1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng hoạt động của ban Thư ký Toà soạn trong cơ quan báo chí (Khảo sát một số nhật báo của Trung ương và Hà Nội)

27 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 373,9 KB

Nội dung

Nâng cao chất lượng hoạt động của ban Thư ký Toà soạn trong cơ quan báo chí (Khảo sát một số nhật báo của Trung ương và Hà Nội)

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN QUANG HÒA

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

CỦA BAN THƯ KÝ TÒA SOẠN

TRONG CƠ QUAN BÁO CHÍ

(Khảo sát một số nhật báo của Trung ương và Hà Nội)

Chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 62 32 01 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

Hà Nội – 2009

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS ĐINH THẾ HUYNH

2 PGS, TS VŨ DUY THÔNG

Phản biện 1: PGS, TS DƯƠNG XUÂN SƠN

Phản biện 2: PGS, TS NGUYỄN HỒNG VINH

Phản biện 3: TS LÊ KHẮC CƯỜNG

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội Vào hồi 8 giờ ngày 6 tháng 6 năm 2009

Có thể tìm thấy luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trang 3

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Nguyễn Quang Hòa (2002): Nỗi cực toà soạn; Tạp chí

Người làm báo, số tháng 4 - 2002 (tr27 - 28)

2 Nguyễn Quang Hòa (2002): Phóng viên và Tòa soạn; Nhà

xuất bản Văn hoá Thông tin, tháng 6 - 2002 (192 trang)

3 Nguyễn Quang Hòa (2004): Người tốt việc tốt - Một thể

loại đặc biệt của báo chí XHCN cần được nghiên cứu sâu hơn và đổi mới không ngừng; Tạp chí Người làm báo, số tháng 4 - 2004 (tr14 - 15)

4 Nguyễn Quang Hòa (2004): Xu hướng ngắn lại của báo chí

hiện nay và vấn đề đặt ra với công tác đào tạo phóng viên báo chí; Tạp chí Người làm báo, số tháng 12 -

2004 (Tr10 - 11)

5 Nguyễn Quang Hòa (2005): Vai trò của tít trên báo chí và

tình trạng cẩu thả trong đặt tít hiện nay Tạp chí Người làm báo Tháng 2-2005 (tr 20 - 21)

6 Nguyễn Quang Hòa (2005): Xu hướng hình thành các tập

đoàn truyền thông ở nước ta; Kỉ yếu Hội thảo khoa

học toàn quốc 80 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam - Những bài học lịch sử và định hướng phát triển NXB Chính trị Quốc gia (tr 574 - 578)

7 Nguyễn Quang Hòa (2007): Tự do báo chí là để phục vụ

nhân dân; Tạp chí Người làm báo, số tháng 9 - 2007 (tr 28 - 29, tiếp 55)

Trang 4

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 20 năm Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, đất nước đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế ý thức, giai tầng xã hội cũng có nhiều đổi thay

Bên cạnh đó, do khoa học kĩ thuật phát triển nhanh vượt bậc, trang thiết bị kĩ thuật, phương tiện phục vụ công tác truyền thông hiện đại cũng là yêu cầu khách quan phải đổi mới hình thức tổ chức bộ máy các toà soạn báo

Theo số liệu mới nhất của Bộ Thông tin - Truyền thông, đến tháng

12 - 2007, cả nước ta có 702 cơ quan báo chí ở các loại hình báo in, phát thanh truyền hình, báo điện tử

Đối lập với sự tăng nhanh số lượng các ấn phẩm, ở đa số các tòa soạn cách viết, cách trình bày vẫn nghiệp dư, tùy tiện, chưa khoa học; Cách đưa tin, đặt tít vẫn cũ mòn, chưa hấp dẫn; Đặc biệt lỗi trên các báo vẫn tràn lan, lặp đi lặp lại, thậm chí nhiều tờ báo mắc lỗi “không thể tha thứ”, làm rung động dư luận cả nước như đăng ảnh lãnh tụ cụt tay (Hà Nội Mới), dùng ảnh nhà sàn Bác Hồ ở Phủ Chủ tịch minh họa cho nạn “chảy máu” nhà sàn bởi các đại gia (Quân đội Nhân dân);

đưa tin giật gân chó biến thành người (Gia đình Xã hội), bịa chuyện

“Thánh vật ở sông Tô Lịch” để bán báo (Bảo vệ Pháp luật),

Nhiều báo xa rời tôn chỉ mục đích, chạy theo xu hướng thương mại hóa, đưa to những việc nhỏ, đưa đậm mặt trái xã hội để câu khách Bên cạnh đó, việc đáng phải tổ chức tuyên truyền thật tốt thì nhiều tờ báo lại làm hời hợt Nhiều báo bị động trước các sự kiện, hiện tượng đột xuất, tuyên truyền nhiều mà không hiệu quả (Ví dụ tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm )

Tất cả những lỗi và yếu kém của báo chí kể trên đều có phần trách nhiệm quan trọng và nguyên nhân từ Ban Thư kí Tòa soạn

Trang 5

Đó là lí do nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài

Nâng cao chất l−ợng hoạt động Ban Th− kí Tòa soạn trong các cơ quan báo chí

2 Mục đớch và nhiệm vụ nghiờn cứu

2.1 Mục đớch

Khảo sỏt, nghiờn cứu tỡnh hỡnh và hiệu quả hoạt động của một số Ban Thư ký Tũa soạn, qua đú thấy rừ sự tất yếu phải đổi mới mụ hỡnh tổ chức, quy trỡnh hoạt động của Ban Thư ký Tũa soạn để đỏp ứng được yờu cầu của bỏo chớ cỏch mạng trong thời kỳ Cụng nghiệp hoỏ - Hiện đại hoỏ đất nước

kế hoạch tuyờn truyền và tổ chức thực hiện từng số bỏo

- Nhận xột, gúp ý quy trỡnh ra bỏo của 6 tờ bỏo được khảo sỏt Tổng lược về thực trạng hoạt động của cỏc Ban Thư ký Tũa soạn, trờn cơ sở đú đề ra cỏc giải phỏp, cỏc kiến nghị nhằm gúp phần nõng cao chất lượng hoạt động của Ban Thư ký Tũa soạn trong cơ quan bỏo chớ

3 Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu

3.1 Đối tượng nghiờn cứu của luận ỏn

Luận ỏn lấy sự hoạt động của Ban Thư ký Tũa soạn về tổ chức bộ mỏy, quy trỡnh hoạt động, cỏc mối quan hệ giữa Ban Thư ký Tũa soạn với Tổng Biờn tập, Ban Biờn tập, với cỏc ban, phũng, bộ phận trong tũa soạn làm đối tượng nghiờn cứu trực tiếp

Trang 6

3.2.Phạm vi nghiờn cứu của luận ỏn gồm:

+ Loại hỡnh: bỏo in, bỏo hàng ngày

+ Số lượng bỏo: 6 bỏo, trong đú cú 2 bỏo thuộc hệ thống bỏo Đảng

là Nhõn Dõn và Hà Nội Mới 2 bỏo thuộc hệ thống bỏo đoàn thể là bỏo Lao Động và Tiền Phong Bỏo An ninh Thủ đụ thuộc lực lượng

vũ trang và bỏo Búng đỏ thuộc tổ chức hội nghề Bờn cạnh đú, luận

ỏn cũng khảo sỏt thờm một số bỏo ở trong nước như: Bảo vệ Phỏp

luật, Phỏp luật Việt Nam, Phụ nữ Việt Nam, Quõn đội Nhõn dõn, Cụng an Nhõn dõn, Nhà bỏo và Cụng luận, Thời bỏo Kinh tế Việt Nam, Thanh Niờn, Sài Gũn Giải phúng, Tuổi Trẻ (TP Hồ Chớ Minh), Người Lao động, Văn nghệ, cỏc Tạp chớ Người làm bỏo, Nghề bỏo và

5 tờ bỏo nước ngoài để cú cơ sở so sỏnh, đối chiếu với 6 tờ bỏo khảo sỏt núi riờng, với bỏo chớ Việt Nam núi chung

+ Thời gian nghiờn cứu từ năm 2001 đến thỏng 3 năm 2008

4 Giả thuyết nghiên cứu

Từ thực tế báo chí Việt Nam những năm qua, nhiều lãnh đạo cơ quan báo chí và phụ trách các Ban Thư ký Tòa soạn cho rằng mô hình tổ chức các Tòa soạn hiện nay mang tính vá víu, không thể khắc phục hoàn toàn được lỗi nên đành “sai đâu thì sửa đấy” và bất lực buông xuôi

Tác giả luận án cho rằng để xây dựng được nền báo chí Việt Nam hiện đại thì phải tìm được những nguyên nhân cơ bản của mọi yếu kém, sai sót trên báo và chúng tôi cho rằng “chìa khóa” để khắc phục mọi điều đó, góp phần xây dựng báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại chính là việc “Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thư

ký Tòa soạn trong cơ quan báo chí”

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Tác giả vận dụng lý luận của học thuyết Mác-Lê-nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác lý luận, tư tưởng, báo chí

Trang 7

- Về phương pháp luận, luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm công cụ chủ đạo để thực hiện đề tài có kết hợp chặt chẽ phương pháp khảo sát, thống kê; chú trọng phương pháp

đúc kết thực tiễn với sự tham khảo có chọn lọc và góp ý trên tinh thần khách quan, khoa học và xây dựng Tác giả đã tiến hành các điều tra, khảo sát thực tế và phỏng vấn sâu

6 Kết quả đạt được và đóng góp mới về khoa học của luận án

- Đề tài đáp ứng được tính cấp thiết, mục đích và nhiệm vụ đã nêu,

có giá trị áp dụng trong thực tiễn Đó là xây dựng hệ thống lý luận về hoạt động của Ban Thư ký Tòa soạn; khái quát hoạt động thực tiễn của Ban Thư ký Tòa soạn, rút ra nguyên nhân và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thư ký Tòa soạn

- Đề xuất một mô hình mới về Ban Thư ký Tòa soạn theo hướng hiện đại, phù hợp yêu cầu mới và hoạt động thực tiễn hiện nay

- Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc bổ sung vào quy trình lao động của Ban Thư ký Tòa soạn để giải quyết tốt 4 vấn đề then chốt và cũng là 4 điểm yếu phổ biến của các Ban Thư ký Tòa soạn hiện nay:

Một là: Lập kế hoạch và tham gia tổ chức thực hiện kế hoạch

tuyên truyền để đạt được mục tiêu đề ra

Hai là: Đề ra biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót,

khuyết điểm “nghiêm trọng”, các loại lỗi khác, bảo đảm tính chính xác, trung thực của thông tin

Ba là: Đưa các thông tin quan trọng kịp thời và không để lọt, để

sót tin tức quan trọng, tin tức “nóng”

Bốn là: Đưa ra một số nguyên tắc trong thông tin, tạo thuận lợi

cho việc biên tập và trình bày báo nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí

Trang 8

Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, luận án đã góp phần xây dựng một hệ thống lý luận về Ban Thư ký Tòa soạn và nó có thể

sử dụng cho các Tòa soạn, cho công tác giảng dạy và nghiên cứu

7 Kết cấu của Luận án

Luận án gồm 176 trang nội dung, 3 chương, 12 tiết, 30 sơ đồ, bảng, hình ảnh

Tổng quan

Hoạt động của tòa soạn báo có vai trò đặc biệt quan trọng nhưng những công trình nghiên cứu về nó lại chưa đầy đủ Sau đây là một số sách đề cập đến công tác này được xuất bản bằng tiếng Việt từ năm

1999 đến 2007:

- Hướng dẫn cách biên tập của Michel Voiroi, 110 trang và cuốn Viết cho độc giả của L Hervouet, 124 trang Hai cuốn sách này chỉ

có một số trang đề cập đến công tác biên tập một tác phẩm báo chí

- Công tác biên tập của Claudia Mast, 257 trang Nội dung sách

này là những kiến thức nghiệp vụ cơ bản đối với biên tập viên ở cơ quan báo chí và cả phát thanh, truyền hình nên về thực chất chỉ nêu

được khái niệm về công việc phải làm của một biên tập viên

- Bước vào nghề báo của Leonard Ray Teel và Ron Taylor Sách

này chủ yếu phục vụ cho công tác của Phóng viên, chỉ có 13 trang nói về quá trình biên tập của biên tập viên liên quan đến công tác tòa soạn

- Tổ chức và hoạt động của Tòa soạn của Đinh Văn Hường, là một

giáo trình về môn học biên tập văn bản, chủ yếu nêu các khái niệm các chức danh, công việc và hoạt động của một tòa soạn báo

- Phóng viên và tòa soạn của Nguyễn Quang Hòa - tác giả luận án

này - là cuốn sách nói về các công việc “bếp núc” của tòa soạn; không đi sâu vào các hoạt động có tính phối hợp, chỉ đạo, tổ chức của Ban Thư ký Tòa soạn

Trang 9

Ngoài những cuốn sách đã nêu trên, còn có những cuốn: Nghề làm

báo của Philippe Gailard, Báo chí trong kinh tế thị trường của

Grabennhicốp, Phương pháp biên tập sách báo của Dương Xuân Sơn

và Trịnh Đình Thắng, Từ lý luận đến thực tiễn báo chí; Truyền thông

đại chúng và Hồ Chí Minh về báo chí đều của Tạ Ngọc Tấn, Biên tập ngôn ngữ văn bản sách và báo chí của Nguyễn Trọng Báu, Biên tập

và xuất bản của Ian Montagnes, Nghiệp vụ báo chí - Lý luận và thực tiễn của V V Vôrôsilốp.v.v

Nội dung những cuốn sách vừa dẫn trên chủ yếu đề cập sâu đến công tác biên tập văn bản, chụp và biên tập ảnh, nguyên tắc trình bày báo v.v… chứ chưa có một cuốn sách nào, một tài liệu nào chuyên sâu về Ban Thư ký Tòa soạn Vì vậy, tác giả luận án này mong muốn

được bổ sung vào khoảng trống đó nhằm góp phần tích cực và tâm huyết vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thư ký Tòa soạn trong cơ quan báo chí

Chương 1 CƠ Sở Lý THUYếT Và HOạT ĐộNG CủA

CáC BAN THƯ Ký TòA SOạN 1.1 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ cơ bản của báo chí cách mạng

Luận án nêu rõ Đảng ta coi báo chí có vị trí là lực lượng xung kích trong cuộc chiến “ai thắng ai” giữa CNXH và CNTB Báo chí cách mạng có ba chức năng là “người tuyên truyền tập thể, người cổ động tập thể và là người tổ chức tập thể” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng

định: “Nhiệm vụ của Báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng” Cụ thể hơn “nhiệm vụ của báo chí phải căn cứ vào nhiệm vụ của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng mà định ra”

1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Ban Thư Ký Tòa soạn trong Tòa soạn

Trang 10

Người ta thường ví Ban Thư ký tòa soạn bằng những hình ảnh cho

thấy nó luôn là quan trọng nhất của tờ báo: “phòng điều độ trung

tâm”, “bộ tổng tham mưu”, như “cánh tay nối dài của Ban Biên tập”,

hay là “trái tim” , là “sàn diễn”, là “đầu bếp” của tờ báo, là “người lính

gác cuối cùng”, v.v Các hình ảnh đó đúng, nhưng chỉ nói được một

phần vai trò, vị trí của Ban Thư ký Tòa soạn

- Chức năng của Ban Thư ký Tòa soạn: 1/ Chức năng quan trọng

và xuyên suốt là cụ thể hóa quan điểm của Đảng ta, nhà nước ta về công tác báo chí; về việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của báo; 2/ Xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban Thư ký Tòa soạn và 3/ Tổ chức thực hiện từng số báo

- Nhiệm vụ của Ban Thư ký tòa soạn: 1/ Tham mưu cho Ban Biên

tập về kế hoạch tuyên truyền, 2/ Tổ chức thực hiện kế hoạch của Ban Biên tập, 3/ Hoàn thiện, nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí, tổ chức từng số báo, 4/ Mở rộng quan hệ với cộng tác viên, bạn đọc, nhà

in, cơ sở phát hành và 5/ Dự thảo các quy định về quản lý nhân sự, biên tập, xử lý thông tin; đề xuất đổi mới kế hoạch tuyên truyền

1.3 Quan hệ của Ban Thư ký Tòa soạn trong tòa soạn

Ban Thư ký Tòa soạn có 3 mối quan hệ chủ yếu sau đây và đều là

những mối quan hệ hai chiều: Quan hệ với Ban Biên tập: Tổng Biên tập rất coi trọng quan hệ này, bởi đây là “cánh tay nối dài” của mình,

là “người lính gác cuối cùng” của tờ báo Quan hệ với phóng viên:

Đây là mối quan hệ vừa có tính chỉ đạo, vừa có tính phối hợp Quan

hệ với bạn đọc: Quan hệ này có hai đối tượng: cộng tác viên, họ là

chân rết của tờ báo ở cơ sở, và người mua báo Đây là hai đối tượng nuôi sống tờ báo về thông tin và tài chính (Xem hình 1.1)

1.4 Tổ chức bộ máy và quy trình hoạt động của Ban Thư ký Tòa soạn

Mục đích cuối cùng của tờ báo là phục vụ bạn đọc Vì vậy, các tòa soạn phải làm cho các tác phẩm báo chí hay hơn, tờ báo hấp dẫn hơn;

phải “nghiên cứu thị trường, theo dõi sít sao nhu cầu công chúng, tiến

hành cách tân, thay đổi nội dung và hình thức đưa tin” [8 Tr 399]

Trang 11

Về cơ cấu nhân sự, Ban Thư ký Tòa soạn thường được cơ cấu ở 5 nhóm công việc sau: Biên tập bản thảo; Phóng viên ảnh; Họa sĩ trình bày; Kỹ thuật; Nhóm lãnh đạo Lãnh đạo Ban Thư ký Tòa soạn có vai trò rất quan trọng trong cơ quan báo chí

Theo khảo sát của tác giả: Lãnh đạo Ban Thư ký Tòa soạn ngoài kiến thức, khả năng, kỹ năng, phẩm chất và ý chí đặc thù của nghề báo, phải có cả sức khỏe tinh thần và thể chất và nhấn mạnh, Thư ký Tòa soạn phải có được tầm của Tổng Biên tập thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ

Luận án khảo sát hoạt động và quy trình ra báo của 6 báo: Nhân

Dân, Hà Nội mới, Lao Động, Tiền Phong, An ninh Thủ đô, Bóng đá

Về quy trình ra báo của mỗi báo, luận án điểm lại lịch sử, bộ máy nhân sự và tiến độ nhận bài và hoàn thiện trang tại các Ban Thư ký Tòa soạn

1.5 Lao động tại Tòa soạn và các mối quan hệ - Những yếu tố tác động đến hoạt động của Ban Thư ký Tòa soạn

Nêu lên tầm quan trọng và ý nghĩa các mối quan hệ: Quan hệ trong nội bộ Ban Thư ký, quan hệ giữa nhân viên với nhau, Quan hệ giữa Thư ký Tòa soạn và Tổng Biên tập, Quan hệ giữa Ban Thư ký Tòa soạn với cộng tác viên và rút ra một vài nhận xét bước đầu Đặc biệt trong mục “Thực tế lao động tại Tòa soạn - Quan hệ giữa Biên tập viên và phóng viên”, luận án nêu lên các lý do dẫn đến các sai sót trên báo

1.6 Nhiệm vụ chủ yếu và trọng tâm của Ban Thư ký Tòa soạn: Lập kế hoạch tuyên truyền và tổ chức từng số báo

Việc lập kế hoạch tuyên truyền dài hạn và ngắn hạn có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng Với nhật báo, điều này mang ý nghĩa sống còn

Một tờ báo muốn có uy tín phải có kế hoạch tuyên truyền cụ thể và chi tiết, có khả năng kiểm soát mọi thông tin

Những khảo sát về: “Thông tin, tuyên truyền về diễn biến và công tác phòng chống cơn bão số 5 (2003)”; “Thông tin, tuyên truyền về

đợt rét đậm, rét hại lích sử 55 ngày đầu năm 2008 gây nhiều thiệt

Trang 12

hại”; “Thông tin, tuyên truyền về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông” cho thấy vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch tuyên truyền và có tác dụng tích cực của nó đối với chất l−ợng tờ báo

Hình 1.1 Sơ đồ các mối quan hệ chủ yếu của

Ban Th− ký Tòa soạn

Đối với công tác biên tập và tổ chức từng số báo, luận án nhấn

mạnh: Đây là công tác đặc biệt quan trọng và là trách nhiệm nặng nhọc của Ban Th− ký Toà soạn Tính chất quan trọng và nặng nhọc

Tổng Biờn tập

Ban Biờn tập

Thư ký Tũa soạn

Ban Thư ký Tũa soạn

Họa sĩ thiết kế trang

Phúng viờn ảnh ,

biờn tập hỡnh

Biờn Tập viờn nội dung đại diện

Bạn đọc

Cỏc Ban chuyờn đề

PV

PV Cỏc văn

phũng

Trang 13

này xuất phát từ trách nhiệm cụ thể của Ban Thư ký Tòa soạn trong việc lựa chọn tin, bài bảo đảm chủ đề số báo; Làm cho các tác phẩm

đơn lẻ đều hướng vào trọng tâm; Bảo đảm tính chân thật của báo chí; Góp phần xây dựng nền văn hóa mới, con người mới XHCN; và bảo

đảm, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Tiểu kết chương 1: Luận án nêu cơ sở lý thuyết hoạt động của các

tòa soạn và mô tả thực tiễn hoạt động của Ban Thư ký Tòa soạn 6 tờ báo được khảo sát Trình bày chức năng, nhiệm vụ, qua đó xác định vai trò, vị trí quan trọng trong tờ báo của Ban Thư ký Tòa soạn Tiếp theo, luận án nêu lên 3 mối quan hệ chủ yếu của Ban Thư ký Tòa soạn: Đó là quan hệ với Ban Biên tập, quan hệ với phóng viên và quan hệ với bạn đọc, trình bày 5 nhóm công việc và những kiến thức,

kỹ năng, phẩm chất cần có của lãnh đạo Ban Thư ký Tòa soạn Luận án nghiên cứu về lao động tại tòa soạn báo và nêu lên các mối quan hệ - vốn là những yếu tố tác động trực tiếp và thường xuyên

đến mọi hoạt động của Ban Thư ký Tòa soạn Khảo sát công tác lập

kế hoạch tuyên truyền và công tác tổ chức từng số báo, luận án đánh giá công tác lập kế hoạch tuyên truyền là một trong những khâu yếu nhất ở tòa soạn nhật báo

Chương 2 Thực trạng hoạt động của ban thư ký tòa soạn 2.1 Quy trình ra báo của 6 tờ báo được khảo sát

Sau khi nêu vài nét lịch sử, bộ máy nhân sự; tiến độ nhận bài và hoàn thiện trang báo tại Ban Thư ký Tòa soạn của từng báo, luận án nêu lên những mặt mạnh, mặt yếu, những vấn đề từng báo cần sớm khắc phục

2.2 Một vài nhận xét về hoạt động của Ban Thư ký Tòa soạn

Ngày đăng: 03/04/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w