Dân tộc Việt Nam có câu tục ngữ: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Do đó
không có gì lạ khi thời kỳ này có những vở cải lương lấy đề tài về Hai Bà
Trưng như Nữ Trưng Vương của Đặng Thúc Liêng hay Nữ Trưng Vương
khởi nghĩa của Kim Chung. Hai vở cải lương này tuy cùng lấy nguồn cảm
hứng lịch sử về Hai Bà Trưng nhưng mỗi vở có một cách khai thác vấn đề
khác nhau bởi vì hai vở này là sáng tác của hai miền khác nhau. Vở Nữ Trưng Vương khởi nghĩa của Kim Chung là vở cải lương của Bắc Bộ trước năm 1945. Vở cải lương này gần như tuân thủ những sự kiện có thật của lịch
sử, từ lúc Thi Sách bị Tô Định bắt, giết khiến Trưng Trắc nổi giận cùng em khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua,
đóng đô ở Mê Linh. Tuy nhiên, về sau, nhà Hán cử Mã Viện đem quân sang đánh nhằm chiếm đoạt lại đất đai của ta. Vì lực lượng quân của Hai Bà Trưng ít hơn quân ngoại xâm nên Hai Bà Trưng thua trận, phải nhảy xuống sông
Hát tự vẫn để bảo toàn khí tiết.
Rõ ràng, cách viết kịch bản này của bà Kim Chung có thể nói là tái hiện lại
lịch sử trên sân khấu cải lương chứ không tuân theo nguyên tắc của kịch bản.
Tuy nhiên, vở diễn này lại tạo được hiệu ứng rất tốt trong lòng công chúng bởi ngôn ngữ của các nhân vật. Vì ra đời trong hoàn cảnh mất nước nên cuộc đời Hai Bà Trưng là tấm gương cho nhân dân ta học tập. Hơn nữa, trong mỗi
lời nói mà nhân vật thốt lên đều ngầm thể hiện lời kêu gọi nhân dân ta đứng
lên chống giặc. Đây là thủ pháp “mượn xưa nói nay” mà nhiều soạn giả cải lương đã sử dụng. Chẳng hạn, ngay đoạn đầu tiên, khi Cao Doãn và Trương
Cao Doãn:
Quân thù. Say cho đảo lộn giang sơn
Cho nghiêng lệch đất trời, cho mờ mịt giác quan
Chớ tỉnh mà chịu sống đời túi cơm giá áo
Tai điếc mắt đuôi trước loài bạo ngược tham tàn.
Và trước khi tự vẫn, Hai Bà Trưng đã thể hiện rõ sự khảng khái của mình.
Trưng Nhị:
Quốc hồn vùng dậy với căm hờn
Xông pha yếm khăn không sờn Ơn dân thù nước dập dồn.
Giống nòi chờ đợi cuộc sanh tồn
Lòng ta tràn ngập bao sóng cồn
Bao giờ ta giãi bày tấm sắt son
(…)
Hai Bà dắt tay nhau đồng ca:
Đời đục ngầu cõi tục lánh xa.
Trong khi đó, vở cải lương Nữ Trưng Vương của Đặng Thúc Liêng lại có
nhiều điều hư cấu và theo đúng cấu trúc kịch bản hơn. Đây là vở cải lương
của Nam Bộ trước năm 1945. Vở cải lương này đề cập đến một nhân vật
trung gian có tên là Lý Bấc Giao, kẻ gián tiếp gây ra cái chết của Thi Sách.
Lý Bấc Giao vốn là người “ghen ăn tức ở” với Thi Sách nên tìm cách hãm hại. Hắn luôn xúi Tô Định trừ khử Thi Sách. Nhân một lần Tô Định cùng hắn
ngồi uống rượu, làm thơ, Thi Sách có việc đến gặp và được lệnh phải làm thơ
họa lại thơ Tô Định. Thi Sách làm bài thơ có ý giễu cợt. Tô Định tức giận ra
lệnh bỏ Thi Sách vào hồ Thủy ngân. Trưng Trắc hay tin về cái chết của
chồng nên đến Sơn Tây tìm gặp Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa báo thù cho chồng. Trên đường đi, Bà được bà Lạc phu nhân của Lạc tướng Tiền trào
giúp đỡ. Sau khi gặp được Trưng Nhị, hai chị em đã tập hợp được đông đảo
quân lính, chiêu mộ được tướng sĩ cùng nhau dấy binh đánh đuổi được Tô Định về nước và xưng Vương.
Có thể thấy, mặc dù cấu trúc của vở cải lương này chặt chẽ hơn vở cải lương
của bà Kim Chung nhưng xung đột của nhân vật chưa đủ mạnh. Lẽ ra soạn
giả nên tập trung khai thác sâu hơn mẫu thuẫn giữa Thi Sách và Tô Định mà không cần phải thông qua nhân vật trung gian là Lý Bấc Giao. Mâu thuẫn đối
kháng giữa hai nhân vật sẽ làm cho tính cách của các nhân vật được định
hình rõ ràng hơn.
Ngoài Hai Bà Trưng, những tấm gương liệt nữ khác cũng gợi được cảm hứng
chúa…Vương phi Mỵ Ê là vợ của chúa Jaya Sinhavarman II nước Chiêm
Thành. Năm 1044, sau khi vua Lý Thái Tông bình Chiêm Thành đã cho triệu
Mỵ Ê sang hầu. Tuy nhiên, bà đã lấy chiên trắng quấn vào cổ và nhảy xuống
sông Châu Giang tự vẫn. Nhân dân thương tiếc cho tấm lòng của người liệt
nữ nên lập đền thờ cúng. Về sau, vua Lý phong cho bà là Hiệp Chính Nương
Phu Nhân còn vua Trần Trung Hưng thì phong là: Trinh Liệt Tá Lý Phu
Nhân. Câu chuyện đầy cảm động về nàng Mỵ Ê đã được Liễu Thanh Bần tái
hiện lại trong vở cải lương Lý Thái Tông bình Chiêm thành; Vương Phi Mỵ
Ê vì nước liều mình. Trong vở cải lương này, nhân vật Mỵ Ê được xây dựng
là một người phụ nữ rất mạnh mẽ, quyết đoán. Tấm lòng vì vua vì nước của
nàng khiến cho những người sống trong thời mất nước đồng cảm và kính phục. Nàng thẳng thắn nói với vua Lý Thái Tông:
Nặng vì ơn giang san Tổ Quốc
Nỡ đâu nỡ phụ đành sao
Ta phải toan trả phu thù, mới an thửa tấc dạ này
Ai đi khuất nhục như vầy
Ngàn kiếp để cho người mỉa mai
Kìa là gương Trưng Trắc Đuổi binh Tàu phục quốc ngày xưa
Nay ta dầu cô độc vô thân
Thì cũng đòi những gương trung thần
Thà cam chịu tử phần
Nơi âm đài chẳng hổ với cố nhân.
Và trước khi tự vẫn, nàng vẫn thể hiện tinh thần khảng khái của mình:
Nước mất nhà tan hận chửa nguôi
Thù chồng khôn trả luống bồi hồi
Lòng này pha lẫn dòng xanh biếc
Gió bụi lao xao nợ phủi rồi.
Và cái chết của nàng đã nhận được sự thương tiếc của vua quan nhà Lý, là tấm gương sáng cho người Việt Nam ta đời đời noi theo như lời của vua Lý
Nhân Tông:
Gương này nên nêu sử xanh Để sau người noi dấu lưu danh Người liệt trinh minh hiếu trung thành
Đoàn ta phải khuyên giáo hậu sanh
Bên cạnh tấm gương liệt nữ Mỵ Ê, tấm lòng của Huyền Trân công chúa cũng được các soạn giả cải lương quan tâm khai thác. Vở cải lương Huyền Trân
công chúa ca ngợi tấm lòng của nàng công chúa nhà Trần, người đã hy sinh tình riêng (tình yêu với tướng quân Khắc Chung) để lấy Chế Mân, vua nước
Chiêm thành nhằm giữ gìn hòa khí giữa hai nước và đổi lấy hai châu Ô, Rý
cho nhà Trần. Dù không phải tự vẫn vì đất nước như Hai Bà Trưng hay vương phi Mỵ Ê nhưng việc đánh đổi hạnh phúc cá nhân: xa quê hương đất nước, xa hoàng phụ, hoàng mẫu và nhất là phải xa thượng tướng Trần Khắc
Chung…của Huyền Trân đã khiến cho nhân dân thương cảm. Bài dân ca
Nước non ngàn dặm ra đi viết theo điệu Nam bình chính là dành cho nàng:
Nước non ngàn dặm ra đi...
Mối tình chi!
Mượn màu son phấn Đền nợ Ô, Ly.
Xót thay vì,
Đương độ xuân thì.
Số lao đao hay là nợ duyên gì?...
Nhìn chung, các kịch bản cải lương dựa vào lịch sử Việt Nam mà chúng tôi
sưu tầm được đều có nhân vật trung tâm là những người liệt nữ, những người
phục trước kẻ thù. Tấm gương của họ khiến cho những đấng mày râu phải
“hổ thẹn”:
Càng thẹn cho nhơ nhuốc mặt này Chí làm trai uổng không nên tài
(Lý Thái Tông bình Chiêm Thành, Vương Phi Mỵ Ê vì nước liều mình)
Như vậy, nguyên nhân các soạn giả dựa vào những nhân vật lịch sử nêu trên
để viết kịch bản là nhằm nhắc nhở, kêu gọi lòng yêu nước bằng những người
tấm gương lịch sử “người thật việc thật”. Các vở cải lương dựa vào lịch sử
Việt Nam thường tôn trọng các sự kiện lịch sử và đi theo trật tự thời gian của những sự kiện xảy ra trong lịch sử. Sự sáng tạo có chăng là ở lời thoại và tâm trạng nhân vật. Tùy vào quan điểm của mỗi soạn giả trong việc lựa chọn các
sự kiện lịch sử và kết thúc ở mốc lịch sử nào. Chẳng hạn, Đặng Thúc Liêng kết thúc câu chuyện Hai Bà Trưng lúc Trưng Trắc giành thắng lợi nhưng Kim
Chung lại kết thúc lúc Hai Bà Trưng nhảy xuống sông Hát tự vẫn. Có thể nói,
những vở cải lương dựa vào lịch sử quan tâm nhiều đến nhân vật lịch sử còn những vở cải lương phóng tác từ truyện kể thì quan tâm nhiều đến cấu trúc
kịch bản.
2.3. Dựa vào văn học các nước:
Các vở cải lương thời kỳ này dựa vào văn học các nước rất nhiều, đặc biệt là
văn học Trung Quốc và văn học Phương Tây. Những vở cải lương dựa vào
văn học Phương Tây là: Hiếu tình của Nguyễn Công Mạnh dựa theo Lecid
Iseult, Tơ vương đến thác của Ngô Vĩnh Khang dựa vào La Dame aux Camélias của Alexandre Dumas con, Giá trị và danh dự của Huỳnh Thủ
Trung dựa theo kịch Lecid, Mộng Hoa Vương của Trần Hữu Trang dựa theo
truyện La reine Christine…Còn riêng về văn học Trung Quốc, số lượng tiểu
thuyết gợi cảm hứng cho kịch bản cải lương là rất lớn. Đó là những tiểu
thuyết kinh điển như: Tây du ký, Tam quốc chí, Đông Chu liệt quốc, Thủy
Hử, Phong Thần diễn nghĩa, Thuyết đường…hay những tiểu thuyết được dịch
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như: Long đồ công án, Phấn trang lầu, Tống
từ vân, Quần anh kiệt, Vạn huê lầu, Tiết Đình San chinh tây, Anh hùng náo tam môn giai…Không chỉ lấy đề tài từ tiểu thuyết mà những truyện kể dân
gian Trung Quốc như Thanh xà bạch xà, Trinh nữ sự nhị phu… hay những điển cố văn học Trung Quốc về các giai nhân: Chiêu Quân, Tây Thi... cũng đuợc các soạn giả cải lương lưu tâm lựa chọn.
Trong những vở cải lương mà chúng tôi sưu tầm được, đáng tiếc những vở
cải lương dựa vào văn học phương Tây đều bị thất lạc nên trong tiểu mục
này, chúng tôi chủ yếu khảo sát những vở cải lương dựa vào văn học Trung
Quốc. Trong số 80 kịch bản cải lương dựa vào văn học Trung Quốc mà
chúng tôi sưu tầm được, kịch bản cải lương dựa vào tiểu thuyết chiếm số lượng lớn nhất, thể hiện ở biểu đồ sau:
Tỷ lệ: %
Tiểu thuyết Điển cố
Văn học dân
gian
91.25 3.75 5 100
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ kịch bản cải lương lấy đề tài từ văn học
Trung Quốc