Luận văn thạc sĩ năm 2011 Đề tài: Nghiên cứu sự phân bố ứng suất nhiệt trên thành xylanh động cơ 4 kỳ bằng phương pháp phần tử hữu hạn Xylanh là chi tiết không thể thiếu được trong ĐCĐT, xylanh được lắp trong khối xylanh và xung quanh được định vị bởi các gờ định vị, một đầu tiếp xúc với nắp xylanh, một đầu tự do. Xylanh cùng với piston và nắp xylanh tạo thành buồng đốt của động cơ. Trong quá trình làm việc, xylanh chịu áp suất và nhiệt độ rất lớn do hỗn hợp cháy sinh ra, gây ra ứng suất trong lòng xylanh, từ đó gây ra hư hỏng xylanh. Với đề tài “Nghiên cứu sự phân bố ứng suất nhiệt trên thành xylanh động cơ 4 kỳ bằng phương pháp phần tử hữu hạn”, chúng tôi mong muốn xác định trường nhiệt độ và ứng suất nhiệt trên thành xylanh động cơ 4 kỳ, từ đó đưa ra các khuyến cáo để có quy trình chế tạo cũng như sử dụng một cách hợp lý hơn. Sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn với sự hỗ trợ của phần mềm ANSYS, tôi đã tính toán và xác định trường nhiệt độ và ứng suất trên thành xylanh động cơ 4 kỳ D12 (loại 195S)với kết quả nhìn chung phù hợp với thực tế.Do thời gian và tài liệu có hạn, đề tài tập trung tính toán cho quá trình cháy-giãn nở khi động cơ hoạt động ổn địnhvì đây là quá trình làm việc nguy hiểm nhất của động cơ. Luận văn gồm có 6chương được cấu trúc như sau: Chương 1- Mở đầu: Nêu lên tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiêncứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Trình bày tổng quan về kết cấu và ứng suất nhiệt trongxylanh động cơ 4 kỳ. Chương 3: Trình bày mô hình tính ứng suất nhiệt trong xylanh động cơ 4 kỳ. Chương 4: Trình bày cơ sở phương pháp phần tử hữu hạn tính ứng suất nhiệt. Chương 5: Áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn tính ứng suất xylanh động cơ D12 (loại 195S) với sự hỗ trợ của phần mềm ANSYS, so sánh với kết quả tính bằng phương pháp truyền thống. Chương 6: Kết luận: Đưa ra các kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài đồng thời đưa ra các kiến nghị và hướng phát triển của đề tài. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay ởnước ta cũng như trên thế giới, mặc dù xuất hiện nhiều loại động cơ như động cơ phản lực, tuabin khí, nhưng ĐCĐTkiểu xilanh - piston vẫn là một thiết bị động lực chủ yếu được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực như công nghiệp, giao thông vận tải, Độ bền và tuổi thọ của động cơ phụ thuộc điều kiện làm việc (làm việc trong điều kiện sóng gió, bão tố ) và trình độ khai khác động cơnhư vận hành không đúng quy trình:thay đổi tải đột ngột, khởi động động cơ từ trạng thái nguội, chạy quá tải, không sửa chữađúng định kỳ, . Trong quá trình làm việc, những chi tiết như nắp xilanh, xilanh, piston, xécmăng luôn tiếp xúc trực tiếp với khí cháy có nhiệt độ và áp suất rất cao và thay đổi theo chu kỳ, giá trị của chúng phụ thuộc vào vòng quay, phụ tải, góc phun sớm nhiên liệu vì vậy các chi tiết này chịu ứng suất cơ –nhiệt lớn và luôn luôn thay đổi. Thực tế cho thấy nhóm chi tiết xilanh –piston –xécmăng thường bị hỏng sớm nhất trong số các chi tiết chính của động cơ như nứt xilanh, bó piston, trong lúc khởi động hoặc đang khai thác. Và những hư hỏng này thường chỉ xuất hiện tại những khu vực nhất định trên chi tiết, những khu vực này được xem là chịu tải nặng nề nhất. Điều kiện đặt ra với những người nghiên cứu là tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử lý chúng. Vì vậy vấn đề nghiên cứu trường ứng suất nhiệt trên thành xilanh là rất cần thiết nhằm giải quyết ngày càng chính xác hơn bài toán trạng thái ứng suất và biến dạng của xilanh để tăng tuổi thọ cho động cơ. Mặc dù đã có nhiều phương pháp tính ứng suất và biến dạng của xilanh, các phương pháp này trong nhiều trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về mức độ chính xác do sử dụng các mô hình tínhkhá xa với thực tế. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu sự phân bố ứng suất nhiệt trên thành xylanh động cơ 4 kỳ bằng phương pháp phần tử hữu hạn”. 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Tình hình nghiên cứu trong nước Theo tôi được biết, hiện tại trong nướcchưa có công trình nghiên cứu về đề tài luận văn mà chỉ có một số công trình nghiên cứu các chi tiết chịu nhiệt khác của ĐCĐT như trong Luận văn thạc sỹ kỹ thuật của Trần An Xuân, với mục đích tính ứng suất và biến dạng của piston ĐCĐT bằng PP PTHH. [13] Tình hình nghiên cứu trên thế giới Hiện nay trên thế giới có rất ít công trình nghiên cứu tính ứng suất nhiệt trên thành xylanh của ĐCĐT, như nghiên cứu của K. S. Lee and D. N. Assanis, được tiến hành trên đối tượng là xylanh được chế tạo bằng vật liệu thạch anh và tính toán ở hai chế độ hoạt động của động cơ (chế độ ổn định và chế độ tức thời) để tìm ra điều kiện biên tối ưu. Tác giả ứng dụng PP PTHH để xác định phân bố nhiệt độ và ứng suất. Kết quả nghiên cứu này đã được đối chiếu với kết quả đo đạt và các số liệu được nghiên cứu trước đó. Theo nghiên cứu này, để giảm giá trị ứng suất, có 3 cách thức làm mát cho xylanh: đối lưu tự nhiên, đối lưu cưỡng bức mức độ bình thường và đối lưu cưỡng bức mạnh. Lực ma sát, áp suất buồng đốt được xét đến khi tính ứng suất cơ. Chiều dày thành xylanh được thay đổi để tìm ra chiều dày tối ưu. Theo kết quả nghiên cứu, giá trị lớn nhất đạt tại mép trong xylanh tiếp giáp với nắp quy lát, l àm mát bên ngoài xylanh bằng đối lưu cưỡng bức là phương pháp rất hiệu quả để giảm ứng suất nhiệt lớn nhất trên thành xylanh. Tuy nhiên, nhiệt độ lớn nhất gần bằng nhiệt độ cho phép của thạch anh. Mặt khác, xylanh thạch anh được làm mát bằng đối lưu cưỡng bức mạnh có thể hoạt động với hệ số an toàn khoảng 2.7. [14] Ngoài ra có rất nhiều côngtrình nghiên cứu các chi tiết chịu nhiệt khác của động cơ như: -Nghiên cứu của Pramote Dechaumphai và Wiroj Lim thuộc Đại học Chulalongkorn (Thái Lan): Tính ứng suất nhiệt của piston ĐCĐT bằng PP PTHH.[15] -Nghiên cứu của R. Tichánek, M. Španiel, M. Diviš: Phân tích ứng suất kết cấu đầu xylanh động cơ C/28, bài toán được tính bằng PP PTHH với sự hỗ trợ của phần mềm ABAQUS.[16] -Nghiên cứu của Miroslav Španiel, Radek Tichánek: tác giả sử dụng PP PTHH để phân tích ứng suất cơ và nhiệt ở chế độ nhiệt ổn định của động cơ diesel hoạt động ở Mecca.[17] 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu cơ sở lý thuyết tính toán phân bố ứng suất nhiệt trong kết cấu chịu tải nhiệt nói chung và kết cấu xylanh động cơ 4 kỳ nói riêng theo phương pháp phần tử hữu hạn. - Nghiên cứu sử dụng phần mềm phần tử hữu hạn (sử dụng cho mục đích chung) để xác định sự phân bố nhiệt độ và ứng suất trong kết cấu xylanh động cơ 4 kỳ. - Đưa ra một số đề xuất cho nhà chế tạo động cơ và người sử dụng. 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài đượcnghiên cứu trên xylanh động cơ 4 kỳ. Thực tế trong quá trình làm việc động cơ hoạt động ở nhiều chế độ khác nhau: chế độ khởi động, chế độ hoạt động ổn định, chế độ ngừng đột ngột động cơ, chế độ thay đổi tải, chế độ quá tải. Trong đó chế độ hoạt động ổn định chiếm nhiều thời gian l àm việc nhất của động cơ. Trong các quá trình hoạt động của động cơ (nạp, nén, cháy -giãn nở, xả) thì quá trình cháy -giãn nở gây ra hư hỏng lớn nhất cho động cơ, đây là quá trình làm việc nguy hiểm nhất. Do thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu quá trình cháy -giãn nở trong trường hợp động cơ hoạt động ở chế độ ổn định. 1.5. PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU Từ các thông số kỹ thuật và kết cấu của động cơ 4 kỳ, tính toán các quá trình nhiệt động, vẽ các đồ thị nhiệtđộ và áp suất của chu trình công tác của động cơ, từ đó tính nhiệt độ trung bình của hỗn hợp khí tại các vị trí được chọn thông qua các đồ thị nhiệt độ của hỗn hợp khí tại vị trí xét. Áp dụng công thức Haizenbek tính hệ số trao đổi nhiệt từ khí đến vách xylanh tại các vị trí được chọn tính trong từng thời điểm khác nhau và tính hệ số trao đổi nhiệt giữa vách xylanh với nước làm mát. Sau khi tính toán đầy đủ các thông số đầu vào, ta xây dựng mô hình tính trên cơ sở áp dụng PPPTHH (sử dụng phần mềm ANSYS) đểxác định trường nhiệt độ và ứng suất nhiệt trên thành xylanh. 1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học - Hoàn thiện phương pháp tính cho bài toán xác định trường nhiệt độ, ứng suất nhiệt và biến dạng nhiệt của xylanh động cơ 4 kỳ nói riêng và ĐCĐT nói chung. - Tạo tiền đề ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn giải quyết các bài toán tính ứng suất và biến dạng của các chi tiết chịu nhiệt của ĐCĐT. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định chính xác hơn phân bố nhiệt độ và ứng suất nhiệt trên thành xylanh động cơ D12 (loại 195S), từ đó đưa ra các khuyến cáo đến nhà chế tạo và người sử dụng. - Các kết quả tính toán mô phỏng mang tính trực quan sinh cung cấp t ư liệu cho giảng dạy chuyên ngành ĐCĐT. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU VÀ ỨNG SUẤT NHIỆT TRONG XYLANH ĐỘNG CƠ 4 KỲ 2.1. KẾT CẤU VÀ VẬT LIỆU CỦA XYLANH ĐỘNG CƠ 4 KỲ Lót xylanh là chi tiết tròn xoay được lắp trong lòng khối xylanh của động cơ và tiếp xúc với khối xylanh và nắp xylanh. Do đó ứng suất nhiệt sinh ra ở lót xylanh cũng phần nào chịu ảnh hưởng của kết cấu cũng như vật liệu của khối xylanh và nắp xylanh. Nên ngoài việc nghiên cứu cấu trúc và vật liệu của lót xylanh thì ta cũng phải xét đến cấu trúc và vật liệu của khối xylanh và nắp xylanh. 2.1.1. Lót xylanh Lót xylanh là một chi tiết máy có dạng ống, được lắp vào thân máy nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ của thân máy. Kết cấu của thân máy phụ thuộc rất nhiều v ào kiểu lót xylanh. Trong quá trình làm việc lót xylanh chịu tác dụng của tải trọng cơ, nhiệt lớn và bị mài mòn. Lót xylanh cũng cần phải đảm bảo khả năng giãn nở nhiệt theo hướng trục cũng như theo hướng kính. Dựa vào kết cấu của xylanh người ta chia xylanh thành các loại sau: ã Lót xylanh khô:Là loại ống lót lắp vào trong lỗ xylanh, mặt ngoài của ống lót tiếp xúc với mặt lỗ xylanh, không tiếp xúc với nước làm mát (hình 2.1a): Lót xylanh khô có thể lắp trên suốt chiều dài xylanh nhưng cũng có thể chỉ đóng lót ngắn ở đoạn gần ĐCT, chỗ bị mòn nhiều nhất. Từ đặc điểm lắp ghép trên, lót xylanh khô có độ cứng vững lớn, nên có thể làm mỏng và do đó tốn ít vật liệu quý; lót xylanh khô không tiếp xúc với nước làm mát do đó không sợ rò rỉ nước và lọt khí. ã Lót xylanh ướt:Đây là loại được dùng phổ biến hiện nay. Lót được lắp vào vỏ thân, mặt ngoài của lót xylanh tiếp xúc với nước làm mát (hình 2.1b). Khi thiết kế lót xylanh ướt cần phải xét đến các vấn đề sau:
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Tàu Thủy
Mã số: 60.52.32
GV hướng dẫn: TS Quách Hoài Nam
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ngày tháng… năm 2011
Tác giả luận văn
Ngô Trọng Lượng
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU VÀ ỨNG SUẤT NHIỆT TRONG XYLANH ĐỘNG CƠ 4 KỲ 5
2.1 KẾT CẤU VÀ VẬT LIỆU CỦA XYLANH ĐỘNG CƠ 4 KỲ 5
2.1.1 Lót xylanh 5
2.1.2 Nắp xylanh 10
2.1.3 Khối xylanh 11
2.2 ỨNG SUẤT NHIỆT XYLANH ĐỘNG CƠ 4 KỲ 12
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG SUẤT NHIỆT CỦA XYLANH 13
2.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố kết cấu 13
2.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố sử dụng 14
2.4 ỨNG SUẤT NHIỆT TRONG ĐỘNG CƠ Ở CÁC CHẾ ĐỘ CHUYỂN TIẾP 16
Trang 42.4.1 Chế độ khởi động 16
2.4.2 Chế độ ngừng đột ngột động cơ 16
2.4.3 Chế độ thay đổi tải 17
Chương 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH ỨNG SUẤT NHIỆT TRONG XYLANH ĐỘNG CƠ 4KỲ 18
3.1 MÔ HÌNH KẾT CẤU 18
3.1.1 Nguyên tắc mô hình hóa 18
3.1.2 Các giả thiết 19
3.1.3 Điều kiện biên 19
3.2 CHU TRÌNH NHIỆT THỰC TẾ CỦA ĐỘNG CƠ 4 KỲ 21
3.2.1 Chu trình nhiệt thực tế của động cơ 4 kỳ 21
3.2.2 Nhiệt độ và áp suất trong chu trình nhiệt thực tế của động cơ 4 kỳ 22
3.2.3 Xây dựng đồ thị T-ϕ và tính nhiệt độ trung bình của khí tại điểm bất kỳ trên thành xylanh của động cơ 4 kỳ 27
3.2.4 Sự phân bố nhiệt độ theo chiều dày thành xylanh động cơ 4 kỳ 27
3.3 TRAO ĐỔI NHIỆT TỪ KHÍ CHÁY ĐẾN NƯỚC LÀM MÁT 29
3.3.1 Trao đổi nhiệt giữa khí cháy với vách trong của xylanh 29
3.3.2 Trao đổi nhiệt giữa vách ngoài của xylanh với nước làm mát 30
Chương 4: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN TÍNH ỨNG SUẤT NHIỆT 34
4.1 BÀI TOÁN DẪN NHIỆT HAI CHIỀU 34
4.1.1 Phương trình vi phân quá trình dẫn nhiệt hai chiều 34
4.1.2 Điều kiện biên 35
4.1.3 Phần tử tam giác 35
4.1.4 Xây dựng phiếm hàm 37
Trang 54.2 PHẦN MỀM ANSYS TRONG TÍNH TOÁN ỨNG SUẤT NHIỆT 41
4.2.1 Tính ứng suất nhiệt theo ANSYS 41
4.2.2 Chọn kiểu phần tử 45
Chương 5: KẾT QUẢ ÁP DỤNG VÀ THẢO LUẬN 49
5.1 GIỚI THIỆU ĐỘNG CƠ D12 49
5.1.1 Kết cấu động cơ D12 49
5.1.2 Thông số kỹ thuật động cơ D 50
5.2.TÍNH CHU TRÌNH NHIỆT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ D12 51
5.3 NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CỦA HỖN HỢP KHÍ TẠI VỊ TRÍ XÉT 53
5.3.1 Xét vị trí của piston tại các điểm xét 53
5.3.2 Đồ thị T – φ tại các vị trí xét 53
5.3.3 Nhiệt độ trung bình hỗn hợp khí tại các điểm xét 57
5.4.TÍNH HỆ SỐ TRAO ĐỔI NHIỆT 57
5.4.1 Tính hệ số trao đổi nhiệt từ khí đến vách xylanh 57
5.4.2 Tính hệ số trao đổi nhiệt giữa ống lót xylanh với nước làm mát 59
5.5 KẾT QUẢ TÍNH ỨNG SUẤT NHIỆT TRONG XYLANH ĐỘNG CƠ D12 THEO PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN 60
5.6 KẾT QUẢ TÍNH ỨNG SUẤT NHIỆT TRONG XYLANH ĐỘNG CƠ D12 THEO PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG 68
5.7 THẢO LUẬN 89
KẾT LUẬN 91 PHỤ LỤC
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Xylanh là chi tiết không thể thiếu được trong ĐCĐT, xylanh được lắp trongkhối xylanh và xung quanh được định vị bởi các gờ định vị, một đầu tiếp xúc với nắpxylanh, một đầu tự do Xylanh cùng với piston và nắp xylanh tạo thành buồng đốt của
động cơ Trong quá trình làm việc, xylanh chịu áp suất và nhiệt độ rất lớn do hỗn hợp
cháy sinh ra, gây ra ứng suất trong lòng xylanh, từ đó gây ra hư hỏng xylanh Với đề
tài “Nghiên cứu sự phân bố ứng suất nhiệt trên thành xylanh động cơ 4 kỳ bằng phương pháp phần tử hữu hạn”, chúng tôi mong muốn xác định trường nhiệt độ và
ứng suất nhiệt trên thành xylanh động cơ 4 kỳ, từ đó đưa ra các khuyến cáo để có quy
trình chế tạo cũng như sử dụng một cách hợp lý hơn
Sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn với sự hỗ trợ của phần mềm ANSYS,tôi đã tính toán và xác định trường nhiệt độ và ứng suất trên thành xylanh động cơ 4 kỳD12 (loại 195S) với kết quả nhìn chung phù hợp với thực tế Do thời gian và tài liệu cóhạn, đề tài tập trung tính toán cho quá trình cháy-giãn nở khi động cơ hoạt động ổn
định vì đây là quá trình làm việc nguy hiểm nhất của động cơ
Luận văn gồm có 6 chương được cấu trúc như sau:
Chương 1- Mở đầu: Nêu lên tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề, ý nghĩa khoa học và
thực tiễn của đề tài
Chương 2: Trình bày tổng quan về kết cấu và ứng suất nhiệt trong xylanh động
cơ 4 kỳ
Chương 3: Trình bày mô hình tính ứng suất nhiệt trong xylanh động cơ 4 kỳ.
Chương 4: Trình bày cơ sở phương pháp phần tử hữu hạn tính ứng suất nhiệt.
Chương 5: Áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn tính ứng suất xylanh động
cơ D12 (loại 195S) với sự hỗ trợ của phần mềm ANSYS, so sánh với kết quả tính bằngphương pháp truyền thống
Chương 6: Kết luận: Đưa ra các kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài
đồng thời đưa ra các kiến nghị và hướng phát triển của đề tài
Trang 7Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa Kỹ Thuật Tàu Thủy trường Đại học Nha
Trang đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường
Ban giám hiệu trường Cao Đẳng Nghề Phú Yên đã tạo điều kiện cho tôi đượctham gia khóa học này
Sự biết ơn sâu sắc nhất tôi xin được giành cho thầy: TS.Quách Hoài Nam đã tậntình hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành đề tài này
Xin cảm ơn: Thầy PGS.TS.Quách Đình Liên, Thầy ThS.Mai Sơn Hải - Trưởng
bộ môn Kỹ thuật tàu thủy đã cho tôi những lời khuyên quí báu để công trình nghiêncứu được hoàn thành có chất lượng
Đặc biệt xin được ghi nhớ tình cảm, sự giúp đỡ của: quí thầy cô giáo trong khoa
Kỹ Thuật Tàu Thủy trường Đại học Nha Trang, gia đình và bạn bè luôn động viên,chia sẻ với tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày…… tháng……năm 2011
Học viên
Ngô Trọng Lượng
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ ĐƯỢC VIẾT TẮT
1 Cm Tốc độ trung bình của piston
4 ge Suất tiêu hao nhiên liệu
5 l Chiều dài thanh truyền
6 lt Chiều dài mặt trụ xylanh tiếp xúc nước làm mát
7 n Tốc độ quay định mức
8 n1 Chỉ số nén đa biến trung bình
9 n2 Chỉ số dãn nở đa biến trung bình
10 Ne Công suất động cơ
11 P Trọng lượng máy
12 Pa Áp suất cuối quá trình nạp
13 Pb Áp suất cuối quá trình giãn nở
14 Pc Áp suất cuối quá trình nén
15 Pf Áp suất phun nhiên liệu
16 Pe Áp suất có ích trung bình
17 Po Áp suất khí quyển
18 Pr Áp suất khí sót
19 Pz Áp suất cháy cực đại
20 Qh Nhiệt trị thấp của nhiên liệu dầu diesel
21 r Bán kính quay của trục khuỷu
22 S Hành trình pittông
23 SĐCT Khoảng cách từ nắp xylanh đến ĐCT
24 SZ Khoảng cách từ nắp xylanh đến điểm Z
25 Ta Nhiệt độ cuối quá trình nạp
26 Tb Nhiệt độ cuối quá trình giãn nở
Trang 927 Tc Nhiệt độ cuối quá trình nén
28 TK Nhiệt độ khí nạp
29 Tn Nhiệt độ nước làm mát
30 T0 Nhiệt độ khí quyển
31 Tr Nhiệt độ khí sót
32 Tz Nhiệt độ cuối quá trình đẳng áp
33 Vs Thể tích công tác của xylanh
34 Vc Thể tích buồng đốt
35 Va Thể tích toàn bộ của piston
36 Vz Thể tích khi piston ở vị trí mà áp suất lớn nhất
46 ρ Tỷ số giãn nở khi cháy
47 δ Hệ số giãn nở trong quá trình giãn nở
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các đặc trưng của vật liệu chế tạo các chi tiết chịu nhiệt động cơ 12
Bảng 3.1: Bảng giá trị áp suất và nhiệt độ trên đường cong nén 23
Bảng 3.2: Bảng giá trị áp suất và nhiệt độ trên đường cong giãn nở 24
Bảng 3.3 Chuyển vị của piston theo gqtk (từ ĐCT) 25
Bảng 4.1: Các kiểu phần tử nhiệt thông dụng trong ANSYS 43
Bảng 5.1: Đặc tính kỹ thuật động cơ D12 50
Bảng 5.2: Thông số kỹ thuật được chọn thêm 50
Bảng 5.3: Kết quả tính chu trình nhiệt động của D12 51
Bảng 5.4: Tọa độ các điểm xét 53
Bảng 5.5: Giá trị góc quay trục khuỷu khi đỉnh piston tại các điểm xét 53
Bảng 5.6: Nhiệt độ trung bình của hỗn hợp khí tại các điểm xét 57
Bảng 5.7: Tínhαmc tại các vi trí A, B, C, D, E khi đỉnh piston lần lượt chuyển động đến các điểm xét trong quá trình cháy - giãn nở 58
Bảng 5.8: Các đặc trưng vật liệu 60
Bảng 5.9: Kết quả tính ứng suất xylanh bằng PP PTHH 67
Bảng 5.10: Kết quả tính ứng suất xylanh bằng PPTT 70
Bảng 5.11: So sánh giá trị ứng suất tính theo PPPTHH và PPTT tại từng vị trí của đỉnh piston trong quá trình cháy - giãn nở 71
Bảng 5.12: So sánh giá trị ứng suất tính theo PPPTHH và PPTT tại cùng một vị trí trong toàn quá trình cháy-giãn nở 73
Bảng 5.13: So sánh giữa ƯSC (σc) và ƯSN (σt) trong quá trình cháy–giãn nở (tính theo PPPTHH) 75
Phụ Lục
Bảng 1: Áp suất và nhiệt độ trên đường cong nén Bảng 2: Áp suất và nhiệt độ trên đường cong giãn nở Bảng 3: Chuyển vị của piston theo góc quay trục khuỷu
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang 12Tên hình vẽ, đồ thị Trang
Hình 2.1: Các loại lót xylanh 6
Hình 2.2: Vị trí vai tựa của lót xylanh ướt 7
Hình 2.3: Các biện pháp tránh lọt khí xuống cacte 7
Hình 2.4: Các loại lót xylanh liền với nắp 8
Hình 2.5: Nắp xylanh 10
Hình 2.6: Bộ khung động cơ 11
Hình 2.7: Sơ đồ truyền nhiệt qua vách 14
Hình 2.8: Sơ đồ truyền nhiệt qua vách có chiều dày khác nhau khi cùng điều kiện truyền nhiệt (αn) 14
Hình 2.9: Sơ đồ truyền nhiệt qua vách khi tồn tại lớp cáu cặn về phía làm mát 15
Hình 3.1.a Kết cấu thành xylanh ướt 20
b Mô hình tính thành xylanh ướt 20
Hình 3.2.a Kết cấu thành xylanh ướt 20
b Mô hình tính thành xylanh ướt 20
Hình 3.3: Đồ thị công triển khai theo P-φ 26
Hình 3.4: Đồ thị triển khai theo T-φ 26
Hình 3.5: Sự phân lớp do biến đổi nhiệt trên thành xylanh 28
Hình 3.6: Sự phụ thuộc nhiệt độ bề mặt làm mát và HSTĐN vào nhiệt độ nước làm mát 31
Hình 4.1.a Mô hình bài toán dẫn nhiệt hai chiều 34
b Phân tố thể tích dẫn nhiệt 34
Hình 4.2 Các điều kiện biên của bài toán dẫn nhiệt hai chiều 35
Hình 4.3 Phần tử tam giác bậc nhất trong bài toán dẫn nhiệt 2 chiều 36
Hình 4.4 Điều kiện biên dẫn trên cạnh 2-3 của phần tử tam giác 39
Hình 4.5: Sơ đồ phân tích theo phương pháp nối tiếp 42
Hình 4.6: Sơ đồ phân tích theo phương pháp trực tiếp 45
Hình 4.7: Phần tử PLANE77 45
Hình 4.8: Phần tử PLANE82 47
Hình 5.1: Kết cấu động cơ D12 (mặt cắt ngang) 49
Hình 5.2: Đồ thị công triển khai P-φ của động cơ D12 52
Hình 5.3: Đồ thị công triển khai T-φ của động cơ D12 52
Trang 13Hình 5.4: Nhiệt độ của hỗn hợp khí tại điểm A trên thành xilanh theo gqtk 54
Hình 5.5: Nhiệt độ của hỗn hợp khí tại điểm B trên thành xilanh theo gqtk 55
Hình 5.6: Nhiệt độ của hỗn hợp khí tại điểm C trên thành xylanh theo gqtk 55
Hình 5.7: Nhiệt độ của hỗn hợp khí tại điểm D trên thành xylanh theo gqtk 56
Hình 5.8: Nhiệt độ của hỗn hợp khí tại điểm E trên thành xylanh theo gqtk 56
Hình 5.9: Phân bố nhiệt độ trung bình của hỗn hợp khí dọc theo thành xylanh 57
Hình 5.10: Lưới của mô hình PTHH 61
Hình 5.11: Trường nhiệt độ khi đỉnh piston tại A 61
Hình 5.12: Vectơ chỉ chiều gradient và dòng nhiệt khi đỉnh piston tại A 62
Hình 5.13: Trường ƯSN khi đỉnh piston tại A 62
Hình 5.14: Trường ƯSC khi đỉnh piston tại A 63
Hình 5.15: Trường ƯST khi đỉnh piston tại A 63
Hình 5.16: Phương pháp xác định∆t tại A trong quá trình cháy - giãn nở 69
Hình 5.17: Đồ thị ƯSN mặt trong khi đỉnh piston tại A kỳ cháy 76
Hình 5.18: Đồ thị ƯST mặt trong khi đỉnh piston tại A kỳ cháy 76
Hình 5.19: Đồ thị ƯSN mặt ngoài khi đỉnh piston tại A kỳ cháy 76
Hình 5.20: Đồ thị ƯST mặt ngoài khi đỉnh piston tại A kỳ cháy 76
Hình 5.21: Đồ thị ƯSN mặt trong khi đỉnh piston tại B kỳ cháy 77
Hình 5.22: Đồ thị ƯST mặt trong khi đỉnh piston tại B kỳ cháy 77
Hình 5.23: Đồ thị ƯSN mặt ngoài khi đỉnh piston tại B kỳ cháy 77
Hình 5.24: Đồ thị ƯST mặt ngoài khi đỉnh piston tại B kỳ cháy 77
Hình 5.25: Đồ thị ƯSN mặt trong khi đỉnh piston tại C kỳ cháy 78
Hình 5.26: Đồ thị ƯST mặt trong khi đỉnh piston tại C kỳ cháy 78
Hình 5.27: Đồ thị ƯSN mặt ngoài khi đỉnh piston tại C kỳ cháy 78
Hình 5.28: Đồ thị ƯST mặt ngoài khi đỉnh piston tại C kỳ cháy 78
Hình 5.29: Đồ thị ƯSN mặt trong khi đỉnh piston tại D kỳ cháy 79
Hình 5.30: Đồ thị ƯST mặt trong khi đỉnh piston tại D kỳ cháy 79
Hình 5.31: Đồ thị ƯSN mặt ngoài khi đỉnh piston tại D kỳ cháy 79
Hình 5.32: Đồ thị ƯST mặt ngoài khi đỉnh piston tại D kỳ cháy 79
Hình 5.33: Đồ thị ƯSN mặt trong khi đỉnh piston tại E kỳ cháy 80
Hình 5.34: Đồ thị ƯST mặt trong khi đỉnh piston tại E kỳ cháy 80
Hình 5.35: Đồ thị ƯSN mặt ngoài khi đỉnh piston tại E kỳ cháy 80
Trang 14Hình 5.36: Đồ thị ƯST mặt ngoài khi đỉnh piston tại E kỳ cháy 80
Hình 5.37: Đồ thị ƯSN mặt trong tại A kỳ cháy 81
Hình 5.38: Đồ thị ƯSN mặt trong tại A kỳ cháy 81
Hình 5.39: Đồ thị ƯSN mặt ngoài tại A kỳ cháy 81
Hình 5.40: Đồ thị ƯSN mặt ngoài tại A kỳ cháy 81
Hình 5.41: Đồ thị ƯSN mặt trong tại B kỳ cháy 82
Hình 5.42: Đồ thị ƯSN mặt trong tại B kỳ cháy 82
Hình 5.43: Đồ thị ƯSN mặt ngoài tại B kỳ cháy 82
Hình 5.44: Đồ thị ƯSN mặt ngoài tại B kỳ cháy 82
Hình 5.45: Đồ thị ƯSN mặt trong tại C kỳ cháy 83
Hình 5.46: Đồ thị ƯSN mặt trong tại C kỳ cháy 83
Hình 5.47: Đồ thị ƯSN mặt ngoài tại C kỳ cháy 83
Hình 5.48: Đồ thị ƯSN mặt ngoài tại C kỳ cháy 83
Hình 5.49: Đồ thị ƯSN mặt trong tại D kỳ cháy 84
Hình 5.50: Đồ thị ƯSN mặt trong tại D kỳ cháy 84
Hình 5.51: Đồ thị ƯSN mặt ngoài tại D kỳ cháy 84
Hình 5.52: Đồ thị ƯSN mặt ngoài tại D kỳ cháy 84
Hình 5.53: Đồ thị ƯSN mặt trong tại E kỳ cháy 85
Hình 5.54: Đồ thị ƯSN mặt trong tại E kỳ cháy 85
Hình 5.55: Đồ thị ƯSN mặt ngoài tại E kỳ cháy 85
Hình 5.56: Đồ thị ƯSN mặt ngoài tại E kỳ cháy 85
Hình 5.57: Đồ thị ƯSN và ƯSC mặt trong khi đỉnh psston tại A kỳ cháy 86
Hình 5.58: Đồ thị ƯSN và ƯSC mặt ngoài khi đỉnh psston tại A kỳ cháy 86
Hình 5.59: Đồ thị ƯSN và ƯSC mặt trong khi đỉnh psston tại B kỳ cháy 87
Hình 5.60: Đồ thị ƯSN và ƯSC mặt ngoài khi đỉnh psston tại B kỳ cháy 87
Hình 5.61: Đồ thị ƯSN và ƯSC mặt trong khi đỉnh psston tại C kỳ cháy 87
Hình 5.62: Đồ thị ƯSN và ƯSC mặt ngoài khi đỉnh psston tại C kỳ cháy 87
Hình 5.63: Đồ thị ƯSN và ƯSC mặt trong khi đỉnh psston tại D kỳ cháy 89
Hình 5.64: Đồ thị ƯSN và ƯSC mặt ngoài khi đỉnh psston tại D kỳ cháy 88
Hình 5.65: Đồ thị ƯSN và ƯSC mặt trong khi đỉnh psston tại E kỳ cháy 88
Hình 5.66: Đồ thị ƯSN và ƯSC mặt ngoài khi đỉnh psston tại E kỳ cháy 88
Trang 15CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay ở nước ta cũng như trên thế giới, mặc dù xuất hiện nhiều loại động cơ
như động cơ phản lực, tuabin khí,… nhưng ĐCĐT kiểu xilanh - piston vẫn là một thiết
bị động lực chủ yếu được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực như công nghiệp, giaothông vận tải,…
Độ bền và tuổi thọ của động cơ phụ thuộc điều kiện làm việc (làm việc trongđiều kiện sóng gió, bão tố …) và trình độ khai khác động cơ như vận hành không đúng
quy trình: thay đổi tải đột ngột, khởi động động cơ từ trạng thái nguội, chạy quá tải,không sửa chữa đúng định kỳ,…
Trong quá trình làm việc, những chi tiết như nắp xilanh, xilanh, piston,
xécmăng luôn tiếp xúc trực tiếp với khí cháy có nhiệt độ và áp suất rất cao và thay đổi
theo chu kỳ, giá trị của chúng phụ thuộc vào vòng quay, phụ tải, góc phun sớm nhiênliệu… vì vậy các chi tiết này chịu ứng suất cơ – nhiệt lớn và luôn luôn thay đổi Thực
tế cho thấy nhóm chi tiết xilanh – piston – xécmăng thường bị hỏng sớm nhất trong sốcác chi tiết chính của động cơ như nứt xilanh, bó piston,… trong lúc khởi động hoặc
đang khai thác Và những hư hỏng này thường chỉ xuất hiện tại những khu vực nhấtđịnh trên chi tiết, những khu vực này được xem là chịu tải nặng nề nhất Điều kiện đặt
ra với những người nghiên cứu là tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử lý chúng
Vì vậy vấn đề nghiên cứu trường ứng suất nhiệt trên thành xilanh là rất cần thiếtnhằm giải quyết ngày càng chính xác hơn bài toán trạng thái ứng suất và biến dạng của
xilanh để tăng tuổi thọ cho động cơ
Mặc dù đã có nhiều phương pháp tính ứng suất và biến dạng của xilanh, các
phương pháp này trong nhiều trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về
mức độ chính xác do sử dụng các mô hình tính khá xa với thực tế Vì vậy tôi chọn đề
tài: “Nghiên cứu sự phân bố ứng suất nhiệt trên thành xylanh động cơ 4 kỳ bằng
phương pháp phần tử hữu hạn”.
1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trang 16 Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo tôi được biết, hiện tại trong nước chưa có công trình nghiên cứu về đề tài
luận văn mà chỉ có một số công trình nghiên cứu các chi tiết chịu nhiệt khác của
ĐCĐT như trong Luận văn thạc sỹ kỹ thuật của Trần An Xuân, với mục đích tính ứng
suất và biến dạng của piston ĐCĐT bằng PP PTHH [13]
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có rất ít công trình nghiên cứu tính ứng suất nhiệt trênthành xylanh của ĐCĐT, như nghiên cứu của K S Lee and D N Assanis, được tiến
hành trên đối tượng là xylanh được chế tạo bằng vật liệu thạch anh và tính toán ở hai
chế độ hoạt động của động cơ (chế độ ổn định và chế độ tức thời) để tìm ra điều kiệnbiên tối ưu Tác giả ứng dụng PP PTHH để xác định phân bố nhiệt độ và ứng suất Kếtquả nghiên cứu này đã được đối chiếu với kết quả đo đạt và các số liệu được nghiêncứu trước đó Theo nghiên cứu này, để giảm giá trị ứng suất, có 3 cách thức làm mát
cho xylanh: đối lưu tự nhiên, đối lưu cưỡng bức mức độ bình thường và đối lưu cưỡng
bức mạnh Lực ma sát, áp suất buồng đốt được xét đến khi tính ứng suất cơ Chiều dày
thành xylanh được thay đổi để tìm ra chiều dày tối ưu Theo kết quả nghiên cứu, giá trị
lớn nhất đạt tại mép trong xylanh tiếp giáp với nắp quy lát, làm mát bên ngoài xylanhbằng đối lưu cưỡng bức là phương pháp rất hiệu quả để giảm ứng suất nhiệt lớn nhấttrên thành xylanh Tuy nhiên, nhiệt độ lớn nhất gần bằng nhiệt độ cho phép của thạchanh Mặt khác, xylanh thạch anh được làm mát bằng đối lưu cưỡng bức mạnh có thểhoạt động với hệ số an toàn khoảng 2.7 [14]
Ngoài ra có rất nhiều công trình nghiên cứu các chi tiết chịu nhiệt khác của
động cơ như:
- Nghiên cứu của Pramote Dechaumphai và Wiroj Lim thuộc Đại họcChulalongkorn (Thái Lan): Tính ứng suất nhiệt của piston ĐCĐT bằng PP PTHH [15]
- Nghiên cứu của R Tichánek, M Španiel, M Diviš: Phân tích ứng suất kết cấu
đầu xylanh động cơ C/28, bài toán được tính bằng PP PTHH với sự hỗ trợ của phần
mềm ABAQUS [16]
- Nghiên cứu của Miroslav Španiel, Radek Tichánek: tác giả sử dụng PP PTHH
để phân tích ứng suất cơ và nhiệt ở chế độ nhiệt ổn định của động cơ diesel hoạt động
Trang 17ở Mecca [17]
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết tính toán phân bố ứng suất nhiệt trong kết cấu chịu tảinhiệt nói chung và kết cấu xylanh động cơ 4 kỳ nói riêng theo phương pháp phần tửhữu hạn
- Nghiên cứu sử dụng phần mềm phần tử hữu hạn (sử dụng cho mục đích chung)
để xác định sự phân bố nhiệt độ và ứng suất trong kết cấu xylanh động cơ 4 kỳ
- Đưa ra một số đề xuất cho nhà chế tạo động cơ và người sử dụng
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu trên xylanh động cơ 4 kỳ Thực tế trong quá trình làm
việc động cơ hoạt động ở nhiều chế độ khác nhau: chế độ khởi động, chế độ hoạt động
ổn định, chế độ ngừng đột ngột động cơ, chế độ thay đổi tải, chế độ quá tải Trong đó
chế độ hoạt động ổn định chiếm nhiều thời gian làm việc nhất của động cơ Trong cácquá trình hoạt động của động cơ (nạp, nén, cháy - giãn nở, xả) thì quá trình cháy - giãn
nở gây ra hư hỏng lớn nhất cho động cơ, đây là quá trình làm việc nguy hiểm nhất Dothời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu quá trình cháy - giãn nở trong
trường hợp động cơ hoạt động ở chế độ ổn định
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ các thông số kỹ thuật và kết cấu của động cơ 4 kỳ, tính toán các quá trìnhnhiệt động, vẽ các đồ thị nhiệt độ và áp suất của chu trình công tác của động cơ, từ đótính nhiệt độ trung bình của hỗn hợp khí tại các vị trí được chọn thông qua các đồ thịnhiệt độ của hỗn hợp khí tại vị trí xét Áp dụng công thức Haizenbek tính hệ số trao
đổi nhiệt từ khí đến vách xylanh tại các vị trí được chọn tính trong từng thời điểm khác
nhau và tính hệ số trao đổi nhiệt giữa vách xylanh với nước làm mát Sau khi tính toán
đầy đủ các thông số đầu vào, ta xây dựng mô hình tính trên cơ sở áp dụng PPPTHH
Trang 18(sử dụng phần mềm ANSYS) để xác định trường nhiệt độ và ứng suất nhiệt trên thànhxylanh.
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học
- Hoàn thiện phương pháp tính cho bài toán xác định trường nhiệt độ, ứng suấtnhiệt và biến dạng nhiệt của xylanh động cơ 4 kỳ nói riêng và ĐCĐT nói chung
- Tạo tiền đề ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn giải quyết các bài toán tính
ứng suất và biến dạng của các chi tiết chịu nhiệt của ĐCĐT
Trang 19CHƯƠNG 2TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU VÀ ỨNG SUẤT NHIỆT TRONG
XYLANH ĐỘNG CƠ 4 KỲ
2.1 KẾT CẤU VÀ VẬT LIỆU CỦA XYLANH ĐỘNG CƠ 4 KỲ
Lót xylanh là chi tiết tròn xoay được lắp trong lòng khối xylanh của động cơ vàtiếp xúc với khối xylanh và nắp xylanh Do đó ứng suất nhiệt sinh ra ở lót xylanh cũngphần nào chịu ảnh hưởng của kết cấu cũng như vật liệu của khối xylanh và nắp xylanh
Nên ngoài việc nghiên cứu cấu trúc và vật liệu của lót xylanh thì ta cũng phải xét đếncấu trúc và vật liệu của khối xylanh và nắp xylanh
2.1.1 Lót xylanh
Lót xylanh là một chi tiết máy có dạng ống, được lắp vào thân máy nhằm mục
đích kéo dài tuổi thọ của thân máy Kết cấu của thân máy phụ thuộc rất nhiều vào kiểu
lót xylanh Trong quá trình làm việc lót xylanh chịu tác dụng của tải trọng cơ, nhiệtlớn và bị mài mòn Lót xylanh cũng cần phải đảm bảo khả năng giãn nở nhiệt theo
hướng trục cũng như theo hướng kính
Dựa vào kết cấu của xylanh người ta chia xylanh thành các loại sau:
tiếp xúc với mặt lỗ xylanh, không tiếp xúc với nước làm mát (hình 2.1a): Lót xylanh
khô có thể lắp trên suốt chiều dài xylanh nhưng cũng có thể chỉ đóng lót ngắn ở đoạngần ĐCT, chỗ bị mòn nhiều nhất
Từ đặc điểm lắp ghép trên, lót xylanh khô có độ cứng vững lớn, nên có thể làmmỏng và do đó tốn ít vật liệu quý; lót xylanh khô không tiếp xúc với nước làm mát do
đó không sợ rò rỉ nước và lọt khí
• Lót xylanh ướt: Đây là loại được dùng phổ biến hiện nay Lót được lắp vào vỏ
thân, mặt ngoài của lót xylanh tiếp xúc với nước làm mát (hình 2.1b) Khi thiết kế lót
xylanh ướt cần phải xét đến các vấn đề sau:
Trang 20a) Lót xylanh khô b) Lót xylanh ướt c) Lót xylanh liền thân
Hình 2.1: Các loại lót xylanh+ Khi làm việc không được xoay nhưng có thể giãn nở tự do theo chiềutrục Để đảm bảo vấn đề này, lót xylanh ướt cũng có vai tựa như lót xylanh khô Mặt
vai lót cao hơn mặt thân máy chừng 0,05 ÷ 0,15 mm, để khi lắp ráp nắp xylanh và
gioăng ép chặt với vai do đó có thể tránh lọt khí (hình 2.2a) Vai tựa của lót xylanh có
thể để ở các vị trí khác nhau trên lót (hình 2.2) Các mặt A, B của vai tựa là các mặt
định vị, bảo đảm đường tâm lót xylanh thẳng góc với đường tâm trục khuỷu Mặt B
phải tương đối lớn để khi siết bulông hay gujông lót xylanh không bị biến dạng Hạthấp vị trí vành vai tựa của lót xylanh có thể tránh được hiện tượng biến dạng của ốnglót khi chịu nhiệt độ cao và hiện tượng bó piston
Ngoài ra hạ thấp vị trí vành vai tựa của lót xylanh còn giúp cho việc làm mátphần trên của lót xylanh rất tốt Để tránh vai tựa không bị uốn và biến dạng khi lắp
ráp, đường kính D1ở phía trên (hình 2.2a) và phía dưới vành vai tựa phải bằng nhau.
Tuy vậy, phần lớn lót xylanh ướt đều làm vai tựa ở phía trên lớn hơn phía dưới vì nhưthế ống lót ít bị biến dạng khi lắp ghép hơn Do lót chỉ được cố định một đầu nên cóthể giãn nở tự do theo hướng trục
Trang 21Hình 2.2: Vị trí vai tựa của lót xylanh ướt+ Bảo đảm không bị lọt khí và rò nước Để tránh lọt khí thường dùng loại
đệm nắp máy (gioăng quy lát) làm bằng amiăng bọc bởi đồng lá hoặc nhôm lá
Để tránh lọt nước xuống cacte thường dùng vòng gioăng cao su có tiết diện hình
vuông hoặc hình tròn lắp trong các rãnh ở phần dưới của lót xylanh (hình 2.3).
Hình 2.3: Các biện pháp tránh lọt khí xuống cacte
- Do lót xylanh tiếp xúc với nước làm mát nên được làm mát tốt, không xảy
ra hiện tượng bó nóng
- Dùng lót xylanh ướt khiến cho công nghệ đúc thân máy trở nên dễ dàng,
đồng thời có thể đúc thân máy bằng vật liệu xấu hơn vật liệu làm lót xylanh
- Gia công lót xylanh tương đối đơn giãn, khi sửa chữa gia công cũng dễdàng
Trang 22o Tuy vậy lót xylanh ướt cũng tồn tại các khuyết điểm:
- Khó bao kín, dễ bị rò nước xuống cacte làm hỏng dầu nhờn
- Độ cứng vững của lót xylanh ướt kém hơn lót xylanh khô
khối (hình 2.1c) Loại thân máy này được dùng trên các động cơ cỡ nhỏ có áp suất và
nhiệt độ không cao
- Toàn bộ thân máy đều dùng vật liệu tốt như vật liệu xylanh nên lãng phí
Ngoài ra còn có các loại lót xylanh được chế tạo liền với nắp thành một khối
bằng cách rèn liền với nắp hay hàn (hình 2.4) Áo làm mát được chế tạo bằng các tấm
thép không rỉ, có ghép các gờ hình sóng lượng ở phía trên và được hàn liền vào lótxylanh
a) Đúc b) Hàn
Hình 2.4: Các loại lót xylanh liền với nắp
Trang 23 Vật liệu chế tạo lót xylanh:
Những yêu cầu cơ bản đối với vật liệu chế tạo lót xylanh là:
- Không cho khí hoặc chất lỏng thấm qua,
- Có độ bền cần thiết,
- Có khả năng chống mòn cao,
- Có khả năng chống ăn mòn điện hóa,
- Có khả năng chống xâm thực,
- Có tính công nghệ (tính gia công) tốt
Những vật liệu chính dùng để chế tạo lót xylanh có tốc độ quay thấp và trungbình là: gang CЧ28-48, CЧ32-52 và các loại gang khác Các loại gang này có kết cấupeclit với lượng graphit đủ cao
Để nâng cao độ đồng nhất của cấu trúc, nâng cao tính chất cơ học, tính chống
mòn, chống nở ngang, độ bền nhiệt…, người ta dùng gang biến tính cũng như các loạigang hợp kim (với titan, vanadi, crôm, niken ) và chọn các phương pháp nhiệt luyệnthích hợp
Đối với các động cơ diesel có tốc độ quay cao, ngoài gang người ta còn dùng các
loại thép rèn có pha crôm (thí dụ thép 45X), và các loại thép thấm nitơ (35XMЮA,
38XMЮA, )
Để nâng cao tính chống mòn của lót xylanh ngoài cách hợp kim hóa, người ta
còn áp dụng việc mạ crôm “xốp” cho các lót xylanh bằng gang và thấm nitơ cho cáclót xylanh bằng thép Độ cứng bề mặt của lớp mạ crôm khoảng 800 ÷ 1000HB Độ
cứng này được bảo toàn ở các nhiệt độ cao
Trong quá trình sử dụng (đặc biệt là đối với động cơ có tốc độ quay cao), người
ta thấy hiện tượng bề mặt ngoài của lót xylanh (bề mặt tiếp xúc với nước làm mát) bịphá hoại Để tránh cho bề mặt ngoài không bị ăn mòn điện hóa nảy sinh do tính không
đồng nhất của vật liệu, sự nung nóng không đều và các nguyên nhân khác, cần phải
phủ lên chúng một lớp sơn bakêlit, mạ cadimi, mạ thiếc, mạ crôm hoặc dùng các tấmkẽm bảo vệ dương cực
Trang 242.1.2 Nắp xylanh
Nắp xylanh là chi tiết đậy kín không gian công tác của động cơ từ phía trên và là
nơi lắp đặt một số bộ phận khác của động cơ như: xupap, đòn gánh xupap, vòi phun
hoặc buji, các chi tiết của hệ thống làm mát, Ngoài ra trên nắp còn bố trí đường thải,
đường nạp, buồng cháy phụ, đường nước làm mát, đường dẫn dầu bôi trơn,… do đó
làm cho kết cấu của nắp xylanh trở nên rất phức tạp
Động cơ nhiều xylanh có thể có 1 nắp xylanh chung cho tất cả các xylanh hoặc
nhiều nắp xylanh riêng cho 1 hoặc 1 số xylanh (hình 2.5) Nắp xylanh riêng có ưu
điểm là dễ chế tạo, tháo lắp, sửa chữa và ít bị biến dạng hơn Nhược điểm của nắp
xylanh riêng là khó bố trí các bulông để liên kết nắp xylanh với khối xylanh, khó bố trí
ống nạp và ống xả hơn so với nắp xylanh chung
a) Nắp xylanh chung
b) Nắp xylanh riêng
Hình 2.5: Nắp xylanh
Vật liệu
Nắp xylanh thường được chế tạo từ gang hoặc hợp kim nhôm bằng phương pháp
đúc Nắp xylanh bằng gang ít bị biến dạng hơn so với nắp xylanh bằng hợp kim nhôm,nhưng nặng hơn và dẫn nhiệt kém hơn
Trang 25Khối xylanh thường được đúc bằng các loại gang CЧ18-36, CЧ21-40,
CЧ24-44, CЧ28-48 và các loại gang biến tính Kết cấu hàn ít được dùng hơn, nó thường đượcdùng trong trường hợp xylanh có kết cấu quá phức tạp
Hình 2.6: Bộ khung động cơ
1: Nắp quy lát; 2: khối xylanh; 3: hộp trục khuỷu; 4: cacte
Trang 26Bảng 2.1: Các đặc trưng của vật liệu chế tạo các chi tiết chịu nhiệt động cơ
92,388(21OC);1,011(93OC);
8,942(149OC); 6,874(204OC);
84,116(260OC);0,669(316OC);
75,842(371OC);70,327(427OC)[22]
10[12_tr331]; 11,9(293K);
13,1(500K); 14,5(800K) [23]
Hệ số dẫn nhiệt (W/m.oK)
26÷ 48,6[18] ÷ 52[12_tr258]
2.2 ỨNG SUẤT NHIỆT XYLANH ĐỘNG CƠ 4 KỲ
Xylanh là một bộ phận quan trọng tạo nên không gian công tác của động cơ do
đó xylanh làm việc trong điều kiện được coi là khắc nghiệt nhất trong động cơ Ngoài
tải cơ do áp suất khí cháy gây ra, mặt trong xylanh tiếp xúc với khí cháy nên nó cònphải chịu tải nhiệt, các tải này không ổn định mà biến thiên theo chu trình hoạt độngcủa động cơ
Trong khi đó mặt ngoài tiếp xúc với môi chất làm mát nên nhiệt độ tại các điểm
là không giống nhau theo chiều dọc và chiều dày thành xylanh Sự không đồng nhấtcủa nhiệt độ tại các điểm gây nên ứng suất nhiệt xylanh Độ chênh lệch nhiệt độ tại các
điểm này càng lớn thì ứng suất nhiệt sinh ra càng lớn
Nhóm ứng suất cơ gồm có: ứng suất dư, ứng suất lắp ghép, ứng suất tạo bởi ápsuất trong xylanh
Ứng suất nhiệt gồm có ba thành phần như sau:
- Ứng suất nhiệt tựa tĩnh tạo bởi hiệu số giữa trị số trung bình của chất lỏng làmmát xylanh và của MCCT bên trong xylanh
- Ứng suất nhiệt biến thiên tần số thấp, xuất hiện bởi sự thay đổi của tải bên
Trang 27ngoài (ví dụ khởi động động cơ, chuyển từ chế độ không tải sang nhận tải, tăng tốc,lên xuống dốc, dừng máy ) Về bản chất, mỗi chế độ làm việc chuyển tiếp đều gâynên ứng suất nhiệt dạng này.
- Ứng suất nhiệt biến thiên tần số cao, xuất hiện trên lớp bề mặt trong thànhxylanh do tiếp xúc trực tiếp với MCCT có nhiệt độ biến thiên theo chu trình công táctrong xylanh Do tính ỳ nhiệt của vật liệu, càng vào sâu bên trong lòng vật liệu, biên
độ biến thiên càng giảm rất nhanh theo quy luật giao động tắt dần
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG SUẤT NHIỆT CỦA XYLANH
2.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố kết cấu
Phân tích các yếu tố kết cấu cho phép đánh giá hợp lý kết cấu của xylanh, hiểu
được sự cần thiết phải giải quyết vấn đề kết cấu, làm rõ hướng phát triển ngành chế tạođộng cơ
Một số yếu tố sau đây ảnh hưởng rõ rệt đến ứng suất nhiệt xylanh động cơ:
chiều dày vách xylanh, tiết diện lưu thông ống dẫn nước làm mát, phân bố bề mặt làmmát, tính chất vật lý chất lỏng dùng làm mát (nước hay dầu), vật liệu dùng để chế tạo
xylanh, đường kính ống lót xylanh
Nhiệt độ vách và độ chênh nhiệt độ hai vách phụ thuộc vào chiều dày xylanh
được làm mát (nhiệt độ vách trong và vách ngoài của xylanh được xác định theo
phương pháp vách tương đương (hình 2.7) Từ hình 2.8 ta thấy, khi giảm chiều dày
vách δ thì độ chênh nhiệt độ hai phía vách (T1-T2) giảm và giảm cả nhiệt độ vách vềphía khí T1, do đó ứng suất nhiệt của xylanh giảm Khi đó mật độ dòng nhiệt truyềncho nước làm mát tăng lên do giảm sức cản nhiệt của vách
Giảm tiết diện lưu thông đường nước làm mát, tốc độ dòng chảy tăng lên, làm
tăng hệ số truyền nhiệt từ vách đến chất lỏng làm mát αn, làm giảm tỷ số λ/αn, (hình
2.8) nên nhiệt độ của vách giảm.
Ảnh hưởng của đường kính ống lót xylanh: khi tăng đường kính ống lót xylanh
sẽ làm tăng ứng suất nhiệt (hình 2.8), vì khi đó tăng chiều dày vách, tăng lượng nhiên
liệu cháy, nên làm tăng dòng nhiệt truyền vào môi trường làm mát
Trang 282.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố sử dụng
Các yếu tố sử dụng như phụ tải của ống lót xylanh, sức cản và nhiệt độ nướclàm mát, sự tồn tại các lớp cáu cặn, làm mát không khí tăng áp, sức cản trên đườngnạp, khối lượng không khí nạp, vòng quay ban đầu của trục khuỷu khi khởi động vàchế độ dừng động cơ Đặc biệt là chất lượng cháy và phụ tải giữa các xylanh không
đồng đều do trạng thái kỹ thuật động cơ giảm xuống theo thời gian khai thác, gây hiệntượng quá tải một số xylanh Khi đó nhiệt độ xylanh tăng lên đột ngột, nhất là các bề
mặt tiếp xúc khí cháy, nên ứng suất nhiệt tăng
2.3.2.1 Ảnh hưởng phụ tải của xylanh
Phụ tải của xylanh được đánh giá thông qua áp suất có ích trung bình pe, Khi
tăng tải, nhiệt độ trung bình và HSTĐN từ khí đến vách tăng lên Nhiệt độ vách trong
và độ chênh nhiệt độ của vách tăng lên tức là ứng suất nhiệt của xylanh tăng lên
Hình 2.8: Sơ đồ truyền nhiệt qua vách cóchiều dày khác nhau khi cùng điều kiện
truyền nhiệt (αn)
Hình 2.7: Sơ đồ truyền nhiệt qua vách
vật liệu ống lót xylanh; mc - HSTĐN từ khí đến
nước làm mát
Trang 292.3.2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ nước làm mát
Nhiệt độ nước làm mát ảnh hưởng đến ứng suất nhiệt khác nhau Với hệ thốnglàm mát kín, nhiệt độ nước làm mát ra khỏi động cơ 65÷75oC đối với động cơ thấp tốc,
75÷85oC đối với động cơ trung tốc, đối với động cơ cao tốc nhiệt độ nước làm mát ra
khỏi động cơ có thể lên tới 95oC [5_tr241] Khi tăng nhiệt độ nước làm mát làm giảm
độ chênh nhiệt độ của vách, nên ứng suất nhiệt xylanh giảm Nhưng khi nhiệt độ củavách tăng làm xấu điều kiện bôi trơn ống lót xylanh
2.3.2.3 Ảnh hưởng của tính chất của chất lỏng làm mát
Thông thường người ta sử dụng dầu tuần hoàn hoặc nước ngọt để làm mát các
chi tiết của động cơ Nước làm môi trường làm mát tốt nhất vì tỷ nhiệt làm mát của
nước lớn, hệ số truyền nhiệt từ vách tới nước lớn, do đó nhiệt độ của vách thấp hơn so
với làm mát bằng dầu ngay cả khi phụ tải động cơ cao
2.3.2.4 Ảnh hưởng của lớp cáu cặn
ở vách các chi tiết được làm mát
Cáu cặn ở vách xylanh được làm mátbằng nước sẽ làm tăng ứng suất nhiệtxylanh Lớp cáu cặn có độ dẫn nhiệt kémlàm nhiệt độ của vách tăng nên mật độ dòngnhiệt truyền vào môi trường làm mát giảmmặc dù chiều dày của lớp này nhỏ, nhiệt độ
vách về phía chất khí tăng (hình 2.9) Sự tạo
thành lớp cáu cặn về phía làm mát sẽ làmgiảm khả năng truyền nhiệt ra bên ngoài và
làm tăng ứng suất nhiệt xylanh
2.3.2.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí tăng áp
Nhiệt độ không khí tăng áp Ts ảnh hưởng đến ứng suất nhiệt giống như ảnhhưởng của phụ tải Khi giảm nhiệt độ Ts, sẽ làm giảm nhiệt độ của môi chất trong toàn
bộ chu trình, làm giảm nhiệt độ trung bình của vách và hệ số tỏa nhiệt của khí Làm
mát không khí tăng áp là biện pháp tốt nhất để giảm ứng suất nhiệt
Hình 2.9: Sơ đồ truyền nhiệt qua váchkhi tồn tại lớp cáu cặn về phía làm mát
Trang 302.3.2.6 Ảnh hưởng của suất tiêu hao nhiên liệu có ích
Suất tiêu hao nhiên liệu có ích (ge) là một trong những thông số ảnh hưởngnhiều đến ứng suất nhiệt xylanh Trong quá trình khai thác động cơ, trạng thái kỹ thuậtkém sẽ làm tăng ge, làm xấu khả năng tự cháy và cháy của nhiện liệu, từ đó ảnh hưởng
đến ứng suất nhiệt của xylanh
2.4 ỨNG SUẤT NHIỆT TRONG ĐỘNG CƠ Ở CÁC CHẾ ĐỘ CHUYỂN TIẾP
Các công trình nghiên cứu cho thấy, ứng suất nhiệt của xylanh động cơ khôngchỉ đặc trưng bởi ứng suất nhiệt và nhiệt độ của các chi tiết mà còn đặc trưng bởi tốc
độ biến thiên của nhiệt độ và gradient nhiệt độ của vách Các chi tiết của xylanh chịuứng suất nhiệt lớn nhất thường ở các chế độ trao đổi nhiệt không ổn định, đặc biệt là ở
các chế độ chuyển tiếp như: khởi động, chuyển nhanh đến các chế độ toàn tải, dừng
đột ngột
2.4.1 Chế độ khởi động
Khi khởi động động cơ xảy ra quá trình trao đổi nhiệt mãnh liệt giữa khí với
vách xylanh nhưng khi đó chỉ có một phần nhiệt lượng được truyền cho nước làm mát,
còn lại phần lớn nhiệt tích tụ lại làm nóng nhanh vách ống lót xylanh, nhất là khi khởi
động động cơ ở trạng thái nguội lạnh, khi đó nhiệt độ vách ống lót xylanh không lớnnhưng tốc độ biến thiên của nhiệt độ và gradient nhiệt độ của vách lớn Để loại trừ ứng
suất nhiệt vượt quá ứng suất nhiệt cho phép thì trước khi khởi động động cơ, nhất làkhi trời lạnh phải sấy nóng bằng nước ấm Sau khi sấy nóng động cơ, ứng suất nhiệtxylanh giảm xuống
2.4.2 Chế độ ngừng đột ngột động cơ
Khi dừng đột ngột động cơ thì nhiệt độ của xylanh tăng lên do bơm nước và
bơm dầu ngừng hoạt động Nếu ở nhiệt độ đó, khởi động động cơ lần 2 có thể tạo nên
những lớp cặn đọng trên bề mặt tiếp xúc với dầu nhờn, xuất hiện rạn nứt do tồn tại ứngsuất co ngót Vì vậy khi nhận tải đột ngột và dừng liên tục động cơ thì nhiệt độ có thể
tăng rõ rệt ở những điểm khác nhau, làm tăng gradient nhiệt độ Khi khởi động lại có
thể làm nứt xylanh do tác dụng của ứng suất cục bộ
Trang 312.4.3 Chế độ thay đổi tải
Trong quá trình khai thác, công suất động cơ thường phải thay đổi cho phù hợpvới tải bên ngoài, do đó vòng quay, các thông số của hệ thống cấp nhiên liệu và hệthống phân phối khí thay đổi theo Khi làm việc ở các chế độ khác với định mức, chất
lượng cấp nhiên liệu, chất lượng nạp, tỷ số giữa lượng không khí và lượng nhiên liệu
cấp cho chu trình không tương ứng, do đó chất lượng hòa trộn hỗn hợp xấu đi rõ rệt,làm xấu chất lượng quá trình cháy, quá trình cháy kéo sang giai đoạn giãn nở Tất cả
điều đó làm tăng ứng suất nhiệt xylanh nói riêng và các chi tiết chịu nhiệt động cơ nói
chung
Khi tải thường xuyên thay đổi do xung của khí và sự rung động động cơ làm
cho HSTĐN từ khí đến vách xylanh, từ vách đến nước cũng như độ chênh nhiệt độ
vách trong và vách ngoài ống lót xylanh thay đổi theo thời gian Thời gian chuyển tiếptrạng thái nhiệt giữa các lớp, giữa các vùng vật liệu của xylanh có độ chênh lớn, ứngsuất giữa chúng không đồng đều nhau, do đó trong các thời kỳ này các lớp vật liệuluôn luôn bị kéo nén, bị biến dạng Biến dạng dẻo và kéo nén nhiều lần sẽ xuất hiệncác vết nứt
Như vậy khi làm việc ở các chế độ chuyển tiếp, ứng suất nhiệt xylanh tăng lên
và sự tích tụ biến dạng dư vượt quá giới hạn cho phép góp phần phá hỏng vật liệu Chế
độ chuyển tiếp là chế độ nguy hiểm nhất cả về ứng suất cơ và ứng suất nhiệt đối với
xylanh nói riêng và các chi tiết chịu nhiệt động cơ nói chung
Trang 32CHƯƠNG 3XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH ỨNG SUẤT NHIỆT TRONG
XYLANH ĐỘNG CƠ 4 KỲ
3.1 MÔ HÌNH KẾT CẤU
Giai đoạn đầu tiên khi giải bài toán cơ học kết cấu là mô hình hóa: chuyển cấu
hình của kết cấu thực thành mô hình kết cấu thích hợp tính toán trên cơ sở đảm bảo
tương đương về tính chất vật lý của bài toán Khi mô hình hóa, cần xem xét những vấn
đề như: đặc trưng hình học kết cấu, vật liệu chế tạo, tải, điều kiện biên,…
3.1.1 Nguyên tắc mô hình hóa
- Giảm bớt chiều không gian để đưa bài toán về bài toán hai chiều hoặc thậmchí một chiều để đơn giản trong khi tính
- Tách kết cấu phức tạp thành những kết cấu đơn giản hơn trên cơ sở đảm bảokết cấu có độ cứng lớn hơn là chỗ dựa cho kết cấu có độ cứng thấp hơn Đồng thời môhình tính sau khi tách phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Phản ánh được một cách chính xác và đầy đủ đặc điểm và nguyên tắc làmviệc của các kết cấu trước khi tách
+ Đảm bảo hệ kết cấu trước và sau khi tách phải cân bằng về lực, mômen và
chuyển vị
- Cần vận dụng tối đa tính chất đối xứng của kết cấu và tải trọng
Như đã phân tích ở phần trước, xylanh là một chi tiết tròn xoay chịu tải đối
xứng trục, do đó bài toán tính ứng suất nhiệt trên thành xylanh là bài toán đối xứngtrục
Do đối xứng trục, chuyển vị và ứng suất trên thành xylanh của tất cả các mặt
cắt đi qua trục đối xứng đều như nhau Vì vậy để xác định ứng suất phân bố trên thànhxylanh ta chỉ cần xác định ứng suất một bên thành xylanh trên mặt cắt đi qua trục đối
xứng của xylanh (hình 3.1b và hình 3.2b).
Trang 333.1.2 Các giả thiết
- Trong mô hình tính ta bỏ đi những bộ phận không ảnh hưởng nhiều đến ứngsuất của xylanh như đường nạp và đường xả trên nắp xylanh, các lỗ dẫn nước từ khốixylanh lên nắp xylanh, các gioăng làm kín nước,
- Xylanh và các chi tiết liên kết với nó (nắp xylanh, khối xylanh, áo nước làm
mát) có tính đối xứng trục
- Xylanh, nắp xylanh, khối thân đồng nhất về vật liệu
3.1.3 Điều kiện biên
Trong việc xây dựng mô hình tính cần đặc biệt quan tâm tới việc mô tả điềukiện biên, chất lượng mô tả điều kiện biên có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng môhình tính Trong thực tế, việc thiết lập các điều kiện biên để thay cho liên kết khi táchrời hệ kết cấu thường được thực hiện theo hai phương pháp như sau:
- Phương pháp lực: thay các kết cấu lân cận với kết cấu đang xét bằng các ứnglực tương đương trên cơ sở điều kiện cân bằng về lực tác dụng
- Phương pháp chuyển vị: thay các kết cấu lân cận với kết cấu đang xét bằngcác mối liên hệ động học, trên cơ sở điều kiện liên tục về chuyển vị
Việc sử dụng phương pháp nào sẽ phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp giải cơhọc kết cấu Khi phân tích kết cấu được thực hiện theo PP PTHH, ta thường mô tả điềukiện biên bằng các gối đỡ liên kết, nghĩa là để tách rời các kết cấu, ta cần phải đặt vào
vị trí liên kết các liên kết động học, nhằm mục đích đảm bảo đặc điểm làm việc của kếtcấu trước và sau khi tách là không thay đổi và điều kiện biên nói trên được hiểu như
đặc điểm làm việc của các gối liên kết đưa vào mô hình Tuy nhiên trong nhiều trường
hợp, để đơn giản hóa quá trình tính toán mà vẫn đảm bảo độ chính xác cần thiết, ta cóthể theo nguyên tắc kết cấu có độ cứng lớn hơn phải làm chỗ tựa cho kết cấu có độcứng nhỏ hơn
Như đã phân tích ở phần trước, mặt ngoài xylanh được liên kết với khối xylanh,
một đầu tiếp xúc với nắp xylanh, đầu còn lại để tự do (hình 3.1b và hình 3.2b).
Trang 34Hình 3.1.a Kết cấu thành xylanh ướt
1: thành xylanh;2:khối xylanh;
3: nắp xylanh; 4: ngăn nước làm mát;
5: gioăng làm kín
Hình 3.1.b Mô hình tính thành xylanh ướt
1: thành xylanh; 2: khối xylanh;
3: nắp xylanh; 4:ngăn nước làm mát
Hình 3.2.a Kết cấu thành xylanh ướt
1: thành xylanh;2:khối xylanh;
3: nắp xylanh; 4: ngăn nước làm mát;
5: gioăng làm kín
Hình 3.2.b Mô hình tính thành xylanh ướt
1: thành xylanh; 2: khối xylanh;
3: nắp xylanh; 4:ngăn nước làm mát
Trang 35Khối xylanh liên kết cố định với hộp trục khuỷu ở phía dưới bằng phương pháp
đúc, hàn hoặc bắt bulông Trong quá trình động cơ hoạt động, hộp trục khuỷu ít chịu
tải trọng cơ và nhiệt do đó chuyển vị theo phương Y của nó xem như không đáng kể
Vì vậy, trong mô hình tính ta thay liên kết với hộp trục khuỷu bằng gối liên kết di
động (bị hạn chế chuyển vị theo phương Y) Các mặt còn lại của xylanh, khối xylanh
và nắp xylanh không liên kết với chi tiết khác nên được xem như tự do
Do tính đối xứng nên chuyển vị theo phương X của các điểm trên trục đối xứng
thuộc nắp xylanh bằng 0 (UX = 0) (hình 3.1b và hình 3.2b).
3.2 CHU TRÌNH NHIỆT THỰC TẾ CỦA ĐỘNG CƠ 4 KỲ
3.2.1 Chu trình nhiệt thực tế của động cơ 4 kỳ
Chu trình làm việc thực của động cơ biểu diễn quá trình thay đổi áp suất trongxylanh phụ thuộc vào thể tích MCCT trong xylanh, nó là cơ sở cho việc xác định cácthông số kỹ thuật chính của động cơ
Chu trình làm việc thực của động cơ khác chu trình lý thuyết ở chỗ có sự thay
đổi MCCT sau mỗi chu trình làm việc do đó có sự tổn thất năng lượng do sự cản dòng
chảy của khí mới nạp và của sản vật cháy ra ngoài không gian công tác, đồng thờitrong chu trình làm việc thực luôn luôn xảy ra sự trao đổi nhiệt giữa MCCT với thànhxylanh
Do chu trình làm việc thực của động cơ phức tạp hơn nhiều chu trình lý thuyếtnên trong tính toán ta không thể đề cập hết các thông số ảnh hưởng đến quá trình nhiệt
động lực học trong động cơ mà phải lược đi những thông số ảnh hưởng không đáng
Trang 36đoạn: cháy đẳng tích và cháy đẳng áp.
- Khi tính toán quá trình giãn nở ta cũng xem chỉ số giãn nở đa biến n2 không
a
T T
T T
+
+
∆ +
=
1
. (vớiλt = 1)(3.1)
- Áp suất cuối quá trình nạp:
1 1
c
a a
V
V T
Trong đó:
c s
V = +
(3.5)Với:
(3.6)
Trang 37T T
P P
T T
3.2.2.4 Quá trình thải
- Áp suất cuối quá trình thải (áp suất khí sót):
) 06 1 03 1
Trang 38- Nhiệt độ khí sót:
3.2.2.5 Xây dựng đồ thị T-φ và P-φ
Theo [3] để xây dựng đồ thị T-φ và P-φ ta lập các bảng sau:
Bảng 3.1: Bảng giá trị áp suất và nhiệt độ trên đường cong nén
T
(oK) 180
1 1 )
) (
P =
(3.22)
Trang 39- Nhiệt độ hỗn hợp khí theoϕ:
1 1
) ( )
) ( )
T = − - Nhiệt độ khí cháy theoϕ
(3.26)
) (
) ( ) (
180
Trong đó: Chuyển vị của piston theo gqtk
Trang 40)(.)( r
( 3.28)
Từ bảng 3.1 và 3.2 ta vẽ được các đồ thị nhiệt độ đường nén và giãn nở theogqtk (ϕ) Quá trình cháy không điều khiển diễn ra trong thời gian rất ngắn (khoảng 200gqtk) nên ta giả thuyết sự thay đổi nhiệt độ và áp suất trong giai đoạn này là tuyến tính
(đồ thị có dạng đường bậc nhất) Giá trị nhiệt độ quá trình nạp và quá trình xả thấp vàthay đổi không đáng kể từ đầu đến cuối quá trình nên ta cũng giả thuyết sự thay đổi
nhiệt độ trong các quá trình này là tuyến tính Tương tự trong quá trình xây dựng đồthị P-ϕ ta cũng giả sử như vậy
Từ các giả thuyết và kết quả tính nêu trên ta vẽ đồ thị T-φ và P-φ: trên đồ thị
được triển khai sang tọa độ T-φ, các điểm: r’, r”, a’, b” có tính chất minh hoạ biểu diễn
nhiệt độ theo đường cong áp suất trên toạ độ P – φ, đường thẳng cz thể hiện sự thay
đổi nhiệt độ trong giai đoạn cháy không điều khiển