Dựa vào các loại hình nghệ thuật khác:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ " Những khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương Nam Bộ trước năm 1945 " doc (Trang 49 - 51)

Những vở cải lương dựa vào các loại hình nghệ thuật khác tuy không nhiều nhưng rất đáng chú ý. Đó là vở Nguyệt Kiều xuất gia của Trần Phong Sắc

dựa vào vở tuồng San Hậu và đặc biệt là ba vở cải lương của Nguyễn Hiền

Phú: Gái trả thù cha, Tình nặng cừu sâu và Hiệp nữ thù tính ghi là dựa theo:

Tuồng hát bóng Huê Kỳ.

Tuồng hát bóng Huê Kỳ thực chất là tên gọi của một loại hình nghệ thuật mới được du nhập vào nước ta, đó là: điện ảnh. Trong quá trình đi xâm lược nước

ta, thực dân Pháp mang theo một số loại hình giải trí để phục vụ nhu cầu của chúng và để tuyên truyền những tư tưởng có lợi cho việc đồng hóa và công cuộc xâm lược của chúng. Chẳng hạn, trong tiểu thuyết Hòn đất của Anh Đức

có một đoạn mô tả lại hành động này. Thím và và rất nhiều người dân bị bọn xâm lược lùa đến một hang đá tối tăm để chúng chiếu bộ phim Chiến trận ở

Cao Ly nhằm làm cho nhân dân ta khiếp sợ trước quân đội hùng mạnh và vũ

Tuy nhiên, tuồng hát bóng Huê Kỳ mà những vở cải lương nói trên dựa vào

được lấy cảm hứng từ những bộ phim của tác gia điện ảnh nổi tiếng thời bấy

giờ: Chaplie Chaplines. Nguyễn Hiền Phú đã đưa vào tác phẩm của mình nhân vật có tên là Sạc Lô (tức Chaplies) để gây sự tò mò cho công chúng. Mặc khác, giữa cải lương và điện ảnh cũng có những tương đồng nhất định

về mặt kịch bản. Mặc dù điện ảnh Hollywood không có cấu trúc năm giai đoạn như cải lương nhưng cấu trúc ba hồi với đường dây phát triển nhân vật

của nó lại rất giống. Hay nói một cách khác hơn, hồi hai trong điện ảnh đã bao gồm các giai đoạn: thắt nút, phát triển và cao trào của một kịch bản thông thường. Thế nên, việc tìm thấy những điểm tương đồng giữa một kịch bản cải lương và một kịch bản điện ảnh để soạn một kịch bản cải lương dựa vào loại

hình nghệ thuật khá lạ lẫm này là một sự sáng tạo và nỗ lực đáng trân trọng

của tác giả. Ngoài Nguyễn Hiền Phú, chúng tôi chưa tìm thấy được soạn giả

cải lương trước 1945 nào khác sử dụng hình thức này.

TIỂU KẾT

Trong chương 2, chúng tôi đã nêu và phân tích năm khuynh hướng sáng tác

của sân khấu cải lương, đó là: dựa vào văn học Việt Nam, dựa vào văn học các nước, dựa vào lịch sử Việt Nam, dựa vào các loại hình nghệ thuật khác và dựa vào thực tế xã hội.

Trong các khuynh hướng nêu trên, khuynh hướng sáng tác dựa vào văn học các nước chiếm tỷ lệ nhiều nhất, đặc biệt là dựa vào tiểu thuyết Trung Quốc.

Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất cho sân khấu cải lương, góp phần hoàn thiện

sân khấu cải lương là những vở có khuynh hướng sáng tác dựa vào thực tế xã hội vì nhờ đặc điểm này mà cải lương được đông đảo công chúng yêu thích.

Khuynh hướng sáng tác dựa vào các loại hình nghệ thuật khác, nhất là điện ảnh là một phát hiện thú vị của đề tài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ " Những khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương Nam Bộ trước năm 1945 " doc (Trang 49 - 51)