Phát hành tiền

Một phần của tài liệu Đề tài: PHÁP LUẬT VỀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP pot (Trang 33 - 36)

C TỔNG HI ÂN ĐỐI NGÂN SÁH NHÀ NƯỚ 903

3.4. Phát hành tiền

Giải pháp này có các ưu điểm và nhược điểm sau đây:

• Ưu điểm của giải pháp này là nhu cầu tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ứng một cách nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần.

• Nhược điểm của giải pháp này lại lớn hơn rất nhiều lần. Việc in thêm và phát hành thêm tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt cầu tiền, điều này sẽ đẩy tình trạng lạm phát trở nên khó kiểm soát hơn. Cụ thể, Việt Nam từ năm 1988 trở về trước, bội chi ngân sách được Nhà nước bù đắp chủ yếu bằng cách phát hành thêm tiền vào lưu thông dẫn đến tốc độ lạm phát rất cao: Năm 1986 là 774.7%, năm 1987 là 223.1%, năm 1988 là 393.8%; nhưmg từ năm 1991 mặc dù bội chi ngân sách còn ở mức lớn, do bù đắp bằng các biện pháp tích cực khác nên lạm phát đã giảm nhanh và đã được kiểm soát cho đến nay. Chính vì những hậu quả đó nên giải pháp này rất ít khi được sử dụng

và từ năm 1992, nước ta đã chấm dứt hoàn toàn việc in tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.

Trong các giải pháp xử lý bội chi hiện nay, khó có thể nói cách nào là hiệu quả hơn cả. Nhà nước cần linh hoạt trong việc áp dụng kết hợp nhiều giải pháp để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tăng cường vai trò quản lý của mình, bình ổn giá, nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế, chú trọng hoạt động ngân hàng, giữ mối quan hệ trong nền kinh tế với đời sống xã hội, giữa kinh tế với môi trường… Đặc biệt trong bối cảnh lạm phát hiện nay, Chính phủ cần có hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô để điều chỉnh, tác động vào bội chi nhằm điều tiết vấn đề này toàn diện hơn. Đặc biệt, để giải quyết tổng thể vấn đề bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam, cần thiết phải có những quy định chặt chẽ hơn, theo đó cần chú trọng một số vấn đề sau đây:

• Tập trung các khoản vay do trung ương đảm nhận, các nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên. Thực hiện như vậy tránh được tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, để tồn ngân sách quá lớn và giúp quản lý chặt chẽ số bội chi ngân sách nhà nước. Hiện tại, chúng ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển với nguồn lực hạn hẹp. Do đó, nếu thực hiện thắt chặt, hạn chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đang có nhu cầu vốn rất cao; nhưng nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ của ngân sách nhà nước, nhất là vay của ngân sách địa phương, thì nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia, sự bền vững của ngân sách nhà nước sẽ rất lớn. Có thể khẳng định, thực hiện đầu tư tập trung cũng có lợi là bảo đảm phát triển hài hoà, cân đối giữa các vùng, miền trên toàn quốc; chẳng hạn như kinh nghiệm của Trung Quốc: Nghiêm cấm ngân sách các địa phương vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào, các khoản chi đầu tư của địa phương được xem xét tính toán và bổ sung từ ngân sách trung ương.

• Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, nhất là ngân sách các địa phương. Do vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư, sẽ kiên quyết không bố trí nguồn chi thường xuyên cho việc vận hành các công

trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Có như vậy, các địa phương phải tự cân đối nguồn kinh phí này chứ không thể yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách.

• Nếu chấp nhận bội chi ngân sách địa phương thì cần quản lý và giám sát chặt chẽ việc vay vốn. Các khoản vốn vay chỉ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở kinh tế; các khoản vay của ngân sách địa phương cần được tổng hợp và báo cáo Quốc hội để tổng hợp số bội chi ngân sách nhà nước hằng năm. Vấn đề vay vốn của các địa phương không được kiểm soát chặt chẽ chẳng những tạo ra nguy cơ vay vốn tràn lan, đầu tư kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến tính bền vững của ngân sách nhà nước trong tương lai. Bội chi ngân sách nhà nước hằng năm không được kiểm soát chặt chẽ trước khi trình Quốc hội, mức bội chi thực tế khác với mức bội chi báo cáo cáo Quốc hội. Điều đó tạo nên gánh nặng nợ cho ngân sách nhà nước, bởi ngân sách nhà nước là một thể thống nhất và đa số các địa phương đều “trông chờ” chủ yếu vào ngân sách trung ương; do vậy suy cho cùng, các khoản nợ của ngân sách địa phương sẽ là gánh nợ của ngân sách nhà nước trong khi việc đầu tư lại dàn trải, kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đề tài: PHÁP LUẬT VỀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP pot (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w