II. MỘT SỐ NGHỊ QUYẾT TIÊU BIỂU CỦA HĐBA TRƯỚC VÀ SAU
3. Nghị quyết 1511
3.1 Hoàn cảnh ra đời Nghị quyết
Ngày 22/5/2003, gần 2 tháng sau khi Liên minh làm chủ được Baghdad, Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết 1483 xác nhận vai trò của các thế lực chiếm đóng và giao cho họ quản lý những lợi nhuận từ việc xuất khẩu dầu mỏ của Iraq. Ngày 14/8/2003, Hội đồng Bảo An tiến thêm một bước nữa trong việc thừa nhận sự chiếm đóng này. Nghị quyết 1500 quy định về việc thành lập Hội đồng trung ương của Iraq cũng như thiết lập một Phái đoàn cứu trợ của Liên Hiệp Quốc tại Iraq.
Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, các vụ ném bom khủng bố vào Đại sứ quán của Jordan ngày 7/8/2003, vào trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Baghdad ngày 19/8/2003, vào nhà thờ Hồi giáo Imam Ali ở Najaf ngày 29/8/2003, vào Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ngày 14/10/2003, vụ ám sát Dr. Akila al-Hashimi vào hôm 25/9/2003 và vụ sát hại một nhà ngoại giao Tây Ban Nha ngày 9/10/2003 là những vụ tấn công vào người dân Iraq, Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế đã dấy lên hồi chuông về nạn khủng bố đang bùng phát ở Iraq.
Trong bối cảnh đó, Mỹ và Anh đã đề xuất 3 bản dự thảo cho Nghị quyết 1511 về vấn đề Iraq vào các ngày 4/9, 1/10 và 13/10/2003. Bản dự thảo đầu tiên được Pháp, Đức và Syria đề nghị sửa đổi. Một số đề xuất của Pháp và Đức đã được ghi nhận trong văn bản chính thức cuối cùng của Nghị quyết 1511.
Nghị quyết 1511 ra đời nhắc lại lần nữa các Nghị quyết trước đó về vấn đề Iraq, bao gồm cả Nghị quyết 1483 (22/5/2003) và Nghị quyết 1500 (14/8/2003) và về các mối đe dọa đến hòa bình và an ninh gây ra bởi các hoạt động khủng bố, bao gồm Nghị quyết 1373 (28/9/2001) và các Nghị quyết khác.
Nghị quyết xác định tình trạng ở Iraq mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn tiếp tục hình thành một mối đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới.
Môn Liên Hiệp Quốc Page 33