Dựa vào điển cố Trung Quốc:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ " Những khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương Nam Bộ trước năm 1945 " doc (Trang 40 - 41)

Những vở cải lương dựa vào điển cố Trung Quốc mà chúng tôi sưu tầm được

gồm có ba vở với hai điển cố tiêu biểu: điển cố Vương Chiêu Quân và điển

cố Tây Thi của soạn giả Trương Quang Tiền. Đó là những vở cải lương:

Chiêu Quân lầm kế gian thần, Chiêu Quân giáp mặt Hán Hoàng và Tây Thi gặp Phù Ta. Đặc điểm của những vở cải lương này là sử dụng điển tích điển

cố hết sức nổi tiếng. Tây Thi và Chiêu Quân là hai trong tứ đại mỹ nhân

Trung Quốc. Giai thoại về hai người đẹp này được hầu hết mọi người biết đến.

Đặc điểm thứ hai, hai người đẹp này đều hy sinh hạnh phúc cá nhân của

mình, đánh đổi sắc đẹp của mình vì hòa bình, vì đất nước. Tây Thi được Việt Vương Câu Tiễn gả cho vua Ngô Phù Sai để làm suy yếu đất nước, trả mối

nhục thù. Vương Chiêu Quân được cống sang đất Hồ để giữ hòa khí quốc

trầm mình nhằm giữ tròn khí tiết. Câu chuyện về nàng khiến cho vua nhà Hán lẫn nhà Hồ đều rơi lệ cảm động.

Đặc điểm thứ ba, khi sử dụng các điển cố này, soạn giả đã chọn những đoạn

gây cảm động chứ không sử dụng toàn bộ câu chuyện về cuộc đời của hai người đẹp. Điều này khác hẳn với những soạn giả viết kịch bản dựa trên lịch

sử Việt Nam. Tuy nhiên, điểm chung của những vở cải lương dựa vào lịch sử

Việt Nam và những vở cải lương sử dụng điển cố Trung Quốc (và cũng là những giai thoại dựa trên những sự kiện có thật trong lịch sử) là đều lấy

những tích truyện về người phụ nữ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ " Những khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương Nam Bộ trước năm 1945 " doc (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)