Dựa vào tiểu thuyết Trung Quốc:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ " Những khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương Nam Bộ trước năm 1945 " doc (Trang 37 - 40)

Có thể thấy, số lượng kịch bản cải lương dựa vào tiểu thuyết Trung Quốc rất

nhiều (73/ 137 kịch bản sưu tầm được). Trong 73 kịch bản cải lương dựa vào tiểu thuyết Trung Quốc mà chúng tôi sưu tầm được, có khoảng 23 tiểu thuyết

Trung Quốc được các soạn giả lưu tâm lựa chọn, nhiều nhất là: tiểu thuyết

Thuyết Đường (9 kịch bản sử dụng), tiếp đến là Vạn Huê Lầu (7 kịch bản),

Dưới đây là biểu đồ thể hiện số lượng kịch bản cải lương Nam Bộ dựa vào các loại tiểu thuyết Trung Quốc.

Đơn vị: Kịch bản

Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ kịch bản cải lương dựa vào các loại tiểu

thuyết Trung Quốc

Có thể thấy, mỗi quyển tiểu thuyết được nhiều soạn giả khác nhau chuyển thể ở những đoạn khác nhau chứ không chỉ có mỗi một soạn giả chuyển thể một

quyển tiểu thuyết. Chẳng hạn, trong 137 kịch bản cải lương mà chúng tôi sưu

tầm được, tiểu thuyết Thuyết Đường được sáu soạn giả khác nhau chuyển

thể, đó là Nguyễn Thành Long với Vợ Ngũ Văn Thiệu bị tên, Ngô Vĩnh

Khang với Đường Thế Dân cửa cung treo ngọc đới, Huất Trì giả điên, La Thành thọ tiễn, Nguyễn Hiền Phú với Huất Trì Cung cứu giá Đường Thế

Dân, Lý Ngươn Bá xé văn võ thành đô, Nguyễn Văn Năm với Tần Thúc Bảo đả đồng kỳ, Lâm Hoài Nghĩa với Nam Dương thọ khổn, Lưu Quang Mùi với

Tống Tửu đơn hùng tín…Có thể thấy, tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ này

được chuyển thể nhiều. Bên cạnh nguyên nhân nhiều tiểu thuyết Trung Quốc được chọn dịch đầu thế kỷ XX, sự phát triển rầm rộ của báo chí nên dễ phổ

biến nó đến mọi người và sự yêu thích của nhân dân đối với tiểu thuyết chương hồi còn có một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng. Vì

đây thời kỳ đầu mới ra đời đời nên kịch bản cải lương còn chịu ảnh hưởng rất

nhiều của sân khấu hát bội. Trong khi đó, các kịch bản của sân khấu hát bội

hầu hết đều dựa vào tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc. Chằng hạn như:

tuồng Địch Thanh ly thợn dựa vào tiểu thuyết Vạn Huê Lầu thì cải lương

cũng có nhiều vở dựa vào tiểu thuyết này như: Địch Thanh kết duyên Thoại

Ba công chúa của Nguyễn Thành Long, Án Trầm Quốc Thanh, Cửu Nhĩ mạo

Châu Kỳ của Lê Văn Tiếng…

Tóm lại, những tiểu thuyết được dùng chuyển thể thành kịch bản cải lương có đặc điểm:

Thứ nhất, đó phải là những tiểu thuyết có chứa những vụ án nào đó khó giải

quyết hoặc những vụ án lớn, gây chấn động. Chẳng hạn, những vụ án trong

truyện Vạn Huê Lầu như: Cửu Nhĩ mạo Châu Kỳ, Án Trầm Quấc Thanh, Án

Bàng Quý Phi, Án Quách Hòe…hay Án Bộc thọ hình trong tiểu thuyết Quần

Anh Kiệt đã được chuyển thể thành những vở cải lương cùng tên.

Thứ hai, đó phải là những tiểu thuyết về những người phụ nữ thông minh, có tài năng xuất chúng như Mạnh Lệ Quân, Chung Vô Diệm… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, đó phải là những tiểu thuyết có những tình huống truyện độc đáo, có

khủng hoảng và có cao trào rồi đến kết thúc vấn đề. Chẳng hạn như: Phàn Lê

Huê phá trận hồng thủy, Địch Thanh kết duyên Thoại Ba công chúa, Thái sư Văn Trọng giáng thập điều, Triệu Khuông Dẫn đưa Triệu Kinh Vương,...

Thứ tư, đó phải là những tiểu thuyết có những tình huống cảm động, thể hiện được tâm trạng và sự phát triển tâm lý nhân vật. Chẳng hạn như: Lưu Yến

Ngọc cứu cha đại hiếu, Vợ Ngũ Văn Thiệu bị tên, Hạng Võ biệt Ngu Cơ, Sát

thê cầu tướng, Nguyệt Hà Tầm Phu…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ " Những khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương Nam Bộ trước năm 1945 " doc (Trang 37 - 40)