trình. Vì vậy, công tác tính giá thành cuối kỳ cũng rất phức tạp. Công ty phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để phù hợp với đặc điểm từng công trình.

Bộ Tài chính có thể ban hành một chế độ kế toán riêng cho doanh nghiệp xây lắp, đáp ứng những đặc điểm riêng trong quá trình hạch toán. Điều này sẽ giúp Công ty gặp nhiều thuận lợi. Nhất là công tác tập hợp chi phí và tính giá

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

thành. Bởi vì, ngay cả trong hệ thống tài khoản kế toán tập hợp chi phí cũng khác những loại hình doanh nghiệp còn lại.

3.2.1.2. Kiến nghị với Bộ Xây dựng

Bộ Xây dựng là đơn vị quản lý chi phí, giá thành hợp lý các công trình xây dựng cơ bản thông qua các văn bản quy phạm pháp luật như các Thông tư hướng dẫn lập dự toán, điều chỉnh dự toán, các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực xây lắp. Vì vậy, quá trình ban hành văn bản của Bộ Xây dựng ảnh hưởng lớn tới việc tập hợp chi phí và tính giá thành tại các công trình, hạng mục công trình.

Trước khi thực hiện thi công, doanh nghiệp phải lên dự toán chi phí (dự toán thiết kế, dự toán thi công) chi tiết cho khối lượng công việc xây lắp. Đây là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền làm căn cứ quản lý chặt chẽ quá trình thi công, nhất là công trình có sử dụng Ngân sách Nhà nước, tránh trường hợp tham ô, lãng phí. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp xây lắp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi giá cả tất cả các yếu tố đầu vào tăng mạnh như giá xi măng, sắt thép, xăng dầu, chi phí nhân công…Cho nên dự toán công trình lập từ trước khi thi công sẽ không phản ánh được giá trị của công trình xây lắp đó. Bộ Xây dựng thường ban hành Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình khi có những yếu tố đầu vào tăng giá. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này thường rất chậm, ảnh hưởng nhiều tới tiến độ thi công gây thiệt hại lớn cho cả chủ đầu tư và doanh nghiệp thi công.

Vì vậy, Bộ Xây dựng cần có những quy định linh động hơn trong quá trình quản lý chi phí xây dựng, giá thành xây dựng thông qua dự toán công trình. Đặc biệt là những Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán khi có biến động giá các yếu tổ đầu vào, vì nó ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp thi công. Các Thông tư này phải được ban hành kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn. Nếu yếu tố đầu vào là chi phí nhân công tăng, do tiền lương tối thiểu được Chính phủ quy

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

định tăng thì Bộ Xây dựng phải kịp thời hướng dẫn các doanh nghiệp điều chỉnh. Tuy nhiên, mối lo ngại nhất hiện nay là sự tăng giá nhanh, liên tục và khó lường trước của chi phí nguyên vật liệu. Bộ Xây dựng lại hết sức bị động, không có những chính sách kịp thời đối phó với biến động giá. Ví dụ như năm 2007 và quý I/2008, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng liên tục nhanh. Bộ Xây dựng phản ứng chậm chạp do không lường trước những khó khăn có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Tới khi tình thế cấp bách, rất nhiều doanh nghiệp xây lắp phá sản, bỏ công trình đang thi công dở,…thì mới thông qua Thông tư số 05/2008/TT – BXD ngày 22 tháng 02 năm 2008 hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình.

Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thi công cũng như khi tập hợp chi phí và tính giá thành nếu Bộ Xây dựng không có những dự báo vĩ mô chính xác, kịp thời tình hình. Vì vậy, bên cạnh sự điều chỉnh dự toán, đối phó với tình hình mới, Bộ Xây dựng cần có những dự báo đi trước, kế toán xây dựng trong thời gian dài hạn để làm cơ sở cho các doanh nghiệp xây lắp thực hiện. Đó là những biện pháp cấp thiết trong tình hình hiện nay.

3.2.1.3. Những biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Doanh nghiệp xây lắp rất cần những biện pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, nhất là trong thời điểm hiện nay. Trong năm 2006, 2007, 2008 tiến tới là năm 2009, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số lạm phát liên tục tăng cao. Kéo theo đó, tất cả các yếu tố đầu vào phục vụ trong xây lắp cũng đồng loạt tăng giá. Các khoản chi phí xây lắp vì thế cũng tăng chóng mặt. Vì vậy, giá thành công trình vượt xa giá thành dự toán, giá thành kế hoạch cũng như giá thầu. Doanh nghiệp xây lắp gặp vô vàn khó khăn trong quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành cũng như ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh. Nhiều Công ty đã phá sản hay bỏ dở công trình, chấp nhận chịu phạt vi phạm hợp đồng.

Thêm vào đó, từ cuối năm 2007, lãi suất vay vốn bằng tiền đồng tăng chóng mặt, có lúc lên tới trung bình 18%/năm. Tuy nhiên, việc vay vốn gặp rất nhiều

Lê Đức Tùng Kế toán tổng hợp 47C

khó khăn do lượng tiền của Ngân hàng dải ngân thấp. Chi phí tài chính của các Công ty đột ngột tăng cao. Nguồn vốn bị ảnh hưởng nặng nề. Doanh nghiệp như bị “trói tay” trong quá trình huy động vốn phục vụ thi công.

Chính phủ nên là người chủ động có những biện pháp phù hợp ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định hệ thống pháp luật có liên quan. Vì đây là cơ sở tạo dựng một môi trường ổn định cho hoạt động của các Công ty xây lắp. Ảnh hưởng của những biến động kinh tế tới quá trình thi công, tập hợp chi phí và tính giá thành các công trình, hạng mục công trình là rất lớn. Môi trường vĩ mô ổn định mới giúp các Công ty xây lắp làm ăn có hiệu quả, đóng góp nhiều hơn cho Ngân sách cũng như nhanh chóng đưa các công trình đang thi công vào hoạt động đúng tiến độ.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần pccc và đầu tư xây dựng sông đà (Trang 76 - 80)