Dựa vào văn học dân gian Trung Quốc:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ " Những khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương Nam Bộ trước năm 1945 " doc (Trang 41 - 42)

Trong số 137 vở cải lương mà chúng tôi sưu tầm được, có 4 vở dựa vào văn

học dân gian Trung Quốc để sáng tác, đó là vở San hà xã tắc của Nguyễn

Hiền Phú dựa vào câu chuyện kể về Bạch Tiên Cô và Đông Phương Sóc, hai vở Bạch nương túy tửu và Nặng nghiệp phong trần của Nguyễn Hữu Chẩn

dựa vào truyền thuyết về Thanh Xà Bạch Xà và vở Trinh nữ sự nhị phu của Dương Bá Tường dựa vào truyền thuyết dân gian cùng tên.

Có thể thấy, bốn vở cải lương chuyển thể từ văn học dân gian Trung Quốc đều dựa trên những câu chuyện kể dân gian rất nổi tiếng. Đặc điểm chung của

những vở cải lương này là trong nội dung kịch bản phải gắn với yếu tố kỳ lạ

hoặc kỳ ảo. Trong vở Trinh nữ sự nhị phu, yếu tố kỳ lạ là lấy hai chồng

nhưng vẫn được gọi là trinh nữ. Yếu tố kỳ lạ trong vở Bạch nương túy tửu và Nặng nghiệp phong trần là câu chuyện về Bạch nương (tức Bạch xà), rắn nhưng tu luyện thành người. Còn trong truyện San hà xã tắc, yếu tố kỳ ảo là

sự xuất hiện của các nhân vật tiên nữ: Hà Tiên cô, Ngọc nữ…Có thể thấy,

những yếu tố kỳ lạ và kỳ ảo này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc

tạo nên kịch bản. Nếu không có chúng, kịch bản sẽ không có sức hấp dẫn.

Chẳng hạn, nếu Liễu Xuân Nương trong Trinh nữ sự nhị phu chỉ có mỗi mình

người chồng là Lang Châu hoặc Lý Ân thì câu chuyện sẽ không phát triển.

Nếu Bạch nương là người bình thường chứ không phải rắn tinh thì sẽ không

gặp nhiều khó khăn trong tình yêu. Nếu Ngọc nữ là người phàm trần chứ

không phải tiên nữ bị đày xuống trần gian thì sẽ không thể có Nhân vật

Thạch Kinh Nương (tức Ngọc Nữ) báo phu cừu .

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ " Những khuynh hướng sáng tác kịch bản cải lương Nam Bộ trước năm 1945 " doc (Trang 41 - 42)