D. Tốc độ và độ chính xác
E. Những biến thể của chuột máy tính
Ngoài những loại chuột thông dụng được thiết kế theo đúng nguyên bản của Douglas Engelbart thì thực tế có khá nhiều biến thể đáp ứng các mục đích riêng. Ví dụ khi ta bị đau tay hoặc vai trong khi sử dụng chuột thông thường, ta có thể thử dùng Trackball do sản phẩm này chỉ yêu cầu người dùng chuyển động ngón tay để di chuyển con trỏ. Hiện tại, ta có thể bắt gặp các loại chuột "lai" như sau:
- Trackball: Thay vì chuyển dịch chuột để bi quay thì với Trackball, người dùng sẽ điều khiển con trỏ trên màn hình thông qua một viên bi lớn đặt trên đế cố định.
- Chuột mini: Với kích cỡ chỉ bằng hoặc nhỏ hơn quả trứng gà, chuột mini được sử dụng cho những thiết bị di động như máy tính xách tay.
- Chuột Camera: như máy quay phim, nó sẽ bắt những chuyển động của phần đầu người dùng để di chuyển con trỏ tương ứng.
- Chuột lòng bàn tay (Palm Mouse): Được nắm trong lòng bàn tay, loại chuột này hoạt động chỉ với 2 nút bấm. Con trỏ chuột phụ thuộc vào những cú chạm tay và áp lực sẽ quyết định tốc độ di chuyển.
- Chuột sử dụng bằng chân (Foot Mouse): Dành cho người khuyết tật về tay, người sử dụng nhấn bằng bàn chân.
- Chuột dạng cần điều khiển (Joy-Mouse): Đây là sự kết hợp giữa Joystick và chuột máy tính, ta sử dụng một cần điều khiển để di chuyển con trỏ và nhấn chuột thông qua nút bấm ở trên đỉnh.
Sau đây là bảng tóm tắt quá trình phát triển của chuột máy tính.
Bảng 1. Tóm tắt quá trình phát triển của chuột máy tính
Thông số Quá trình phát triển
A. Cơ chế cảm ứng
Cơ học Quang học Laser
B. Kiểu kết nối Có dây
(COM - PS/2 - USB)
Không dây
(Radio - Blutooth - RFID)
Apple Desktop Bus
và bánh xe cuộn
xe cuộn
D. Tốc độ và độ chính xác
Độ phân giải (DPI) tăng dần
E. Những biến thể của chuột máy tính Trackball Chuột mini Chuột Camera Palm Mouse Foot Mouse Joy Mouse
2.2.3. Các nguyên tắc sáng tạo được áp dụng để phát triển chuột máy tính máy tính
(1) Nguyên tắc tách khỏi
Chuột có dây thường gây phiền phức cho người dùng như: vướng víu, chiếm chỗ. Do đó người ta tìm cách loại bỏ dây ra khỏi chuột và cho ra đời chuột không dây.
(2) Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
Việc sử dụng chuột một thời gian dài sẽ làm cho người dùng mỏi tay, chai tay (phần tì lên mặt bàn) nên người ta đã tạo ra những miếng kê chuột tiện lợi, có thêm phần kê tay cho đỡ mỏi.
(3) Nguyên tắc phản đối xứng
Chuột máy tính trước đây có tính đối xứng, đồng đều. Tuy nhiên, nhận thấy người dùng cảm thấy không thật thoải mái, các nhà thiết kế đã thay đổi hình dáng chuột thành dạng bất đối xứng, ví dụ như: hơi méo, hơi lệnh, hơi uốn cong.
(4) Nguyên tắc kết hợp
Chuột đầu tiên chỉ có 1 phím nhấn (nút bấm). Sau này người ta bổ sung thêm 1 nút bên phải để kết hợp vào tính năng mở các tùy chọn. Người ta lại thêm bánh xe cuộn để giúp người dùng cuộn màn hình lên xuống mà không phải sử dụng thanh cuộn.
(5) Nguyên tắc vạn năng
Để làm tăng tính tiện dụng khi dùng chuột, người ta bổ sung thêm một số chức năng cho chuột bằng cách kết hợp các phím chức năng như: mở trình duyệt web, tăng/giảm âm lượng, … và cho ra đời dòng chuột đa năng.
(6) Nguyên tắc chứa trong
Đối với chuột có dây, sự vướng víu khi cất chuột đi được khắc phục bằng cách bổ sung khả năng chứa đựng sợi dây ngay bên trong chuộ, và cho ra đời chuột có khả năng cuộn dây vào bên trong khi không sử dụng.
(7) Nguyên tắc phản trọng lượng
Ban đầu việc di chuyển chuột trên mặt phẳng rất khó, người ta thêm vào các miếng dán trơn bên dưới chuột để làm giảm ma sát khi di chuyển, giảm trọng lượng của chuột khi rê.
(8) Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học
Đối với chuột không dây, người ta đã thay thế sóng radio bằng bluetooth giúp chuột có tầm hoạt động xa hơn, độ trễ thấp hơn.
(9) Nguyên tắc thay đổi các thông số lý hóa
Chuột ban đầu hơi nặng do sử dụng nhiều kim loại. Về sau người ta sử dụng nhựa dẻo, nhẹ để thay thế
PHẦN III. KẾT LUẬN
Bài tiểu luận đã trình bày tóm tắt 40 nguyên tắc sáng tạo, thành phần cấu tạo của chuột máy tính, quá trình phát triển của chuột máy tính và sự áp dụng các nguyên tắc sáng tạo để phát triển. Qua đó cho thấy tầm ảnh hưởng của khoa học sáng tạo vào lĩnh vực Tin học nói riêng và cuộc sống nói chung.
Qua bài viết, ta nhận thấy việc áp dụng khéo léo, tinh tế các nguyên tắc sáng tạo sẽ giúp tạo ra nhiều của cải cho xã hội, tạo ra những tiện ích mới và giúp làm tăng giá trị cho sản phẩm, con người và cuộc sống nói chung.
Cuối cùng, cần phổ biến khoa học sáng tạo vào các chương trình đào tạo, vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Kiếm (2011). Slide bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tin học. ĐH Công nghệ thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM.
[2] Phan Dũng (2010). Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới. NXB Trẻ. [3] Các bài viết trên một số website:
http://cstc.vn/index.php/vi/phuong-phap-luan-sang-tao-va-doi-moi-la-gi.html http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%E1%BB%99t_(m%C3%A1y_t%C3%ADnh) http://genk.vn/c197n20110803090859619/lich-su-chuot-may-tinh.chn
http://thegioitinhoc.vn/home/tin-hoc-can-ban/23667-qua-trinh-phat-trien-cua-loai-chuot-may- tinh-phan-1-a.html