Nghị quyết 1483

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Các quyết định Hội đồng bảo an trước và sau chiến tranh Iraq 2003 docx (Trang 27 - 32)

II. MỘT SỐ NGHỊ QUYẾT TIÊU BIỂU CỦA HĐBA TRƯỚC VÀ SAU

2. Nghị quyết 1483

Chiến tranh Iraq cơ bản kết thúc vào ngày 01/5/2003 theo thông báo của Tổng thống Mỹ G. W. Bush. Tuy nhiên, Iraq vẫn trong tình trạng bất ổn nghiêm trọng. Do đó, Hội đồng Bảo an LHQ đã nhóm họp ngày 22/5/2003 để xem xét dư thảo nghị quyết về các vấn đề hậu chiến của Iraq do Tây Ban Nha, Anh và Mỹ soạn thảo, trong đó khẳng định tình hình ở Iraq dù đã được cải thiện vẫn là mối đe dọa đối với an ninh và hòa bình quốc tế. Nghị quyết đã được đưa ra tham khảo các nước thành viên HĐBA trước khi được trình chính thức.

Môn Liên Hiệp Quốc Page 28 Nghị quyết được thông qua bởi 14 thành viên HĐBA (Syria vắng mặt).

2.2Nội dung nghị quyết

- Nghị quyết quyết dỡ bỏ cấm vận đối với Iraq, đồng thời chấp dứt dần Chương trình Đổi dầu lấy lương thực trong vòng 6 tháng cùng với việc cung cấp đầy đủ các nhu cầu thiết yếu cho người dân Iraq.

- Tái khẳng định tầm quan trọng của việc giải trừ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.

- Khẳng định nguyên tắc quyền tự quyết chính trị của người dân Iraq.

- Xác nhận chính quyền tạm thời của lực lượng liên quân sẽ quản lý Iraq cho tới khi bầu cử được tiến hành nhằm thiết lập một chính quyền đại diện được quốc tế công nhận của chính người dân Iraq.

- 95% doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ sẽ được chuyển vào Quỹ Phát triển Iraq dưới sự điều hành của lực lượng liên quân.

- Kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ tái thiết Iraq.

2.3Phản ứng của các nước

Nghị quyết được thông qua với sự đồng thuận của HĐBA do đó tất cả các nứơc đều ủng hộ nghị quyết này dù rằng có một số khác biệt về quan điểm vẫn còn tồn tại.

- Đại diện Mỹ cho rằng nghị quyết này mở đường cho viẹc giúp đỡ nhân đạo và tái thiết Iraq và ủng hộ LHQ đóng vai trò quan trọng ở Iraq.

- Đại diện của Pháp cho rằng Nghị quyết này tuy không hoàn hảo như nó đã mở đường cho cộng đồng quốc tế hỗ trợ cho Iraq và tiến trình giải giáp vũ khí của nứơc này; và ủng hộ vai trò mạnh mẽ hơn của LHQ ở Iraq.

- Đại diện Anh xem Nghị quyết thể hiện một sự đồng thuận

quan trọng đối với một trong những vấn đề chính sách đối ngoại khó khăn nhất hiện nay. Nghị quyết đã trao cho LHQ vai trò quan trọng và độc lập

Môn Liên Hiệp Quốc Page 29 trong tình hình hậu chiến ở Iraq. Tuy vậy, nghị quyết, theo ông, cũng chưa bao quát toàn bộ vấn đề mà một trong số đó là vấn đề thanh sát của IAEA.

- Đại diện Đức: Nghị quyết này quan trọng vì nó mang lại một viễn cảnh cho người dân Iraq về việc thành lập một chính phủ ổn định và dân chủ, chung sống hòa bình với những nước láng giềng và tôn trọng các quốc gia khác. Nghị quyết mà một thõa thuận đạt được một cách khó khăn trong vấn đề tăng cường vai trò của LHQ.

- Đại diện Tây Ban Nha cho rằng HĐBA đã nhận thức được

rằng đã đến lúc nhìn nhận tình hình một cách thực tế; và Nghị quyết đã cung cấp một công cụ quan trọng để giải quyết tình hình khó khăn hiện nay của Iraq.

- Đại diện của Mexico cho rằng Nghị quyết thông qua sau quá trình đàm phán căng thẳng đã thể hiện sự tái đoàn kết và hòa giải giữa các bên nhằm quay trở lại với những mục đích của HĐBA. Thách thức của LHQ hiện nay là đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của tổ chức này và đóng vai trò khó khăn trong tiến trình tái thiết. Và ông cho rằng vai trò của LHQ sẽ phụ thuộc vào những cam kết và sự linh hoạt của HĐBA cũng như và khả năng chuyên môn của Đại diện đặc biệt.

- Đại diện của Nga cho rằng Nghị quyết đạt được nhờ sự nhượng bộ từ tất cả các bên và do đó khẳng định những vấn đề khó khăn chỉ có thể được giải quyết trên nền tảng tập thể. Nghị quyết tuy không đưa ra câu trả lời cho mọi vấn đề liên quan nhưng nó cũng đã xác lập các nguyên tắc cơ bản cho lực lượng chiếm đóng cũng như dành một vị trí quan trọng cho LHQ.

- Đại diện của Bulgari cho rằng Nghị quyết thể hiện tầm quan trọng của LHQ trong tình hình hiện nay và đi xa hơn nữa, khẳng định LHQ là tổ chức quan trọng không thể thiếu trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay.

Môn Liên Hiệp Quốc Page 30 - Đại diện của Trung Quốc cho rằng nghị quyết đóng góp vào việc giữ tính đúng đán và thẩm quyền của LHQ; và nước này ủng hộ nghị quyết dù nó chưa thể hiện hết quan điểm của Trung Quốc trong vấn đề này.

- Đại diện Cameroon ủng hộ nghị quyết này như một tính hiệu tính cực đối với cộng đồng quốc tế và nhân dân Iraq.

- Đại diện Guinea cho rằng nghị quyết là bằng chứng về khả

năng của LHQ trong các tình huống khó khăn và khả năng nhận trách nhiệm hàng đầu trong bảo đảm hòa bình an ninh thế giới.

- Đại diện Angola cho rằng Nghị quyết thể hiện sự đoàn kết cần thiết của HĐBA sau những chia rẽ trong thời gian xảy ra chiến tranh Iraq. LHQ đóng vai trò quan trọng trong tình hình hậu chiến ở Iraq.

- Đại diện Pakistan phát biểu rằng Pakistan ủng hộ Nghị quyết này và mong rằng trong thời gian tới LHQ sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong việc tái thiết Iraq vì sự cần thiết của một môi trường khu vực ổn định và hòa bình.

2.4Đánh giá

Nghị quyết 1483 về tái thiết Iraq cơ bản được các nước ủng hộ. Tuy nhiên, Nghị quyết 1483 gây ra nhiều tranh cãi về hậu quả pháp lý từ Nghị quyết này mà chủ yếu tập trung vào việc liệu có thể rút ra sự công nhận tính hợp pháp của cuộc chiến này từ Nghị quyết hay không, vì nếu có, nó sẽ tạo ra tiền lệ tiêu cực có thể dẫn đến sự bất ổn định trên thế giới.

Thứ nhất, Nghị quyết xác nhận sự quản lý của lực lượng chiếm đóng như một chính quyền tạm thời và đồng thời trao quyền cho Đại diện đặc biệt của LHQ tại Iraq nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan quốc tế khác và lực lượng này trong việc ổn định và giúp đỡ Iraq thời hậu chiến. Việc này dẫn đến một tranh cãi rằng HĐBA đã ngầm đồng ý và công nhận tính hợp pháp của cuộc chiến Iraq. Tuy nhiên, không có bất kỳ nội dung nào trong Nghị quyết thể hiện điều này, Nghị quyết chỉ đơn giản là việc HĐBA xem xét và đưa ra giải pháp cho tình hình hiện

Môn Liên Hiệp Quốc Page 31 thời lúc đó tại Iraq như một hành động khắc phục những hậu quả gây ra đối với Iraq và nhân dân nước này bởi cuộc chiến xâm lược của Mỹ và đồng minh. Việc dính líu vào Iraq của LHQ không chỉ do Iraq là thành viên của tổ chức này mà còn vì mục đích tôn chỉ là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, theo đó việc ổn định tình hình ở nước này đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định của cả khu vực.

Vấn đề thứ hai là việc xác nhận vai trò quản lý của lực lượng chiếm đóng

có thể coi như một hành động hợp thức hóa việc xâm phạm chủ quyền của Iraq tạo nên tiền lệ cho các nước khác có hành động tương tự và đặt LHQ vào tình thế “chuyện đã rồi.” Theo đó, một quốc gia khi bị đặt dưới sự quản lý của nước khác thì đương nhiên chủ quyền đối nội của quốc gia này không còn. Tuy nhiên, chủ quyền của Iraq với tư cách là một chủ thể quốc tế vẫn được giữ thông qua sự tồn tại de facto của đất nước Iraq trên thế giới và trong các tổ chức quốc tế. Lực lượng chiếm đóng khi thực hiện những quyền và nghĩa vụ của Iraq trong thời gian chiếm đóng vẫn thực hiện trên danh nghĩa quốc gia và nhân dân Iraq. Vì vậy, chủ quyền của Iraq chỉ tạm thời bị giới hạn một phần chứ không mất đi; và theo Nghị quyết, nguyên tắc tự quyết được tái khẳng định tạo nền tảng cho việc thành lập một nhà nứơc của chính người dân Iraq qua đó nắm lại toàn bộ chủ quyền.

Vấn đê thứ ba, HĐBA bày tỏ ý định thiết lập một chính quyền đại diện được quốc tế công nhận. Song song với việc khẳng định quyền tự quyết của nhân dân Iraq đối với tương lai chính trị của đấy nước mình, HĐBA đã đưa ra điều kiện rằng chính phủ đại diện phải được sự công nhận từ cộng đồng quốc tế. Do đó, trong trường hợp này LHQ đã có ý định can thiệp vào quá trình tự quyết của nhân dân Iraq trong việc thành lập nên chính quyền của riêng mình.

Tóm lại, Nghị quyết 1483 về tái thiết Iraq không đưa ra bất cứ ý kiến nào về

tính hợp pháp của hành động xâm lược Iraq của Mỹ và đồng minh và cũng chưa đưa ra câu trả lời cho một số vấn đề quan trọng. Nghị quyết thể hiện trách nhiệm của LHQ trong bình ổn tình hình ở Iraq để duy trì và đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực và quốc tế.

Môn Liên Hiệp Quốc Page 32

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Các quyết định Hội đồng bảo an trước và sau chiến tranh Iraq 2003 docx (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)