Nghị quyết 1546

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Các quyết định Hội đồng bảo an trước và sau chiến tranh Iraq 2003 docx (Trang 45 - 49)

II. MỘT SỐ NGHỊ QUYẾT TIÊU BIỂU CỦA HĐBA TRƯỚC VÀ SAU

4. Nghị quyết 1546

Nghị quyết được thông qua với sự đồng thuận của tất cả các thành viên của HĐBA ngày 8 tháng 6 năm 2004. Nghị quyết xem xét những chuyển biến tình hình ở Iraq và đưa ra hướng giải quyết tiếp theo. Iraq tại thời điểm đó đã thành lập được một Chính phủ tạm thời của người Iraq. Trong khi đó, Iraq hiện vẫn đặt dưới sự quản lý của Chính quyền tạm thời của Lực lượng liên quân.

Nghị quyết 1546 được thông qua với sự bảo trợ của Anh, Mỹ và Romania.

4.2Nội dung Nghị quyết

- HĐBA cho rằng tình hình ở Iraq vẫn là mới đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế.

- Quyết định tình trạng chiếm đóng và việc chuyển giao trách nhiệm và thẩm quyền đầy đủ cho Chính phủ lâm thời Iraq vào ngày

Môn Liên Hiệp Quốc Page 46 30/6/2004. Đồng thời, Hội đồng Quản lý Iraq (Governing Council of Iraq) sẽ giải tán mở đường cho tiến trình chuyển đổi chính trị ở nước này theo NQ 1511.

- Ghi nhận rằng việc thi hành thành công nghị quyết sẽ đóng góp vào sự ổn định ở khu vực.

- Ghi nhận việc Thủ tướng Iraq yêu cầu lực lượng đa quốc gia tiếp tục ở lại Iraq và công nhận rằng sự hiện diện của lực lượng này cũng như sự hợp tác của lực lượng với Chính phủ Iraq phải dựa trên sự đồng ý của Chính phủ Iraq.

- Lực lượng đa quốc gia hiện diện ở Iraq có nhiệm vụ duy trì an ninh và ổn định ở Iraq, ngăn chặn khủng bố, hỗ trợ cho tiến trình chuyển đổi chính trị, đặc biệt là cuộc bầu cửa sắp tới; lực lượng này cũng có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho hoạt động của LHQ ở nước này; đồng thời, hỗ trợ xây dựng lực lượng an ninh hco Chính phủ Iraq. Mọi lực lượng duy trì an ninh và ổn định ở Iraq cam kết hành động phù hợp với luật pháp quốc tế và có thẩm quyền theo quyết định trong NQ 1511.

- Để thức hiện những nhiệm vụ trên, lực lượng đa quốc gia có quyền tiến hành tất cả biện pháp cần thiết phù hợp với yêu cầu của phía Iraq.

- Thẩm quyền của lực lượng đa quốc gia được tái xem xét theo yêu cầu của Chính phủ Iraq hoặc sau khi NQ được thông qua 12 tháng; thẩm quyền sẽ chấm dứt trong trường hợp tiến trình chính trị hoàn thành hoặc sớm hơn theo yêu cầu từ phía Iraq.

- Mỹ với tư cách đại diện cho lực lượng đa quốc gia báo cáo lên HĐBA trong vòng 3 tháng liên quan đến hoạt động của lực lượng này, và sau đó mỗi 4 tháng một lần.

Môn Liên Hiệp Quốc Page 47

4.3Phản ứng của các nước

- Tổng thống Mỹ cho rằng đây là thắng lợi của nhân dân Iraq và cho thấy cộng đồng quốc tế luôn sát cánh bên Iraq.

- Tổng thống Nga xem đây là một bước tiến quan trọng.

- Bộ trưởng Ngoại giao Czech cho rằng NQ đã làm rõ tương lai của lực lượng đa quốc gia cũng như xác định quan hệ hợp tác giữa lực lượng này với chính phủ Iraq. NQ đã đặt LHQ vào vị trí chủ chốt, đặc biệu là trong việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử tự do ở Iraq.

- Đại diện của Nam Phi cho rằng việc chuyển giao đầy đủ chủ quyền cho chinh phủ Iraq sẽ đóp góp vào sự ổn định và hòa bình bền vững ở Iraq.

- Bộ trưởng Ngoại giao Ukraina phát biểu rằng quyết định cuối cùng về thời gian và những điều kiện theo đó lực lượng đa quốc gia hiện diện ở Iraq theo yêu cầu của Chính phủ lâm thời Iraq phải được đưa ra để giúp đỡ Chính phủ lâm thời và tuân thủ theo NQ này.

- Đại diện Trung Quốc phát biểu rằng NQ là kết quả của nhữn gnổ lực chung của tất cả các thành viên của HĐBA, và nhiều ý kiến đã được đưa ra, trong đó có Trung Quốc, đã được xem xét trong NQ này đã đưa đến sự tiến bộ quan trọng so với những dự thảo trước. Từ ngày 30/06/2004, chủ quyền của Iraq sẽ được trao lại cho Chính phủ và nhân dân Iraq.

- Bộ trưởng Ngoại giao Nhật trong thông báo sau khi NQ được thông qua cho rằng NQ đã mở ra một thời kỳ mới cho Iraq khi thể hiện sự ủng hội đối với Chính phủ Lâm thời Iraq và sự kết thúc tình trạng chiếm đóng, trao chủ quyền đầy đủ lại cho Iraq, làm rõ vai trò của LHQ và nhiệm vụ của lực lượng liên quân. NQ chỉ ra rõ ràng rằng một chính phủ có chủ quyền ở Iraq đã được thành lập.

Môn Liên Hiệp Quốc Page 48 - Đại diện của Pakistan cho rằng đây là bước đi quan trọng nhất kế từ sau cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất hướng tới việc bình thường hóa hoàn toàn tình hình ở Iraq.

- Bộ trưởng Ngoại giao Iraq cho rằng NQ này quan trọng ở chổ nó loại bỏ khái niệm chiếm đóng, nguyên nhân của nhiều khó khăn mà Iraq đã phải trãi qua kể từ sau khi được giải phóng năm 2003. NQ củng cố tính hợp pháp của chính phủ Iraq. Ông nói thêm rằn Iraq cần lực lượng đa quốc gia ở lại nước này vì nếu lực lượng này rút đi, một khoảng trống sẽ tạo khả năng hco sự trở lại của Saddam Hussein trong khi Iraq chưa sẵn sàng lấp khoảng trống đó. Hậu quả sẽ là một thảm họa.

4.4Đánh giá

NQ mở đường cho việc trao lại đầy đủ chủ quyền cho Chính phủ của người Iraq, đồng thời chấm dứt thời kỳ bị chiếm đóng và quản lý của lực lượng nước ngoài, khẳng định vai trò trung tâm của LHQ trong giai đoạn hậu chiến ở Iraq. NQ cũng hợp thức hóa việc duy trì lực lượng đa quốc gia ở Iraq theo yêu cầu từ phía nước này và sự đồng ý của Mỹ. Ngoài những mặt tích cực trên, NQ vẫn gây ra nhiều tranh luận về thông điệp được gửi đi từ HĐBA.

NQ chứa đựng một mâu thuẫn liên quan đến duy trì sự hiện diện của lực lượng đa quốc gia tại Iraq. NQ xác nhận sự hiện diện này được dựa trên yêu cầu của Chính phủ lâm thời Iraq. Tuy nhiên, có một vấn đề là tại thời điểm thông qua NQ thì chính phủ này chưa có thẩm quyền để đưa ra quyết định này vì Chính phủ này chỉ nắm quyền từ ngày 30/6/2004 khi Chính quyền tạm thời của Liên quân chuyển giao cho nó đầy đủ trách nhiệm và thẩm quyền. trước ngày này, chủ quyền của Iraq được thể hiện thông qua Hội đồng Quản lý Iraq, và cơ quan này cũng đã giải tán theo quyết định của NQ này. Theo đó, từ ngày thông qua NQ 8/6/2004 đến ngày 30/6/2004, xuất hiện một lỗ hổng pháp lý về thực hiện chủ quyền của Iraq. Vì vậy, yêu cầu duy trì lực lượng đa quốc gia của Iraq không có cơ sở pháp lý.

Môn Liên Hiệp Quốc Page 49 Một vấn đề khác là theo NQ này, lực lượng này sẽ duy trì tại Iraq cho đến khi tiến trình chính trị ở Iraq kết thúc, Chính phủ Iraq yêu cầu rút quân hoặc HĐBA ra một nghị quyết yêu cầu rút quân. Ở đây có sự không rõ ràng về điều kiện rút quân vì tuy rằng NQ tuyên bố một trong những cơ sở cho việc rút quân là yêu cầu từ phía Chính phủ Iraq nhưng việc duy trì lực lượng này lại được quyết định bằng một nghị quyết của HĐBA chiểu theo chương VII Hiến chương LHQ. Theo đó, NQ có tính ràng buộc tất cả các nước, trong đó có Iraq, do đó có phạm vi bao phủ lên trên quyết định của chính phủ Iraq. Cụ thể hơn, NQ này cần phải được hủy bỏ bằng một NQ khác của HĐBA; yêu cầu của Iraq lúc ấy chỉ có tính bổ trợ, khuyến nghị cho HĐ.

Tóm lại, NQ 1546 là một bước tiến nhằm bình thường hóa tình hình ở Iraq sau cuộc chiến năm 2003 và sự chiếm đóng của lực lượng nước ngoài trong hơn một năm sau đó. Tuy rằng, NQ có thể chỉ là sự hợp thức hóa về mặt pháp lý tình hình Iraq nhưng nó cũng đã khởi động quá trình chính trị của chính người Iraq.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Các quyết định Hội đồng bảo an trước và sau chiến tranh Iraq 2003 docx (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)