Cám là phụ phẩm của quá trình xay xát gạo và được dùng phô biến trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đây là loại thức ăn cung cấp năng lượng rất tốt, ngoài ra trong cám còn chứa nguồn vitamin BI cao. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cám gạo phụ thuộc vào quy trình xay xát thóc, thời gian bảo quản cảm.
Cám gạo mới có mùi thơm, vị hơi ngọt gia súc thích ăn. Nhưng cám để lâu, nhất là trong điều kiện bảo quản kém, đầu trong cám sẽ bị oxy hoá, cám trở nên ôi, có vị đăng, thậm chí vón cục, bị mốc và không dùng được nữa (Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch, 2003).
Bảng 2.34 Thành phần hóa học của cám
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM CP NDE ADE 86,7 11,6 8,20 18,2
(Nguôn: Võ Hoàng Giới, 2008)
2.1.5.3 Thức ăn hỗn hợp
Tùy theo trạng thái sinh lý, mục đích chăn nuôi và các điều kiện cụ thê của
khẩu phần cơ sở...có thê cần phải cho gia súc ăn thêm thức ăn hỗn hợp để thỏa mãn nhu cầu đinh dưỡng cao của gia súc. Thức ăn hỗn hợp được sử dụng như nguồn bỗ sung đạm trong khẩu phân.
Bảng 2.35 Thành phần hóa học của thức ăn hỗn hợp C225 Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM OM CP NDE Ash 88,0 01,2 19,9 23,6 8,80 (Nguôn: Trương Hoàng Nam, 2008)
2.2 Định nghĩa các thành phần protein trong thức ăn
Protein là thành phần quan trọng nhất của mọi cơ thê sống “sự sống là sự tồn tại của quá trình trao đối protein, ở đâu không có protein ở đó không có sự sống”. Protein có mặt trong tất cả các cơ quan chiếm khoảng 16-18% thê trọng.
Về mặt dinh đưỡng, protein là một chất quan trọng không thẻ thay thế bằng chất khác được vì nó là chất tạo hình chủ yếu, là thành phần cơ bản của tế bào, nó cầu tạo nên cơ, bào thai, sữa, enzym, tinh dịch lỏng, lông, sửng, móng,...
Chương II: Cơ sở lý luận
Khi thiếu protein trong chế độ ăn hàng ngày sẽ dẫn đến nhiều biểu hiện xấu cho sức khoẻ như suy dinh dưỡng, sút cân mau, chậm lớn, giảm khả năng miễn dịch chống đỡ của cơ thể với một số bệnh. Thiếu protein sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường của nhiều cơ quan chức năng như gan, tuyến nội tiết và hệ thần
kinh. Thiếu protein sẽ làm thay đổi thành phần hoá học và cấu tạo hình thái của
xương như lượng Ca giảm, lượng Mỹg tăng cao...
Ở thực vật, phần lớn protein có mặt như là enzym, tập trung nhiều khi cây còn non, giảm dần khi cây trở nên già, lá chứa nhiều protein hơn cọng, cây họ đậu chứa nhiều protein hơn cây họ hoà thảo (Lưu Hữu Mãnh và ctv, 1999).
2.2.1Đạm thô (CP: Crude Protein)
Theo hệ thống protein và carbonhydrate của Cornell, protein thô trong thức ăn bao gồm: đạm thuần, đạm phi protein và protein không hữu dụng.
2.2.2 Đạm thuần (TP: True Protein)
Đạm thuần là một hợp chất hữu cơ cao phân tử cẫu tạo bởi các nguyên tố chính là C, H, O, N, ngoài ra còn có các nguyên tố SP, Fe. Nó là một chuỗi các acid amin liên kết với nhau bằng liên kết peptid. Đây là thành phần quan trọng nhất
của cơ thể, chúng có mặt trong tất cả các cơ quan nhất là các mô mềm như mô liên kết, gân, cơ, da, lông, len, móng... .Đối với thực vật, đạm thuần chứa nhiều ở lá hơn cọng. Đạm thuần tập trung nhiều khi cây còn non và giảm dần khi cây trở nên già. Đối với thực vật Ølà, CÓ SỰ chuyển hóa protein từ các bộ phận khác tới hạt để cung cấp cho nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn nảy mầm.
2.2.3 Đạm phi protein (NPN : Non Protein Nitrogen)
Trong thực vật và động vật có một số thành phần chứa nitơ nhưng không phải protein do chúng không nằm trong cấu trúc của protein. Chúng có thể là sản phẩm chuyển hoá trung gian hoặc cuối cùng của quá trình chuyển hoá protein hoặc một số vitamin hay một số hoạt chất sinh học khác có chứa nitơ.
Các thành phần đạm phi protein hiện diện trong thức ăn bao gồm: amide, acid amin, purin, pyrimidine (phần lớn là các acid glutamic, acid aspatic, alanine, serine, morphine, solanine), øglucoside chứa mitơ (linamrin, vicianin, amygdaline), các muối amonium, muối nitrate, urea, acid uric, nitric và các liên kết ølucoside có chứa đạm như HCN hoặc là các chất có hoạt tính sinh học cao như một số hormon:
choline, betaine hay các vitamin nhóm B có chứa mtơ như: BI, B2, Bó, B12, PP, acid panthothenIc...
Tuy nhiên, gia súc nhai lại có khả năng biến đổi các NPN có giá trị thấp này thành các acid amin, protein. Có khoảng 50% chất đạm có trong cỏ ủ chua có chứa nitơ ở dạng NPN, do có ủ chua thường được thu hoạch sớm và trong quá trình lên men có sự thủy phân protein thành các acid amin. Ở các hạt còn non, đạm phi protein chiếm một tỷ lệ rất cao nhưng khi hạt già chỉ còn khoảng 5% đạm phi protein, là thành phần bị chuyển hóa nhanh thành NHạ trong dạ cỏ của loài nhai lại.
NPN được công nhận là nguồn nitơ có lợi đối với gia súc nhai lại, các muối amonmium của acid hữu cơ như amonium acetafe, amonium succinat cũng có thể sử dụng được trong khâu phần của heo và gia cầm nhưng với lượng rất giới hạn. Trong thực tế thì đạm phi protein chỉ quan trọng đối với gia súc nhai lại bởi vì hệ vi sinh vật dạ cỏ có khả năng tông hợp protein chính bản thân chúng từ NH; và sườn cacbon nhận được từ thức ăn. Khi các vi sinh vật đến dạ múi khế và ruột non sẽ bị tiêu hóa và hấp thu đề tổng hợp thành protein của gia súc.
Chương lII: Phương tiện và phương pháp thí nghiệm
CHƯƠNG IH
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Phương tiện thí nghiệm 3.1.1 Thời gian thí nghiệm
Thời gian tiến hành thí nghiệm từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2008.
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm
Phòng thí nghiệm E205, Bộ môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Dại học Cần Thơ.
3.1.3 Địa điểm lẫy mẫu
Các mẫu cỏ trồng được thu thập ở phường An Bình (Cần Thơ), Phước Thới (Ômôn - Cần Thơ), Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (Ômôn - Cần Thơ).
Các mẫu thức ăn tự nhiên khác được lây quanh khu II Đại học Cần Thơ, Ômôn (Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang).
Các phụ phẩm công nông nghiệp như bã bia, bã đậu nành lẫy ở nhà máy chế
biến bia và sữa đậu nành ở Thành phó Cần Thơ.
Các phụ phẩm cải được lẫy ở chợ Trung tâm Thương Mại Cái Khế, Thành phố Cần Thơ.
Các loại thức ăn như cám, bắp, thức ăn hỗn hợp được mua ở cửa hàng thức ăn gia súc ở Thành phố Cần Thơ.
3.1.4 Đối tượng thí nghiệm
Đối tượng thí nghiệm bao gồm 38 loại thức ăn thuộc các nhóm: - Các loại cỏ tự nhiên và có trồng họ Hòa thảo.
- Các loại cỏ tự nhiên và có trồng họ Đậu.
- Một số rau tự nhiên, rau trồng và phụ phẩm rau cải ở chợ. - Một số phụ phẩm công nông nghiệp và thức ăn tinh. 3.1.5 Các chỉ tiêu theo dõi
Tiến hành thực hiện phân tích các chỉ tiêu: DM, OM, CP, TP, NPN và Ash. 3.1.6 Phương tiện thí nghiệm
Các dụng cụ bao gồm: dao, thớt, kéo, khay nhôm (nhựa), tủ sấy, tủ nung, máy nghiền, cân điện tử, bếp điện, hệ thống chưng cất đạm, các hóa chất cần thiết và một số dụng cụ, thiết bị chuyên dùng khác.
3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm
3.2.1 Phương pháp lấy mẫu
Hầu hết các mẫu thức ăn xanh được lấy vào buỗi sáng khi đã ráo sương. Mỗi
mẫu lẫy 3 lần (ở 3 thời điểm khác nhau). Tiến hành lấy ở 3 vị trí khác nhau trên
cùng một diện tích/lần/mẫu. Sau đó, cho vào bọc nylon cột kín miệng tránh mắt nước và đem về phòng thí nghiệm ngay trong ngày để xử lý.
3.2.2 Phương pháp xử lý mẫu
Các mẫu thức ăn xanh sau khi đem về phòng thí nghiệm được chọn lọc lại để loại bỏ phần hư, phần già (gia súc không ăn được), sau đó cân mẫu tươi rồi cắt ngắn
1-2cm, trộn đều, lẫy mẫu theo phương pháp chọn mẫu. Tiếp theo, mẫu được phơi
dưới nắng và được sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 55°C trong vòng 48 tiếng để tránh sự tốn thất protein do phản ứng Maillard xảy ra ở nhiệt độ cao. Khi lấy mẫu ra khỏi tủ sấy, tiến hành cân trọng lượng ngay để xác định độ âm ban đầu của mẫu tươi. Trước khi phân tích, đem mẫu nghiền nhỏ rồi cho vào túi nylon giữ kín miệng, có ghi các
thông tin của mẫu được thu hoạch. Đối với các mẫu thức ăn khác thì chỉ cần nghiền
mịn rồi cho vào túi nylon giữ kín miệng và ghi các thông tin của mẫu trước khi phân tích.
Mỗi mẫu được đem phân tích 3 lần cho các chỉ tiêu DM, OM, CP, TP, NPN và Ash.
Chương lII: Phương tiện và phương pháp thí nghiệm
3.2.3 Qui trình phân tích
- _ Phân tích DM, OM, CP, Ash theo tiêu chuẩn A.O.A.C (1990). - - Phân tích TP, NPN theo Licitra và Van Soest (1996).
+ Xác định TP:
Cho đạm thuần kết tủa với acid trichloroacetic (TCA). Sau đó đem lọc và xác định hàm lượng TP bằng cách đem phân tích phần cặn theo phương pháp Kjeldahl.
+ Xác định NPN:
Hàm lượng NPN được tính bằng hiệu số giữa protein thô và đạm thuần đã
được kết tủa với TCA.
Công thức: NPN= CP-TP (%DM)
3.2.4 Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel 2003.
CHƯƠNG IV
KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần dưỡng chắt của thức ăn họ hòa thảo
Kết quá phân tích được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1 Thành phần dưỡng chất của thức ăn họ hòa thảo
Tính trên DM, % %œ CP DM OM CP TP. NPN Ash TP. NPN Cỏ lông tây 186 894 111 8§56 256 106 770 23,0 Cỏ mồm 139 894 132 848 472 106 612 35,5 Có tranh 306 948 459 34/2 I13 5/21 755 215 Cỏ sả 1760 8§5 101 7357 248 115 75,3 21/7 CỏPaspaun 182 908 913 725 187 9,222 795 20,5 Có RuzI 170 883 914 630 2284 11/7 68,9 31,1 Có vol 202 866 918 723 195 134 788 21,2 Cỏ VA-06 1714 909 110 711 385 0914 649 35,1 Trungbìành 192 898 967 7400 268 102 7243 27,7 SD+ 493 244 248 l6 l15 244 613 5,73 DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP-: đạm thô, TP: đạm thuần, NPN: đạm
phi protein, Ash: khoáng tổng số.
Qua kết quả ở bảng 4.1 cho thấy:
DM trung bình của họ hòa thảo là 19,2%; cao nhất là cỏ tranh 30,6%, thấp nhất là cỏ mồm 13,9%. OM trung bình của họ hòa thảo là 89,8%, cao nhất là cỏ tranh 94,8%, thấp nhất là cỏ voi 86,6%. Hàm lượng Ash trung bình của họ hòa thảo là 10,2%, cao nhất là cỏ voi 13,4%, thấp nhất là cỏ tranh 5,21%.
Hàm lượng CP trung bình của họ hòa tháo là 9,67%, cao nhất là cỏ mồm
13,2%, thấp nhất là cỏ tranh 4,59%. Kết quả này phù hợp với kết quả của Trần Ca
May (2008) với hàm lượng CP trung bình là 9,19%, thấp hơn kết quả của Cullison (1975) với hàm lượng CP trung bình là 12,5%, đồng thời cao hơn kết quả của Đặng
Chương IV: Kết quả và thảo luận
địa điểm lây mẫu và thời điểm thu hoạch khác nhau. Hàm lượng DM và CP của cỏ
lông tây lần lượt là 18,6% và 11,1%, kết quả này phù hợp với kết quả phân tích của
Danh Mô (2003) (DM là 18,4% và CP là 12,7%). Hàm lượng CP của cỏ ruz1 và cỏ
sả lần lượt là 9,14% và 10,1%, kết quá này phù hợp với kết quả của Phạm Lê Tâm
(2008) với hàm lượng CP của cỏ ruzi và có sả lần lượt là 9,35% và 10,9%.
Hàm lượng TP trung bình của thức ăn hòa thảo là 7,00%, chiếm 72,3% hàm lượng đạm thô. Kết quả này cao hơn kết quả của Trần Ca May (2008) với hàm lượng TP trung bình của họ Hòa thảo là 5,94%.
Hàm lượng NPN trung bình của thức ăn hòa thảo là 2,68%, chiếm 27,7%
hàm lượng đạm thô. Kết quá này thấp hơn kết quá của Trần Ca May (2008) với hàm
lượng NPN trung bình là 3,25%, chiếm 35,1% hàm lượng đạm thô. Kết quả này cao hơn kết quả của Đặng Thị Diễm Trang (2006) với hàm lượng NPN trung bình
chiếm 20,5% hàm lượng đạm thô.
Nhìn chung, họ hòa thảo có hàm lượng CP khoảng 4,59-13,2%. Hàm lượng TP từ 3,47-8,56%, chiếm khoảng 64,2-79,5% hàm lượng đạm thô. Hàm lượng NPN từ 1,13-4,72%, chiếm khoảng 20,5-35,8% hàm lượng đạm thô. Thức ăn họ hòa thảo có hàm lượng TP cao hơn hàm lượng NPN, kết quả này được thể hiện qua biểu đồ 4.1. — là LI CP LITP El NPN — œ =® Ị Ị % trạng thái khô hoàn toàn ®< l
Cỏ lông tây Cỏ sả Có voi CôRui Có
Biểu đồ 4.1 Hàm lượng đạm thô, đạm thuần và đạm phi protein của thức ăn họ hòa thảo
4.2 Thành phần dưỡng chất của thức ăn họ đậu
Bảng 4.2 Thành phần dưỡng chất của thức ăn họ đậu
Tính trên DM,% %CŒCP DM ƠOM CP TP NPN Ash TP. NPN Bình linh 271 923 211 136 7355 7,74 61413 35,7 So đũa 234 895 204 155 401 105 75,9 24,1 Đậu lá nhỏ 109 898 234 152 §,I§ 10,2 65,0 35,0 Đậu lálớn(lácuống 178 894 193 126 665 106 655 34,5 Đậu lá lớn (dây) 174 902 150 924 5/6 981 61,6 38,4 Đậu ma (trái) 172 926 157 101 5,68 7442 63,9 36,1 Đậu ma (không trái) 168 922 210 120 §,93 78§0 57,4 42,6 Kudzu 189 940 203 164 3,90 6,00 80,8 19,2 Trung bình 187 91,2 195 131 6,445 8,77 668 33,2 SD+ 481 174 282 259 1,70 1,74 7,69 7,69
DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, TP: đạm thuân, NPN: đạm
phi protein, Ash: khoáng tổng số.
Qua kết quả được trình bày ở bảng 4.2 cho thấy:
DM trung bình của thức ăn họ đậu là 18,7%, cao nhất là bình linh 27,1%, thấp nhất là đậu lá nhỏ 10,9%. Hàm lượng OM trung bình của thức ăn họ đậu là 91,2%, cao nhất là Kudzu 94,0%, thấp nhất là đậu lá lớn (lá cuống) 89,4%. Hàm
lượng Ash trung bình của thức ăn họ đậu là 8,77%, cao nhất là đậu lá lớn (lá cuống)
10,6%, thấp nhất là Kudzu 6,00%.
Hàm lượng CP trung bình của thức ăn họ đậu là 19,5%, cao nhất là đậu lá
nhỏ 23,4%, thấp nhất là đậu là lớn (dây) 15,0%. Kết quá này cao hơn kết quá của Nguyễn Thị Mộng Nhi (2006) và Đặng Thị Diễm Trang (2006) với hàm lượng CP trung bình lần lượt là 15,8% và 18,1%. Đồng thời thấp hơn kết quả của Trần Ca
May (2008) với hàm lượng CP trung bình là 20,2%. Hàm lượng CP của lá so đũa là
20,4%, thấp hơn kết quả của Nguyễn Đông Hải (2008) (CP là 22,6%), sự chênh
lệch này có thể do điều kiện trồng và thời điểm lấy mẫu khác nhau. Hàm lượng CP
của đậu lá nhỏ là 23,4%, phù hợp với kết quả của Nguyễn Văn Điền (2006) với hàm
lượng CP là 23,1%.
Hàm lượng TP trung bình của thức ăn họ đậu là 13,1%, chiếm 66,8% hàm lượng đạm thô. Kết quả này thấp hơn kết quả của Trần Ca May (2008) với hàm lượng TP trung bình của họ đậu là 15,2%.
Chương IV: Kết quả và thảo luận
Hàm lượng NPN trung bình của thức ăn họ đậu là 6,45%, chiếm 33,2% hàm lượng đạm thô. Kết quả này cao hơn kết quả của Trần Ca May (2008) với hàm
lượng NPN trung bình là 4,99%, chiếm 24,6% hàm lượng đạm thô. Kết quả này
cũng cao hơn kết quả của Đặng Thị Diễm Trang (2006) với hàm lượng NPN trung bình chiếm 17,8% hàm lượng đạm thô. Hàm lượng NPN của Kudzu chiếm 19,2% hàm lượng đạm thô, phù hợp với kết quả của Đặng Thị Diễm Trang (2006) với hàm lượng NPN của Kudzu chiếm 19,0% hàm lượng đạm thô.
Nhìn chung, thức ăn họ đậu có hàm lượng CP khoảng 15,0-23,4%. Hàm lượng TP từ 9,24-16,4%, chiếm khoảng 57,4-80,8% hàm lượng đạm thô. Hàm lượng NPN từ 3,90-8,93%, chiếm khoảng 19,2-42,6% hàm lượng đạm thô. Thức ăn họ đậu có hàm lượng TP cao hơn hàm lượng NPN, kết quả này được thể hiện qua
biểu đồ 4.2.
So sánh các thành phần protein giữa thức ăn họ đậu và họ hòa thảo (biểu đồ