nước, ven đường đi, nơi ẩm và sáng. Toàn cây hái làm thức ăn cho vật nuôi rất tốt (Nguyễn Bích Ngọc, 2000).
Bảng 2.21 Thành phần hóa học của rau dệu
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM OM CP CT NDE Ash 18,5 84,8 13,4 16,2 45.4 15,2
(Nguôn: Đào Tiến Đức, 2008)
2.1.3.10 Địa cúc (Wedelia trilobata)
Địa cúc (còn gọi là cúc dại) là một loại thực vật sống dai, mọc lan bò, thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới Ấy, nơi đất tốt có thê cao hơn 0,5 m. Thân màu xanh có lông trắng cứng nhỏ. Lá Ï gân như không có cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài, hai đầu nhọn, có lông nhỏ cứng ở cả hai mặt, mép có 1-3 răng cưa nông, hai bên gân chính có hai gân phụ xuất phát gần như từ
một điểm ở phía cuống lá, gân chính và phụ ` đều nổi ở mặt dưới lá. Cụm hoa có màu vàng thường mọc ở đầu ngọn và nách lá.
Quả đề không có lông, đầu thu hẹp (Võ Văn Chi và Trần Hợp, 2000).
Địa cúc thích hợp ở vùng nhiệt đới, sống quanh năm ở nhiều nơi. Chúng có khả năng sinh trưởng nhanh và thích hợp trong nhiều điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau.
Ở Việt Nam, địa cúc đễ trồng và dễ chăm sóc nên được nhiều người trồng để làm kiếng, phủ mặt đất hoặc làm thuốc. Đặc biệt, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, đia cúc được phát triển và trồng ở nhiều nơi.
Địa cúc có thành phần dưỡng chất tương đương với cỏ tự nhiên (bảng 2.4), do đó, có thể sử dụng làm thức ăn cho thỏ.
Bảng 2.22 Thành phần hóa học của địa cúc
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM OM CP EE NDE Ash 14,7 84,9 10,4 7,89 38,6 15,1
(Nguôn: Cao Thị Thanh Tuyết, 2008)
Chương II: Cơ sở lý luận
2.1.3.11 Bìm bìm (Operculina turpethurn)
Bìm bìm thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Bìm bìm là cây thân bò, lá hình bầu dục, chóp hình tù, hoa màu trắng. Bìm bìm có khả năng thích nghi cao với những
vùng đất giàu dinh dưỡng.
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, bìm bìm mọc hoang nhiều nên có thê thu hái dễ dàng cho gia súc ăn. Thỏ rất thích ăn bìm bìm, đặc biệt là lá và cọng non.
Bảng 2.23 Thành phần hóa học của bìm bìm Giá trị định dưỡng (%DM)
DM OM CP NDE ADE Ash 12,0 88,1 16,1 39,6 31,0 11,9
(Nguôn: Nguyễn Văn Đông, 2007)
2.3.1.12 Cây nỗ (Securinega virosa)
Cây nhỏ, cao 20-30 cm, cành màu nâu sẫm. Lá mỏng, nguyên có kích thước
và hình dạng thay đối, thường có hình bầu dục. Cụm hoa ở nách, quả nang hình cầu.
Cây mọc ở nhiều nơi vùng nhiệt đới, cây mọc hoang trong vườn, ở ven đường, có thể thu hái bộ phận cây quanh năm (Võ Văn Chi, 1991).
Bảng 2.24 Thành phần hóa học của cây nố
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM OM CP CT NDE Ash 19,8 78,9 15,1 18,2 45,9 21,J1
(Nguồn: Đào Tiên Đức, 2008)
2.3.1.13 Lục bình (Eichhorria crassipes)
Lục bình (hay còn gọi là bèo tây, bèo Nhật Bản, bèo sen) có nguồn gốc ở Brazil và được nhập vào Việt nam từ năm 1905.
Đây là loại cây thân cỏ sống lâu năm,
nổi trên mặt nước hoặc bám vào bùn, rễ đài và
rậm. Lá đơn, mọc thành hoa nhị, cuống lá xốp phông lên như phao nổi khi còn non, trưởng thành cuống thon đài. Hoa mọc thành cụm hình chùy hoặc hình bông, lá có màu tím hay màu
xanh. Đài hoa và cánh hoa mọc liên với nhau ở
sốc. Lục bình dễ phát triển ở nhiều điều kiện sống khác nhau, đặc biệt là những
nơi âm ướt như: ao, hồ, mương, sông,...(Võ Văn Chi, 2004).
Lục bình được sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Tuy nhiên, lục bình có chứa nhiều nước. Đó là yếu tố giới hạn mức ăn vào của gia súc
Bảng 2.25 Thành phần hóa học của lục bình
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM OM CP EE NDE Ash Lá 13,5 85,5 18,8 4,87 49,0 14,5 Cọng 7,66 61,6 5,72 3,12 60,0 18,4 Cọng lá 7,83 82,3 11,4 3,21 54,6 17,8
(Nguôn: Đặng Thị Diễm Trang, 2006) 2.1.4 Phụ phẩm công nông nghiệp 2.1.4.1 Bắp cải (Brassia oleraceq)
Đây là cây thân cỏ sống hai năm, lá đơn, mọc cách, về sau xếp úp vào nhau cuốn thành bắp hình cầu dẹp ở ngọn thân. Hoa màu vàng, mọc thành chùm. Quả cải hình - trụ, có mỏ ngăn, hạt hình cầu màu nâu.
Là một cây rau xứ lạnh nên bắp cải
^ˆ no = s = .. R “ l) P
có khả năng chịu rét tôt. Trải qua nhiêu năm thuân hoá, nước ta đã tạo ra loại bắp cải chịu nóng hơn, dê trông ở các tỉnh miên Trung và
đồng bằng Nam Bộ.
Thời gian sinh trưởng cải của bắp cải từ khi gieo đến lúc thu hoạch khoảng 110-120 ngày. Khi thu hoạch, các lá già có phẩm chất kém không làm thức ăn cho người được nên chúng ta tận dụng dùng làm thức ăn cho gia súc.
Cho gia súc ăn lá bắp cải sẽ giải quyết được tình trạng khan hiếm thức ăn vào mùa đông. Lá bắp cải có thể cho gia súc ăn tươi kết hợp trộn thêm chút cám, hoặc ủ chua (Nguyễn Bích Ngọc, 2000).
Bảng 2.26 Thành phần hóa học của lá bắp cải Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM OM CP NDE Ash 8,06 90,5 16,2 25,9 9,50
(Nguồn: Tô Văn Phương, 2008)
Chương II: Cơ sở lý luận
2.1.4.2 Cải bắc thảo (Brassica pekinensis)
Cây thân thảo nhất niên, mềm, lá chụm ở đất, nhiều màu lục tươi hình bầu
dục dài 30-60 cm, đầu tròn, bìa đúng, nhiều gân, cuốn to đẹp, có thể dùng làm rau
ăn, lá già tận dụng cho gia súc ăn (Võ Văn Chi và Trần Hợp, 2000).
Bảng 2.27 Thành phần hóa học của cải bắc thảo Giá trị dinh đưỡng (%DM)
DM OM CP EE NDE Ash 6,9 85,9 16,1 54 23,8 14,1 (Nguôn: Đào Tiên Đức, 2008)
2.1.4.3 Mía (Saccharum oƒficinarum)
Mía là nguồn thức ăn xanh trong vụ đông cho trâu bò. Toàn bộ cây mía chiếm 100% thì ngọn lá mía chiếm khoảng 20% tổng sinh khối cây mía, còn phần lá ở ngọn mía chiếm khoảng 10%. Mía được xem là cây có năng suất sinh khối cao nhất so với các cây trồng khác. Năng suất mía bình quân 50-60 tắn/ha thì mỗi ha có trên 10-12 tẫn ngọn mía. Hiện nay, tại những vùng nguyên liệu mía đường của nước ta, hàng năm lượng ngọn mía thải ra rất lớn, cần tận dụng để nuôi gia súc. Tuy vậy, khi sử dụng ngọn mía làm thức ăn cho gia súc cũng có nhiều hạn chế như: hàm lượng đạm thấp, thu hoạch mía có tính chất thời vụ nên gia súc không thể ăn hết trong một khoảng thời gian ngắn, lá mía bị khô sẽ giảm giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, khi sử dụng ngọn mía cho gia súc ăn, cần bổ sung một số loại thức ăn khác (cám, urê,...) để nâng cao tý lệ tiêu hóa và tăng lượng ăn vào. Ngọn mía nên được cắt ngắn trước khi cho ăn. Ngọn mía có thể được ủ chua, bằng cách băm nhỏ ngọn mía khoảng 3-4 cm rồi ủ yếm khí với ri mật, hay cám và 1% amonium sulphat.
Bảng 2.28 Thành phần hóa học của ngọn mía Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM OM CP CT Ash 27,0 94,7 2,70 57 5,30
(Nguôn: Vũ Duy Giảng và ctv, 2008)
2.1.4.4 Vỏ khóm
Các phụ phẩm từ nghề trồng khóm ở nước ta chiếm một khối lượng tương đối lớn. Phụ phẩm khóm bao gồm chỗi ngọn của quá khóm, vỏ ngoài cứng, những vụn nát trong quá trình chế biến khóm, bã khóm ép và toàn bộ lá của cây khóm.
Phụ phẩm khóm ở nước ta từ trước tới nay hầu như chưa được sử dụng rộng rãi, trừ một số bã khóm tươi được dùng cho trâu bò ăn thêm hoặc nuôi cá, còn chỗi ngọn và lá khóm có gaI cứng nên trâu bò không ăn.
Bảng 2.29 Thành phần hóa học của vỏ khóm
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
OM CP EE NEE NDE Ash 86,7 17,42 4,62 58,6, 41,80 13,3 (Nguôn: Phạm Lê Tâm, 2008)
2.1.4.5 Rơm
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng thóc lên trên 30 triệu tắn/năm, nếu tính mỗi kg lúa gạo sản xuất ra sẽ đi kèm 0,8-1kg rơm thì Việt Nam sẽ có 25-30 triệu tấn rơm mỗi năm, đây là nguồn thức ăn gia súc có tiềm năng lớn.
Tuy nhiên, rơm thường nghèo đạm và khoáng. Rơm có thê phơi khô, ủ chua làm thức ăn dự trữ cho gia súc quanh năm. Qua chế biến, chất lượng rơm có thể được nâng cao. Đó là nguồn thức ăn dự trữ chủ yếu và phố biến nhất của chăn nuôi ø1a súc ở hộ gia đình (Phạm Thị Thu Lý, 2008).
Bảng 2.30 Thành phần hóa học của rơm rạ Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM OM CP NDE Ash 84,0 58,6 3,96 63,0 13,1
(Nguôn: Nguyễn Thanh Chuyên, 2008)
2.1.4.6 Bã bia
Bã bia là phụ phẩm của chế biến bia. Đây là loại thức ăn rất tốt cho gia súc. Bã bia là loại thức ăn nhiều nước (75-80%). Thường người ta trộn bã bia với thức ăn tinh và cho gia súc ăn. Song, bã bia dễ bị hư, vì vậy hạn chế dự trữ với lượng lớn. Nên sử dụng dạng tươi và phải bảo quản kỹ, tránh tiếp xúc với không khí. Bã bia có thể bảo quản dưới 2 tuần nếu đánh đồng, nén chặt và đậy kín.
Bảng 2.31 Thành phần hóa học của bã bỉa Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM OM CP NDE Ash 27,6 94,8 25,3 21,7 5,20 (Nguôn: Trương Hoàng Nam, 2008)
Chương II: Cơ sở lý luận
2.1.4.7 Bã đậu nành
Bã đậu nành là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt đậu nành thành đậu phụ hoặc thành sữa đậu nành. Bã đậu nành có mùi thơm và vị ngọt nên gia súc thích ăn. Hàm lượng đạm trong bã đậu nành khá cao.
Bảng 2.32 Thành phần hóa học của bã đậu nành
Giá trị dinh dưỡng (% vật chất khô)
DM OM CP NDE EE Ash 8,38 95,7 23,8 32,2 4.85 4.29
(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Đông và ctv, 2005)
2.1.4.8 Bánh dầu dừa
Bánh dầu dừa còn gọi là khô dầu dừa, là phụ phẩm còn lại sau khi chiết tách
dầu từ cơm dừa. Người ta thường dùng bánh dầu dừa làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Bánh đầu dừa là loại thức ăn có sẵn ở nước ta và được xem như là loại thức ăn cung cấp giá trị năng lượng và bố sung đạm. Hàm lượng đạm và giá trị năng lượng
trong bánh dầu dừa tùy thuộc vào khá năng tách chiết dầu cũng như nguyên liệu ban
đầu. Bánh dầu dừa rất dễ bị mốc, vì vậy khi sử dụng cho gia súc ăn cần phải kiểm tra có bị mốc không trước khi sử dụng (Vũ Duy Giảng và ctv, 2008).
2.1.5 Thức ăn tỉnh 2.1.5.1 Bắp (Zea rmays)
Bắp là loại thức ăn chủ yếu cung cấp năng lượng cho gia súc, gia cầm. Nếu so sánh với các loại ngủ cốc khác như: lúa mì, lúa mạch.... thì canh tác bắp sẽ thu được tổng số năng lượng cao nhất trên cùng một đơn vị diện tích (Lưu Hữu Mãnh, 2000).
Bảng 2.33 Thành phần hóa học của bắp (hạt) Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM OM CP NDE Ash 88,0 97,9 8,30 28.4 2,10
(Nguôn: Thái Trường Quang, 2008)
2.1.5.2 Cám
Cám là phụ phẩm của quá trình xay xát gạo và được dùng phô biến trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đây là loại thức ăn cung cấp năng lượng rất tốt, ngoài ra trong cám còn chứa nguồn vitamin BI cao. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cám gạo phụ thuộc vào quy trình xay xát thóc, thời gian bảo quản cảm.
Cám gạo mới có mùi thơm, vị hơi ngọt gia súc thích ăn. Nhưng cám để lâu, nhất là trong điều kiện bảo quản kém, đầu trong cám sẽ bị oxy hoá, cám trở nên ôi, có vị đăng, thậm chí vón cục, bị mốc và không dùng được nữa (Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch, 2003).
Bảng 2.34 Thành phần hóa học của cám
Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM CP NDE ADE 86,7 11,6 8,20 18,2
(Nguôn: Võ Hoàng Giới, 2008)
2.1.5.3 Thức ăn hỗn hợp
Tùy theo trạng thái sinh lý, mục đích chăn nuôi và các điều kiện cụ thê của
khẩu phần cơ sở...có thê cần phải cho gia súc ăn thêm thức ăn hỗn hợp để thỏa mãn nhu cầu đinh dưỡng cao của gia súc. Thức ăn hỗn hợp được sử dụng như nguồn bỗ sung đạm trong khẩu phân.
Bảng 2.35 Thành phần hóa học của thức ăn hỗn hợp C225 Giá trị dinh dưỡng (%DM)
DM OM CP NDE Ash 88,0 01,2 19,9 23,6 8,80 (Nguôn: Trương Hoàng Nam, 2008)
2.2 Định nghĩa các thành phần protein trong thức ăn
Protein là thành phần quan trọng nhất của mọi cơ thê sống “sự sống là sự tồn tại của quá trình trao đối protein, ở đâu không có protein ở đó không có sự sống”. Protein có mặt trong tất cả các cơ quan chiếm khoảng 16-18% thê trọng.
Về mặt dinh đưỡng, protein là một chất quan trọng không thẻ thay thế bằng chất khác được vì nó là chất tạo hình chủ yếu, là thành phần cơ bản của tế bào, nó cầu tạo nên cơ, bào thai, sữa, enzym, tinh dịch lỏng, lông, sửng, móng,...