II. MỘT SỐ NGHỊ QUYẾT TIÊU BIỂU CỦA HĐBA TRƯỚC VÀ SAU
3. Nghị quyết 1511
3.2.1 Mục đích ra đời của Nghị quyết
Nghị quyết 1511 được Hội đồng Bảo an nhất trí thông qua vào ngày 16 tháng 10 năm 2003. Nghị quyết này kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ quá trình tái kiến thiết đất nước của Iraq, và thông qua một tiến trình thành lập chính phủ hợp hiến của Iraq. Nghị quyết này ra đời phù hợp với nội dung Chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
(Trích văn bản Nghị quyết)
Nghị quyết nhấn mạnh rằng chủ quyền của Iraq thuộc về nhà nước Iraq, xác nhận lại lần nữa quyền của người dân Iraq tự do quyết định tương lai chính trị của họ và quản lý chính các nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ.
Nhắc lại quyết tâm rằng ngày mà những người Iraq được cầm quyền trên chính đất nước của họ phải đến sớm.
Thừa nhận tầm quan trọng của sự ủng hộ quốc tế, đặc biệt là của những quốc gia trong khu vực, các nước láng giềng của Iraq và các tổ chức khu vực để thúc đẩy tiến trình này diễn ra nhanh chóng.
Thừa nhận rằng sự ủng hộ quốc tế đối với sự phục hồi các điều kiện cho sự ổn định và an ninh là cần thiết đối với sự hạnh phúc của người dân Iraq cũng như khả năng của các bên liên quan hoàn thành trách nhiệm để giúp đỡ người dân Iraq và tiếp nhận sự đóng góp của các quốc gia thành viên về mặt này theo như Nghị quyết 1483 (2003).
Tiếp nhận quyết định của Hội đồng Chính phủ của Iraq về việc tổ chức một Hội đồng lập pháp để chuẩn bị cho một hội thảo về vấn đề lập pháp nhằm dự thảo một Hiến pháp để bày tỏ nguyện vọng của người dân Iraq.
Môn Liên Hiệp Quốc Page 34 3.2.2 Những điều khoản đáng lưu ý trong Nghị quyết
Các vấn đề chủ yếu được quan tâm đề cập trong Nghị quyết 1511 bao gồm: - Thúc đẩy tiến trình thành lập một chính phủ đại diện của những người dân Iraq được quốc tế công nhận.
- Chuyển giao chủ quyền của Iraq vào tay chính những người dân Iraq. - Yêu cầu Hội đồng trung ương Iraq cùng với Chính quyền lâm thời giải trình với Hội đồng Bảo antrước ngày 15/12/2003 về việc xem xét lại lịch trình và chương trình cho việc dự thảo một Hiến pháp mới cho Iraq và cho việc tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ theo Hiến pháp này.
7. Invites the Governing Council to provide to the Security Council, for its review, no later than 15 December 2003, in cooperation with the Authority and, as circumstances permit, the Special Representative of the Secretary-General, a timetable and a programme for the drafting of a new constitution for Iraq and for the holding of democratic elections under that constitution;
(UNSCR 1511, 16 Oct 2003 – para.7)
- Tăng cường vai trò của Liên Hiệp Quốc tại Iraq bao gồm việc cung cấp viện trợ nhân đạo, thúc đẩy việc tái kiến thiết nền kinh tế và các điều kiện phát triển cho Iraq, và nỗ lực giúp khôi phục và thiết lập các thể chế quốc gia và địa phương cho chính quyền đại diện.
8. Resolves that the United Nations, acting through the Secretary-General, his Special Representative, and the United Nations Assistance Mission in Iraq, should strengthen its vital role in Iraq, including by providing humanitarian relief, promoting the economic reconstruction of and conditions for sustainable
Môn Liên Hiệp Quốc Page 35 development in Iraq, and advancing efforts to restore and establish
national and local institutions for representative government;
(UNSCR 1511, 16 Oct 2003 – para.8)
- Xác định cần thiết lập một lực lượng đa quốc gia (multinational forces – MNF) dưới một sự điều khiển chung để tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết góp phần duy trì an ninh và ổn định tại Iraq, bao gồm mục đích bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc thực thi đầy đủ lịch trình và chương trình chuyển giao quyền lực ở Iraq, góp phần bảo vệ an ninh của phái đoàn cứu trợ của Liên Hiệp Quốc tại Iraq, Hội đồng trung ương Iraq và các cơ quan khác của chính quyền lâm thời Iraq, và cơ sở hạ tầng kinh tế và nhân đạo chủ yếu. Đồng thời kêu gọi các thành viên Liên Hiệp Quốc đóng góp viện trợ dưới sự ủy thác của Liên Hiệp Quốc, bao gồm các lực lượng quân sự, vào lực lượng đa quốc gia được nhắc ở trên. Yêu cầu Mỹ thay mặt cho lực lượng đa quốc gia báo cáo với Hội đồng Bảo an về những kết quả và sự phát triển của lực lượng này không ít hơn 6 tháng một lần.
13. Determines that the provision of security and stability is essential to the successful completion of the political process as outlined in paragraph 7 above and to the ability of the United Nations to contribute effectively to that process and the implementation of resolution 1483 (2003), and authorizes a multinational force under unified command to take all necessary measures to contribute to the maintenance of security and stability in Iraq, including for the purpose of ensuring necessary conditions for the implementation of the timetable and programme as well as to contribute to the security of the United Nations Assistance Mission for Iraq, the Governing Council of Iraq and other institutions of the Iraqi interim administration, and key humanitarian and economic infrastructure;
Môn Liên Hiệp Quốc Page 36 14. Urges Member States to contribute assistance under this
United Nations mandate, including military forces, to the multinational force referred to in paragraph 13 above;
(UNSCR 1511, 16 Oct 2003 – para. 13-14)
25. Requests that the United States, on behalf of the multinational force as outlined in paragraph 13 above, report to the Security Council on the efforts and progress of this force as appropriate and not less than every six months;
(UNSCR 1511, 16 Oct 2003 – para. 25)
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập lực lượng an ninh và cảnh sát Iraq có hiệu quả để duy trì luật, trật tự và an ninh cũng như chống lại chủ nghĩa khủng bố được đề cập trong đoạn 4 của Nghị quyết 1483, đồng thời kêu gọi các thành viên Liên Hiệp Quốc và các tổ chức khu vực và quốc tế góp phần vào quá trình huấn luyện và trang bị cho các lực lượng cảnh sát và an ninh Iraq.
16. Emphasizes the importance of establishing effective Iraqi police and security forces in maintaining law, order, and security and combating terrorism consistent with paragraph 4 of resolution 1483 (2003), and calls upon Member States and international and regional organizations to contribute to the training and equipping of Iraqi police and security forces;
(UNSCR 1511, 16 Oct 2003 – para. 16)
- Kêu gọi các thành viên Liên Hiệp Quốc và các tổ chức tài chính quốc tế tăng cường nỗ lực để giúp đỡ người dân Iraq tái kiến thiết và phát triển nền kinh tế, cung cấp những khoản vay và những viện trợ tài chính khác cho Iraq, bao gồm các cam kết chắc chắn tại Hội thảo cứu trợ toàn cầu tổ chức tại Madrid trong hai ngày 23 và 24/10/2003.
Môn Liên Hiệp Quốc Page 37 20. Appeals to Member States and the international financial
institutions to strengthen their efforts to assist the people of Iraq in the reconstruction and development of their economy, and urges
those institutions to take immediate steps to provide their full range of loans and other financial assistance to Iraq, working with the Governing Council and appropriate Iraqi ministries;
21. Urges Member States and international and regional organizations to support the Iraq reconstruction effort initiated at the 24 June 2003 United Nations Technical Consultations, including through substantial pledges at the 23-24 October 2003 International Donors Conference in Madrid;
22. Calls upon Member States and concerned organizations to help meet the needs of the Iraqi people by providing resources necessary for the rehabilitation and reconstruction of Iraq’s economic infrastructure;
(UNSCR 1511, 16 Oct 2003 – para. 20-22)
24. Reminds all Member States of their obligations under paragraphs 19 and 23 of resolution 1483 (2003) in particular the obligation to immediately cause the transfer of funds, other financial assets and economic resources to the Development Fund for Iraq for the benefit of the Iraqi people;
(UNSCR 1511, 16 Oct 2003 – para. 24)
3.3Ý kiến phản hồi
3.3.1 Ý kiến của Mỹ
Mỹ cho rằng Nghị quyết 1511 về vấn đề Iraq đã phản ánh được một cách tiếp cận đa phương. Mỹ cũng tuyên bố rằng Mỹ bỏ phiếu thông qua Nghị quyết
Môn Liên Hiệp Quốc Page 38 này là vì tương lai của Iraq. Bằng việc nhất trí thông qua Nghị quyết này, cộng đồng quốc tế đã bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với người dân Iraq. Mỹ đã lắng nghe phản hồi từ tất cả các thành viên của Hội đồng Bảo an và ghi nhận những ý kiến đóng góp cho các bản dự thảo của Nghị quyết. Kết quả cuối cùng của việc này là sự ra đời của một Nghị quyết gia tăng khả năng của cộng đồng quốc tế tham gia vào việc tái kiến thiết và ổn định lại tình hình ở Iraq.
Mỹ cho rằng việc chú trọng vào tình hình ở một quốc gia đóng vai trò quan trọng tại một khu vực chiến lược là phù hợp với những mối quan tâm chung về các vấn đề hòa bình và an ninh thế giới. Mục tiêu nhất quán của cộng đồng quốc tế là ủng hộ những người Iraq và tất cả những người tham gia vào nỗ lực phục hồi, tái kiến thiết và ổn định Iraq chưa từng có tiền lệ trước đó. Bằng việc tập trung vào ba vấn đề trọng yếu là chính trị, kinh tế và an ninh, Nghị quyết này đưa ra một cơ sở chắc chắn cho một cam kết quốc tế sâu rộng. Mỹ hoan nghênh và kêu gọi sự tham gia của tất cả các nước nhằm tìm kiếm phương thức góp phần vào nỗ lực giúp Iraq hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Mỹ tuyên bố nếu phải giúp đỡ Iraq thì thời điểm này là phù hợp nhất. Và vì vậy, việc thành lập một lực lượng đa quốc gia dưới sự ủy thác của Liên Hiệp Quốc là một hành động hết sức cần thiết để ổn định lại tình hình căng thẳng ở Iraq.
3.3.2 Ý kiến của Anh
Anh cho rằng việc Nghị quyết 1511 được thông qua với tổng số phiếu thuận 15/15 tại Hội đồng Bảo an là một bước đi quan trọng trong tiến trình thành lập một đất nước Iraq tự do dưới sự điều hành của chính những người dân Iraq lần đầu tiên trong lịch sử hàng mấy thế kỷ qua. Anh đã nỗ lực cùng với Mỹ đề xuất Nghị quyết này và tìm kiếm sự đồng thuận tại Hội đồng Bảo an.
Anh cho rằng điều mà Nghị quyết này làm được đầu tiên là đảm bảo có một tầm nhìn khái quát về việc chuyển giao chủ quyền một cách nhanh chóng vào tay người dân Iraq. Nghị quyết này thiết lập một định mức thời gian cho Hội đồng trung ương Iraq để đưa ra bản báo cáo về chi tiết của quá trình chuyển giao và tổ
Môn Liên Hiệp Quốc Page 39 chức một hội nghị về vấn đề lập pháp trước ngày 15/12/2003. Theo đánh giá của Anh, Nghị quyết cũng có vai trò tổ chức một lực lượng đa quốc gia và tạo ra tính hợp pháp cho lực lượng này, đồng thời Anh cũng hy vọng Nghị quyết sẽ khuyến khích được nhiều hơn nữa sự góp quân từ các nước.
3.3.3 Ý kiến của Nga
Ngay từ khi khởi thảo Nghị quyết mới, Nga đã chú trọng việc giúp đỡ người dân Iraq giành lại chủ quyền và ngăn chặn cuộc khủng hoảng về vấn đề Iraq làm mất ổn định tình hình khu vực. Nga cho rằng xu hướng tiếp diễn khủng hoảng ở Iraq không phải là mối quan ngại của riêng quốc gia nào nên một nỗ lực toàn cầu nhằm thiết lập một nền chính trị ổn định và lâu dài với một chính phủ hợp hiến ở Iraq là hết sức cần thiết.
Nga tuyên bố sẵn sàng chủ động hướng sự quan tâm vào quá trình ổn định lâu dài tại Iraq và việc chuyển giao quyền lực sớm nhất có thể cho người dân Iraq. Tuy nhiên Nga không khẳng định việc sẽ tham gia vào lực lượng đa quốc gia tại Iraq. Nga chỉ tập trung nhấn mạnh đến việc hợp tác đầu tư vào các dự án kinh tế và nhu cầu nhân đạo.
3.3.4 Ý kiến của Đức
Nghị quyết này đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập lại trật tự ở Iraq, phát triển hơn so với hai Nghị quyết 1483 và 1500 trước đó về vấn đề Iraq.
Đức cho rằng họ đã tìm được những mục đích chung trong Nghị quyết này, chẳng hạn như việc góp phần ổn định tình hình ở Iraq, ủng hỗ tiến trình tái thiết kinh tế và chính trị ở Iraq, thúc đẩy việc phục hòi chủ quyền của người dân Iraq thông qua một chính phủ được bầu củ dân chủ. Và Đức cho rằng việc này chỉ có thể thành công khi có sự hiện diện của Hội đồng Bảo an như một thể thống nhất, do vậy Đức không muốn ngăn cản sự thống nhất của Hội đồng Bảo an. Mặc dù Đức đánh giá Nghị quyết là một bước đi quan trọng để đạt đúng mục tiêu nhưng
Môn Liên Hiệp Quốc Page 40 cũng duy trì ý kiến rằng những sự chỉnh sửa đồng đưa ra bởi Pháp và Nga cũng có thể dẫn tới một Nghị quyết tốt hơn.
3.3.5 Ý kiến của Pháp
Pháp ủng hộ Nghị quyết này với hy vọng sự đoàn kết thế giới và bất cứ hành động nào nhằm tới một sự chuyển giao chủ quyền nhanh chóng cho những người dân Iraq sẽ giúp làm dịu tình hình căng thẳng ở khu vực Trung Đông. Phát biểu với tờ Le Monde, Bộ trưởng ngoại giao Pháp, ông Dorminique de Villepin tuyên bố: “Đối mặt với tình trạng gia tăng bạo lực, khủng bố và căng thẳng bao trùm khu vực Trung Đông thì rõ ràng việc mở rộng tinh thần đoàn kết quốc tế là quan trọng”.
* Đức, Pháp và Nga mặc dù bỏ phiếu cho Nghị quyết 1511 nhưng cũng nói rằng họ sẽ không tham gia vào lực lượng đa quốc gia và sẽ không đóng góp cho ngân quỹ dành cho Iraq nhiều hơn mức các nước này đã đồng ý. Điểm bất đồng chủ yếu giữa 3 quốc gia này với Mỹ là về lịch trình trao trả chính quyền về tay người dân Iraq và vai trò chính xác của Liên Hiệp Quốc tại Iraq.
3.3.6 Ý kiến của Trung Quốc
Trung Quốc ủng hộ việc Hội đồng Bảo an đưa ra một Nghị quyết mới về vấn đề Iraq nhằm tăng cường vai trò của Liên Hiệp Quốc trong việc tìm kiếm sự ổn định tại Iraq và cũng nhằm mục đích thiết lập một chính quyền Iraq của người Iraq. Trung Quốc thông qua Nghị quyết với một thái độ mang tính xây dựng và tham gia chủ động vào cuộc hội đàm nhằm soạn thảo Nghị quyết và cũng đã đề xuất một vài sự chỉnh sửa. Trung Quốc bỏ phiếu đồng ý thông qua Nghị quyết sau khi xem xét nhu cầu thực tế và lợi ích lâu dài của người dân Iraq. Trung Quốc hy vọng Hội đồng Bảo an sẽ duy trì sự thống nhất và hợp tác, quan tâm chặt chẽ đến tình hình Iraq và phải tính đến yêu cầu chung của cộng đồng quốc tế về việc sớm khôi phục lại chủ quyền ở Iraq. Trung Quốc cho rằng Liên Hiệp Quốc cần phát huy vai trò của mình để giúp đỡ Iraq trở lại với hòa bình, ổn định và phát triển;
Môn Liên Hiệp Quốc Page 41 đồng thời tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng nỗ lực tham gia vào tiến trình này đến cùng.
3.3.7 Phản ứng của Iraq
Đại diện của Hội đồng Trung ương Iraq cho hay trước khi Nghị quyết 1511 được thông qua, Iraq đã bày tỏ quan điểm rằng chủ quyền của Iraq nên được trao cho Hội đồng trung ương Iraq. Cuối cùng, Nghị quyết đã được các nước trong Hội đồng Bảo an nhất trí thông qua, theo đó, Hội đồng trung ương Iraq và các Bộ trưởng đại diện cho chủ quyền của đất nước Iraq. Nhưng chính xác thì thế nào gọi là “đại diện”? Điều này có thể bị suy diễn theo nhiều cách khác nhau, nhưng vẫn chưa có định nghĩa nào là tốt nhất.
Iraq hứa sẽ tuân thủ yêu cầu phải trình bày một lịch trình và kế hoạch về việc xây dựng Hiến pháp trước ngày 15/12/2003 được nêu ra trong Nghị quyết này. Tuy nhiên, Iraq cũng lên tiếng rằng không thể biết chắc là họ có thể giữ đúng lịch trình này hay không vì việc ban hành một Hiến pháp không phải là vấn đề dễ dàng.
Iraq thừa nhận rằng tình hình an ninh ở Iraq thật sự phức tạp, trong khi lực lượng cảnh sát ở Iraq thì chưa đủ và vẫn còn cần phải được huấn luyện và trang bị