Dạy học toán ở tiểu học theo định hướng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Trang 1Bộ Giáo dục vμ Đμo tạo Trường Đại học sư phạm Hμ Nội
W X
lê ngọc sơn
dạy học toán ở tiểu học theo hướng dạy học phát hiện vμ giải quyết vấn đề
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn toán
Mã số : 62 14 10 01
tóm tắt Luận án tiến sĩ giáo dục học
Hμ Nội - 2008
Trang 2Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Đỗ Đình Hoan
2 PGS.TS Vũ Quốc Chung
Phản biện 1: GS.TS Đào Tam
Trường Đại học Vinh
Phản biện 2: PGS.TS Đỗ Tiến Đạt
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
Phản biện 3: TS Lê Văn Hồng
Trung tâm Công nghệ giáo dục
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
Họp tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội
vào hồi…….giờ…….ngày……tháng……năm 2008
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và thư viện Trường Đại học sư phạm Hà Nội
Trang 3danh mục công trình công bố của tác giả
có liên quan đến luận án
1 Lê Ngọc Sơn (2003), “Tổ chức HĐ học tập bài “Mét” cho học sinh lớp 2 theo hướng
dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề”, Tạp chí Giáo dục, (số Chuyên đề lớp 2 và
lớp 7), tr 18 - 19
2 Lê Ngọc Sơn (2005), “Dạy học “diện tích hình bình hành” theo hướng dạy học phát
hiện và giải quyết vấn đề”, Tạp chí Giáo dục, (số Chuyên đề 5/2005), tr 28 - 29 - 35
3 Lê Ngọc Sơn (2006), “Dạy học “diện tích hình tam giác” theo hướng dạy học phát
hiện và giải quyết vấn đề”, Tạp chí Giáo dục, (số Đặc san 7/2006), tr 19 - 20 - 21 -
22
4 Lê Ngọc Sơn (2007), “Dạy học môn toán ở tiểu học theo xu hướng dạy học phát hiện
và giải quyết vấn đề”, Tạp chí Giáo dục, (số 163), tr 30 - 31 - 32 - 33 - 37
5 Lê Ngọc Sơn (2007), “Các bước tiến hành giải quyết vấn đề và việc vận dụng trong
dạy học toán tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, (số 165), tr 31 - 32 - 33
6 Lê Ngọc Sơn (2007), “Đánh giá kĩ năng giải quyết vấn đề của học sinh tiểu học trong
dạy học toán học”, Tạp chí Giáo dục, (số 177), tr 30 - 31- 32
7 Lê Ngọc Sơn (2008), “Sử dụng đồ dùng dạy học môn toán ở tiểu học giúp học sinh
phát triển kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, (số 34),
tr 17 - 18 - 19
8 Lê Ngọc Sơn (2008), “Sử dụng sơ đồ, hình vẽ trong dạy học môn toán ở tiểu học giúp
học sinh phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (số 34), tr
11 - 12 - 13
9 Lê Ngọc Sơn (2008), “Hình thành và phát triển kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề
cho học sinh tiểu học trong dạy học môn toán”, Tạp chí Giáo dục, (số 192), tr 23 -
24 - 25
Trang 4luận cũng như trong việc vận dụng; HS tiểu học có tiềm năng hoạt động PH và
GQVĐ, nhưng tiềm năng này chưa được GV khai thác tốt trong quá trình DH
2) Làm sáng tỏ được một số yếu tố lí luận liên quan đến dạy học PH và GQVĐ:
GV không phải là người chuyển tải kiến thức mà là người tạo ra tình huống để HS
hoạt động; HS là người đi học chứ không chỉ là người được dạy, không chỉ là học
được cái gì, quan trọng hơn là học được cái đó như thế nào, tức là học cách học, học
việc học; sự quan tâm của GV đối với HS có ý nghĩa quan trọng trong việc khích lệ
HS vươn lên trong học tập, HS có ảnh hưởng đến phương pháp sư phạm của GV bởi
tính đa dạng trong nhân cách, chứ không chỉ do sự không đồng đều về trí tuệ
3) Làm rõ mối quan hệ giữa dạy học PH và GQVĐ với việc phát triển TD cho
HS tiểu học: kết quả của hoạt động tư duy, hoạt động giải quyết vấn đề đều mang lại
kiến thức mới, kĩ năng mới và những năng lực mới cho học sinh Tư duy được sử dụng
như là phương tiện để giải quyết vấn đề, thông qua dạy học PH và GQVĐ để phát
triển TD
4) Đề xuất và khẳng định: trong DH môn toán ở tiểu học, dạy học PH và
GQVĐ cần được quán triệt một cách toàn diện trong mục tiêu, nội dung, phương pháp
và đánh giá kết quả GD Mục tiêu GD môn toán ở tiểu học không chỉ là giúp HS kiến
tạo kiến thức, hình thành kĩ năng, mà quan trọng hơn, HS học cách PH và GQVĐ, học
cách học
5) Hiện thực hoá quan điểm tiếp cận dạy học PH và GQVĐ trong DH môn toán
ở tiểu học bằng những biện pháp sư phạm cụ thể: lập kế hoạch bài học, thực hiện kế
hoạch bài học, đánh giá kết quả học tập của HS và các biện pháp rèn kĩ năng PH và
GQVĐ cho HS tiểu học
6) Bằng TN sư phạm., minh hoạ được tính khả thi và tính hiệu quả của những
biện pháp thực hiện dạy học PH và GQVĐ trong DH môn toán ở tiểu học
Những kết quả thu được về lí luận và thực tiễn, có thể kết luận: giả thuyết khoa
học của luận án là chấp nhận được, các nhiệm vụ đặt ra đã hoàn thành Luận án đã đạt
được mục đích
mở đầu
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Giải bài toán tăng trưởng kinh tế bằng cách phát triển nguồn lực con người,
đang được nhiều quốc gia đặt ra Việc đặt con người vào trung tâm của sự phát triển,
đòi hỏi giáo dục (GD) phải rà soát lại: mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá
trong GD Phát triển năng lực phát hiện (PH) và giải quyết vấn đề (GQVĐ) cho con
người là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế tri thức trong xu hướng toàn cầu hoá hiện
nay Dạy GQVĐ cho học sinh (HS) sẽ là một trong những nhiệm vụ chính mà giáo viên (GV) phải đối mặt
1.2 Vấn đề (VĐ) đặt ra cho GD của Việt Nam là: xây dựng một nền GD để trong một thời gian ngắn, người học không chỉ có được tri thức tiên tiến, ứng dụng nó
có hiệu quả, mà còn phát triển được các tri thức này Nghĩa là, phải dạy cho người học biết cách tự học, dạy PH và GQVĐ, đó là một trong các biện pháp phát triển nguồn
lực con người, để chúng ta thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước bằng "đi tắt
và đón đầu"
1.3 Đảng ta khẳng định: "Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động
lực phát triển kinh tế xã hội, "
1.4 Luật GD (2005) ghi "Phương pháp GD phổ thông phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS" [ Điều 28]
1.5 Một trong những mục tiêu GD môn Toán ở trường tiểu học là: "Góp phần
bước đầu phát triển năng lực TD, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng (nói và viết) cách PH và cách giải quyết các VĐ đơn giản, gần gũi trong cuộc sống;…” [Chương trình tiểu học, tr 27]
1.6. SGK và các tài liệu hướng dẫn dạy học (DH) đã cố gắng tạo ra các tình
huống có VĐ, nhưng chưa có điều kiện đi sâu vào PH và GQVĐ Rõ ràng, cần phải
có những nghiên cứu lí luận và thực nghiệm (TN) về DH nói chung, dạy học PH và
GQVĐ trong môn toán ở tiểu học nói riêng, nhằm thực hiện được mục tiêu GD đặt ra
1.7 "Tính nêu vấn đề" trong DH không là hiện tượng mới mẻ Từ những năm
1960, ở nước ta, thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề” được biết đến Sau đó, có nhiều tác
Trang 52
giả, nhiều Luận án, Luận văn, Đề tài khoa học, nghiên cứu Các nghiên cứu này, tập
trung chủ yếu về mặt phương pháp và hình thức tổ chức DH, về một chủ đề của môn
toán phổ thông, ở một lớp cụ thể Chương trình GD phổ thông gồm bốn thành tố cơ
bản: mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá trong GD, chúng tôi cho rằng, cần
thiết có sự nghiên cứu dạy học PH và GQVĐ trong DH môn toán ở tiểu học theo bốn
thành tố này một cách đầy đủ hơn
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thực tiễn của GD ở tiểu học hiện nay, đưa ra quan điểm về cách tiếp
cận và vận dụng dạy học PH và GQVĐ trong DH môn toán ở tiểu học bằng những
biện pháp cụ thể
3 Giả thuyết khoa học
Trong DH môn toán ở tiểu học, nếu PH và GQVĐ được quán triệt trong mục
tiêu, nội dung, phương pháp và trong đánh giá kết quả giáo dục, thì HS vừa lĩnh hội
được tri thức, vừa học được cách PH và GQVĐ, góp phần nâng cao chất lượng GD
toán học ở tiểu học
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Làm rõ việc vận dụng dạy học PH và GQVĐ trong dạy và học môn toán ở
tiểu học hiện nay
4.2 Làm rõ một số yếu tố lí luận có liên quan đến dạy học PH và GQVĐ
4.3 Đưa ra cách tiếp cận toàn diện về dạy học PH và GQVĐ trong môn toán ở
tiểu học
4.4 Làm rõ mối quan hệ giữa dạy học PH và GQVĐ với các xu hướng DH
khác
4.5 Làm rõ mối quan hệ giữa dạy học PH và GQVĐ với việc phát triển TD cho
HS tiểu học trong DH môn toán
4.6 Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp vận dụng dạy học PH và GQVĐ trong
DH môn toán ở tiểu học
4.7 Kiểm định tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp dạy học PH và
GQVĐ trong DH môn toán ở tiểu học đã đề xuất
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lí luận: thu thập, đọc và xử lí các tài liệu có liên quan đến dạy
học PH và GQVĐ
23
đề theo quy trình dạy học đã nêu
- Việc chọn hình thức dạy học sao cho thích hợp với đặc điểm của mỗi vấn đề (có thể: hoạt động nhóm (nếu vấn đề có nhiều cách để giải quyết), hoạt động cá nhân (nếu vấn đề đòi hỏi cá nhân học sinh phải tự giải quyết), hoạt động cả lớp (nếu vấn đề
có thể khái quát chung),…)
4) Vấn đề kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh, nên kết hợp hợp
lí giữa câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Điều quan trọng là nội dung kiểm tra cho phép
đánh giá được kĩ năng giải quyết vấn đề của học sinh
kết luận chương 3 1) Dạy học PH và GQVĐ tiếp cận từ mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả GD trong DH môn toán có thể thực hiện được ở các lớp cấp tiểu học
2) Kết quả TN sư phạm cho thấy:
- Trong DH môn toán ở tiểu học, GV tiểu học có thể thực hiện được dạy học
PH và GQVĐ theo cách tiếp cận mà luận án đề xuất ở các khâu: lập kế hoạch bài học, thực hiện kế hoạch bài học và đánh giá kết quả học tập của HS
- Học sinh tiểu học có thể học tập môn toán theo hướng dạy học PH và GQVĐ một cách có hiệu quả, không những các em kiến tạo được tri thức, mà còn phát triển
được kĩ năng PH và GQVĐ
3) Dạy học PH và GQVĐ trong DH môn toán ở tiểu học còn nhiều VĐ cần nghiên cứu và giải quyết, chẳng hạn:
- Bồi dưỡng thường xuyên cho GV tiểu học về lí luận và PPDH môn toán ở tiểu học nên chọn nội dung nào? Phương pháp và hình thức bồi dưỡng nào là thích hợp, mang lại hiệu quả?
- Đánh giá kĩ năng GQVĐ toán học của HS tiểu học như thế nào?
- Chương trình, SGK cho tương lai nên chăng đặt trọng tâm vào phát triển năng lực PH và GQVĐ?
Kết luận
Luận án đã thu được một số kết quả cơ bản sau:
1) Làm rõ thực trạng dạy học PH và GQVĐ trong DH môn toán ở tiểu học hiện nay: dạy học PH và GQVĐ chưa được GV tiểu học quan tâm một cách đầy đủ về lí
Trang 6* Giáo viên đều nhận thức được: DH toán ở tiểu học theo hướng dạy học PH và
GQVĐ không chỉ kích thích hứng thú học tập và tạo nhu cầu hình thành kĩ năng cho
HS (93,56%), mà cả GV và HS năng lực GQVĐ, sự linh hoạt, TD sáng tạo đều được
phát triển (91,19%) Có một số GV nhận thức chưa đầy đủ về dạy học PH và GQVĐ
Họ cho rằng: kiểu DH này chỉ phù hợp với HS giỏi, không phù hợp với HS yếu Thực
tế TN sư phạm cho thấy, chính những HS này, kĩ năng PH và GQVĐ của các em cần
và có thể rèn luyện được
Một số GV có ý kiến đề nghị: Nên mở rộng nghiên cứu dạy học PH và GQVĐ
trong môn toán và các môn học thích hợp khác ở cấp tiểu học; Nên tổ chức tập huấn,
bồi dưỡng GV tại địa phương theo mô hình cụm trường; Nên có tiết dạy mẫu, ghi
hình, làm thành đĩa VCD để GV thuận tiện trong việc nghiên cứu vận dụng; GV cần
có thời gian để nghiên cứu tài liệu, xây dựng kế hoạch bài học; Cần đổi mới công tác
quản lí, kiểm tra và đánh giá GV, tôn trọng sự sáng tạo của GV trong quá trình DH;
Với HS yếu, kém sẽ gặp khó khăn khi học tập theo hướng dạy học PH và GQVĐ
3.5 Một số nội dung cần bồi dưỡng cho GV về dạy học toán ở tiểu học theo
hướng dạy học PH và GQVĐ
Qua nghiên cưú lí luận và tìm hiểu thực tế, nhất là từ thực tiễn thực nghiệm sư
phạm, chúng tôi nhận thấy, để dạy học tốt môn toán ở tiểu học theo hướng dạy học
PH và GQVĐ, có thể chọn một số nội dung sau để bồi dưỡng GV:
1) Những khái niệm cơ bản và quan điểm tiếp cận của dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề từ mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá trong GD toán học ở
tiểu học
2) Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch bài học theo hướng dạy học
PH và GQVĐ Chẳng hạn:
- Xác định mục tiêu bài học, cần cụ thể hoá về mức độ cần đạt được về kiến
thức, kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng giải quyết vấn đề của học sinh
- Nội dung của bài học có thể nêu thành vấn đề
3) Lựa chọn và sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong
dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Nên chú trọng một số nội dung:
- Xác định phương pháp dạy học nào cần ưu tiên khi sử dụng dạy học từng vấn
5.2 Điều tra bằng phiếu đối với HS và GV về thực trạng, nhu cầu, tính hiệu quả của dạy học PH và GQVĐ
5.3 Quan sát HĐ dạy và học trên lớp để đưa ra nhận định về tính hứng thú trong hoạt động PH và GQVĐ của HS, GV
5.4 Thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp
5.5 Sử dụng phương pháp thống kê toán học kiểm định giả thiết khoa học
6 Những đóng góp của luận án
a) Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hoá lí luận và điều tra về dạy học PH và
GQVĐ trong DH môn toán ở tiểu học, tác giả đề xuất và khẳng định: Dạy học PH và
GQVĐ cần được quán triệt một cách đầy đủ trong mục tiêu, nội dung, phương pháp
và đánh giá kết quả GD môn toán ở tiểu học
b) Hiện thực hoá quan điểm tiếp cận dạy học PH và GQVĐ trong DH môn toán
ở tiểu học và minh hoạ được tính khả thi, hiệu quả của những biện pháp bằng TN sư phạm
Chương1 cơ sở lí luận vμ thực tiễn 1.1 Lịch sử vấn đề
Trước hết, mục này tóm lược dạy học PH và GQVĐ trong lịch sử GD học Dạy
học PH và GQVĐ xuất hiện từ rất lâu và có nhiều cách để vận dụng Cũng như PPDH nói chung, dạy học PH và GQVĐ có thể nhìn dưới nhiều phương diện khác nhau Chính những phương diện khác nhau đó, tạo nên sự phong phú của dạy học PH và GQVĐ trong nghiên cứu cũng như trong vận dụng Luận án đề cập đến một hướng tiếp cận mới của dạy học PH và GQVĐ, tiếp cận từ mục tiêu và năng lực GQVĐ Dạy
học PH và GQVĐ là DH dựa vào HĐ học của HS, nó quán triệt đầy đủ quan điểm,
tư tưởng của DH phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS
1.2 Cơ sở khoa học của dạy học phát hiện và GQVĐ
Trong mục này, luận án phân tích làm rõ nét đặc trưng về cơ sở khoa học của dạy học PH và GQVĐ: cơ sở triết học, cơ sở tâm lí học và cơ sở GD học, trong đó nhấn mạnh: mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển; TD chỉ nảy sinh trong hoàn cảnh có “vấn đề” và bản thân chủ thể phải có ham muốn GQVĐ; muốn phát triển TD sáng tạo thì con người phải biết cách học, nhất là biết cách tự học Và như vậy, trong dạy học PH và GQVĐ không chỉ HS nhận được sự GD tốt nhất mà còn biết cách tự GD hiệu quả nhất
Trang 74
1.3 Một số khái niệm cơ bản
Trong mục này, sau khi trình bày các cách hiểu về các khái niệm phát hiện, vấn
đề, GQVĐ, dạy học PH và GQVĐ, tác giả đưa ra cách hiểu của mình:
* Phát hiện hiểu theo nghĩa là tìm thấy cái chính mình chưa biết và có nhu
cầu muốn biết, được dùng để nói rõ vai trò của HS trong việc tự tìm tòi, tranh luận và
thảo luận để tìm cách GQVĐ
* Vấn đề là một bài toán, một câu hỏi hay một đòi hỏi yêu cầu hành động để
giải quyết, đòi hỏi một cá nhân hoặc một nhóm đưa ra cách giải, câu trả lời, các hành
động phải tiến hành, mà chưa biết con đường nào dẫn đến kết quả Điểm quan trọng
đối với định nghĩa là “chưa biết con đường nào dẫn đến câu trả lời” Vấn đề gồm ba
phần cơ bản: thông tin, kết quả và chủ thể Vấn đề mang tính triết học (bởi nó chứa
đựng mâu thuẫn), nó có yếu tố tâm lí (vì chủ thể mong muốn được giải quyết), đồng
thời bao hàm tính GD (bởi chủ thể có thể giải quyết được)
* Giải quyết vấn đề vừa là quá trình, vừa là quy trình, vừa là phương tiện để cá
nhân sử dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm có được trước đó để giải quyết một tình
huống mới mà cá nhân đó có nhu cầu giải quyết GQVĐ không chỉ dừng lại ở ý thức
mà yêu cầu chủ thể phải hành động
Hình 1.1 Cấu trúc của vấn đề - Quá trình GQVĐ
Chủ Thể
Cản trở Ham muốn Vừa sức
VấN Đề (Cá nhân – ý thức)
Chưa biết con đường
GQVĐ
(X∙ Hội (tự thân, hợp tác, giúp đỡ) – Hành Động (hệ thống kĩ năng))
21
Qua số liệu quan sát được, cho thấy: dạy học toán ở tiểu học theo cách đề xuất của luận án, kết quả học tập của HS cao hơn so với kiểu DH thông thường là không phải ngẫu nhiên mà có Kết quả tốt hơn đó là do có sự tác động, quán triệt một cách toàn diện GQVĐ trong mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả giáo dục
3.3.2 Đánh giá định tính
Trên cơ sở những số liệu đã thu thập, luận án đưa ra một số kết luận:
Giáo viên tiểu học có thể tiếp cận và vận dụng thành công dạy học PH và GQVĐ trong môn toán tiểu học Điều đó thể hiện ở chỗ: GV lập được kế hoạch bài học; GV tổ chức HĐ học tập trên lớp theo quy trình mà luận án đề xuất, bước đầu thu
được kết quả; GV có thể làm đồ dùng DH, biết khai thác thiết bị DH theo hướng tạo môi trường để HS hoạt động PH và GQVĐ
Học sinh tiểu học học tập môn toán theo cách tiếp cận dạy học PH và GQVĐ một cách có hiệu quả, không những các em hiểu sâu kiến thức mà kĩ năng PH và GQVĐ được phát triển
Nếu GV tạo được VĐ hấp dẫn, HS sẽ học tập một cách nhẹ nhàng, hứng thú Phần lớn HS muốn GV nêu VĐ hấp dẫn, có tính thách thức, có cơ hội để thảo luận, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm với bạn (xấp xỉ 60%) Điều đó chứng tỏ: dạy học
PH và GQVĐ đáp ứng được nhu cầu học tập của HS
Học sinh chưa thật mạnh dạn, tự tin (34,37% muốn được nói, viết, làm theo cách nghĩ riêng của mình, gần 70% không muốn điều này)
Vấn đề đặt ra là: cần phải giúp HS thay đổi TD học tập, dạy học PH và GQVĐ
sẽ là một trong các cách góp phần tích cực cho sự thay đổi đó
3.4 Cứ liệu khác trong triển khai thực nghiệm sư phạm
Mục này, luận án trình bày: mục đích, nội dung, cách tiến hành việc thực hành
dạy học toán ở tiểu học theo hướng dạy học PH và GQVĐ, từ kết quả quan sát được,
rút ra một số kết luận:
* Hầu hết GV có thể lập được kế hoạch bài học theo hướng luận án đề xuất, tuy nhiên, cần phải điều chỉnh;
* Giáo viên đã thực hiện được ý đồ DH, bước đầu đạt được kết quả tốt, được Nhà trường tiểu học đánh giá cao;
Trang 81
2
3
4
5
6
7
8
9
TN DC
Bảng 3.6 Bảng kiểm định giả thiết
Lần TN
TN X
DC X
( )
2
2
1 ư α
=
Φ Z t ( Φ( )x : hàm
Láplat)
0,45 0,45 0,45 0,45
So sánh Z và Zt Z > Zt Z > Zt Z > Zt Z > Zt
chấp nhận
H1
Bác bỏ Ho chấp nhận
H1
Bác bỏ Ho chấp nhận
H1
Bác bỏ Ho chấp nhận
H1
Hình 3 3 So sánh điểm trung bình
* Kĩ năng GQVĐ là khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm
có được trước đó để thực hiện quá trình giải quyết một tình huống mới, theo một quy trình Để GQVĐ cần đến một hệ thống các kĩ năng Nhưng không có nghĩa là, cứ áp dụng các kĩ năng vào GQVĐ là sẽ thành công
* Dạy học PH và GQVĐ là quá trình DH, trong đó GV tạo ra tình huống VĐ,
điều khiển HS phát hiện và GQVĐ, thông qua đó mà kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác Có thể tiến hành dạy học PH và
GQVĐ trong môn toán ở tiểu học theo quy trình: i) GV đưa ra tình huống có VĐ; ii)
GV tổ chức cho học sinh PH và GQVĐ; iii) GV xác nhận kết quả GQVĐ và phát triển
1.4 Một số yếu tố lí luận liên quan đến dạy học phát hiện và GQVĐ
1.4.1 Dạy học phát hiện và GQVĐ trong quá trình dạy học
Mục này, luận án chỉ đề cập đến một số yếu tố lí luận có liên quan đến dạy học
PH và GQVĐ, trong đó nhấn mạnh:
- GV không phải là người chuyển tải kiến thức mà là người tạo ra tình huống để
HS hoạt động thiết lập các cấu trúc nhận thức cần thiết, là người tổ chức, chỉ đạo HS kiến tạo kiến thức, tự chiếm lĩnh nội dung GD
- HS là người đi học chứ không chỉ là người được dạy, không chỉ là học được cái
gì, điều quan trọng hơn là đã học được cái đó như thế nào, tức là học cách học, học việc học
- Sự quan tâm của GV đối với HS có ý nghĩa quan trọng trong việc khích lệ HS vươn lên trong học tập HS có ảnh hưởng đến phương pháp sư phạm của GV bởi tính
đa dạng trong nhân cách chứ không chỉ do sự không đồng đều về trí tuệ của HS
- Xu hướng chung của CT hiện đại là chuyển từ “tập trung vào nội dung” sang
“tập trung vào năng lực” Không thể mô tả một cách tổng quát cơ chế của việc học tập Luận án đề cập đến ba mô hình học tập: mô hình học tập theo thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo Mỗi cách tiếp cận lí thuyết học tập có giá trị riêng Dạy học PH và GQVĐ là sự vận dụng phối hợp các lí thuyết học tập một cách
hợp lí
1.4.2 Đặc điểm hoạt động trí tuệ của học sinh tiểu học trong học tập môn toán
Mục này, luận án đi sâu phân tích đặc điểm HĐ trí tuệ của HS tiểu học trong học tập môn toán, làm căn cứ cho các biện pháp nhằm hiện thực hoá quan điểm tiếp cận dạy học PH và GQVĐ mà luận án đề xuất Đặc điểm nổi bật trong TD của HS tiểu
Trang 96
học là: TD trực quan hình tượng là chủ đạo, ở đầu cấp mang tính cụ thể, ở cuối cấp
mang dần tính khái quát
1.5 Dạy học PH và GQVĐ trong mối quan hệ với các xu hướng DH khác
Trong mục này, luận án nêu quan niệm, đặc điểm, cách tiến hành DH của từng
xu hướng DH và chỉ ra mối quan hệ của chúng với dạy học PH và GQVĐ
Trong dạy học PH và GQVĐ, có thể ứng dụng có hiệu quả các xu hướng DH
khác, như: DH kiến tạo, DH hợp tác, DH khám phá, DH tương tác, DH theo dự án,
DH tập trung vào HS
Dạy học PH và GQVĐ có nhiều đặc điểm chung với các đặc điểm cơ bản của
các xu hướng DH khác, nhưng vẫn có nét đặc trưng riêng Nó đòi hỏi người học phải
tự nguyện, tự GD, tự chịu trách nhiệm với chính bản thân mình, không phủ nhận ảnh
hưởng của môi trường và vai trò của GV là người định hướng, khuyến khích, giúp đỡ
HS trong việc thực hiện phương pháp học
1.6 Cơ sở thực tiễn của dạy học phát hiện và GQVĐ
1.6.1 Tình hình chung về việc thực hiện chương trình GD môn toán ở tiểu học
Luận án đã nêu lên 9 đặc điểm cơ bản, trong đó nhấn mạnh: nhìn chung, CT,
nội dung học tập môn toán tiểu học không quá nhấn mạnh lí thuyết, tính hàn lâm mà
tăng cường HĐ thực hành, vận dụng và tính thực tiễn Tuy nhiên, những ý tưởng của
CT, SGK, không phải mọi GV tiểu học đều thực hiện được Luận án đã đưa ra minh
chứng cho nhận định này bằng kết quả nghiên cứu của chính tác giả và trích dẫn kết
quả của những nghiên cứu khác có quy mô quốc gia Kết luận rút ra là: công tác quản
lí, chỉ đạo còn hạn chế, chưa chú ý đúng mức đến việc thực hiện GD toàn diện; CT,
SGK tiểu học là phù hợp với HS, khả thi với GV; còn một bộ phận không ít GV chưa
nắm được ý đồ của SGK, kĩ năng sư phạm chưa cao; HS chưa học tập tích cực; môi
trường GD chưa được quan tâm đúng với vai trò của nó; Cơ sở vật chất, thiết bị GD
chưa đáp ứng kịp thời; Xã hội còn có cách nhìn chưa thật đầy đủ về chất lượng GD và
đánh giáGD
1.6.2 Thực tiễn sử dụng dạy học phát hiện và GQVĐ trong DH toán tiểu học
Mục này, luận án trình bày kết quả điều tra, khảo sát và phân tích nguyên nhân
việc sử dụng dạy học PH và GQVĐ trong DH toán tiểu học đối với 773 GV, cán bộ
quản lí GD đang theo học các lớp đào tạo GV tiểu học có trình độ đại học (hệ từ xa và
tại chức), đại diện cho các vùng miền trong cả nước Một số kết luận đáng chú ý:
19
Với đề kiểm tra này, có thể đánh giá:
- Nếu HS không viết được phép tính, hoặc viết cả các phép tính 1 + 4 = 5; 4 + 1= 5, chứng tỏ kĩ năng quan sát của HS chưa tốt
- Nếu HS viết được một trong hai phép tính: 2 + 3 = 5; 3 + 2 = 5, chứng tỏ kĩ năng GQVĐ của HS ở mức trung bình
- Nếu HS viết được cả hai phép tính 2 + 3 = 5; 3 + 2 = 5, chứng tỏ kĩ năng GQVĐ của HS đạt mức khá, giỏi
Viết được nhiều phép tính đúng, chứng tỏ HS có kĩ năng quan sát tốt, kĩ năng tổng hợp phát triển
Sau khi phân tích qua các ví dụ, luận án nêu kết luận: đánh giá năng lực GQVĐ của HS là vấn đề khó, đòi hỏi GV không những phải đưa ra được nội dung kiểm tra hợp lí mà đòi hỏi người GV phải tỉ mỉ và có phương pháp đánh giá
3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm
Việc đánh giá kết quả TN được tiến hành như sau:
- Đúc kết và phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê toán học
- Kiểm định giả thiết thống kê
3.3.1 Đánh giá định lượng
0 20 40 60 80 100
1TN (lần 1) 1ĐC (lần 1) 1TN (lần 2) 1ĐC (lần 2)
0 20 40 60 80 100
4 TN (lần 1) 4ĐC (lần 1)
4 TN (lần 2) 4ĐC (lần 2)
Hình 3.1 Tổng hợp kết quả thực nghiệm ở lớp Một
Hình 3.2 Tổng hợp kết quả thực nghiệm ở lớp Bốn
Trang 10iii) Giáo viên xác nhận kết quả GQVĐ
- Học sinh nêu kết quả và cách làm
- Tổ chức cho học sinh tự đánh giá bằng cách đối chiếu với bài làm đúng
- Lưu ý học sinh, nếu biết 2 số thì tìm được tổng, nếu cho biết tổng và một số
thì tìm được số kia
VĐ5: Chuẩn bị cho học giải toán
i) Giáo viên nêu vấn đề: GV đưa tranh, HS quan
sát, trả lời câu hỏi: Hiểu tranh này như thế nào?
ii) Học sinh phát hiện và GQVĐ
- Học sinh phát hiện: Phép tính nào là thích hợp
- Định hướng: Dựa vào ý nghĩa của tranh
iii) Giáo viên xác nhận kết quả GQVĐ
- Học sinh giải thích cách làm của mình và đặt lời cho bài toán
- Giáo viên lưu ý: có nhiều phép tính, cần giải thích vì sao có phép tính đó
Dụng ý sư phạm: Trước khi học bài này, HS đã được học bảng cộng trong phạm
vi 3, bảng cộng trong phạm vi 4, đã có được một số kĩ năng như: quan sát tranh, biết
thể hiện phép tính cộng bằng hình thức khác Học sinh đã biết đọc, viết số 5, tuy
nhiên, cấu tạo số 5 chưa chính thức được đề cập đến VĐ1 đưa ra nhằm mục tiêu: dựa
vào kiến thức, kĩ năng đã được học ở các bài học trước, HS tự nêu được cấu tạo của số
5 Chúng tôi thay đổi cách nêu VĐ, nhằm tạo điều kiện để HS suy nghĩ, tránh sự lặp
lại như SGK, nhưng không làm thay đổi bản chất của VĐ Làm như vậy, kĩ năng quan
sát, đọc, hiểu VĐ của HS có cơ hội được rèn luyện HS cần hiểu, trong hộp đã có 4
viên bi, 2 viên bi, mũi tên, hiểu là thêm vào Phép tính và hình vẽ có mối liên hệ gì
không?
Có thể kiểm tra kết quả học tập của HS sau tiết học, với đề:
Nhìn hình vẽ, viết các phép tính thích hợp
2
3
trong DH môn toán ở tiểu học, dạy học PH và GQVĐ chưa được GV quan tâm một cách đầy đủ về lí luận và ít được sử dụng GV tiểu học thực sự có nhu cầu được bồi dưỡng về kiến thức, về chuyên môn, nhất là dạy học PH và GQVĐ
1.6.3 Khả nănng hoạt động phát hiện và GQVĐ của học sinh tiểu học trong học tập môn toán
Trong mục này, luận án trình bày một số kết quả nghiên cứu dựa trên quan sát thực tiễn về một số khó khăn của HS tiểu học trong hoạt động PH và GQVĐ và những nguyên nhân chủ yếu, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng PH
và GQVĐ Đáng chú ý là: HS đầu cấp, nhất là HS lớp Một, hoạt động PH và GQVĐ không kém hơn, thậm chí còn nhiều hơn, “tự nhiên” hơn, so với HS các lớp cuối cấp
HS càng nhỏ tuổi, càng ít ngần ngại trong sáng tạo, “sáng tạo một cách vô tư” Chẳng hạn, khi GV hỏi “hiểu tranh này như thế nào”(hình bên), có
HS trả lời “hai gồm năm và mấy” Hỏi tiếp “vì sao”, em cười
và lấy tay che miệng Có lẽ, em nhận thấy mình trả lời chưa
đúng, nhưng được GV khơi tiếp dòng suy nghĩ, chứ không phải là lời chê bai, nên “sai mà vẫn vui” Đây là một trong những cơ sở để chúng tôi
đề xuất biện pháp “tạo môi trường để mọi thành viên đều phát triển”
Kết luận chương 1 1) Dạy học nêu VĐ không phải là tư tưởng GD mới mẻ, nhưng chưa có nhiều những nghiên cứu ứng dụng một cách đầy đủ vào những lĩnh vực DH cụ thể Dạy học
PH và GQVĐ có nhiều cách tiếp cận, cách tiếp cận từ mục tiêu và năng lực là phù hợp với lí luận DH hiện đại và đáp ứng được nhu cầu đổi mới GD Việt Nam hiện nay
2) Học sinh tiểu học có tiềm năng hoạt động PH và GQVĐ, nó khác với HS ở cấp học khác Trước khi đến trường, các em đều mang trong mình những khả năng HĐ, hứng thú và hồn nhiên Vì vậy, GV cần biết tổ chức môi trường học tập để phát huy được tiềm năng này của bản thân mỗi HS trong học tập
3) Trong những năm qua, sự nghiệp GD đã có nhiều đổi mới và đạt được một
số kết quả, tuy nhiên, chưa đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội Việc nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, bản sắc nghề nghiệp cho GV nói chung,
GV tiểu học nói riêng là VĐ bức thiết
2
5