1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học theo dự án và vận dụng trong đào tạo giáo viên trung học cơ sở môn công nghệ

27 2,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 443,38 KB

Nội dung

Dạy học theo dự án và vận dụng trong đào tạo giáo viên trung học cơ sở môn công nghệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI BỘ MÔN

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Nguyễn Văn Khôi

2 TS Nguyễn Văn Cường

PHẢN BIỆN 1: PGS.TS TRẦN KHÁNH ĐỨC

PHẢN BIỆN 2: PGS.TS NGUYỄN ĐỨC TRÍ

PHẢN BIỆN 3: PGS.TS TẠ TRI PHƯƠNG

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Vào hồi 8 giờ, ngày 11 tháng 4 năm 2009

CÓ THỂ TÌM HIỂU LUẬN ÁN TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VÀ THƯ

VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Trang 3

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

[1] Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004), “Dạy học theo

dự án - một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên”, Tạp

chí Giáo d ục, (80), tr.15

[2] Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004), “Dạy học dự án và đào tạo giáo viên

Kinh tế gia đình”, Tạp chí GD, (88), tr 22

[3] Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004), Món ăn Việt Nam, giáo trình CĐSP,

NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

[4] Nguyễn Thị Diệu Thảo (2005), Món ăn các nước tập 1, giáo trình

CĐSP, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

[5] Nguyễn Thị Diệu Thảo (2005), Món ăn các nước tập 2, giáo trình

CĐSP, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

[6] Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo (2005), “Khái niệm

phương pháp dạy học và các bình diện của nó”, Tạp chí GD, (121), tr.20

[7] Nguyễn Thị Diệu Thảo (2005): “Hướng nghiệp trong môn công

nghệ”, Kỷ yếu Hội thảo KH Khoa SPKT Đại học SP Hà Nội, tr 175

[8] Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thị Diệu Thảo, (2006), “Thực trạng đào

tạo giáo viên KTGĐ cho trường THCS”, Tạp chí GD, (129), tr.42

[9] Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thị Diệu Thảo (2006), “Vận dụng dạy

học theo dự án trong môn PPDH KTGĐ“, Tạp chí GD, (142), tr.42

[10] Nguyễn Thị Diệu Thảo (2006), “Ứng dụng công nghệ thông tin

trong đổi mới PPDH ngành KTGĐ“, Tạp chí GD, (149), tr.17

[11] Nguyễn Thị Diệu Thảo (2007), Lý luận dạy học môn KTGĐ, giáo

trình CĐSP, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

[12] Nguyễn Thị Diệu Thảo (2007), Phương pháp dạy học môn KTGĐ,

giáo trình CĐSP, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

[13] Nguyễn Thị Diệu Thảo (2007), Văn hóa ẩm thực Việt Nam, giáo

trình CĐSP, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

[14] Nguyễn Thị Diệu Thảo (2007), Hoa trang trí, giáo trình CĐSP,

NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

[15] Nguyễn Thị Diệu Thảo (2007), Tổ chức cuộc sống gia đình, giáo

trình CĐSP, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển kinh tế -xã hội

Sự phát trỉển kinh tế xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đòi hỏi giáo dục và đào tạo cần đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của thị trường lao động

về chất lưọng của đội ngũ nhân lực Trong đào tạo giáo viên (GV), tăng cường sự liên hệ giữa đào tạo trong nhà truờng với thực tiễn sản xuất, thực tiễn xã hội và thực tiễn giáo dục là con đường quan trọng để nhằm làm cho sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực

1.2 Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo về giáo dục và xu hướng đổi mới phương pháp dạy học

Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định quan điểm định hướng cho việc phát triển giáo dục: “Phát huy tính

độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, để nâng cao năng

lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề” Từ những đường lối và quan điểm chỉ đạo chung của nhà nước về phát triển giáo dục, có thể xác định phương hướng quan trọng trong việc cải cách đào tạo GV, đó là việc phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, thực hiện việc đào tạo kết hợp với nghiên cứu

1.3 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới đào tạo giáo viên Kinh tế gia đình

Giáo viên Kinh tế gia đình (KTGĐ) có nhiệm vụ dạy môn Công nghệ

phần Kinh tế gia đình ở trường phổ thông trung học Chương trình đào tạo GV KTGĐ được xây dựng theo những định hướng mới về cải cách,

do đó việc cải tiến phương thức đào tạo là một yêu cầu khách quan của việc thực hiện chương trình đào tạo mới Chương trình có sự kết hợp giữa đào tạo lý thuyết và thực hành, tuy nhiên trong thực tiễn đào tạo chưa chú

ý đầy đủ đến việc rèn luyện khả năng giải quyết các nhiệm vụ tổng hợp cũng như phát huy tính sáng tạo và ít có điều kiện chú ý đến những nội dung mang tính cập nhật

Trang 5

1.4 Xuất phát từ những ưu điểm của dạy học theo dự án

Dạy học theo dự án (DHTDA) là một hình thức dạy học có ưu điểm đặc biệt trong việc góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, phát huy năng lực làm việc tự lực, sáng tạo, giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam lý luận

về DHTDA vẫn chưa được chú ý trong lý luận dạy học nói chung và trong đào tạo giáo viên KTGĐ nói riêng Đề tài nghiên cứu này nhằm góp phần xây dựng những cơ sở lý luận bước đầu cho việc ứng dụng DHTDA trong đào tạo giáo viên KTGĐ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Lý thuyết chung về DHTDA và những định hướng về lý luận dạy học cho việc vận dụng, trọng tâm là những phương án vận dụng, dạng và tiến trình DHTDA trong đào tạo GV KTGĐ trình độ cao đẳng sư phạm

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Phần nghiên cứu vận dụng DHTDA được giới hạn trong đào tạo GV THCS môn Công nghệ phần KTGĐ, trình độ CĐSP Thực nghiệm được tiến hành tại trường Đại học Sài Gòn và một số trường có đào tạo ngành KTGĐ hệ Cao đẳng

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu xây dựng được những phương án vận dụng, dạng và tiến trình DHTDA mang tính đặc thù trong đào tạo GV KTGĐ, dựa trên lý thuyết chung về DHTDA và phù hợp đặc điểm riêng của việc đào tạo GV KTGĐ thì

Trang 6

việc vận dụng DHTDA sẽ góp phần tăng cường tính tích cực học tập, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV KTGĐ

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

• Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng DHTDA trong đào tạo GV KTGĐ

• Đề xuất các phương án vận dụng, dạng và qui trình DHTDA trong đào tạo GV KTGĐ

• Kiểm nghiệm, đánh giá những đề xuất trên

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhiều phương pháp nghiên cứu

khác nhau được sử dụng: phương pháp nghiên cứu lý thuyết; các phương pháp nghiên cứu thực tiễn trong đó có phương pháp chuyên gia; thực nghiệm sư phạm; phương pháp thống kê

7 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Phát triển được những luận điểm về DHTDA làm cơ sở cho việc vận dụng trong đào tạo GV KTGĐ cũng như trong dạy học nói chung, bao gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại và tiến trình DHTDA

- Đề xuất các phương án vận dụng, xác định được các dạng dự án đặc thù và xây dựng tiến trình DHTDA trong đào tạo GV KTGĐ Những đề xuất này có thể áp dụng trong đào tạo GV môn công nghệ

8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Nội dung chính của luận án gồm ba chương (144 trang), có 27 hình,

sơ đồ, đồ thị và 9 bảng Phần phụ lục có 39 trang Số tài liệu tham khảo là

98

Trang 7

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

KINH TẾ GIA ĐÌNH

1.1 KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

* Sự phát triển của dạy học theo dự án trên bình diện quốc tế

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ

sở lý luận cho phương pháp dự án và coi đó là phương pháp dạy học (PPDH) quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm Những quan điểm triết học giáo dục và và lý thuyết nhận thức của J Dewey đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho phương pháp dự án thời kỳ này Trong các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây, nhìn chung khái niệm DHTDA không được sử dụng trong phạm trù PPDH, tuy nhiên có thể tìm thấy những tư tưởng tương tự như trong các mô hình trường học lao động của Blonxki, Makarenko

Ngày nay DHTDA được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế giới, được ứng dụng trong mọi cấp học, cũng như trong hầu hết các môn học hay ngành học Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu lý luận về DHTDA, tuy nhiên đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau Trong đào tạo GV KTGĐ, DHTDA cũng được sử dụng phổ biến nhưng chưa có những công trình nghiên cứu lý luận chuyên khảo về vấn đề này

* Sự phát triển của dạy học theo dự án ở Việt Nam

Ở Việt Nam trong lĩnh vực lý luận, DHTDA cũng mới được bước đầu quan tâm nghiên cứu từ những năm gần đây Năm 1997, tác giả Nguyễn Văn Cường thực hiện bài viết mang tính chuyên khảo bước đầu

về DHTDA Một số năm gần đây, với sự tăng cường hợp tác quốc tế, DHTDA cũng được giới thiệu và vận dụng trong giáo dục phổ thông và đào tạo đại học Các chương trình bồi dưỡng giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin của một số tập đoàn máy tính như Intel, Microsoft hoặc do

Trang 8

Unesco tổ chức đóng vai trò đáng kể trong việc truyền bá việc sử dụng phương pháp dự án ở Việt Nam

Trong đào tạo GV KTGĐ ở Việt Nam, DHTDA cũng chưa được chú

ý Để định hướng cho việc vận dụng, cần có sự phân tích, đánh giá các quan điểm lý thuyết để xác định những kiến thức lý thuyết cơ bản về DHTDA, trên cơ sở đó, cần xác định những phương hướng vận dụng thông qua việc xác định những phương án vận dụng, các dạng và tiến trình DHTDA trong đào tạo GV KTGĐ

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KINH TẾ GIA ĐÌNH

Có nhiều cách phân chia và mô tả các bước của quy trình thực hiện

dự án Cách phân chia phổ biến bao gồm 4 giai đoạn cơ bản:

- Xác định dự án (giai đoạn chuẩn bị / giai đoạn khả thi)

- Lập kế hoạch dự án (lập kế hoạch và thiết kế dự án)

- Thực hiện dự án (thực hiện và kiểm tra)

- Kết thúc dự án (đánh giá)

Ý tưởng của dự án trong lĩnh vực kinh tế – xã hội đã được đưa vào lĩnh vực dạy học với tư cách một PPDH hay hình thức dạy học (HTDH) Việc xây dựng lý thuyết DHTDA dựa trên sự kết hợp giữa kiến thức chung về dự án và các cơ sở khoa học giáo dục Tuy nhiên không thể áp dụng một cách cơ học những tri thức của quản trị dự án vào DHTDA, vì DHTDA trước hết là một HTDH, không phải một dự án trong lĩnh vực kinh tế xã hội

Trang 9

* Khái niệm dạy học theo dự án

Trong các tài liệu về DHTDA hiện nay, có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về DHTDA cũng như nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng, có thể kể một số quan điểm về DHTDA của các tác giả W.H Kilpatrick (Mỹ), K Frey (CHLB Đức), Apel-Knoll (CHLB Đức)… Trong luận án, tác giả quan niệm khái niệm DHTDA không theo nghĩa quá rộng như một quan điểm hay nguyên tắc dạy học, và cũng không quá hẹp như một phương pháp riêng của dạy học thực hành Sau đây đưa ra một định nghĩa về DHTDA được xây dựng trong luận án:

Dạy học theo dự án là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó người học dưới sự chỉ đạo của GV thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp mang tính thực tiễn với hình thức làm việc nhóm là chủ yếu Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, tạo ra những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu

Nhiệm vụ học tập cần được giải quyết trong DHTDA được gọi là dự

án học tập, đó là kết quả của việc thiết kế nhiệm vụ của người học theo

phương pháp DHTDA, gọi tắt là các dự án (DA)

* Phân loại dạy học theo dự án

DHTDA có thể được phân loại thành các dạng theo nhiều dấu hiệu khác nhau Phân loại theo quỹ thời gian gồm dự án nhỏ, dự án trung bình,

dự án lớn; theo tính chất của nội dung dự án gồm dự án tìm hiểu, dự án nghiên cứu, dự án thực hành, dự án hỗn hơp; theo mức độ liên môn gồm

dự án trong một môn học hay học phần và dự án liên môn

Các cách phân loại DHTDA trên đây đều có thể áp dụng trong đào tạo GV KTGĐ Trong đó dự án thực hành và dự án hỗn hợp đặc biệt phù hợp trong đào tạo GV KTGĐ

* Đặc điểm của dạy học theo dự án

Việc xác định các đặc điểm DHTDA dựa trên những tiêu chí cơ bản sau:

- Là những đặc điểm cơ bản, phản ánh bản chất của DHTDA;

- Phù hợp với những quan điểm về cải tiến PPDH;

- Phù hợp với đặc điểm của khái niệm dự án;

Trang 10

- Hệ thống các đặc điểm cần định hướng cho việc vận dụng

Sau đây là hệ thống 7 đặc điểm cơ bản của DHTDA đã được xây dựng theo các tiêu chí trên và trên cơ sở phân tích các danh mục đặc điểm hiện có trong các tài liệu về DHTDA Các đặc điểm của DHTDA không hoàn toàn tách biệt nhau mà có mối quan hệ với nhau

* Tiến trình dạy học theo dự án

Việc mô tả tiến trình DHTDA là mô tả tiến trình dạy học Cách tiếp cận cơ bản khi xây dựng tiến trình DHTDA trong luận án trước tiên dựa trên cấu trúc tiến trình phổ biến của một dự án nói chung Đồng thời tiến trình DHTDA là một tiến trình dạy học nên cần dựa trên những cơ sở của

lý luận dạy học, trong đó thể hiện cấu trúc các bước dạy học, các hoạt động của GV và SV

Giai đoạn 1 Lựa chọn các chủ đề, xác định mục tiêu dự án

- GV đề xuất ý tưởng chung, xác định chủ đề

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho SV

- SV hình thành ý tưởng cụ thể và xác định mục tiêu dự án

Giai đoạn 2 Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

- SV xác định các các công việc, điều kiện thực hiện

- SV xây dựng kế hoạch thời gian, chuẩn bị nguồn lực

- SV phân công nhiệm vụ trong nhóm

- GV xem xét tính khả thi của dự án

Giai đoạn 3 Thực hiện dự án

- SV quyết định phương án hợp lý

- SV thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành sản phẩm dự án

Trang 11

Trong tất cả các giai đoạn, GV đóng vai trò giám sát và giúp đỡ, chú

ý đến tính khả thi và tính hiệu quả của các phương án đề xuất

Giai đoạn 4 Đánh giá

* Ưu điểm, giới hạn và phạm vi ứng dụng của DHTDA

Ưu điểm

- Gắn lý thuyết-thực hành, tư duy-hành động, nhà trường và xã hội

- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học

- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm

- Phát triển khả năng sáng tạo

- Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp

- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn

- Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc

- Phát triển năng lực đánh giá

Giới hạn và điều kiện áp dụng

- DHTDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như không phù hợp trong rèn luyện hệ thống kỹ năng riêng lẻ

- DHTDA đòi hỏi nhiều thời gian

- DHTDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp

Phạm vi ứng dụng

- Áp dụng DHTDA cho những nhiệm vụ dạy học thực hành nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực hành phức hợp

Trang 12

- Áp dụng DHTDA cho những chủ đề chuyên môn phức hợp, mang tính liên môn, gắn với thực tiễn

Có thể kết luận rằng DHTDA là một HTDH quan trọng để góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, phát triển năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học DHTDA là HTDH có thể góp phần khắc phục những nhược điểm của các PPDH và HTDH truyền thống như thuyết trình, luyện tập, nhưng nó không thể thay thế mà là sự bổ sung cần thiết

* T ổ chức và quản lý dạy học theo dự án

Chức năng tổ chức, quản lý của GV thể hiện qua các công việc tổ chức, phân công, giao nhiệm vụ, giám sát, kiểm tra, điều chỉnh trong suốt tiến trình Giám sát trong DHTDA bao gồm việc theo dõi, ra các quyết định kịp thời trong từng giai đoạn GV còn có những tác động trong việc huy động nguồn lực trong và ngoài nhà trường, hỗ trợ HS trong việc thực hiện nhiệm vụ, điều phối các mối quan hệ giữa SV và các lực lượng khác nhằm đạt tới từng mục tiêu cụ thể đã đặt ra

1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KINH TẾ GIA ĐÌNH

* Th ực trạng đào tạo giáo viên Kinh tế gia đình dưới góc độ vận dụng

d ạy học theo dự án

Việc nghiên cứu thực trạng đào tạo GV KTGĐ tập trung vào ba trọng tâm sau đây: tìm hiểu tình hình chung về đào tạo GV KTGĐ ở các trường CĐSP; khảo sát thực trạng đổi mới PPDH và vận dụng DHTDA trong đào tạo GV KTGĐ; phân tích thực tiễn việc thực hiện các HTDH gần gũi với

DHTDA như bài tập lớn, tiểu luận, khoá luận trong đào tạo GV KTGĐ

Tìm hiểu tình hình chung về đào tạo và khảo sát thực trạng được tác giả tiến hành thông qua phương pháp (PP) điều tra vào tháng 11/2003 tại TpHCM, tháng 6/2004 tại Đà Lạt và tháng 4/2006 tại Hà Nội, TpHCM Đối tượng là GV và cán bộ quản lý chuyên trách KTGĐ ở các trường

Trang 13

CĐSP Kết quả cho thấy rằng hiện nay trong đào tạo GV KTGĐ, các PP

và HTDH được sử dụng phổ biến là những PP truyền thống quen thuộc của môn học, đó là những PP và HTDH mà GV đã được trang bị trong quá trình đào tạo GV DHTDA cũng như các PP và HTDH mới khác nhìn

chung chưa được sử dụng nhiều, do chưa được đào tạo và bồi dưỡng

Để đánh giá chất lượng hình thức bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận theo quan điểm DHTDA, tác giả đã phân tích thực tiễn việc thực hiện 21 khoá luận và 19 tiểu luận của SV KTGĐ của trường ĐH Sài Gòn trong 3

năm gần đây Từ kết quả khảo sát phân tích các đề tài trên cơ sở đối chiếu

với các đặc điểm của DHTDA, có thể kết luận rằng: các hình thức bài tập lớn, tiểu luận, khoá luận là những hình thức đào tạo gần gũi với DHTDA nhưng đó không phải là DHTDA Khoá luận thể hiện nhiều đặc điểm của DHTDA, nhưng đây là một hình thức thi tốt nghiệp Các bài tập lớn, tiểu luận hiện nay chủ yếu giới hạn trong phạm vi nghiên cứu lý thuyết và do

cá nhân thực hiện Trong việc thực hiện các bài tập lớn, tiểu luận chỉ một

số đặc điểm của DHTDA được thể hiện nhưng ở mức độ thấp

Đối chiếu với mục tiêu đào tạo GV KTGĐ, có thể thấy DHTDA rất phù hợp với mục tiêu đào tạo, góp phần phát triển năng lực, giúp người học phát triển tư duy bậc cao, hình thành kinh nghiệm thực tiễn, hứng thú sáng tạo và năng lực giao tiếp ứng xử trong cộng đồng Đây là những mục tiêu mà những PPDH truyền thống khác có nhiều hạn chế

Trong luận án này việc nghiên cứu ứng dụng DHTDA tập trung vào các nội dung đào tạo chuyên ngành và PPDH KTGĐ Các học phần chuyên ngành và PPDH KTGĐ trong chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức về chế biến món ăn; trang phục và cắt may; nhà ở và trang trí nội thất; hoa trang trí, thêu, đan; quản trị gia đình; lý luận dạy học KTGĐ

và phương pháp dạy học KTGĐ Nội dung đào tạo bao gồm lý thuyết và thực hành, gắn với thực tiễn, phù hợp với việc vận dụng DHTDA DHTDA góp phần rèn luyện năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp liên quan đến các lĩnh vực nội dung nêu trên

Ngày đăng: 06/04/2014, 00:47

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w