MỤC LỤC Danh sách những người tham gia thực hiện đề tài 2 Phần 1 Sự cần thiết, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài 4 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài 7
Trang 1HỘI KHKT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VIỆT NAM
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP
ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP CHO CÁC NGHỆ SĨ HOẠT ĐỘNG
TRONG LĨNH VỰC XIẾC, MÚA, ĐIỆN ẢNH
CNĐT: NGUYỄN AN LƯƠNG
8367
HÀ NỘI – 2010
Trang 2MỤC LỤC
Danh sách những người tham gia thực hiện đề tài 2
Phần 1 Sự cần thiết, mục tiêu, nội dung và phương pháp
nghiên cứu của đề tài
4
Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài 7
phương pháp nghiên cứu đề tài 13
lịch sử và cụ thể, đề xuất cỏc giải phỏp
20
Phần 2 Những kết quả nghiên cứu CủA Đề TàI 22
Chương I TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ AN
TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC LĨNH VỰC LAO ĐỘNG NGHỆ THUẬT XIẾC, MÚA, ĐIỆN ẢNH
động văn học, nghệ thuật ở Việt Nam
Trang 32.2 Đặc điểm lao động và những vấn đề về chế độ, chính sách liên
quan đến đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên xiếc
33
3.1 Tình hình đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên ngành múa 36 3.2 Đặc điểm lao động và những vấn đề về chế độ chính sách liên
quan đến đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên múa
37
quan đến các nghệ sĩ, diễn viên đóng phim
39
vực nghệ thuật xiếc, múa, điện ảnh
40
ATVSLĐ cho các đối tượng nghệ sĩ, diễn viên trong các loại hình nghệ thuật nói trên
40
bảo đảm an toàn cho các hoạt động nghệ thuật
41
thời các chấn thương, bệnh nghề nghiệp cho các diễn viên
41
chính sách cho đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên
42
Ch−¬ng II THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN VÀ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG, TÌNH
HÌNH TAI NẠN, BỆNH TẬT, SỨC KHOẺ, VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC NGHỆ SĨ, DIỄN VIÊN XIẾC, MÚA, ĐIỆN ẢNH
43
nghệ sĩ xiếc, múa, điện ảnh
43
Trang 4III Về việc đỏnh giỏ tõm sinh lý lao động của cỏc lĩnh vực xiếc, mỳa,
điện ảnh
64
quan đến ATVSLĐ đối với cỏc nghệ sĩ, diễn viờn xiếc, mỳa, điện ảnh
70
chương iii NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN, PHềNG
CHỐNG TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP, BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CÁC NGHỆ SĨ DIỄN VIấN HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC XIẾC, MÚA ĐIỆN ẢNH
73
thiết phải bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho cỏc nghệ sĩ xiếc, mỳa, điện ảnh đối với cỏc cơ quan quản lý và cỏc đối tượng liờn quan
73
gúp phần bảo đảm ATVSLĐ cho cỏc nghệ sĩ xiếc, mỳa, điện ảnh
78
và lao động nghệ thuật nói riêng
78
tạo, phỏt triển, đảm bảo đời sống và ATVSLĐ cho cỏc nghệ sĩ, diễn viờn xiếc, mỳa, điện ảnh
bệnh tật, bệnh nghề nghiệp cho cỏc nghệ sĩ, diễn viờn xiếc, mỳa, điện ảnh
91
chăm súc quản lý sức khỏe NLĐ
91
bệnh tật, bệnh nghề nghiệp cho nghệ sĩ, diễn viờn xiếc, mỳa, điện ảnh
97
nghề nghiệp, đảm bảo an toàn cho cỏc nghệ sĩ xiếc, mỳa, điện ảnh
100
Trang 5V Nhóm các giải pháp về tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến kiến
thức cho các đối tượng liên quan để có được những kiến thức về ATVSLĐ góp phần bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho các nghệ sĩ, diễn viên xiếc, múa, điện ảnh
102
PHẦN 3 NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 105
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ ATVSLĐ TRONG HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT XIẾC, MÚA, ĐIỆN ẢNH
PHỤ LỤC I: CÁC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT, PHỎNG VẤN CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VÀ CÁC CÁ NHÂN
PHỤ LỤC II: THƯ CÔNG TÁC VÀ PHIẾU XIN Ý KIẾN CÁC NGHỆ SĨ LÃO THÀNH
PHỤ LỤC III: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CÁC NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM ATVSLĐ CHO CÁC NGHỆ SĨ, DIỄN VIÊN XIẾC, MÚA, ĐIỆN ẢNH
Trang 6Thông tin chung về đề tài
1 Tên đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các chính sách và giải pháp để bảo đảm
an toàn, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho các nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực xiếc, múa và điện ảnh”
2 Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn An Lương
3 Ban chủ nhiệm đề tài:
- PGS.TS Nguyễn An Lương - Chủ nhiệm
- TS Nguyễn Thế Công, Uỷ viên
- TS Đinh Hạnh Thưng, Uỷ viên
- TS Nguyễn Thị Toán, Uỷ viên
- KS Phùng Huy Dật, Uỷ viên
- KS Phạm Ngọc Hải, Uỷ viên
- KS Đặng Thị Bích Liên, Uỷ viên
4 Cơ quan chủ trì đề tài : Hội KHKT An toàn và vệ sinh lao động Việt Nam
5 Cơ quan quản lý đề tài: Liên hiệp các Hội KH và KT Việt Nam
6 Đề tài được thực hiện: trong 2 năm (10/2008 - 10/2010) theo Quyết định số
13711/QĐ - LHH ngày 17/11/2008 của Đoàn Chủ tịch Hội đồng TW Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam
7 Tổng kinh phí thực hiện đề tài:
Trang 7Danh sách Những người tham gia thực hiện đề tài
Ban Chủ nhiệm:
1 PGS.TS Nguyễn An Lương, Hội ATVSLĐ VN, Chủ nhiệm đề tài
2 TS Nguyễn Thế Công, Hội ATVSLĐ VN, Uỷ viên
3 TS Đinh Hạnh Thưng, Hội ATVSLĐ VN, Uỷ viên
4 TS Nguyễn Thị Toán, Hội Y học lao động VN, Uỷ viên
5 KS Phùng Huy Dật, Ban Chính sách pháp luật, TLĐLĐVN, Uỷ viên
6 KS Phạm Ngọc Hải, Hội ATVSLĐ VN, Uỷ viên
7 KS Đặng Thị Bích Liên, Hội ATVSLĐ VN, Uỷ viên
Các cộng tác viên:
1 TS Hồ Trí Hùng, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Văn hoá thể thao du lịch
2 NS Phạm Xuân Quang, Liên đoàn Xiếc Việt Nam
3 NS Trần Ngọc Hảo, Liên đoàn Xiếc Việt Nam
4 NS Trần Ngọc Hiển, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam
10 ThS Đỗ Việt Đức, Viện BHLĐ, TLĐLĐ Việt Nam
11 KS Nguyễn Chí Trung, Hội ATVSLĐ Việt Nam
12 CN Nguyễn Tiến Khánh, Hội ATVSLĐ Việt Nam
Trang 8Phần 1:
SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trang 9MỞ ĐẦU
Vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), bảo vệ sức khoẻ cho người lao động (NLĐ) là nhiệm vụ của các cấp chính quyền, của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, của mọi tổ chức, cá nhân mà trước hết là của người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ
Để thực hiện được mục tiêu bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho NLĐ, chúng ta phải tiến hành đồng bộ các giải pháp từ việc thực hiện các biện pháp khoa học, công nghệ, y sinh học để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất, việc tuyên truyền, huấn luyện bồi dưỡng nâng cao nhận thức, hiểu biết
về ATVSLĐ cho NSDLĐ và NLĐ để họ biết cách tự bảo vệ mình và góp phần bảo vệ đồng nghiệp khỏi tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN), cho đến việc xây dựng, ban hành và thực hiện tốt các qui định của pháp luật, các chế độ, chính sách về ATVSLĐ Có như vậy công tác ATVSLĐ mới phát huy được hiệu quả cao, thiết thực bảo vệ tính mạng, sức khoẻ NLĐ
Người lao động, dù đó là lao động chân tay hay lao động trí óc, đều phải lao động, làm việc trong một điều kiện lao động (ĐKLĐ) cụ thể, mà ở đó có nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ Các nghệ sĩ, diễn viên hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật là một loại hình lao động đặc thù, vừa có những hoạt động trí óc, vừa có những ngành nghề có lao động thể lực cao, vì vậy họ cũng là đối tượng của công tác ATVSLĐ và chúng ta cần quan tâm để bảo đảm
an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho họ
Trong các loại hình lao động nghệ thuật thì những người hoạt động trong lĩnh vực múa (cả múa balê và múa dân tộc), lĩnh vực xiếc và lĩnh vực điện ảnh (nhất là các diễn viên đóng phim hành động và diễn viên đóng thế) là những người tiêu biểu cho hoạt động lao động đặc thù nói trên Ở đây, người nghệ sĩ, diễn viên vừa phải lao động trí lực, phát huy cao độ năng khiếu, tài năng, sáng tạo vừa phải phát huy cao độ hoạt động thể lực để tập luyện, thủ vai, biểu diễn trong những điều kiện hết sức phức tạp, nguy hiểm, có nhiều yếu tố rủi ro, có nguy cơ gây nên tai nạn và bệnh tật
Việc thực hiện công tác ATVSLĐ trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật xiếc, múa, điện ảnh nói trên đòi hỏi có những đặc thù riêng của nó Không những chúng ta phải có những biện pháp KHCN để cải thiện ĐKLĐ, phòng chống
Trang 10TNLĐ, BNN cho các nghệ sĩ trong hoạt động nghệ thuật trực tiếp, mà còn phải nghiên cứu, đề xuất những chế độ chính sách hợp lý, phù hợp với đặc điểm ĐKLĐ và yêu cầu nghề nghiệp của họ, phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn cho người quản lý và cả bản thân các nghệ sĩ những kiến thức về ATVSLĐ thì mới có thể góp phần thiết thực bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho các nghệ sĩ, diễn viên nói trên được
Tuy nhiên, trong những năm qua vấn đề bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho các nghệ sĩ trong lĩnh vực xiếc, múa, điện ảnh chưa được các cấp, các ngành, các đơn vị nghệ thuật và cả bản thân các nhà quản lý trực tiếp và cả các nghệ sĩ đặt ra thoả đáng và quan tâm đúng mức
Từ đó cho thấy vấn đề bảo đảm ATVSLĐ cho các nghệ sĩ xiếc, múa, điện ảnh đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết Cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng tình hình và đề xuất các giải pháp để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, tai nạn, bệnh tật cho các nghệ sĩ Vì vậy theo đề nghị của Hội ATVSLĐ Việt Nam, Liên hiệp các Hội KH và KT Việt Nam đã giao cho Hội
ATVSLĐ Việt Nam thực hiện một đề tài khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất
các chính sách và giải pháp để bảo đảm an toàn, phòng chống TNLĐ, BNN cho các nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực xiếc, múa, điện ảnh” Đề tài vừa đáp
ứng yêu cầu cấp bách của tình hình, vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trang 11MỤC TIấU VÀ NỘI DUNG NGHIấN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI -
I Mục tiêu của đề tài
1.- Đánh giá bước đầu thực trạng điều kiện làm việc (ĐKLV), tai nạn lao
động (TNLĐ), bệnh tật, sức khoẻ các nghệ sĩ hoạt động trong các lĩnh vực nghệ thuật có nhiều nguy cơ và rủi ro nghề nghiệp là xiếc, múa (ba lờ và mỳa dõn tộc)
và điện ảnh (đúng phim hành động và đúng thế)
2.- Đề xuất được các chế độ chính sách, giải pháp để bảo đảm an toàn, phòng chống TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ cho các đối tượng là nghệ sĩ xiếc, múa và điện ảnh núi trờn
II Nội dung nghiên cứu của đề tài
Để đạt mục tiờu đề ra, đề tài cần thực hiện cỏc nội dung nghiờn cứu sau đõy:
1 Nghiờn cứu tổng quan những cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề ATVSLĐ trong hoạt động nghệ thuật núi chung và lĩnh vực xiếc, mỳa, điện ảnh núi riờng
2 Nghiờn cứu đỏnh giỏ bước đầu thực trạng ĐKLV của nghệ sĩ, diễn viờn hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật xiếc, mỳa và điện ảnh, đi sõu vào cỏc vấn đề sau:
- Cỏc yếu tố nguy hiểm, cú hại phỏt sinh trong hoạt động nghệ thuật xiếc, mỳa, điện ảnh
- Những rủi ro nghề nghiệp và nguy cơ gõy ra tai nạn, bệnh tật trong cỏc hoạt động nghệ thuật xiếc, mỳa, điện ảnh
- Cụng cụ, phương tiện được sử dụng trong hoạt động nghệ thuật xiếc, mỳa, điện ảnh
- Tỡnh trạng ụ nhiễm mụi trường, cỏc yếu tố tõm sinh lý và căng thẳng trong khi làm việc của cỏc nghệ sĩ, diễn viờn xiếc, mỳa, điện ảnh
3 Nghiờn cứu đỏnh giỏ sơ bộ tỡnh trạng sức khoẻ, bệnh tật đối với nghệ
sĩ, diễn viờn trong cỏc lĩnh vực xiếc, mỳa, điện ảnh thụng qua việc thu thập
và hồi cứu số liệu điều tra về tỡnh hỡnh phõn loại sức khoẻ, bệnh tật và trả lời
Trang 12phỏng vấn của các nghệ sĩ, diễn viên trong lĩnh vực xiếc, múa, điện ảnh
4 Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ chính sách, các qui định về ATVSLĐ trong lĩnh vực nghệ thuật xiếc, múa, điện ảnh
5 Nghiên cứu đề xuất các chế độ chính sách và giải pháp để cải thiện ĐKLV, phòng ngừa tai nạn, rủi ro, bệnh tật cho các nghệ sĩ, diễn viên xiếc, múa, điện ảnh Bao gồm các điểm chủ yếu sau:
- Một số ý kiến về nâng cao nhận thức và tầm quan trọng đối với công tác ATVSLĐ trong lĩnh vực nghệ thuật xiếc, múa, điện ảnh
- Các chế độ, chính sách chủ yếu liên quan đến việc làm, đời sống, Bảo hộ lao động (BHLĐ), Bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với các nghệ sĩ, diễn viên
- Các nguyên tắc, biện pháp khoa học công nghệ, bảo đảm an toàn, chăm sóc
và quản lý sức khoẻ cho các nghệ sĩ, diễn viên
- Vấn đề huấn luyện, hướng dẫn ATVSLĐ cho các nghệ sĩ, diễn viên
6 Nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị liên quan đến ATVSLĐ cho các nghệ sĩ, diễn viên xiếc, múa, điện ảnh lên các cơ quan có thẩm quyền
Các nội dung cần thực hiện và các kết quả, sản phẩm của đề tài được trình bày trên sơ đồ ở Hình I.1
Trang 13Hình 1 Sơ đồ quá trình thực hiện đề tài:
1
Xây dựng phương pháp luận và kế hoạch thực hiện đề tài
Báo cáo phương pháp luận và kế hoạch nghiên cứu đề tài
Các tập báo cáo chuyên đề được biên soạn
ChuyÓn trang
4
Xây dựng kế hoạch, nội
dung, tập huấn điều tra
khảo sát
Báo cáo kế hoạch điều tra, khảo sát; Các phiếu điều tra; Tập huấn cán bộ điều tra
Trang 145
Tổ chức các đợt điều tra,
khảo sát, phỏng vấn
Tập phiếu đã được điều tra, khảo sát, phỏng vấn
Xử lý các số liệu điều tra,
khảo sát trên máy tính đã được xử lý Tập số liệu
6
7
Viết báo cáo kết quả
điều tra, khảo sát
Báo cáo phân tích các kết quả điều tra, khảo sát đã xử lý
ChuyÓn trang
8
Trao đổi, xin ý kiến một
số chuyên gia, toạ đàm
trao đổi thêm về thực
trạng tình hình
Báo cáo thực trạng tình hình ĐKLV, sức khoẻ của các nghệ sĩ Tiếp
trang
Trang 15Tổ chức các Hội thảo theo từng giai đoạn
Các ý kiến được tập hợp, bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo
9
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chế độ chính sách để bảo đảm
ATVSLĐ cho các nghệ sĩ
xiếc, múa, điện ảnh
Các giải pháp, chính sách được
Tài liệu hướng dẫn ATVSLĐ cho các nghệ sĩ 11
ChuyÓn trang TiÕp trang
Trang 16Nghiên cứu đề xuất các kiến nghị liên quan ATVSLĐ cho các nghệ sĩ xiếc, múa, điện ảnh
Bản kiến nghị được xây dựng
12
Viết báo cáo
tổng kết đề tài
13
Bảo vệ đề tài ở các cấp:
cơ sở và Liên hiệp Hội
Hoàn chỉnh báo cáo
đề tài sau bảo vệ ở cơ
sở Đề tài được bảo
vệ ở LHH
14
TiÕp trang
K
Trang 17PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
-
Để việc thực hiện đề tài đạt được các mục tiêu và nội dung đã đề ra, đề tài đã
sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
I PHƯƠNG PHÁP HỒI CỨU, THU THẬP CÁC TÀI LIỆU, SỐ LIỆU
Đề tài này đi vào một lĩnh vực hoạt động rất đặc thù mà những người làm công tác ATVSLĐ lâu nay còn ít quan tâm Vì vậy việc thu thập hồi cứu các tài liệu có liên quan để giúp cho những người thực hiện đề tài hiểu sâu thêm về lĩnh vực nghệ thuật xiếc, múa, điện ảnh và những nhận định, đánh giá về tình hình các lĩnh vực trên là hết sức cần thiết cho quá trình thực hiện đề tài Đề tài đã đi sâu thu thập các loại tài liệu, số liệu sau:
- Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước (kể
cả các văn bản của các Bộ, ngành) liên quan đến hoạt động, đến chế độ chính sách đối với các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật nói chung và các lĩnh vực xiếc, múa, điện ảnh nói riêng
- Các báo cáo đánh giá hoạt động, các bài báo, bài viết về các lĩnh vực hoạt động nghệ thuật xiếc, múa, điện ảnh
- Các đề tài, chuyên đề nghiên cứu của một số nhà khoa học liên quan đến vấn đề đánh giá điều kiện lao động, tình hình sức khoẻ của các nghệ sĩ xiếc, múa, điện ảnh
- Một số tài liệu khác ở trong nước và nước ngoài có liên quan
Đề tài đã đọc, phân tích, sử dụng những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu của đề tài
II PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua việc phát các phiếu điều tra khảo sát, phỏng vấn các cơ quan, đơn vị và cá nhân Trong quá trình thực hiện, đề tài đã tiến hành một số đợt điều tra khảo sát, phỏng vấn Trong
đó đợt 1 tiến hành vào cuối 2008, đợt 2 vào nửa đầu 2009 và đợt cuối cùng phỏng vấn bổ sung một số nghệ sĩ lão thành vào 2010
Trang 181 Đối với các đợt điều tra khảo sát, phỏng vấn đợt 1 và đợt 2:
1.1 Đối tượng:
Đề tài tiến hành điều tra khảo sát, phỏng vấn 2 loại đối tượng là tập thể (các
cơ quan, đơn vị liên quan) và các cá nhân
1.1.1 Đối với các đối tượng tập thể:
Đề tài đã lựa chọn các cơ quan đơn vị chung cho cả 3 lĩnh vực xiếc, múa, điện ảnh (dùng chung 1 mẫu phiếu điều tra), nhưng có chú ý vào các loại hình khác nhau như: các cơ quan quản lý Nhà nước về ATVSLĐ, về văn học nghệ thuật; các cơ quan quản lý tổng hợp và chuyên ngành mà có liên quan (có đơn vị trực thuộc về lĩnh vực nghệ thuật đó hoặc có trách nhiệm về những chính sách, chế độ liên quan); các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các Hội nghề nghiệp về những lĩnh vực nghệ thuật liên quan; các đơn vị quản lý, hoạt động nghệ thuật về các lĩnh vực xiếc, múa, điện ảnh (hoặc có đơn vị trực thuộc liên quan đến xiếc, múa, điện ảnh)
Danh sách các cơ quan, đơn vị đã được điều tra, khảo sát như sau:
a Các cơ quan, đơn vị quản lý, nghiên cứu chung có liên quan cả 3 lĩnh vực, gồm có:
1 Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch
2 Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch
3 Cục ATLĐ, Bộ LĐTB và XH
4 Viện Khoa học Lao động và xã hội, Bộ LĐTB và XH
5 Ban Thanh tra Nhà nước về Lao động, Bộ LĐTB và XH
6 Cục Y tế dự phòng và môi trường, Bộ Y tế
7 Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Bộ Y tế
8 Ban Chính sách, pháp luật, TLĐLĐ Việt nam
9 Ban Tuyên giáo, TLĐLĐ Việt nam
10 Viện Bảo hộ lao động, TLĐLĐ Việt nam
11 Bộ Quốc phòng
12 Bộ Nội vụ
13 Bảo hiểm xã hội Việt nam
14 Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng
15 Hội Y học lao động Việt nam
16 Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Trang 1917 Ban Dân vận Trung ương Đảng
18 Sở Văn hoá, thể thao, du lịch Hà nội
19 Công đoàn viên chức Việt nam
1 Liên Chi Hội Xiếc Việt nam
2 Liên đoàn Xiếc Việt nam
3 Đoàn Xiếc Hà nội
4 Đoàn xiếc TP HCM
5 Đoàn xiếc Long An
- Lĩnh vực múa:
1 Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam ở Hà nội
2 Trường Múa Việt nam ở Hà nội
3 Khoa múa, Trường Sân khấu, điện ảnh (Hà nội)
4 Khoa múa, Trường ĐH Văn hoá nghệ thuật Quân đội (Hà nội)
5 Nhà hát ca múa nhạc Việt nam (Hà nội)
6 Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Việt Bắc (Thái Nguyên)
7 Đoàn Ca múa Bông Sen (TP HCM)
8 Trường Cao đẳng múa TP HCM
9 Nhà hát Nhạc, vũ, kịch TP HCM
10 Đoàn ca múa nhạc Quân khu 7 (TP.HCM)
- Lĩnh vực điện ảnh:
1 Cục Điện ảnh, Bộ VHTT và DL (Hà nội)
2 Hội Điện ảnh Việt nam (Hà nội)
3 Xưởng phim truyện Hà nội (Hà nội)
4 Hãng phim tư nhân Phước Sang (TP HCM)
1.1.2 Đối với các đối tượng là cá nhân:
Chủ yếu là các nghệ sĩ, diễn viên trong lĩnh vực xiếc, múa, điện ảnh Tuy nhiên như đã trình bày, đề tài đã giới hạn để chọn trong từng lĩnh vực nghệ thuật một vài đối tượng cụ thể Đó là:
Trang 20- Lĩnh vực xiếc: đề tài chọn đối tượng là các nghệ sĩ, diễn viên xiếc trực tiếp
biểu diễn, kể cả người nuôi dạy thú
- Lĩnh vực múa: đề tài chọn đối tượng là những nghệ sĩ, diễn viên vũ balê
và các diễn viên trong các đoàn múa dân tộc, các vũ đoàn múa minh hoạ
- Lĩnh vực điện ảnh: đề tài chọn đối tượng là những nghệ sĩ, diễn viên đóng
phim hành động và diễn viên đóng thế
Đối với mỗi một lĩnh vực nghệ thuật có 1 phiếu câu hỏi riêng Dự kiến mỗi lĩnh vực điều tra khoảng 140 cá nhân, tổng cộng có khoảng 400 cá nhân được điều tra khảo sát
1.2 Những nội dung trong các phiếu điều tra khảo sát đợt 1 và đợt 2
1.2.1 Với phiếu điều tra tập thể, cơ quan, đơn vị: Đã đưa vào các nội dung
cơ bản sau:
(1) Tên, vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị
(2) Tóm tắt về cơ quan, đơn vị
(3) Quan niệm và đánh giá của cơ quan, đơn vị về 3 loại hình nghệ thuật (xiếc, múa, điện ảnh) trên các mặt (Nếu là cơ quan quản lý, chỉ đạo chuyên sâu vào từng loại hình nghệ thuật thì có thể chỉ trả lời riêng cho loại hình nghệ thuật đó):
- Vai trò, vị trí của loại hình nghệ thuật đó trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật và trong xã hội ta
- Tình hình loại hình nghệ thuật đó (số lượng, nghề nghiệp đi sâu, lương bổng, tỉ lệ trong và ngoài khu vực Nhà nước, trình độ, danh hiệu…)
- Đánh giá về tình hình điều kiện vật chất cho các nghệ sĩ đó hoạt động (Nhà xưởng, công cụ, trang phục, môi trường, nơi làm việc, biểu diễn…)
- Đánh giá về tình hình gánh nặng lao động, sức khoẻ của các nghệ sĩ, kể cả
số liệu về bệnh tật, tai nạn, phân loại sức khoẻ của các nghệ sĩ
- Đánh giá và nêu rõ những nguy cơ nghề nghiệp, những yếu tố nguy hiểm, độc hại đối với nghề đó
- Tình hình thực hiện các chế độ, chính sách đối với loại hình nghệ thuật đó,
đi sâu vào những hiểu biết và kết quả thực hiện chính sách BHLĐ đối với họ (4) Những ý kiến, đề nghị của cơ quan, đơn vị về việc bảo đảm ATVSLĐ cho đối tượng các nghệ sĩ đó
Trang 21Ở đây tuy dùng chung 1 phiếu, nhưng có ghi chú, chọn kỹ thuật hỏi phù hợp
cho 2 loại đối tượng cơ quan, đơn vị nói trên
1.2.2 Với phiếu cá nhân: Có 3 loại phiếu cho 3 loại hình nghệ thuật, song
tựu trung vẫn có những nội dung chủ yếu sau:
(1) Nhân thân của đối tượng (tên, tuổi, tuổi nghề, nghề nghiệp đã qua, nghề hiện nay, trình độ, loại hình đơn vị (trong hay ngoài Nhà nước…))
(2) Tình hình về đời sống, công tác hiện nay của đối tượng (nhà ở, khoảng cách đi làm, giờ giấc làm việc, lương bổng, gia đình, thuận lợi, khó khăn…) (3) Về tình hình điều kiện làm việc hiện nay của đối tượng Đi sâu hỏi về các yếu tố của điều kiện làm việc (nhà, địa điểm, công cụ, phương tiện kỹ thuật tập luyện, biểu diễn, môi trường làm việc, các yếu tố nguy hiểm, có hại…)
(4) Về tình hình lao động (gánh nặng thể lực, tâm sinh lý…)
(5) Về tình hình tai nạn nghề nghiệp
(6) Về tình hình sức khoẻ, bệnh tật, điều trị…
(7) Về tình hình thực hiện các chế độ, chính sách đối với bản thân (các chính sách lương bổng, đãi ngộ, đào tạo bồi dưỡng, chuyển nghề, BHXH, BHLĐ, BHYT ) Chú ý hỏi sâu về BHLĐ
(8) Những vấn đề cần hỏi, thăm dò ý kiến của đối tượng, những kiến nghị Trên cơ sở những nội dung chủ yếu đã xác định, đề tài đã tiến hành xây dựng bộ phiếu điều tra khảo sát, phỏng vấn Có 4 mẫu phiếu sau đây:
- Mẫu phiếu điều tra, khảo sát, phỏng vấn cơ quan, đơn vị, ký hiệu CQĐV/VOSHA 08, mẫu có 5 phần với 26 câu hỏi
- Mẫu phiếu cá nhân cho lĩnh vực xiếc, ký hiệu: CN1/VOSHA 08 với 31 câu hỏi
- Mẫu phiếu cá nhân cho lĩnh vực múa ký hiệu: CN2/VOSHA 08, với 30 câu hỏi
- Mẫu phiếu cá nhân cho lĩnh vực điện ảnh (diễn viên đóng phim hành động
và diễn viên đóng thế), ký hiệu: CN3/VOSHA 08, với 32 câu hỏi (toàn bộ 4 mẫu phiếu này kèm theo trong Phụ lục I)
1.3 Tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát đợt 1 và đợt 2
- Tổ công tác điều tra khảo sát có 9 cán bộ là người của đề tài và một số cán
bộ của Bộ VHTTDL tham gia
- Đề tài đã có công văn gửi các cơ quan đơn vị đề nghị giúp đỡ, trả lời các
Trang 22phiếu và do cán bộ tổ công tác trực tiếp đến đơn vị liên hệ, phát phiếu (cá nhân tự ghi hoặc người điều tra ghi) Cán bộ điều tra chỉ giải thích câu hỏi, phục vụ ghi chép, tuyệt đối không trả lời thay Sau đó cán bộ điều tra chịu trách nhiệm thu phiếu điều tra
- Việc chọn đối tượng cá nhân để phát phiếu đã bảo đảm tương đối tỷ lệ khá lớn các nghệ sĩ, diễn viên trực tiếp biểu diễn và chấp nhận một tỷ lệ vừa phải, dưới 20 - 30% là những học viên, thực tập sinh vì họ cũng lao động nghệ thuật trong khi học tập, thực tập
1.4 Kết quả số lượng phiếu điều tra thu được của đợt 1 và đợt 2
Đề tài đã thu về được:
- 43 phiếu cơ quan đơn vị (gồm có 22 cơ quan, đơn vị chung ở Trung ương
và địa phương; 10 cơ quan, đơn vị chuyên ngành múa; 5 cơ quan, đơn vị chuyên ngành Xiếc và 4 cơ quan, đơn vị chuyên ngành điện ảnh)
- 436 phiếu cá nhân (trong đó có 220 phiếu cá nhân chuyên ngành xiếc; 161 phiếu cá nhân chuyên ngành múa và 55 phiếu cá nhân chuyên ngành điện ảnh) Như vậy so với dự kiến ban đầu là 50 phiếu tập thể thì đã thu về được 43 phiếu tập thể, đạt 86%, thiếu 7 phiếu, nhưng lại thu về vượt 36 phiếu cá nhân, đạt 109% Có một vài cơ quan ở Trung ương không trả lời với lý do không liên quan
và không nắm được tình hình nghệ thuật xiếc, múa điện ảnh (ví dụ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam…) Ngoài ra một số cơ quan thuộc lĩnh vực điện ảnh và một số đoàn Xiếc tư nhân do đi diễn lưu động nên không thể lấy phiếu được Riêng về phiếu cá nhân, việc phân bố như vậy cũng nói lên thực tế là số diễn viên đóng phim hành động và đóng thế không nhiều, phân tán rải rác trong nhiều đơn vị nên số phiếu cá nhân cũng ít hơn các lĩnh vực xiếc, múa
2 Đối với đợt điều tra, phỏng vấn lần thứ 3 vào 2010
Sau khi phân tích, xử lý các phiếu thu về của đợt 1 và 2, những vấn đề mà
đề tài cần điều tra, khảo sát đã được giải đáp cơ bản Tuy nhiên có một số câu hỏi
mà đề tài đặt ra, tuy đã nhận được câu trả lời, nhưng chưa thật sâu vì do một số khá đông cá nhân trả lời là các nghệ sĩ, diễn viên đang trong tuổi nghề, đang hoạt động nghệ thuật, nhưng do ít làm quản lý cho nên có một số vấn đề không nắm
Trang 23phỏng vấn trực tiếp một số nghệ sĩ lão thành là những NSND, NSƯT đã từng làm hoặc đang làm quản lý và từng hoạt động nghệ thuật trực tiếp
Đề tài đã chọn 11 nghệ sĩ đầu ngành sau đây để phỏng vấn bao gồm:
1 NSND Nguyễn Tâm Chính, Chủ tịch Liên chi hội Xiếc Việt Nam
2 NSƯT Vũ Ngoạn Hợp, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam
3 NSND Thái Mạnh Hiển, Nguyên trưởng đoàn Xiếc TP Hồ Chí Minh
4 TS Hoàng Minh Khánh, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghệ thuật xiếc
và tạp kỹ Việt Nam
5 NSND Chu Thuý Quỳnh, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam
6 NSND Công Nhạc, Nguyên Giám đốc nhà hát Opera và Ballét Việt Nam; Nguyên Phó Tổng Thư ký, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật khoá III, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam
7 NSƯT Nguyễn Văn Quang, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Múa Việt Nam
8 NS Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam
9 NSƯT Vương Đức, Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam
10 Diễn viên Lý Hùng, diễn viên lâu năm đóng phim hành động
11 Diễn viên Quyền Linh, Diễn viên lâu năm đóng phim hành động
Trực tiếp cá nhân Chủ nhiệm đề tài đã viết thư trình bày rõ yêu cầu, đề nghị các nghệ sĩ trả lời cho một số vấn đề cụ thể mà đề tài muốn tham khảo, xin ý kiến thêm (Thư và phiếu câu hỏi kèm theo trong phụ lục 2)
Sau một thời gian, đề tài đã nhận được ý kiến trả lời của 11/11 nghệ sĩ, đạt 100% Các ý kiến này đã giúp cho kết quả điều tra xã hội học của đề tài được phong phú thêm nhiều
III PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ, PHÂN TÍCH, XỬ LÝ SỐ LIỆU
Đề tài đã tiến hành thống kê, phân tích các số liệu thu thập được qua các đợt điều tra, khảo sát, phỏng vấn và áp dụng các phần mềm xử lý số liệu trên máy tính điện tử
Việc xử lý số liệu trên máy tính được thực hiện theo các bước sau:
Trang 242 Xử lý các số liệu trên máy tính
Đề tài đã sử dụng phần mềm MS Visual Foxpro 9 và thực hiện các bước xử
lý sau:
- Xây dựng các bảng mẫu cơ sở dữ liệu cho từng loại phiếu
- Viết chương trình, nạp dữ liệu và xử lý dữ liệu
- Nạp dữ liệu từ phiếu vào máy tính
- Chạy chương trình xử lý và in kết quả lần 1 Kiểm tra kết quả, hiệu chỉnh chương trình
- Chạy chương trình xử lý và in kết quả lần 2 Kiểm tra kết quả, phát hiện các vấn đề cần bổ sung Lập trình bổ sung các vấn đề cần xử lý thêm
- Chạy chương trình xử lý và in kết quả cuối cùng
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, TƯ DUY LOGIC TRÊN QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ VÀ CỤ THỂ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
Với quan điểm lịch sử và cụ thể, đề tài đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng tình hình, đánh giá những điểm đã đạt được và những tồn tại để từ đó đề xuất những giải pháp để cải thiện tình hình, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ các nghệ sĩ, diễn viên xiếc, múa, điện ảnh Các đề xuất được trao đổi, phân tích trong tập thể nhóm thực hiện đề tài, kết hợp xin ý kiến để bổ sung hoàn chỉnh
V PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA
Đề tài đã lựa chọn một số nhà quản lý, nhà khoa học, một số nghệ sĩ có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu để xin ý kiến thông qua các hình thức:
Trang 25- Đặt hàng viết các chuyên đề
- Mời tham dự và phát biểu, toạ đàm tại Hội thảo
- Phỏng vấn sâu bằng cách gửi thư trình bày rõ các yêu cầu tới một số nghệ
sĩ lão thành để xin ý kiến
- Thu thập thông tin qua các bài viết, các buổi toạ đàm trên truyền hình với các nghệ sĩ có liên quan
Trang 26Phần 2:
NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trang 27Chương 1:
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC LĨNH VỰC LAO ĐỘNG NGHỆ THUẬT XIẾC, MÚA, ĐIỆN ẢNH
I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CễNG TÁC ATVSLĐ
Người lao động, bao gồm cả lao động trí óc và lao động chân tay, là yếu tố chủ yếu, năng động nhất của lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong việc tạo nên toàn bộ của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Việc bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng, Nhà nước và toàn
xã hội Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh nguồn nhân lực con người Việt Nam với yêu cầu ngày càng cao”, “…giải phóng
và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, tạo động lực và nguồn lực phát triển nhanh, bền
động lực chính của sự phát triển là vì con người, trước hết là người lao động”
Trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước hiện nay, muốn bảo vệ và phát triển tốt nguồn nhân lực, chúng ta phải tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó nòng cốt là việc xây dựng khối liên minh công nhân - nông dân và đội ngũ trí thức (trí thức KHCN và trí thức KHXH, văn hoá, nghệ thuật) Phải tiến hành đồng bộ các giải pháp từ việc xây dựng, bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng,
đạo đức, bồi dưỡng về văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng tác phong công nghiệp, xây dựng lối sống trong sạch, đoàn kết, nghĩa tình, cho đến việc chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khoẻ, thể lực đáp ứng yêu cầu của cường
độ và nhịp điệu lao động sản xuất, công tác trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá Bởi vậy, công tác BHLĐ, mà nội dung chủ yếu là bảo đảm ATVSLĐ
cho người lao động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để góp phần bảo vệ
và phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế xã hội của nước ta
Chúng ta biết rằng trong quá trình lao động sản xuất, công tác, cho dù khi lao động thủ công còn phổ biến, con người còn đóng vai trò lao động trực tiếp tại
Trang 28chỗ làm việc, hay khi sản xuất đã phát triển đến trình độ cao, cơ khí hoá, tự động hoá là phổ biến, con người chỉ làm nhiệm vụ điều khiển và kiểm tra quá trình sản xuất, cũng như khi con người hoạt động lao động trong những lĩnh vực đặc thù, vừa căng thẳng thần kinh, tâm lý, vừa phải lao động thể lực với sự cố gắng tối đa,
để vượt qua những trở ngại hoặc thực hiện những động tác tinh xảo, nghệ thuật, thì con người vẫn phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh tại chỗ làm việc, có thể gây nên TNLĐ và BNN cho người lao động
Để bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao động, vấn đề tất yếu và cấp bách đặt ra là phải áp dụng một cách đồng bộ các giải pháp, từ việc xây dựng, phổ biến quán triệt và thực hiện các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về Bảo hộ lao động, tuyên truyền, huấn luyện cho người sử dụng lao động và người lao động những hiểu biết về ATVSLĐ để họ nắm vững và tự giác thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho đồng nghiệp, cho đến việc nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp KHKT ATVSLĐ để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống TNLĐ
và BNN cho người lao động
Rõ ràng ở đâu có lao động sản xuất, công tác, có con người làm việc thì ở đó phải tiến hành công tác BHLĐ Bởi vậy BHLĐ trước hết là phạm trù của lao động sản xuất, gắn liền với lao động sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động Chính vì thế BHLĐ trực tiếp phục vụ và đẩy mạnh sản xuất phát triển và mang ý nghĩa kinh tế to lớn Mặt khác, nhờ chăm lo bảo vệ tính mạng, sức khoẻ cho người lao động, bảo đảm cho họ có việc làm và
được làm việc trong điều kiện an toàn, có thu nhập, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mà công tác BHLĐ có một hệ quả xã hội và nhân đạo sâu sắc Vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng công tác BHLĐ, bảo đảm ATVSLĐ là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và nhà nước ta, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước
Muốn cho công tác BHLĐ đạt được kết quả tốt, trực tiếp góp phần bảo vệ nguồn nhân lực của đất nước, nhất thiết công tác Bảo hộ lao động phải mang đầy
đủ 3 tính chất là pháp lý, KHKT và quần chúng Ba tính chất đó có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau
Bảo hộ lao động mang tính KHKT vì mọi hoạt động của nó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại để bảo vệ con người trong khi lao động, phòng chống
Trang 29tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều xuất phát từ những cơ sở khoa học và bằng những biện pháp KHKT Các hoạt động điều tra khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại đến cơ thể người lao động, cho đến các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường lao động, các giải pháp kỹ thuật an toàn… đều là những hoạt động KHKT, sử dụng các dụng
cụ, phương tiện khoa học và do các cán bộ KHKT thực hiện
Bảo hộ lao động mang tính pháp lý thể hiện ở chỗ muốn cho các giải pháp KHKT, các biện pháp tổ chức và xã hội về BHLĐ được thực hiện thì phải thể chế hoá chúng thành những luật lệ, chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiện
Đồng thời phải tiến hành thanh kiểm tra một cách thường xuyên, khen thưởng và
xử phạt nghiêm minh và kịp thời thì công tác BHLĐ mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực
Bảo hộ lao động mang tính quần chúng rộng rãi vì tất cả mọi người, từ người
sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ, đồng thời cũng là chủ thể tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ đồng nghiệp Mọi hoạt động của công tác BHLĐ chỉ có kết quả khi mọi cấp quản lý, mọi người sử dụng lao động, đông đảo cán bộ KHKT, cán bộ Công đoàn, công nhân lao động biết tự giác và tích cực tham gia thực hiện các luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Bảo hộ lao động là hoạt động hướng về cơ sở và vì con người, trước hết là người lao động
Với ý nghĩa là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta
và để thể hiện đầy đủ 3 tính chất như đã nêu, nhằm đạt được mục tiêu bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ người lao động, góp phần bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực của đất nước, công tác BHLĐ phải được tiến hành đồng thời trên cả 3 mặt nội dung hoạt động chủ yếu sau đây: Xây dựng và thực hiện tốt pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về BHLĐ và tăng cường quản lý Nhà nước về BHLĐ; Nghiên cứu và ứng dụng KHKT BHLĐ; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về BHLĐ và vận động, tổ chức quần chúng hoạt
động BHLĐ
Nói đến hoạt động pháp luật trong lĩnh vực BHLĐ, chúng ta cần hiểu một mặt đó là việc xây dựng và ban hành đủ các văn bản pháp luật, từ những văn bản pháp luật khung chủ yếu nhất như Bộ luật lao động, các luật, pháp lệnh cho đến
Trang 30các văn bản pháp quy dưới luật như nghị định, thông tư, chỉ thị, tiêu chuẩn, qui phạm, hướng dẫn, nội qui về BHLĐ; mặt khác đó là việc phổ biến quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản đó Đồng thời phải tiến hành thường xuyên, nghiêm túc việc thanh, kiểm tra chấp hành pháp luật về BHLĐ, thực hiện việc khen thưởng và xử phạt nghiêm minh, kịp thời Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về BHLĐ đi đôi với việc coi trọng và phát huy mạnh mẽ vai trò tham gia của quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ và đông đảo các nhà khoa học và người lao động vào hoạt động BHLĐ
Nói đến nội dung hoạt động KHKT BHLĐ, chúng ta hiểu đó là những hoạt
động khoa học đồng bộ rất tổng hợp và liên ngành để thông qua những biện pháp KHKT loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, cải thiện
điều kiện làm việc, phòng chống TNLĐ và BNN cho người lao động KHKT BHLĐ là một lĩnh vực khoa học rất tổng hợp và liên ngành, được hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp và sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học, từ Khoa học tự nhiên (Toán, hoá học, vật lý, sinh vật học…) Khoa học kỹ thuật chuyên ngành (y học lao động, độc chất học, kỹ thuật thông gió, kỹ thuật ánh sáng, vật lý kiến trúc, âm học, kỹ thuật điện, cơ ứng dụng, chế tạo máy, tự động hoá…) cho đến các ngành khoa học về kinh tế, khoa học xã hội (kinh tế lao động, kinh tế môi trường, xã hội học, luật học, tâm lý học…) Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của KHKT BHLĐ rất rộng, song cũng rất cụ thể, gắn liền với điều kiện khí hậu, đặc điểm thiên nhiên và con người cũng như điều kiện sản xuất, tình hình kinh tế của mỗi nước Những nội dung chính của KHKT BHLĐ bao gồm các vấn đề về y học lao động, kỹ thuật vệ sinh (còn có thể gọi là công nghệ xử lý môi trường lao động), kỹ thuật an toàn và phương tiện bảo vệ Mỗi lĩnh vực trên đây lại bao gồm rất nhiều chuyên ngành khoa học, mà ở một số nước mỗi chuyên ngành khoa học đó đã trở thành một ngành đào tạo cán bộ khoa học chuyên sâu riêng Kỹ thuật phòng cháy và chữa cháy cũng gắn bó rất mật thiết với KHKT BHLĐ, song cũng có những đặc thù riêng của nó
Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, nhiều ngành khoa học mới ra đời và đã được ứng dụng ngay vào BHLĐ như
điều khiển học, kỹ thuật thông tin… Ngành khoa học Ecgônômi đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với thiết bị, máy móc và môi trường đã ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện điều kiện làm việc,
Trang 31sinh lý của người lao động, làm cho người lao động được làm việc trong điều kiện
an toàn và tiện nghi hơn Mặt khác, thông qua các giải pháp KHKT BHLĐ, hoạt
động BHLĐ và bảo vệ môi trường nói chung đã xích lại, thâm nhập vào nhau, gắn
bó mật thiết với nhau Mỗi một giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường lao động cũng
là một giải pháp góp phần xử lý tận gốc nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh BHLĐ và bảo vệ môi trường thực sự là hai khâu của một quá trình, gắn bó mật thiết với nhau
Chúng ta cũng nhận thức sâu sắc rằng nội dung KHKT BHLĐ một mặt được tiến hành để đưa ra các giải pháp KHKT khác nhau ứng dụng vào sản xuất nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động, mặt khác cũng rất quan trọng là đưa ra những cơ
sở khoa học làm luận cứ cho việc xây dựng các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn về BHLĐ
Nội dung tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về BHLĐ và vận động tổ chức quần chúng hoạt động BHLĐ có một vị trí hết sức quan trọng để cho các hoạt
động về pháp luật và KHKT BHLĐ được đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực Đây là một hoạt động rất phong phú, ít tốn kém mà lại đạt được hiệu quả cao, bởi vì thông qua nội dung này, chúng ta tác động trực tiếp vào đối tượng
là người sử dụng lao động và người lao động, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công tác BHLĐ, tạo ra những hành động có ý thức và chủ động để phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác Nói
đến hoạt động này, chúng ta hiểu đó là những hoạt động chủ yếu như: Sử dụng các phương pháp và phương tiện có hiệu quả để tuyên truyền, huấn luyện BHLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động một cách có kế hoạch, theo một thời gian biểu qui định phù hợp cho từng đối tượng; Sử dụng rộng rãi các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình…) và tổ chức những hình thức hoạt
động phong phú như câu lạc bộ, triển lãm, hội thi… để tuyên truyền phổ biến kiến thức về BHLĐ cho cộng đồng; Tổ chức phát động đông đảo quần chúng thi
đua làm tốt công tác BHLĐ, hưởng ứng các phong trào như: “Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” do tổ chức Công đoàn phát động; Tổ chức
hoạt động tốt mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở cơ sở; Tích cực hưởng ứng Tuần lễ quốc gia hàng năm về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ…Tất cả những hoạt động trên đây kết hợp với các hoạt động về pháp luật và khoa học kỹ thuật sẽ góp phần đưa công tác BHLĐ vừa phát triển về chiều rộng, tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi trong cả nước, vừa đi vào chiều sâu, tác động trực tiếp đến cơ sở và người lao động
Trang 32ở Việt Nam chúng ta, trong hơn 65 năm qua, nhất là qua hơn 20 năm đổi mới, công tác Bảo hộ lao động của nước ta đã đạt được nhiều thành tích đáng phấn khởi, mà chủ yếu là trên những mặt chính sau đây:
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng, quan tâm chỉ đạo công tác Bảo hộ lao
động Hồ Chủ tịch kính yêu đã chỉ rõ “Phải bảo đảm an toàn lao động, vì người lao động là vốn quý nhất”(2), “Thi đua làm nhiều, nhanh, tốt, rẻ phải biết đi đôi
kỳ đại hội, trong các văn kiện đều có đề cập đến nhiệm vụ bảo đảm an toàn vệ
sinh lao động Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu rõ “Chăm lo cải thiện
điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động” Thể chế hoá các quan điểm của Đảng và
Bác Hồ, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến Bảo hộ lao động, từ Sắc lệnh số 29SL về lao động mà trong đó có những điều về Bảo hộ lao động (1947), đến Điều lệ tạm thời về Bảo hộ lao động (1964), Pháp lệnh Bảo
hộ lao động (1991), cho đến Bộ luật lao động (1994) với chương IX về An toàn lao động, vệ sinh lao động và Bộ luật Lao động sửa đổi (2002, 2006), cùng với hàng trăm văn bản pháp quy dưới luật (Nghị định, thông tư, hướng dẫn, quy
định…) cũng như các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo hộ lao động
Các ngành, các cấp, các địa phương, cơ sở đã có nhiều cố gắng thực hiện pháp luật, chế độ chính sách, các chương trình, kế hoạch, biện pháp để chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Nhờ đó mà điều kiện lao động trong nhiều ngành sản xuất đã được cải thiện một bước; tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được hạn chế, ngăn chặn ở một chừng mực nhất định; các chế độ chính sách về BHLĐ cũng được thực hiện tốt hơn
Đến nay ở nước ta đã hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả một hệ thống tổ chức, quản lý, thanh kiểm tra, nghiên cứu KHKT BHLĐ từ trung ương
đến các ngành và địa phương Công tác quản lý nhà nước về BHLĐ đã được tăng cường một bước Hội đồng BHLĐ quốc gia đã được thành lập Vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội trong công tác BHLĐ đã được coi trọng và phát huy, trong đó có vai trò và sự đóng góp của Tổ chức Công đoàn và Hội KHKT An toàn vệ sinh lao động Việt Nam
Trang 33
Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KHKT BHLĐ trong những năm qua
được đẩy mạnh và mang lại nhiều kết quả thiết thực phục vụ sản xuất và người lao
động Công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo về BHLĐ có nhiều cố gắng, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết về BHLĐ cho đông đảo cán bộ quản lý, người sử dụng lao động và người lao động
Phong trào quần chúng hoạt động BHLĐ đã được phát động và được đông
đảo các ngành, địa phương, cơ sở hưởng ứng trong suốt hơn 25 năm qua và có những bước cải tiến, đổi mới nội dung phong trào Tuần lễ quốc gia về Bảo hộ lao
động và phòng chống cháy nổ được tổ chức hàng năm kể từ 1999
Hoạt động hợp tác quốc tế được tăng cường và mở rộng, từng bước đưa nước
ta hội nhập với thế giới về ATVSLĐ
Nhìn chung công tác BHLĐ của nước ta trong những năm qua đã có nhiều kết quả, phục vụ tốt sản xuất và người lao động Nếu so với các nước trong khu vực, công tác BHLĐ của nước ta có kết quả tương xứng, không thua kém
Tất cả những kết quả trên là hết sức có ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước và sự cố gắng nỗ lực của các cấp các ngành, đông đảo cán bộ quản lý, cán bộ KHKT, cán bộ chuyên trách BHLĐ, người sử dụng lao động và người lao động nước ta trong công tác BHLĐ Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là những kết quả của một giai đoạn Vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập trong công tác BHLĐ của nước ta hiện nay như điều kiện lao động trong một số ngành vẫn còn xấu, chậm được cải thiện, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong một số ngành, nhất là trong nông nghiệp, trong khu vực kinh tế tư nhân còn khá nghiêm trọng, một số chế độ chính sách về BHLĐ vẫn chưa được thực hiện tốt Trong một
số lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, công tác BHLĐ, bảo đảm ATVSLĐ chưa được coi trọng, ví dụ như trong khu vực kinh tế cá thể, lao động nông nghiệp, lao động tự do, trong các hoạt động lao động nghệ thuật công tác ATVSLĐ chưa được coi trọng và thực hiện, thậm chí có nơi còn chưa đặt ra Chúng ta còn cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa để khắc phục những thiếu sót, bất cập nói trên
để đưa công tác BHLĐ trong thời gian tới đạt mục tiêu đề ra là: Bảo đảm điều kiện và môi trường lao động phải được cải thiện rõ rệt; Người lao động kể cả lao
động chân tay và trí óc, được làm việc trong điều kiện an toàn và tiện nghi hơn, các yếu tố nguy hiểm và có hại tại chỗ làm việc phải giảm, trở về dưới giới hạn
Trang 34cho phép; Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được hạn chế, ngăn chặn, giảm tới mức thấp nhất; Sức khoẻ người lao động được quản lý và chăm sóc chu đáo, thể lực được tăng cường Công tác BHLĐ phải góp phần thiết thực bảo vệ sức khoẻ người lao động, nâng cao văn hoá an toàn trong sản xuất và góp phần bảo vệ môi trường
Để đạt được mục tiêu nói trên, công tác BHLĐ của nước ta trong thời gian tới phải trên cơ sở điều kiện, đặc điểm thiên nhiên, khí hậu và con người Việt Nam, bám sát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trình độ của nền sản xuất, khoa học và công nghệ, văn hoá, nghệ thuật của nước ta, tăng cường quản lý Nhà nước và phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm và năng lực của mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương, cơ sở, mọi tổ chức, cá nhân, ra sức đẩy mạnh thực hiện đồng bộ cả 3 nội dung của công tác Bảo hộ lao động để không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, bảo vệ tốt sức khoẻ người lao động trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của nước ta, góp phần bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực vì sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước
II LAO ĐỘNG TRONG CÁC LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT XIẾC, MÚA VÀ ĐIỆN ẢNH LÀ LOẠI HèNH LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ
1 Lĩnh vực hoạt động nghệ thuật xiếc, mỳa và điện ảnh trong hoạt động văn học, nghệ thuật ở Việt Nam
Theo định nghĩa của Tự điển Tiếng Việt do Hoàng Phờ chủ biờn, Viện ngụn ngữ học thuộc Viện Khoa học xó hội Việt Nam xuất bản năm 1992 thỡ Nghệ thuật
được hiểu là: “Hỡnh thỏi ý thức xó hội đặc biệt, dựng hỡnh tượng sinh động, cụ
thể và gợi cảm để phản ỏnh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tỡnh cảm” Cũn
Văn học là: “Nghệ thuật dựng ngụn ngữ và hỡnh tượng để thể hiện đời sống và
xó hội con người”
Ở Việt Nam, cựng với thắng lợi của dõn tộc, một nền văn học nghệ thuật
cỏch mạng Việt Nam đó ra đời “Văn học nghệ thuật là một bộ phận rất quan
trọng trong nền văn hoỏ, gắn bú với đũi sống nhõn dõn và sự nghiệp cỏch mạng do Đảng lónh đạo” 1 Những người hoạt động văn học nghệ thuật Việt Nam được Đảng ta giỏo dục, tụi luyện trong đấu tranh cỏch mạng và ngày càng
Trang 35trưởng thành về phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực, tài năng sáng tạo trong chuyên môn
Hơn 60 năm qua, kể từ khi thành lập Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948) cho đến Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ngày nay, trải qua nhiều chặng đường lịch sử, tuy có tên gọi khác nhau, nhưng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam vẫn luôn là tổ chức mang tính chất mặt trận, Liên hiệp phối hợp các hội chuyên ngành ở Trung ương và các Hội địa phương trên các lĩnh vực hoạt động chung, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, một đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
Ngày nay Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam có 10 Hội chuyên ngành Đó là các Hội chuyên ngành được thành lập trong các giai đoạn khác nhau:
- Hội Mỹ thuật Việt Nam (3/1957)
- Hội Nhà văn Việt Nam (4/1957)
- Hội Kiến trúc sư Việt Nam (4/1957) mà tiền thân là Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam thành lập từ 1948
- Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam (5/1957)
- Hội Nhạc sĩ Việt Nam (12/1957)
- Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam
- Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
- Hội Điện ảnh Việt Nam (1/1970)
- Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam (12/1989)
- Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (1998)
Trong 10 Hội chuyên ngành nói trên có khoảng 10.000 hội viên Tuy nhiên, nếu kể tất cả những nghệ sĩ, diễn viên, nhân viên hoạt động trong các lĩnh vực nghệ thuật của các Hội chuyên ngành chưa phải là Hội viên, nhất là trong những năm vừa qua, khi số người lao động nghệ thuật hoạt động ngoài khu vực Nhà nước ngày càng tăng thì số lượng sẽ còn đông hơn rất nhiều
Đối với những người hoạt động trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật nói trên, có một số nghệ sĩ, diễn viên vừa phải lao động trí óc, phát huy trí tuệ, tài năng sáng tạo, vừa phải hoạt động thể lực hết sức căng thẳng, nặng nhọc – Lao động của những người này là một loại lao động rất đặc thù, vừa phải được quan
Trang 36tâm, tạo điều kiện cho họ trong tư duy sáng tạo, phát huy trí tuệ, tài năng, vừa phải được quan tâm bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho họ trong khi lao động, biểu diễn nghệ thuật để họ có được sự an toàn, tiện nghi trong lao động sáng tạo Các nghệ sĩ, diễn viên trong lĩnh vực xiếc, múa, điện ảnh (nhất là những diễn viên đóng phim hành động, diễn viên đóng thế) là những người có lao động rất đặc thù nói trên
Sau đây sẽ đi vào trình bày tình hình đội ngũ và những đặc điểm của lao động đặc thù trong các lĩnh vực xiếc, múa, điện ảnh
2 Đội ngũ và đặc điểm lao động của lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn Xiếc
Hoạt động biểu diễn xiếc là một loại hình nghệ thuật nằm trong hoạt động nghệ thuật sân khấu Từ những năm 20-30 của thế kỷ XX, sân khấu Việt Nam đã hình thành đầy đủ các Kịch chủng như chèo, tuồng, cải lương, kịch dân ca, kịch thơ, kịch nói, rối và xiếc Trong đó, đối với lĩnh vực xiếc thì cho đến khi ra đời Liên đoàn Xiếc Việt Nam (01/1956), thực sự là bước ngoặt lịch sử cho hoạt động nghệ thuật Xiếc ở Việt Nam Trải qua hơn 50 năm hoạt động Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã không ngừng phấn đấu, vượt qua những khó khăn, gian khổ, từ những hạt giống đầu tiên của đội xiếc Trung ương, đội ngũ các nghệ sĩ, diễn viên đã từng bước lớn mạnh, đóng góp phần quan trọng cho sự phát triển của nền nghệ thuật xiếc Việt Nam hiện đại
Đội ngũ đông đảo các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên xiếc, trong đó có nhiều gia đình đã có ba bốn đời làm xiếc nối tiếp nhau, đang hoạt động tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam và các đoàn xiếc ở một số địa phương, kể cả những đoàn xiếc tư nhân, đang ra sức phát huy truyền thống, học tập nghệ thuật xiếc tiên tiến của thế giới, vượt qua những gian nan, vất vả, kể cà những hiểm nguy để cống hiến nhiều tiết mục xiếc đặc sắc, hiện đại, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
2.1 Tình hình đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên ngành Xiếc
Hiện nay ở Việt Nam có 4 đơn vị hoạt động xiếc trong khu vực Nhà nước và
nhiều đơn vị hoạt động xiếc ngoài khu vực Nhà nước và còn có cả những “gánh”
xiếc của một số hộ gia đình
2.1.1 Riêng trong khu vực Nhà nước, có các đơn vị sau:
- Liên đoàn Xiếc Việt Nam, thành lập tháng 01/1956 và do Bộ Văn hoá, Thể
Trang 37thao, du lịch trực tiếp quản lý Liên đoàn Xiếc Việt Nam có 3 đơn vị trực thuộc là các Đoàn xiếc I, II và III và 1 Đoàn xiếc Thú Ngoài ra Liên đoàn Xiếc còn quản
lý Rạp xiếc và có một số Phòng, Ban giúp việc Ban Giám đốc
Tổng số cán bộ, nghệ sĩ, nhân viên của Liên đoàn Xiếc Việt Nam có 250 người, trong đó số nghệ sĩ, diễn viên biểu diễn là 150 người (100 nam và 50 nữ) với độ tuổi từ 18 đến 35 là 90 người, từ 35 đến 50 là 47 người và từ 50 đến 60 tuổi là 8 người Hiện nay Liên đoàn Xiếc Việt Nam có 4 NSND và 26 NSƯT
- Đoàn Xiếc Hà Nội do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội quản lý
- Đoàn Xiếc TP Hồ Chí Minh do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh quản lý
- Đoàn Xiếc Long An do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An quản lý
2.1.2 Bên cạnh các Đoàn xiếc Nhà nước, hiện nay ở một số địa phương, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, An Giang, Hải Dương, Khánh Hoà… cũng có nhiều đoàn Xiếc ngoài Nhà nước do một số nhóm gia đình đứng ra tổ chức Nhìn chung đối với các Đoàn Xiếc này họ thường biểu diễn xiếc kết hợp ca nhạc, không mang tính chuyên nghiệp cao và các diễn viên cũng tự học tập, rèn luyện, xây dựng tiết mục chứ ít người được học tập ở các trường lớp chính quy và rất khó thống kê vì số lượng luôn thay đổi
Ngoài ra hiện nay cả nước có 3 rạp xiếc, đó là các rạp ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Tỉnh Long An Trường Trung cấp nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Việt Nam là đơn vị đào tạo nghệ sĩ và diễn viên xiếc không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả một số nước ở Đông Nam Á
2.2 Đặc điểm lao động và những vấn đề về chế độ, chính sách liên quan đến đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên xiếc
Như trên đã nói, hoạt động nghệ thuật xiếc là lĩnh vực lao động hết sức đặc thù Có thể nêu những điểm chính sau đây:
2.2.1 Về đặc điểm của lao động nghệ thuật Xiếc: Có thể nêu những đặc
điểm chính sau đây:
Là loại hình lao động trí óc kết hợp với lao động thể lực Ở đây người nghệ
sĩ, diễn viên xiếc vừa phải có trình độ học vấn (Tốt nghiệp Trung cấp Xiếc, phải
có trình độ văn hoá 12/12), phải có tư duy sáng tạo, để có thể suy nghĩ, sáng tác
Trang 38ra các tiết mục hay, lại phải có ý thức tập thể thực hiện được các động tác phối hợp Chỉ cần 1 sơ sẩy, không giữ đúng qui định, chính xác là có thể dẫn đến tai nạn ngay Vì vậy đây là loại lao động đòi hỏi phải có trí tuệ, có văn hoá và sáng tạo cao Mặt khác, các nghệ sĩ, diễn viên xiếc phải lao động thể lực rất cao, phát huy sức mạnh cơ bắp, thần kinh để thực hiện những động tác nặng nhọc, nguy hiểm Như vậy xét về mức độ và cường độ lao động thì lao động trong lĩnh vực xiếc phải được coi là loại lao động đặc biệt nặng nhọc và nguy hiểm
Điều kiện lao động trong lĩnh vực xiếc tuy hiện nay có được cải thiện so với mấy chục năm trước đây Từ khi ra đời một số rạp xiếc chính thức, được trang bị tương đối đủ các dụng cụ, trang thiết bị để thực hiện các động tác nghệ thuật, cũng như để bảo hiểm, nhờ đó mà người diễn viên có được điều kiện lao động khá hơn Tuy nhiên, vì bản chất của những thao tác, động tác, những hoạt động thể lực của xiếc là khó khăn, phức tạp, nguy hiểm cho nên nguy cơ xảy ra tai nạn vẫn rất cao, rình rập thường xuyên Ngoài một số rạp Xiếc được trang bị các dụng
cụ, phương tiện tập luyện, biểu diễn, còn lại rất nhiều trường hợp người điễn viên vẫn phải tập luyện, biểu diễn trong những điều kiện tạm bợ khi đi diễn lưu động, khi hoạt động ngoài trời, không đủ phương tiện, dụng cụ bảo hiểm an toàn Ngoài
ra những điều kiện môi trường không tốt như nóng bức, lạnh quá, thiếu ánh sáng, thiếu phương tiện bảo vệ… cũng là những yếu tố nguy hiểm, có hại tác động tới sức khoẻ, độ an toàn của họ
2.2.2 Về những vấn đề chế độ, chính sách liên quan đến các nghệ sĩ, diễn viên Xiếc: Nói đến vấn đề này, chủ yếu phải kể đến các điểm sau đây:
a Những vấn đề liên quan đến việc học tập, bổi dưỡng, sử dụng và chế độ hưu trí của các nghệ sĩ, diễn viên:
Người diễn viên xiếc thường phải bắt đầu vào trường học từ lúc mới 11 – 14 tuổi Ở nước ta cho đến nay chỉ mới có Trường trung cấp cho nghề này Vì vậy sau 5 năm học tập, khi ra trường, về trình độ văn hoá họ cũng chỉ là trung cấp Thế nhưng họ phải biểu diễn tất cả các tiết mục khó, có khi ngang tầm quốc tế và cũng đã có nhiều người được thưởng Huy chương Vàng, Bạc và các giải thưởng trong nước và quốc tế Vậy mà khi xếp vào bảng lương, thường họ chỉ được xếp vào ngạch lương diễn viên hạng 3 (cho người có trình độ Trung cấp) không được, hoặc rất khó được lên ngạch hạng 2 dù đã vượt khung hạng 3 nhiều năm rồi
Trang 39Điều mâu thuẫn ở đây chính là về mặt nghề nghiệp, trình độ điêu luyện của nghệ sĩ thì họ rất xứng đáng ở ngạch cao, nhưng vì trình độ Trung cấp (mà ở Việt Nam chẳng ai có trình độ đại học vì chưa có Trường Đại học cho Xiếc) nên phải
ở ngạch lương Trung cấp Điều này càng gây bức xúc hơn nữa khi người diễn viên hết điều kiện để làm nghề vì sức khoẻ, tuổi tác thường là rất sớm, tối đa vào khoảng 40 tuổi Lúc đó nếu muốn chuyển nghề, xin sang làm công việc khác thì rất khó vì không có bằng đại học, mà đã 40 tuổi rồi mới đi học để lấy bằng đại học thì là quá muộn mất rồi Thế là dở dang, chuyển nghề thì khó mà xin về hưu thì còn quá sớm, chưa đủ tuổi hưu, kể cả trong trường hợp được coi là nghề nặng nhọc, đội hại, nguy hiểm để được giảm 5 năm khi tính tuổi nghỉ hưu thì vẫn chưa
đủ điều kiện Đây là một vấn đề nổi lên, hết sức bức xúc cần được xem xét, giải quyết
b Về chế độ lương bổng, đãi ngộ
Như trên đã nói, vì hầu hết diễn viên xiếc là trình độ Trung cấp nên đều hưởng lương theo ngạch bậc diễn viên hạng 3, 12 bậc, với bậc cao nhất cũng chỉ
có hệ số 4,06 là rất thấp Nếu tính một diễn viên khi ra trường là 17 tuổi thì phải
22 năm sau, nghĩa là đúng vào lúc đến tuổi phải giải nghệ vì sức khoẻ (khoảng 40
tuổi) thì mới đến bậc cuối là 4,06 mà thôi Nhiều diễn viên đã nói với nhau “chưa
ráo mồ hôi thì đã hết tiền” nếu với chế độ lương như vậy Tuy còn có mức phụ
cấp ưu đãi nghề 20% nhưng cũng chẳng được là bao Tính bình quân, hiện nay thu nhập của một cán bộ, diễn viên trong Liên đoàn Xiếc Việt Nam hàng tháng chỉ 3 triệu đồng
c Chế độ Bảo hộ lao động và Bảo hiểm xã hội
Đây là chế độ chính sách rất quan trọng liên quan đến việc bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho nghệ sĩ, diễn viên xiếc Đối với chế độ này những vấn đề tồn tại chủ yếu là nhận thức của các cấp quản lý, của NSDLĐ (Ban Lãnh đạo hoặc ông chủ - nếu là xiếc tư nhân) về ATVSLĐ đối với lao động của các nghệ sĩ, diễn viên chưa đầy đủ, chưa coi trọng việc ưu tiên phòng ngừa, thực hiện các biện pháp khoa học công nghệ để phòng chống tai nạn, bệnh nghề nghiệp cho họ mà chỉ chú ý đến việc đền bù, giải quyết hậu quả là chính Nhiều chế độ, qui định về BHLĐ và BHXH, kể cả chế độ trợ cấp, điều trị, chăm sóc y tế khi các nghệ sĩ, diễn viên bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp cũng chưa được thực hiện thoả đáng Có những diễn viên xiếc bị tai nạn trong quá trình tập luyện, biểu diễn, để lại di chứng, bị mất sức lao động, thậm chí phải nghỉ hẳn ở nhà, nhưng không hề được hưởng chế độ BHXH hoặc một chế độ bảo hiểm nào khác
Trang 403 Đội ngũ và đặc điểm lao động của lĩnh vực nghệ thuật múa
Tuy Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam ra đời muộn vào tháng 11/1990, nhưng ngành Múa Việt Nam lại có một quá trình hình thành và phát triển rất sớm, ngay sau ngày Cách mạng Tháng 8/1945 thành công Vì vậy tại Đại hội lần thứ II Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam (cuối 1994), Nhà nước đã trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhất cho thành tích 50 năm hoạt động ngành Múa Việt Nam Đến nay, hơn
60 năm truyền thống, ngành múa Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh, đáp ứng sự tin yêu của Đảng, của nhân dân
3.1 Tình hình đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên ngành múa
Do luôn luôn có sự biến động theo thời gian và vì không có cơ quan nào quan tâm thống kê nên rất khó có số liệu thống kê đầy đủ về lực lượng đội ngũ lao động ngành múa
Tuy nhiên nếu căn cứ vào hoạt động của ngành múa trong những năm qua,
kể từ khi Trường Múa Việt Nam (nay là Trường Cao đẳng Múa Việt Nam) được thành lập (1959) và tiếp đó là các Trường Đại học văn hoá nghệ thuật Quân đội, các Trường Đại học văn hoá nghệ thuật Việt Bắc, Tây Bắc và Trường Múa TP
Hồ Chí Minh đều có các khoá học sinh ngành múa được đào tạo hàng năm, trung bình mỗi khoá tốt nghiệp của mỗi trường khoảng 25 người thì chỉ tính riêng 20 năm trở lại đây cũng đã có đến 2500 nghệ sĩ, diễn viên múa được đào tạo (25 x 5
x 20 = 2500) Đó là chưa kể một số được đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài về và được một số trường Văn hoá nghệ thuật của một số địa phương đào tạo
Như vậy rõ ràng đội ngũ diễn viên múa có thể đến hàng vạn người đang hoạt động trên khắp mọi miền đất nước
Chỉ tính riêng số hội viên chính thức của Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam cũng
đã có 691 người thuộc nhiều chuyên ngành như: Biên đạo (166 người), huấn luyện đào tạo (147 người), nghiên cứu lý luận (18 người), nghệ thuật quần chúng (105 người), cán bộ quản lý kiêm biên đạo, huấn luyện (37 người) và cuối cùng đông nhất là biểu diễn (218 người) Trong đó số nữ hội viên là 348 và nam là
343
Đối với số nghệ sĩ, diễn viên biểu điễn múa thì trước hết phải kể đến các diễn viên múa ba lê và múa dân tộc và gần đây xuất hiện nhiều loại hình múa minh hoạ, múa hiện đại được phát triển ở nước ta
Trong số các cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên múa thuộc Hội nghệ sĩ Múa Việt