15. Vốn chủ sở hữu/ Tài sản chịu rủi ro: Dòng 48 Dòng 10 + Dòng 17 x 100% 16.Tổng vốn huy động/Vốn chủ sở hữu Dòng 40 Dòng 48 (lần)
Chỉ tiêu này nói lên tỷ lệ vốn huy động lớn gấp bao nhiêu lần vốn chủ sở hữu. Thông thường chỉ tiêu này có giá trị từ 15 đến 20 lần.
16. Dự phòng tổn thất tín dụng/Dư nợ tín dụng bình quân:
Dòng 65
Dòng (11 +12) YR0 + Dòng (11+12)YR1
x 100% 2 2
Tổn thất tín dụng được phản ánh trên bảng thu nhập chi phí. Chỉ tiêu “Tổn thất tín dụng/Dư nợ tín dụng bình quân” phản ánh cứ trên 100 đơn vị dư nợ tín dụng thì có bao nhiêu tổn thất không có khả năng thu hồi.
18. Dự trữ tổn thất tín dụng/Dư nợ tín dụng:
Dòng 37
Dòng (11 +12) YR0 x 100%
Khoản dự phòng tổn thất tín dụng được phản ánh trên bảng cân đối nội bảng. Chỉ tiêu “ Dự phòng tổn thất tín dụng/Dư nợ tín dụng trung bình”phản ánh cứ trên 100 đơn vị dư nợ tín dụng hiện hành thì có bao nhiêu đơn vị dự phòng tổn thất không có khả năng thu hồi.
Căn cứ vào các số liệu trên bảng 11.3,11.4 và 11.5 chúng ta lập bảng kết quả tính toán các chỉ tiêu như sau:
Bảng 11.5: Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng XYZ.
CHỈ TIÊU YR1 YR2 YR3 YR4
A. Các chỉ tiêu tăng trưởng
1. Tăng trưởng tổng tài sản NA 18,50 15,99 11,68
2. Tăng trưởng tài sản có chịu rủi ro thông thường NA 30,16 16,12 20,31 3. Tăng trưởng lợi nhuận ròng NA 16,07 15,38 13,33 B.Các chỉ tiêu khả năng sinh lời
4. Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản bình quân NA 0,73 0,81 0,84 5. Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân NA 0,58 0,57 0,56 6.Thu nhập lãi ròng/Tài sản sinh lời bình quân NA 1,78 1,94 1,88
7. Chênh lệch đầu vào đầu ra 1,42 1,43 1,60 1,49
8. Thu nhập lãi ròng/Tổng thu nhập 67,41 73,4 75,05 71,39 9. Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 13,70 14,32 14,73 14,89 10. Tổng tài sản sinh lời/Tổng tài sản 94,93 95,05 95,11 94,54 11. Chi lương và hành chính/Tổng thu nhập 57,14 59,34 57,19 55,80 C. Các chỉ tiêu thanh khoản
12. Tài sản có thanh khoản/Tổng tiền gửi 53,34 42,83 54,42 36,40 13. Tổng dư nợ tín dụng/Tổng tiền gửi 62,16 67,83 70,06 80,62 14. Tài sản có thanh khoản/Tổng tài sản 27,17 22,37 22,66 17,63 D. Các chỉ tiêu quản trị rủi ro
15. Vốn chủ sở hữu/Tài sản có chịu rủi ro 5,84 5,10 4,95 4,67 16. Tổng vốn huy động/Vốn chủ sở hữu 24,28 25,96 26,90 26,85 17. Dự phòng tổn thất tín dụng/Dư nợ TD bình
quân
18. Dự trữ tổn thất tín dụng tích luỹ/Dư nợ tín dụng
3,06 3,14 3,35 3,82
2.3.3. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG
Khi phân tích hoạt động ngân hàng, sẽ rất hữu ích khi chúng ta tiếp tục phân tích chi tiết một số chỉ tiêu sinh lời thành các chỉ tiêu bộ phận. Ví dụ, dễ dàng nhận thấy rằng chỉ tiêu ROE và ROA (là hai chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo khả năng sinh lời của ngân hàng) có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cả hai chỉ tiêu này đều có chung tử số là “ Lợi nhuận sau thuế” do đó, hai chỉ tiêu này có thể liên kết trực tiếp với nhau như sau:
Tổng tài sản
ROE = ROA x
Vốn chủ sở hữu
Hay nói cách khác:
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản x Vốn chủ sở hữu
Đến đây chúng ta thấy rằng, chỉ tiêu sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) là nhạy cảm với phương thức tài trợ cho tài sản có, nghĩa là tỷ trọng vốn huy động trên vốn chủ sở hữu là như thế nào. Thậm chí có thể xảy ra trường hợp
chỉ tiêu ROA thấp nhưng ngân hàng vẫn đạt được chỉ tiêu ROE cao nếu như tỷ lệ “ Vốn huy động/Vốn chủ sở hữu” lớn.
Trong thực tế, mối quan hệ ROE-ROA biểu diễn rõ ràng sự đánh đổi (trade-off) giữa “ rủi ro” và “lợi nhuận”. Chúng ta hãy xem: giả sử một ngân hàng xây dựng kế hoạch chỉ tiêu ROA là 1% trong năm, đểđạt được chỉ tiêu ROE là 10% thì ngân hàng phải có tỷ lệ “Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu” là 10 (tức cứ trong $10 tài sản sẽ có $1 vốn chủ sở hữu). Ta có:
Tổng tài sản ROE = ROA x
$10 = 0,01 x
$1 X 100% = 10%
Giả sử chỉ tiêu ROA dự tính giảm xuống 0,5%, để duy trì được chỉ tiêu ROE là 10%, thì tỷ lệ “Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu” phải là 20 (tức cứ trong $20 tổng tài sản có $1 vốn chủ sở hữu). Hay nói cách khác:
$ 20 ROE = 0,005 x
$ 1 X 100% = 10%
Từ phân tích trên, chúng ta có thể hình thành bảng “ đánh đổi rủi ro-lợi nhuận” (risk-return trade-off) nhưđược trình bày tại bảng dưới đây.
Bảng 11.6: “Đánh đổi rủi ro-lợi nhuận” đối với một ngân hàng
Khả năng sinh lời của tài sản có (ROA)
0,5% 1,0% 1,5% 2,0% Tổng tài sản có ______________________________ Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu ROE 5 : 1 2,5% 5,0% 7,5% 10,0% 10 : 1 5,0% 10,0% 15,0% 20,0% 15 : 1 7,5% 15,0% 22,5% 30,0% 20 : 1 10,0% 20,0% 30,0% 40,0%
Kết quả từ bảng 11.6 cho thấy, tại mỗi mức sinh lời của tài sản có (ROA), để
đạt được chỉ tiêu sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) thì cần phải sử dụng tỷ số “ Tài sản có/Vốn chủ sở hữu” là bao nhiêu. Ví dụ, ứng với chỉ tiêu ROA là 0,5% để đạt được chỉ tiêu ROE là 2,5% thì tỷ số “ Tài sản có/Vốn chủ sở hữu” phải là 5 :1. Rõ ràng là, khi chỉ tiêu ROA giảm, để duy trì chỉ tiêu ROE, thì ngân hàng phải chấp nhận rủi ro cao hơn, tức chấp nhận thừa số đòn bẩy “ Tài sản có/vốn chủ sở hữu” cao hơn.
Chỉ tiêu ROE có thể phân tích các thành phần có ý nghĩa như sau (trong đó: TN = Thu Nhập):
Lợi nhuận sau thuế Tổng TN hoạt động Tổng tài sản
ROE =
Tổng TN hoạt động x Tổng tài sản x Vốn chủ sở hữu
Trong đó:
1. Chỉ tiêu” Lợi nhuận sau thuế/ Tổng thu nhập hoạt động” phản
ánh tính hiệu quả trong chính sách định giá dịch vụ và quản trị
chi phí.
2. Chỉ tiêu “Tổng thu nhập hoạt động/Tổng tài sản” phản ánh
chính sách về danh mục đầu tư (đặc biệt là chính sách đa dạng hoá và tỷ lệ sinh lời của tài sản).
3. Chỉ tiêu “ Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu” phản ánh chính sách tài trợ cho tài sản có, tức sự lựa chọn “ thừa số đòn bẩy” là như thế nào: vốn huy động? Hay vốn chủ sở hữu? Bởi vì vốn chủ sở hữu là nguồn cuối cùng hấp thụ những tổn thất của ngân hàng, do đó, thừa số đòn bẩy càng lớn càng bộc lộ rủi ro xảy ra phá sản của ngân hàng.Tuy nhiên, thừa số đòn bẩy càng lớn thì tiềm năng sinh lãi cho các cổđông càng cao.
Bất cứ chỉ tiêu nào trong ba chỉ tiêu nêu trên có xu hướng giảm đều làm cho chỉ tiêu ROE giảm, do đó, nhà quản trị cần chú ý phân tích diễn biến và đánh giá các lý do khiến cho các chỉ tiêu nay giảm xuống.