0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀ VẬN DỤNG TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN CÔNG NGHỆ (Trang 26 -27 )

Công trình nghiên cứu này đã đạt được những kết quả như sau: 1) Phát triển được những luận điểm cơ bản về DHTDA làm cơ sở cho việc vận dụng trong đào tạo GV KTGĐ, cũng như trong dạy học nói chung, bao gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại và tiến trình DHTDA. 2) Đề xuất các phương án vận dụng, xác định được các dạng dự án đặc thù và xây dựng tiến trình DHTDA trong đào tạo GV KTGĐ. Những đề

xuất này có thể áp dụng trong đào tạo GV môn Công nghệ nói chung. Những kết quả nghiên cứu lý luận đã được thử nghiệm qua thực nghiệm sư phạm đã khẳng định giả thuyết nghiên cứu. Vận dụng DHTDA phát huy tính tích cực học tập, góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. Kết quả nghiên cứu theo PP chuyên gia cũng đánh giá tích cực kết quả nghiên cứu của công trình.

Các kết quả nghiên cứu của công trình nghiên cứu này góp phần xây dựng cơ sở lý luận và định hướng vận dụng DHTDA trong đào tạo GV KTGĐ. Những kết quả này có thểđược vận dụng trong thực tiễn đào tạo GV KTGĐ trong việc cải tiến chương trình, đổi mới PPDH trong đào tạo GV KTGĐ, góp phần cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng đào tạo GV KTGĐ. Những quan điểm lý thuyết cơ bản về DHTDA của luận án có thể được tham khảo vận dụng trong lĩnh vực đào tạo giáo viên cũng như giáo dục phổ thông nói chung.

Nhng vn đề còn m

Liên quan đến việc nghiên cứu đề tài này, những vấn đề sau đây cần

1) Luận án không đề cập riêng về lý luận của việc đánh giá DHTDA mà chỉ vận dụng trong việc đánh giá thực nghiệm, trong đó quan điểm

đánh giá được lựa chọn là đánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm. 2) Việc vận dụng DHTDA trong đào tạo GV KTGĐ trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau như may mặc, trang trí nội thất… có thể được nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu chuyên biệt khác.

3) Việc cải tiến chương trình đào tạo GV KTGĐ nhằm vận dụng tối ưu DHTDA cần được thực hiện được trong những nghiên cứu, đề tài riêng về xây dựng chương trình, quy chế đào tạo.

4) Trong nghiên cứu lý thuyết chung về DHTDA, luận án chú ý đến các kiến thức liên quan như khái niệm, đặc điểm, phân loại và quy trình dự

án, cũng như một số kiến thức chung về quản lý dự án; tuy nhiên không

đi sâu tiếp cận theo hướng chuyển giao tri thức của khoa học quản lý dự

án vào DHTDA. Hướng tiếp cận này cần những nghiên cứu chuyên biệt.

Đề xut

1) Bồi dưỡng đội ngũ GV về lý thuyết và thực tiễn về DHTDH, khả

năng vận dụng trong lĩnh vực chuyên môn, nhận thức được DHTDA là một con đường quan trọng để khắc phục những nhược điểm của dạy học truyền thống, góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng đào tạo.

2) Khuyến khích việc vận dụng DHTDA trong các đơn vị chuyên môn thông qua các sinh hoạt khoa học: nghiên cứu lý luận, xây dựng các chủ đề dự án phù hợp, triển khai vận dụng và rút kinh nghiệm.

3) Tăng cường sự cộng tác làm việc của đội ngũ GV, kể cả các giáo viên thuộc các chuyên ngành khác nhau và lực lượng cán bộ quản lý.

4) Tạo điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí cần thiết cũng như các mối liên kết với các cơ sở kinh tế - xã hội, giáo dục để thực hiện các dự án học tập trong đào tạo.

5) Cải tiến chương trình, và quy chế đào tạo để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng DHTDA. Dành một số đơn vị học trình độc lập cho việc thực hiện DHTDA để có thể thực hiện các dự án lớn, trong đó điểm

Một phần của tài liệu DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀ VẬN DỤNG TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN CÔNG NGHỆ (Trang 26 -27 )

×