1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở VN

64 640 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Luận văn : Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở VN

Trang 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

ICOR Hệ số gia tăng vốn

IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế

ODA Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Quá trình gia nhập WTO đã đem lại nhiều cơ hội và thử thách mới cho nền kinh

tế Việt Nam Việt Nam có điều kiện tiếp xúc sâu hơn vào cá thị trường nước ngoài , các địa phương có cơ điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá Đặc biệt Việt Nam có cơ hội thu hút được nhiều hơn nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài với chất lượng cao Để đón nhận cơ hội mới này Việt Nam đã từng bứoc cải thiện chính sách và tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật để đón nhận công nghệ mới Tuy nhiên nhiều vấn đề mới sẽ nảy sinh và đang cần được khắc phục Đây là một vấn đề khá mới mẻ vì vậy em đã lựa chọn đề tài :" Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở Việt Nam" để nhằm làm rõ vấn đề này.Nội dung của chuyên đề gồm 4 phần chính :

Chương 1: Thực trạng nguồn lao động Việt Nam hiện nay và tầm quan trọng Chương 2: Diễn biến tính hình đầu tư ,thu hút vốn từ nước ngoài vào Việt Nam Chương 3: Mối liên hệ giữa tình hình phát triển kinh tế dưới tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với việc nâng cao chất lượng lao động của Việt Nam.

Chương 4 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động và tăng cường thu hút vốn trong thờì gian tới.

Trong phạm vi kiến thức còn hạn chế đề tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót

Trang 3

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

HIỆN NAY VÀ TẦM QUAN TRỌNG

1.1 Thế nào là lực lượng lao động

Trước hết chúng ta cần hiểu rõ lực lượng lao động là gì?

Trong kinh tế học những người trong lực lượng lao động là những người cung cấp lao động Năm 2005, lực lượng lao động của toàn thế giới là trên 3 tỉ người.Thông thường,lực lượng lao động bao gồm tất cả những người đang ở trong độ tuổi lao động (thường

là lớn hơn một độ tuổi nhất định (trong khoảng từ 14 đến 16 tuổi) và chưa đến tuổi nghỉ hưu (thường trong khoảng 65 tuổi) đang tham gia lao động Những người không được tính vào lực lượng lao động là những sinh viên, người nghỉ hưu, những cha mẹ ở nhà, những người trong tù, những người không có ý định tìm kiếm việc làm Ở Hoa

Kỳ, lực lượng lao động được xác định là những người từ 16 tuổi trở lên, đã có việc làmhoặc đang tìm kiếm việc làm Các Luật lao động trẻ em ở Hoa Kỳ cấm việc thuê ngườidưới 18 tuổi trong các nghề nguy hiểm.Một phần nhỏ trong lực lượng lao động đang tìm kiếm việc làm nhưng không thể tìm được việc làm tạo thành đội quân thất nghiệp

1.2.Quy mô lực lượng lao động Việt Nam hiện nay

Quy mô dân số nước ta lớn và tăng nhanh ,năm 1989 dân số trung bình toàn quốc

là 66,412 triệu người, năm 2005 :83,104 triệu người ,với tỷ lệ tăng tương ứng là 1,99% và giảm xuống 1,28% Từ năm 1990 trở lại đây ,do tốc đọ tăng dân số còn khá cao nên lực lương lao động nước ta nên lực lượng lao đông nước ta tăng khá nhanh theo mỗi năm

Trang 4

Theo biểu đồ trên ,có thể thấy lực lượng lao động nước ta vân động theo xu hướngtăng dần và tốc đọ tăng khá cao ,3.2% /năm so với tốc đọ tăng của dân số ,bùnhquân của giai đoạn 1999-2005 chỉ 1,3%/năm Nguyên nhân có thể là do nước ta đẫthực hiện tốt chính sách dân số,kế hoạch hoá gia đình , đồng thời, đến thời điểmnày thì số người bước vào độ tuổi lao động hang năm được bổ sung khá “dồi dào “.Tuy nhiên ,thời gian tới ,tốc độ này sẽ thay đổi theo hướng giảm dần,cung lao động

sẽ thấp hơn khi xu hướng chung của lực lượng trẻ muốn tiếp tục đi học hoặc chờđợi những việc làm thu nhập tướng đối cao

Xét về giới :năm 2005 ,lực lượng lao động nam chiếm tỷ lệ 51,3% lực lượng laođộng toàn quốc,lực lượng lao đôngj nữ là 48.7% Sự tham gia của lực lượng laođộng nữ vào thị trường lao động thấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân : một phần

do hạn chế về bình đẳng giới nên người nữ ít có cơ hội học tập ,làm việc đúng vớinăng lực và chuyên môn, mà hầu hết phải gánh vác việc gia đình như nội trợ,chămsóc con cái Ngày nay,vai trò của người phụ nữ dần được đánh giá đúng và đặtngang bằng với nam giới trong mọi lĩnh vực,trong đó có hoạt động lao động xãhội

Xét theo độ tuổi : Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trongtổng lao động trong cả nước ,năm 2005 là 94,2%,trong khi trên độ tuổi lao động chỉ

có 5.8% Ngoài ra có khoản 700 nghìn lao động trẻ em(dưới 15 tuổi) tha gia vàohoạt đông kinh tế, chủ yếu là ở nông thôn và từ nông thôn ra thành phố làm việc

Trang 5

Những năm gần đây ,lực lượng của cả nước có xu hướng tăng tỷ trọng lao độngớcác nhóm tuổi từ 25 tuổi trở lên và giảm ở các nhóm tuổi trẻ từ 15-24 tuổi trongtổng số nhân khẩu tư 15 tuổi trở lên Ngoài ra ,số người không tham gia vào hoạtđộng kinh tế do đi học trong số nhân khẩu đủ 15 tuổi trở lên đã tăng từ 10.9%(năm2000) lên 11.4% (2005).

Xét theo khu vực : Xuất phát điểm nước ta là nước thuần nông nên phần lớn dân

số tập trung sống ở khu vực nông thôn, lực lượng lao động ở đây chiếm tới 75.1%tổng số lao động cả nước Theo thời gian ,xu hướng vân động rõ nét là giảm lựclượng lao động nông thôn và tăng lực lượng lao động thành thị Nếu năm 1996 laođộng nông thôn chiếm hơn 79%thì đến năm 2005 giảm xuống còn 75.1%, đồngthời nâng tỷ lệ tỷ lệ lao động thành thị từ 20.3% lên 24.9% Điều này do tác độngcủa quá trình đô thị hoá , công nghiệp hoá , khu vực nông thôn bị thu hẹp dần vàcác khu vực đô thị mới xuất hiện

Xét theo vùng lãnh thổ: Đặc điểm rõ nét của cung lao động tập trung chủ yếu ởcác khu vực thị trường , đồng bằng song Hồng chiếm tỷ lệ 22.4%;vùng Đồng bằngsong Cửu Long 21.5%; Đông Nam Bộ 15.3% ; Bắc Trung Bộ 12%; Đông Bắc11.7%; Duyên Hải Nam Trung Bộ 8.3%; Tây Nguyên 5.6% và Tây Bắc là 3.2%

Xu hướng biến động theo vùng , một mặt phụ thuộc vào tốc độ tăng dân số vàphân bố dân số theo vùng ,mặt khác phụ thuộc vào trình độ và tốc độ phát triểnkinh tế -xã hội của từng vùng Nhìn chung lực lượng lao động có tốc độ tăng lớnhơn ở các khu vực lãnh thổ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm và các vùng có tốc

độ đô thị hóa cao Các vùng này ngoài tăng lực lượng lao động tại chỗ còn thu hútnhiều lao động từ các vùng khác đến để đáp ứng nhu cầu lao động trong các ngànhnghề,lĩnh vực mớ phát triển

1.3.Trình độ học vấn của lực lượng lao động

Theo thống kê Lao Động-Việc làm của Bộ Lao Động- Thương binh xã hội giaiđoạn 1996-2005,tỷ lệ lao động không biết chữ có xu hướng giảm dần (năm1996:5.72% va năm 2005 là 4.04%) , nhờ có sự phát triển không ngừng của hệthống giáo dục phổ thông ,trong đó lực lượng lao động mới bổ sung là lao động trẻ

Trang 6

, đa số là tốt nghiệp phổ thong cơ sở và không ngừng tăng tỷ lệ tốt nghiệp phổthông trung học Yêu cầu của thị trường lao đọng về chất lượng lao động ngàycàng khắt khe , nên xu hướng chung là cầu lao động trên thị trường lao động phảiđảm bảo trình độ văn hoá tối thiểu là tốt nghiệp phổ thông cơ sở

Trình độ văn hoá của lực lượng lao động thành thị cao hơn lực lượng lao độngnông thôn,

Trình độ văn hoá giữa thị trường lao động các vùng được thống kê không đồngđều ,cụ thể: Đồng bằng song Hồng có 29% lao động đã tốt nghiệp phổ thong ttrunghọc và 50% tốt nghiệp phổ thong cơ sở;tương ứng với đó,tại vùng Đông Nam Bộ là28% và 23% ;Bắc Trung Bộ là 21% và 45%; Đông Bắc là 21% và 37%;vùngDuyên Hải Nam Trung bộ là 20%% và 27%

1.4.Lực Lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đội ngũ lao động có chuyên môn-kỹ thuật ở nước ta không ngừng tăng lên,từ

10.4% (1996) lên 24.8%(2005); tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ7.5%(1996) lên 15.2%(2005);hiện nay,hang năm tuyển mới đào tạo nghề tăng bình

Trang 7

quân 9% ,trong đó đào tạo nghề dài hạn tăng bình quân 16% /năm , đào tạo caođẳng , đại học tăng 4.8%/năm

Sự gia tăng theo chiều hướng tích cực của lực lượng lao động nước ta do nâng cấp,phát triểnhệ thống giáo dục , đào tạo ;Nhà nước có sự quan tâm nhiều hơn , đầu tưngày càng lớn hơn đối với phát triển nguồn nhân lực; nhận thức của người lao độngtăng lên đối với vai trò,lợi ích của giáo dục đào tạo ;hợp tác quốc tế về đào tạo vàdạy nghề được mở rrộng

Trên thực tế ,tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động thành thị lớn hơnnhiều so với ở nông thôn,cụ thể là 45.5% so với 14.9%.Tình trạng này dẫn đến hạnchếkhả năng tạo việc làm trong khu vực phi nông nghiệp ,hạn chế chuyển đổi cơcấu lao động và tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ để thúc đẩy quá trìnhcông nghiệp hoá ,hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn Nguyên nhân cơ bản củatình trạng chậm cải thiện chất lượng cung lao động của thị trường lao động nôngthôn là :

-Hạn chế về nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo của hộ nông thôn do thunhập và mức sống của lao động nông thôn thấp

-Tỷ lệ học sinh nông thôn thi đỗ vào các trường trung hoc chuyên nghiệp ,caođẳng, đại học thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị

-Nhiều vùng nông thôn có chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm nên thiếu động lựccho đổi mới chất lượng lao động

Bên cạnh đó ,tuỳ theo từng vùng cũng có sự chênh lệch về trình độ chuyên môncủa lực lượng lao động(điều này thể hiện rõ trong biểu đồ dưới)

Sự chênh lệch mức độ phát triển nguồn nhân lực khác nhau của các vùng :mức

độ phân mảng thị trường lao động có chuyên môn kỹ thuật (thị trường lao động kỹnăng) và thị trường lao động giản đơn của các vùng khác nhau ,vùng có phân mảnglớn là vùng có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao;trình độ công nghệ trong nền kinh tếcủa các vùng cũng có sự khác nhau ,các vùng có trình độ công nghệ cao hơn thì có

tỷ lệ lao động qua đào tạo lớn hơn;chênh lệch lớn về tỷ lệ lao động qua đào tạotrong lực lượng lao động của cá vùng,phản ánh tốc độ phát triển của các ngànhcông nghệ cao,nghành kinh tế mũi nhọn của từng vùng có sự khác nhau,nếu cácngành này phát triển nhanh hơn thì tỷ lệ lao động qua đào tạo thường cao hơn

Trang 8

Những đặc điểm nêu trên được biểu hiện rõ hơn khi xem xét tỷ lệ lao động quađào tạo của các vùng kinh tế trọng điểm là những vùng phát triển kinh tế-xã hội cóhiệu quả , đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước và hộinhập kinh tế quốc tế,có vai trò thúc đẩy ,hỗ trợ các vùng khác nhất là các vùng khókhăn cùng phát triển Tỷ lệ lao động qua đào tạo của các vùng kinh tế trọng điểmkhác hẳn so với các vùng khác,trong đó (2005) vùng kinh tees trọng điểm Bắc bộ là36.3% ,vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là 31% và vùng kinh tế trọng điểmmiền Nam là 36.1%.Các đặc trưng này đã có tác động thúc đẩy thị trường lao động

kỹ năng phát triển ,do đó chất lượng cung lao động tại các vùng này nhanh chóngđược cải thiện

1.5.Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay

Hiện tại nước ta đang rât skhan hiếm nhân lực có chuyên môn cao trong cáclĩnh vục tài chính,bảo hiểm,ngân hàng thương mại,côngnnghệ thong tin,quản lýluật pháp Theo các chuyên gia đánh giá thì hiện tại Việt Nan mới chỉ có thể đápứng được 35%-40% nhu cầu bậc cao của các doanh nghiệp Thông tin từvietnamwork.com đưa ra là họ đang lưu giữ hồ sơ của 500.000 ứng viên người Vi

Trang 9

ệt ,nhưng không chịn nổi 6000 nhân sự theo đặt hàng của một số doanh nghiệp Lý

do là các ứng viên Việt Nam tỏ ra hạn chế về khả năng làm việc độc lập và làmviệc theo nhóm ,nặng về lý thuyết mà hạn chế về kỹ năng thực hành,thiếu tư duyđộc lập có phản biện Các ứng viên chuyên ngành quản lý thì bị hạn chế về kinhnghiệm ,kỹ năng lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược Đây chính là điểm yếu nhất củalực lượng lao động Viêth Nam Và hệ quả là thị trường lao động trong nước buộcphải chấp nhận làn song di chuyển của nguồn nhân lực chất lượng cao là ngườinước ngoài vào làm việc tại các khu công nghiệp kỹ thuật cao.Chỉ tính riêng ThànhPhố Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có hang chục nghìnlao động nước ngoài đang có làm việc thường xuyên và ổn định Chủ yếu họ đảmnhân những công việc , vị trí mà người Việt không đủ năng lực thực hiện

Đối với các doanh nghiệp, việc buộc phải tiếp cận lao động nứoc ngoài là bất khảkháng Đơn cử tại một nhà máy gia công giày da ở Đồng Naiđang sử dụng 20nghìn lao động Việt Nam,nhưng quỹ lương của cả tập thể lao động này chỉ bằngtổng số tiền lương mà doanh nghiệp này phải trả cho 70 chuyên gia nước ngoài Nhà máy xi măng Nghi Sơn(Thanh Hoá) ,do không tìm được người Việt có khảnăng đáp ứng được yêu cầu nên vị trí chủ chốt đều do người Nhật nắm giữ, tổngquỹ lương của 20 người Nhật tương đương quỹ lương của hơn 2000 công nhânngười Việt Một số dịch vụ khác như Ngân hàng , Y tế , có tới 40% tổng số laođộng có thu nhập cao từ 14.000 USD/năm trở lên thuộc người nước ngoài Thôngqua nhiều hình thức thong tin tuyên truyền , để “săn” nhân sự người Việt vàonhững vị trí quan trọng , mục đích ban đầu là giảm chi phái đầu vào ,nhưng đâyvẫn là khâu nan giải đối với nhiều doanh nghiệp

Theo dự đoán của các nhà phân tích kinh tế nước ngoài, số lượng các ứng viênngười nước ngoài (Mỹ, Úc, Hà Lan, Philippines, Hồng Kông, Ấn Độ…) tham giavào thị trường lao động Việt Nam đang có xu hướng gia tăng nhanh trong thờigian tớivà có thể có sự rối loạn cho sản xuất kinh doanh của các công ty vừ và nhỏtrong nứoc vì “mất” nhân lực chất lượng cao ở những vị trí trọng yếu Bởi , theoquy luật thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao có xu hướng di chuyển từ cáckhu vực lao động có thu nhập thấp đến khu vực lao động có thu nhập cao, thường

là những doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) với nhiều ưu

Trang 10

đãi hấp dẫn Đã đến lúc chúng ta phải nhìn thăng vào thực trạng nguồn nhân lực ,trọng tâm là nguồn nhân lực chất lượng cao – động lực phát triển của nền kinh tếnước nhà để hướng ra thế giới thực tâm cầu thị Một vần đề cần nhấn mạnh làđừng vội xem lao động giá rẻ là một lợi thế , mà phải coi đây là nỗi lo lớn cho nềnkinh tế ,vì so với một số nước ,năng suất lao động ở Việt Nam là quá thấp :năngsuất lao động của người dân Nhật Bản cao hơn Việt Nam gấp 135 lần ; Thái Langấp 30 lần ; Malaysia gấp 20 lần ; Indonesisa gấp 10 lần … Do đó ,nếu coi laođộng giá rẻ (đông nghĩa với chất lượng thấp) như một lợi thế là một sai lầm bởi yếu

tố quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp chính là năng suất laođộng Khi doanh nghiệp sử dụng lao động giá rẻ ,bản thân doanh nghiệp có thểgiảm được quỹ tiền lương ,nhưng thực tế chi phí má họ phải bỏ ra đào tạo , đầu tưcho nhân viên sẽ cao hơn rất nhiều Lao động chất lượng thấp ,kéo theo mức lươngtrả cho người lao động thấp ; đồng thời không đáp ứng được xu thế đổi mới ,sửdụng công nghệ sản xuất,quản lý ngày càng cao của doanh nghiệp

Một thực tế nũa là ,mặc dù Việt Nam có một nguồn nhân lực trẻ rất dồi dào nhưngđại đa số các doanh nghiệp luôn kêu thiếu nhân lực Sự khan hiếm nhân lực khôngphải nguồn lao động phổ thông mà tập trung ở số lao động có trình độ ,tay nghề đã quađào tạo ,có kỹ năng làm việc và có khả năng nắm giữ một số các vị trí chủ chốt trongcác doanh nghiệp Trong khi đó một nghịc lý là hang năm số lượng sinh viên tốt nghiệpcác trường đại học,cao đẳng ,trường dạy nghề…ở nứoc ta rất lớn nhưng không xin đượcviệc làm ,hoặc đa phần là đi trai sngành nghề được đào tạo Sở dĩ xảy ra nghịch lý trênchính vì từ khâu chọn ngành nghề ,công tác đào tạo không bài bản ,không chuyên mônnên rất khó đáp ứng được các yêu cầu công việc của các đơn vị

Tóm lại : Từ thực tiễn quan sát được và từ các đánh giá của các chuyên gia ta thấy

được một số vấn dề tồn tại chủ yếu về chất lượng lực lượng lao động nước ta:Mặc dù có những tiến bộ tích cực về cải thiện chất lượng lao đông thời kỳ đổimới ,nhưng hiện nay lực lượng lao động nước ta có những tồn tại chủ yếu sau: -Cơ cấu lực lượng cả nứoc theo cấp trình độ chuyên môn -kỹ thuật có bất hợp lý Theo thống kê ,năm 2005 ,lực lượng lao động cả nứoc theo cấp trình độ như sau:lao động qua đào tạo nghề và tương đương là 15.2% ,qua đào tạo trung học chuyênnghiệp là 4.3% và qua đào tạo cao đẳng , đại học ,trên đại học là 5.3% Như vậy

Trang 11

cứ 1 lao động cao đẳng , đại học ,trên đại học thì có 0.8 lao động trung học chuyênnghiệp và 2.8 công nhân kỹ thuật Cơ cấu trên thể hiện tìh trạng thiếu cung côngnhân kỹ thuật trên thị trường lao động Trong các năm tới ,theo kinh nghiệm củacác nước phát triển trong khu bực (Malaysia,Hàn Quốc ) cơ cấu trên cần đượckhắc phục theo hướng tiến tới là 1;3;5;10 Để khắc phục sự bất hơp lý này ,Nhànước đang nỗ lực thực hiện các giải pháp tích cực tăng tốc đào tạo công nhân kỹthuật , điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường laođộng,nhưng không vì thế mà coi nhẹ chất lượng đào tạo.

-Người lao đông còn it nắm được các tiêu chí chaủan lao động ,pháp luật laođộng khi tham gia vào thị trường lao động

- Tính kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp của một bộ phận lớn lực lượnglao động chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện đại ,còn mang nặng dấu ấn tácphong của nền nông nghiệp tiểu nông

-Thể lực của lực lượng lao động còn hạn chế so với lao động nhiều nước trên thếgiới,biểu hiện ở các chỉ tiêu như:tính dẻo dai,chiều cao,cân năng …

Trang 12

CHƯƠNG 2: DIỄN BIẾN TÍNH HÌNH ĐẦU TƯ ,THU HÚT

VỐN TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

2.1.FDI

2.1.1.Thế nào là FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư

dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này

Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".

2.1.2.Lợi ích của thu hút FDI

2.1.2.1.Bổ sung cho nguồn vốn trong nước

Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI

2.1.2.2.Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý

Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng" Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết

Trang 13

quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó Thu hút FDI từ các công ty đa quốcgia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.

2.1.2.3.Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với

xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu

2.1.2.4.Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công

Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI Không chỉ có lao động thông thường,

mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

2.1.2.5.Nguồn thu ngân sách lớn

Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng Chẳng hạn, ởHải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006

2.1.3.Các hình thức FDI

Trang 14

2.1.3.1.FDI phân theo bản chất đầu tư

Đầu tư phương tiện hoạt động

Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm

và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào

Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công

ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty

Vốn tái đầu tư

Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm

Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ

Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau

2.1.3.3.FDI phân theo động cơ của nhà đầu tư

Vốn tìm kiếm tài nguyên

Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và rồi rào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai

Trang 15

thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nướctiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng) Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.

Vốn tìm kiếm hiệu quả

Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưuđãi, v.v

Vốn tìm kiếm thị trường

Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu

2.1.4.Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI tại Việt Nam

Vốn FDI năm 2005 đã tăng gần 40% so với năm trước, đạt 5,8 tỷ USD, mức cao nhất trong 10 năm (trong đó, đầu tư mới là 4 tỷ USD, đầu tư bổ sung là 1,9 tỷ USD) Có thểnhận thấy rằng năm 2005 đã khởi đầu cho một làn sóng đầu tư FDI mới (sau khi suy giảm từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á) do nền kinh tế đang hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi:

Trang 16

-Nền kinh tế tăng trưởng mạnh, trong khi vẫn duy trì được những nền tảng kinh tế vĩ

mô vững chắc (tỷ lệ nợ thấp, lạm phát ở mức có thể chấp nhận được, tỷ lệ tiết kiệm cao và sự phân hoá giầu nghèo thấp)

-Môi trường chính trị và xã hội ổn định: là một quốc gia yên bình, không có nạn khủng

bố, không nằm trong khu vực nhiều thiên tai và chi phí nhân công thấp

-Nền kinh tế đang dần hội nhập với kinh tế thế giới Việt Nam dự đoán sẽ trở thành thành viên của WTO trong năm 2006 và đang nỗ lực đẩy mạnh việc mở rộng thị trường trên phạm vi lớn (gồm các ngành dịch vụ nhạy cảm, ngân hàng và tài chính).Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang tìm kiếm cơ hội đa dạng hóa rủi ro tại các thị trường ngoài Trung Quốc, và Việt Nam đang xem là một nhân tố quan trọng trong chiến lược "Trung Quốc + 1" của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản đang xếp ViệtNam nằm trong số 3 thị trường đầu tư hàng đầu của họ và một số lượng lớn các công

ty của Nhật đã và đang chuyển dần hoạt động sản xuất sang Việt Nam từ Trung Quốc trong bối cảnh chính trị ngày càng căng thẳng giữa 2 nước Nhật - Trung

Cho đến nay, Việt Nam hiện đã thu hút được 50,5 tỷ USD vốn trong các dự án FDI vẫn còn có hiệu lực, trong đó 60,8% nguồn vốn đến từ Châu Á: Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông Cơ cấu vốn FDI được định hướng chủ yếu là các ngành công nghiệp xuất khẩu, khai thác lợi thế so sánh của Việt Nam (nhân công và tài nguyên dồi dào)

thu hút vốn FDI qua các năm

0100000

Trang 17

Tuy nhiên hiện đang có những dấu hiệu gia tăng FDI vào các lĩnh vực dịch vụ (vừa phản ánh môi trường kinh tế thông thoáng hơn và đời sống/sức mua trong nước ngày càng tăng) Do đó đầu tư từ các nước Châu Âu và Mỹ trong thời gian tới dự báo sẽ gia tăng Ngành công nghiệp kỹ thuật cao cũng đang tìm đường đến với Việt Nam khởi đầu bằng việc Intel xây dựng nhà máy sản xuất chip và linh kiện máy vi tính đầu tiên trị giá 605 triệu USD

Hiện tại, hơn 3.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động rất tốt Trong năm 2005, khu vực này đạt doanh thu 21 tỷ USD (tăng 16.7%); tổng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 10,3 tỷ USD (không kể dầu thô) tăng 26.6% Nếu tính cả lĩnh vực khai thác dầu thô thì tổng xuất khẩu đạt 15,9 tỷ USD, chiếm 56% tổng giá trị xuất khẩu cả nước Khu vực FDI do đó có những đóng góp quan trọng trong tốc độ tăng trưởng kinh

tế cao và chiếm một phần đáng kể trong các ngành công nghiệp then chốt

Đoán gõp của các DN FDI vào một số ngành CN

Dưới đây là Bảng cân đối FDI theo các lĩnh vực

Trang 18

2.2 ODA

2.2.1 Thế nào là ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài Đôi khi còn gọi là viện trợ Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoảnđầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay

2.2.2.Ưu điểm của ODA

 Lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình từ 1-2%/năm)

 Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả

và thời gian ân hạn 8-10 năm)

Trang 19

 Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA

2.2.3.Bất lợi khi nhận ODA

Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộngthị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một

số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thếgiới).Ví dụ:

Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế,

có khả năng sinh lời cao

Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo,lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới)

Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất

 Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nướcviện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia

Trang 20

 Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên

Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và

chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần

2.2.4.Lịch sử hình thành ODA

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Châu Âu chỉ còn lại là một bãi chiến trường đổ nát Cácnước bại trận cũng như các nước thuộc địa ở thế giới thứ ba đều gặp suy thoái kinh tếnghiêm trọng Khẩu hiệu chính thức lúc bấy giờ là nhiệm vụ của các nước chính quốcphải giúp các nước bại trận và các nước thuộc địa khôi phục lại kinh tế Một phương thức

để vực dậy nền kinh tế thế giới đã được thông qua là thành lập các tổ chức tài chính quốc

tế nhằm mục đích sử dụng nguồn vốn chung trong công cuộc điều hoà nền kinh tế thế giớicũng như khôi phục các nước có nền kinh tế bị tàn phá hay chậm phát triển Tại hội nghị

về tài chính tiền tệ thế giới tổ chức vào ngày 1/7/1944 tại Bretton Woods (Mỹ), Ngânhàng thế giới (WB) đã được thành lập với mục đích chủ yếu là thúc đẩy kinh tế và tiến bộ

xã hội ở các nước thành viên đang phát triển bằng cách cho các nước này vay vốn để đầu

tư vào các dự án và chương trình nhằm nâng cao năng suất và cải thiện mức sống dân cư.Như vậy, một hình thức cung cấp vốn mới đã được hình thành với tên gọi Hỗ trợ pháttriển chính thức – ODA (Official Development Assitance)

Hỗ trợ phát triển chính thức bắt đầu bằng kế hoạch Marshall của Mỹ viện trợ cho cácnước Tây Âu nhằm khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh Mỹ đã viện trợ 17 tỷ USDtrong vòng 4 năm (tương đương 1,5% GNP của Mỹ) để xây dựng lại các nước này sauchiến tranh Để tiếp nhận nguồn hỗ trợ này, các nước Tây Âu đã đưa ra một chương trìnhphục hồi kinh tế và thành lập tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD – Oranisation

of Economic Coororation and Development)

Trong khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước thành viên OCED đã lập các uỷ banchuyên môn trong đó có Uỷ ban hỗ trợ phát triển DAC để giúp các nước đang phát triểnthúc đẩy kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư Các nước trong Uỷ ban này có trách nhiệm

Trang 21

thông báo thường kỳ các đóng góp của họ cho các chương trình hỗ trợ phát triển và traođổi những vấn đề liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển.

Năm 1970, lần đầu tiên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chính thức thông qua nghịquyết trong đó kêu gọi các nước giàu hàng năm cần trích 0,7% tổng sản phẩm quốc dân(GNP) của mình để thực hiện nghĩa vụ của mình đối với các nước nghèo Tuy nhiên trênthực tế có rất ít nước đáp ứng được yêu cầu này

2.2.5.Diễn biến tình hình ODA tại Việt Nam

2.2.5.1 Tình hình phát triển ODA tại Việt Nam

2.2.5.1.1 Khái niệm về ODA được đề cập tại Việt Nam

Khái niệm Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance, viết tắt là ODA) bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam kể từ tháng 10/1993 sau khi Việt Nam bình

thường hoá quan hệ với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (USA) và các tổ chức tài chính tiền

tệ Quốc tế như: Quĩ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Pháttriển châu Á (ADB)… Việc bình thường hoá quan hệ nói trên đã ngay lập tức giúp choViệt Nam khơi thông nguồn vốn huy động nước ngoài thông qua hình thức ODA với cộng đồng các nhà tài trợ đa phương và song phương nhằm phục vụ đắc lực cho sự

nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, tăng cường năng lực thể chế…

Theo Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới (WB) xuất bản tháng

6/1999 có đưa ra định nghĩa về ODA như sau: “ODA là một phần của tài chính phát triển chính thức ODF, trong đó có yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi và phải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ thì gọi là ODA” Còn Tài trợ phát triển chính thức (Offcial Development Finance, viết tắt là ODF) là tất cả các nguồn tài chính mà chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển Định nghĩa ODA nói trên cũng đã được Chính phủ Việt Nam sử dụng trong quy chế quản lý và sử dung nguồn vốn ODA ban hành kèm theo nghị định số

17/2001/NĐ – CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ, cụ thể : “Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam với nhà tài trợ, bao gồm: Chính phủ nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc

Trang 22

gia; Hình thức cung cấp ODA bao gồm: ODA không hoàn lại; ODA vay ưu đãi có yếu

tố không hoàn lại đạt ít nhất 25%…” Như vậy, qua các định nghĩa trên cho thấy: ODAchính là khoản vay kết hợp giữa “một phần cho vay ưu đãi” cộng với “một phần cho không”, trong đó yếu tố cho không có thể được hiểu là: phần cho không (không hoàn lại), hay vay với mức lãi suất thấp, hay thời hạn vay dài, thời gian ân hạn cao… tất cả quy ra “phần cho không” phải đạt ít nhất là 25% trong tổng số vốn vay mới được gọi

là ODA

2.2.5.1.2 Quá trình hình thành ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được hình thành và phát triển xuất phát từ sự thoả thuận của các nước công nghiệp phát triển, chủ yếu là các nước thuộc Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), vè sự trợ giúp dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi cho các nước kém phát triển nhằm thực hiện 2 mục tiêu chính: Một là: thúc đẩy tăng trưởng dài hạn và giảm nghèo đói ở những nước kém pháttriển Hai là: tăng cường lợi ích chiến lược và chính trị ngắn hạn của các nước tài trợ đối với các nước nhận viện trợ Theo nghị quyết của Đại hội đồng liên hợp quốc năm

1970, các nước giàu hàng năm cần phải trích 0,7% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) củamình để thực hiện nghĩa vụ đối với các nước nghèo thông qua hình thức ODA và đến năm 2000 phải nâng tỉ lệ đó lên 1% GNP Tuy nhiên trên thực tế, cho đến nay, các nước công nghiệp phát triển lại thực hiện nghĩa vụ này rất khác nhau Chẳng hạn tính bình quân từ 1960 đến 1985, có một số nước thực hiện mức quy định như Pháp là 0,78% GNP; Hà Lan là 0,9%; GNP;Thụy Điển là 0,86% GNP; Đan Mạch là 0,8% Gnp; đặc biệt là Nauy đống góp trên 1,03% GNP; Ngược lại các nước như Mỹ, Đức, Italia, Canada… chỉ đóng góp ở mức bình quân từ 0,24% GNP đến tối đa là 0,54% GNP Như vậy, tuỳ theo mức độ phát triển của nền kinh tế các nước hàng năm và tuỳ thuộc vào các mối bang giao mang tính “chiến lược” giữa các quốc gia cung cấp và tiếp nhận ODA để từ đó các bên đưa ra mức tài trợ ODA hàng năm

2.2.5.1.3 Vai trò của nguồn vốn ODA và những điểm khác biệt so với các nguồn vốn vay thông thường khác:

Vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội:

Trang 23

Từ thực tế chu chuyển luồng vốn ODA trên thế giới từ thực tiễn huy động, tiếp nhận,

sử dụng, quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam từ 1993 đến nay cho thấy Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có tỷ trọng huy động nguồn vốn nước ngoài thông qua hình thức ODA khá lớn Tổng số vốn cam kết mà cộng đồng các nhà tài trợ ODA dành cho Việt Nam giai đoạn 1993-2005 đạt trên 32 tỷ USD Số vốn đã hợp thứchoá bằng các Hiệp định vay ước đạt trên 26 tỷ USD, chiếm 80% tổng số vốn đã cam kết Tổng số vốn đã giải ngân ước đạt trên 16 tỷ USD, chiếm 62% tổng số vốn đã ký kết Số vốn đã giải ngân nói trên đã sử dụng để xây dựng hàng loạt cơ sở hạ tầng kinh

tế, xã hội quan trọng của quốc gia; giải quyết có hiệu quả các vấn đề về xã hội như xoáđói giảm nghèo; phát triển y tế, giáo dục và khao học công nghệ; bảo vệ môi trường; cải cách hành chính, luật pháp; hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất Hàng loạt công trình đầu tư bằng nguồn vốn ODA đến nay đã được đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân Nếu xét trên bình diện tổng thể, trong 13 năm qua (1993 – 2006), nguồn vốn ODA đã hoà cùng với các nguồn vốn trong nước, góp phần đưa tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của nước ta lên gấp 2,4 lần từ 3,5% năm 1993 lên 8,4% năm 2005; tỷ lệ đói nghèo giảm xuống một nửa; xuất khẩu tăng gấp 6 đến 7 lần…; Bên cạnh những kết quả đạt được mang tính định lượng nói trên, nguồn vốn ODA còn gián tiếp hỗ trợ cho Việt Nam từng bước cải cách có hiệu quả các

cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện đầy đủ các cam kết giữa Việt Nam với cộng đồng các nhà tài trợ ODA Những kết quả trên đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế của Việt Nam trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA đối với cộng đồng các nhà tài trợ ODA

Một số ưu thế của ODA:

Rõ ràng, nhờ lợi thế riêng có của ODA so với các nguồn vốn vay thông thường khác, nên Việt Nam đã ưu tiên phần lớn nguồn vốn này vào thực hiện các mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội quan trọng mang tính dài hạn của quốc gia Vậy sự khác nhau giữa nguồn vốn vay ODA với các nguồn vốn vay thông thường khác ở chỗ nào? Theo định phần “khái niệm về ODA” cho thấy: sự khác biệt chính giữa nguồn vốn ODA so với nguồn vốn vay thông thường chính là ở “thành tố hỗ trợ” Thành tố hỗ trợ bao gồm cácyếu tố cơ bản như: lãi suất cho vay thấp, thậm chí là bằng không, kết hợp với thời hạn vay dài, thời hạn ân hạn cao… đã tạo nên tính ưu đãi của ODA so với các nguồn vốn

Trang 24

khác Ví dụ: hiện nay Việt Nam vau ODA của Hiệp hội Phát triển quốc tế (LDA) thuộc nhóm WB với mức lãi suất bằng không, chỉ tính phí sử dụng vốn 0,75% năm, thời hạn vay 40 năm, trong đó 10 năm ân hạn (tức đến năm thứ 11 bên vay vốn mới bắt đầu trả vốn gốc cho đến thời hạn vay) ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng tương tự, không có lãi, chỉ trả phí 1% năm, thời hạn vay 30 – 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn ODA của Nhật Bản (JBLC) có mức lãi suất dao động từ 0,75% - 2,3% năm tuỳ thuộc vào tính chất của từng dự án, thời hạn cho vay từ 30 – 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn Tóm lại: để được gọi là ODA thì khoản vay đó phải đạt ít nhất là 25% cho đến 100% phần cho không kết tính trong từng khoản vay mà cácnhà cung cấp ODA dành cho các nước tiếp nhận ODA Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế nói trên, ODA còn có những ràng buộc nhất định về mau sắm hàng hoá và dịch vụ được cung cấp đồng thời trong từng khoản vay, nếu nước tiếp nhận ODA sử dụng không hiệu quả nó sẽ làm triệt tiêu những lợi thế trên và đưa nguồn vốn vay thông thường (tức lãi suất cao và không có bất cứ ưu đãi nào đi kèm) và như vậy sẽ không còn gọi là ODA nữa

2.2.5.2.Thực trạng ODA tại Việt Nam

2.2.5.2.1.Tình hình thu hút vốn ODA của Việt Nam

Trong giai đoạn từ 1993 đến nay, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam đạtđược tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân

Trong bối cảnh tình hình hiện nay, khi nguồn ODA khó có khả năng gia tăng trong khinhu cầu phát triển đòi hỏi nguồn lực này rất lớn, Chính phủ Việt Nam cam kết hợp tác

chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA

Hiện nay Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác phát triển với 25 nhà tài trợ song phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO) Giai đoạn năm 1993-2001, Việt Nam đã hợp tác với cộng đồng các nhà tài trợ

tổ chức thành công 9 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (Hội nghị CG) và được cộng đồng tài trợ cam kết hỗ trợ nguồn vốn ODA với giá trị là 19,94 tỷ USD:

Trang 25

Bảng 2.1 Tổng vốn ODA cam kết và giải ngân trong giai đoạn 1993 – 2005

Năm Cam kết ODA

(triệu USD)

Thực hiện ODA (triệu USD)

Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2005

Giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp cho phát triển kinh tế xã hội>Hình 1 cho thấy dòng vốn ODA vào Việt Nam có xu hướng tăng nhưng không phải luôn tăng Vốn cam kết năm 1997 và 1998 có xu hướng giảm sút là

do tác động của khủng hoảng tiền tệ Châu Á Trong giai đoạn 1993-2007 Việt Nam đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng trong thu hút và sủe dụng ODA Tổng cộng

37 tỷ USD đã được các nhà tài trợ cam kết đưa vào Việt Nam chiếm khoảng 2% tổng ODA toàn cầu Trong số vốn cam kết đó, 22.6 tỷ USD đã được ký kết Bình quân mỗi năm Việt Nam đã thu hút được 2.5 tỷ USD vốn ODA

Trang 26

Như đã được minh hoạ tại hình 1, vốn ODA đã tăng hơn 4 lần trong giai đoạn từ 1993 đến 2007 Hầu hết sự gia tăng dài hạn của vốn dải ngân là ở vốn vay hơn là vốn không hoàn lại Gần một nửa (49%) nguồn vốn vay có lãi suất thấp hơn 1%/năm và thời gian trả nợ ít nhất là 30 năm,trong đó có 10 năm ân hạn Một phần ba nguồn vốn vay là là với lãi suất hàng năm từ 1%đến 2.5%(MPI 2007) Hơn nữa,phần lớn khoản vay ODA

sẽ được xem xét trong điều kiện hạn chế khả năng trả nợ bên ngoài tại Việt Nam Tổng nợ quy đổi của Việt Nam khoảng 37% GDP năm 2007(MPI 2007), điều kiện nàycho thấy không có dấu hiệu nguy hiểm của khủng hoảng nợ tại Việt Nam

Trang 27

Vốn ODA được phân bổ chủ yếu theo sự ưu tiên mà chính phủ đặt ra cho các ngành kinh tế Sự phân bổ vốn giải ngân ODA tương ứng với các lĩh vực đựoc thể hiện trong Hình 3 Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng và công nghiệp là nhữnglĩnh vực có dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn,chiếm tỷ lệ lớn nhất (42%), tiếp theo là nông nghiệp,phát triển tài nguyên nông thôn (21%),ODA phân bổ cho giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường và công nghệ chiếm tỷ lệ thấp hơn (12%) Các lĩnh vực còn lại chiếm khoảng 18% tổng vốn ODA

Trang 28

Bảng 2.2 Cơ cấu ODA theo các lĩnh vực

Trang 29

ODA đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hôi ở Việt Nam Trong giai đoạn 2001-2005, ODA đã bổ sung khoảng 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội

và khoảng 17% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Nhờ vốn ODA, sự phát triển

đã đạt được trên nhiều mặt của nền kinh tế, bao gồm đói nghèo, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao tiến bộ công nghệ,kinh nghiệm quản lý tiên tiến và năng lực thể chế Một câu hỏi cần được trả lời là: Tại sao Việt NAm đã thu hút được rất nhiều vốn ODA những năm gần đây Có một vài lý do chính cho câu hỏi này:

Thứ nhất là chế độ chính trị ổn định và sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế-xã hội của

Việt Nam đã đưa Việt Nam trở thành một nước được cộng đồng viện trợ ưa

thích.Chính phủ luôn coi trọng việc hoàn thiện môi trường pháp lý để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA Tiếp theo Nghị định 20/CP của Chính phủ ban hành năm 1993, Nghị định 87/CP ban hành năm 1997 về quản lý và sử dụng ODA, ngày 4 tháng 5 năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2001/NÐ-CP (thay thế Nghị định 87/CP) Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp quy khác cũng được ban hành nhằm quản lý và tạo điều kiện thực hiện nguồn vốn ODA như Nghị định số 90/1998/NÐ-CP ngày 7/11/1998 về Quy chế vay và trả nợ nước ngoài; Quyết định

223/1999/QÐ-TTg ngày 7/12/1999 về Thuếgiá trị gia tăng (VAT) đối với các dự án sửdụng vốn ODA; Quyết định 211/1998/QÐ-TTg ngày 31/10/1998 về Quy chế chuyên gia đối với các dự án ODA Việc chỉ đạo thực hiện ODA của Chính phủ kịp thời và

cụ thể như đảm bảo vốn đối ứng, vấn đề thuế VAT đối với các chương trình, dự án ODA, nhờ vậy nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA đã được tháo gỡ

Công tác theo dõi và đánh giá dự án ODA đã đạt bước tiến bộ Nghị định

17/2001/NÐ-CP đã tạo khuôn khổ pháp lý tổ chức hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA từ các Bộ, ngành trung ương tới địa phương và các Ban quản lý dự án Trong năm 2000 và đầu năm 2001, Chính phủ đã giao liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra và đánh giá tình hình sử dụng vốn vay đối với một số chương trình, dự án ODA Kết quả kiểm tra

và đánh giá cho thấy về cơ bản các dự án ODA vốn vay có hiệu quả Tuy nhiên cũng

Trang 30

phát hiện một số mặt còn yếu kém, nhất là công tác tổ chức thực hiện các chương trình, dự án ODA

Chính phủ hoan nghênh và sẵn sàng hợp tác với nhà tài trợ để cùng đánh giá các chương trình và dự án ODA

Thứ hai Việt Nam đã được hưởng lợi nhờ đạt được những kết quả ấn tượng về

tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo đúng vào thời điểm mà các nhà tài trợ đang tập trung hơn vào lĩnh vực giảm nghèo và sẵn sàng viện trợ cho những nứơc sử dụng tốt nguồn vốn này

Thứ ba là tiến trình hội nhập sâu và chủ động vào kinh tế thế giới và khu vực, sự năng

động của nền kinh tế, tiến trình cải cách hành chính và mong muốn của chình phủ ViệtNam tiếp tục gắn bó với các nhà tài trợ đã khiến các nhà tài trợ nhiệt tình với Việt Nam hơn.Trên thực tế Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm tăng cường quản lý ODA, làm hài hoà thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ để thúc đẩy tiến trình thực hiện các chương trình, dự án ODA: Ngày 12-13 tháng 4 năm 2000, tại

Ðồ Sơn, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đã phối hợp với 3 nhà tài trợ (ADB, Nhật Bản, WB)

tổ chức Hội nghị lần thứ nhất về quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA nhằm xácđịnh và tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình, dự

án ODA; tiếp đó ngày 31 tháng 8 năm 2001, Hội nghị lần thứ 2 với nội dung trên đã được tổ chức tại Hà Nội nhằm cập nhật và đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp

đã đề ra để cải thiện quá trình thực hiện vốn ODA Một nhóm các nhà tài trợ khác, gồm Anh, Na uy, Phần Lan, Thuỵ Ðiển, Ðan Mạch, Thụy Sỹ đã phối hợp với các cơ quan của Chính phủ hoàn tất một số nghiên cứu về hài hoà thủ tục ODA

Thực tiễn đã cho thấy hài hoà thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ là một trong nhữngcách tiếp cận đúng đắn để bảo đảm chất lượng và tiến độ thực hiện ODA Đối với những nước nhận Viện trợ như Việt Nam,ODA được xem như một nguồn lực thực sự nếu nó được kết hợp hiệu quả các nguồn lực trong nứoc khác để đạt được các mục tiêuquốc gia trong từng thời kỳ nhất định Đối với các nhà tài trợ, ODA sẽ trở thành một nguồn viện trợ thực sự nếu nó đựơc chuyển cho nước tiếp nhận để gián tiếp hay trực tiếp tạo ra các điều kiện cho phát triển Từ hai cách tiếp cận trên,và từ những tác động của nguồn vồn này trong thời gian qua có thể khẳng định rằng ODA ở Việt Nam đã

Trang 31

trở thành một nguồn vốn thực sự và có hiệu quả trong tiến trình đổi mới Tuy

nhiên,bên cạnh những thành công trong thu hút và sử dụng vốn ODA, còn tồn tại nhiều vấn đề mà Việt Nam cần phải giải quyết để sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả hơn trong tương lai

2.2.5.2.2.Một số vấn đề hiện tại của ODA

Hiệu quả sử dụng:

Nâng cao hiệu quả sử dụng ODA là một trong những vấn dề quan trọng mà Việt Nam phải giải quyết Một trong những nguyên nhân chính của việc sử dụng ODA chưa có hiệu quả là nhận thức và hiểu biết về bản chất của ODA chưa được chính xác và đầy

đủ trong quá trình huy động và sử dụng Nhận thức cho rằng ODA là cho không và trách nhiệm trả nợ nguồn vốn vay thuộc về chính phủ Nhận thức sai lệch như vậy đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong việc thực hiện một số chương trình và dự án ODA Thực tế mặc dù hầu hết ODA là dưới dạng các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp, thời gian trả nợ và ân hạn dài nhưng ODA không phải thứ cho không và việc sử dụng ODA là một sự đánh đổi Nếu sử dụng ODA không hiệu quả, gánh nặng trả nợ sẽtăng lên Mặt khác, việc kết hợp nguồn vốn ODA với các nguồn vốn khác còn yếu, điều này cũng làm giảm hiệu quả của nguồn vốn ODA

Giải ngân:

Tỷ lệ giải ngân ODA ở Việt Nam vẫn còn thấp Từ năm 1993 đến 2006, vốn ODA đã giải ngân là 15,9 tỷ USD, chỉ chiếm 42,9% tổng số ODA cam kết (37 tỷ USD) Như trong Hình 1,tỷ lệ giải ngân bình quân chỉ khoảng 50% trong những năm gần đây Tỷ

lệ giải ngân bình quân của Việt Nam cũng thấp hơn của các nước ASEAN (xem bảng 1) Tỷ lệ ODA trong GDP của Việt Nam dao động từ 3.5% đến 4.5%,thấp hơn một số nước có cùng trình độ phát triển kinh tế Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ giải ngân ODA vì so với sự tăng lên của vốn cam kết mỗi năm,kết quả đạt được còn xa so với mong đợi Theo dự đoán của các chuyên gia Ngân hàng Phát triển Châu Á, nếu Việt Nam cải thiện được tỷ lệ giải ngân ODA, tốc độ tăng trưởng GDP có thể tăng từ mức 8-8,4% như hiện tại lên tới 9% và Việt Nam có thể trở thành nước có mức thu nhập trung bình vào năm 2009, sớm hơn mục tiêu năm 2010

Trang 32

Có một vài nguyên nhân giải thích vì sao ODA lại giải ngân chậm ở Việt Nam

Thứ nhất, thông thường phải mất một thời gian để các chương trình và dự án ODA

được triển khai Khoảng 50% nguồn vốn ODA ở Việt Nam đựoc dành cho các dự án

cơ sở hạ tầng, lĩnh vực cần nhiều thời gian hơn để tiến hành và thậm chí kết thúc chậmhơn từ 3 đến 5 năm so với các dự án ở các lĩnh vực khác nhau, điều này đã dẫn đến việc giải ngân chậm Một số nước đang phát triển khác, chẳng hạn như một số nước ở Châu Phi, chỉ sử dụng một phần ba nguồn vốn ODA cho các dự án cơ sở hạ tầng và có

tỷ lệ giải ngân cao hơn

Thứ hai là năng lực quản lý, giám sát thực hiện dự án và chương trình ODA của Việt

Nam còn hạn chế và bất cập, đặc biệt là khi có sự tham gia của chính quyền địa

phương

Thứ ba là khuôn khổ pháp lý về quản lý về quản lý và sử dụng vốn ODA chưa đồng bộ

và việc hiểu các văn bản này cũng không đồng nhất Hơn nữa, sự khác nhau trong nhận thức thực hiện các dự án Trong Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ gần đây (2007), các nhà tài trợ cho Việt Nam đã khẳng định rằng việc giải ngân sẽ được cải thiện mạnh

mẽ nếu cáh thức thực hiện của Chính phủ Việt Nam và các nhà đầu tư hài hoà đựoc với nhau

Cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ:

Cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ trong công tác quản lý và thực hiện ODA còn yếu

và chưa đáp ứng những yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả ODA Sự thất thoát và tham nhũng ở dự án PMU 18 và những dự án lớn trong lĩnh vực dầu khí là những ví dụ

về hạn chế trong quản lý và theo dõi ODA Theo kết quả điều tra thực hiện bởi CIEM

và JCA (2003), hầu hết những người tham gia trong quá trình thưch jiện ODA đều bày

Ngày đăng: 20/12/2012, 09:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất - Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở VN
y là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất (Trang 15)
Như đã được minh hoạ tại hình 1, vốn ODA đã tăng hơn 4 lần trong giai đoạn từ 1993 đến 2007 - Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở VN
h ư đã được minh hoạ tại hình 1, vốn ODA đã tăng hơn 4 lần trong giai đoạn từ 1993 đến 2007 (Trang 26)
Bảng 2.2. Cơ cấu ODA theo các lĩnh vực - Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở VN
Bảng 2.2. Cơ cấu ODA theo các lĩnh vực (Trang 28)
Bảng 2.2 . Cơ cấu ODA theo các lĩnh vực - Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở VN
Bảng 2.2 Cơ cấu ODA theo các lĩnh vực (Trang 28)
Bảng dưới đây sẽ tóm tắt tăng trưởng GDP theo các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp – xây  dựng và dịch vụ - Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở VN
Bảng d ưới đây sẽ tóm tắt tăng trưởng GDP theo các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ (Trang 38)
Bảng 3.1 :Tính toán tác động của ODA tới tăng trưởngGDP - Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở VN
Bảng 3.1 Tính toán tác động của ODA tới tăng trưởngGDP (Trang 43)
Bảng 3.1 : Tính toán tác động của ODA tới tăng trưởngGDP - Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở VN
Bảng 3.1 Tính toán tác động của ODA tới tăng trưởngGDP (Trang 43)
Nhận thấy α 0, α 1, α2 > do vậy các hệ số ước lượng của mô hình đều phù hợp về mặt kinh tế. - Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở VN
h ận thấy α 0, α 1, α2 > do vậy các hệ số ước lượng của mô hình đều phù hợp về mặt kinh tế (Trang 45)
Kết quả của mô hình ước lượng hoàn toàn có ý nghĩa về mặt kinhtế ,ngoài ra Ngoài ra giá trị   R2đã hiệu chỉnh  là 0,863251 khá cao cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác là  không đổi thì sự tăng lên của dòng vốn ODA giải thích được 86,3251% sự tăng lên - Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở VN
t quả của mô hình ước lượng hoàn toàn có ý nghĩa về mặt kinhtế ,ngoài ra Ngoài ra giá trị R2đã hiệu chỉnh là 0,863251 khá cao cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi thì sự tăng lên của dòng vốn ODA giải thích được 86,3251% sự tăng lên (Trang 46)
Mô hình được thiết lập như sau: - Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở VN
h ình được thiết lập như sau: (Trang 47)
Để xem xét vấn đề này ta sẽ lập mô hình sau: - Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở VN
xem xét vấn đề này ta sẽ lập mô hình sau: (Trang 50)
Từ kết quả trên ta thu được mô hình sau: - Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở VN
k ết quả trên ta thu được mô hình sau: (Trang 51)
Ta được mô hình sau đây: - Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở VN
a được mô hình sau đây: (Trang 53)
Mô hình ước lượng được không có ý nghĩa về mặt thống kê do giá trị P_value của hệ số LOG(ODA) là 0,2616 lớn hơn 0,05 - Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở VN
h ình ước lượng được không có ý nghĩa về mặt thống kê do giá trị P_value của hệ số LOG(ODA) là 0,2616 lớn hơn 0,05 (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w