1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia ngân hàng nhà nước việt nam

144 381 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

hạn để tiếp tục tiếp cận với các sản phẩm tín dụng với những điềukiện thuận lợi.Thứ tư, NHTW, cơ quan giám sát tài chính sử dụng dữ liệu thông tin tín dụng phục vụ hoạt động giám sát an

Trang 1

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ "Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia - Ngân hàng nhà nước Việt Nam” chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng là công

trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu phát sinhtrong công việc để hình thành hướng nghiên cứu Các số liệu cónguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bàytrong luận văn được thu thập được trong quá trình nghiên cứu làtrung thực chưa từng được ai công bố trước đây

Hà Nội, tháng 11 năm 2014

Tác giả luận văn

Hoàng Phương Thúy

Trang 2

CHƯƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGCỦA TRUNG

TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA 3

1.1 Khái niệm và lợi ích của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia 3

1.1.1 Khái niệm về trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia 3

1.1.2 Lợi ích của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia: 4

1.1.3 Phân loại TTTTTD: 5

1.2 Nguyên tắc và hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia 13

1.2.1 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng 13

1.2.1.1 Mục tiêu chính sách công 13

1.2.1.2 Các Nguyên tắc 13

1.2.2 Hoạt động của Trung tâm thông tin Tín dụng Quốc gia.19 1.2.2.1 Hoạt động thu thập thông tin 19

1.2.2.2 Hoạt động xử lý, phân tích thông tin 20

1.2.2.3 Hoạt động lưu trữ thông tin 21

1.2.2.4 Hoạt động cung cấp thông tin 22

1.3 Quan niệm về chất lượng và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia 24

Trang 3

1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động Trung tâm thông

tin Tín dụng 25

1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin Tín dụng Quốc gia 27

1.4.1 Nhân tố chủ quan 27

1.4.1.1 Chất lượng kho dữ liệu thông tin Tín dụng 27

1.4.1.2 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin 28

1.4.1.3 Các sản phẩm dịch vụ được cung cấp bởi trung tâm Thông tin tin dụng 29

1.4.1.4 Khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ 29 1.4.2 Nhân tố khách quan 30

1.4.2.1 Thị trường thông tin tín dụng 30

1.4.2.2 Hội nhập, hợp tác quốc tế 31

1.4.2.3 Hệ thống pháp luật 31

1.5 Kinh nghiệm và bài học về nâng cao chất lượng hoạt động của TTTD một số nước trên thế giới 32

1.5.1 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng TTTD một số nước trên thế giới 32

1.5.1.1 Kinh nghiệm của Mỹ 32

1.5.1.2 Phát triển hệ thống TTTD ngân hàng của NHTW BRASIL 34

1.5.1.3 Phát triển ngành báo cáo TTTD ở Trung Quốc 34

Trang 4

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA– NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM39 2.1 Khái quát về Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia

-Ngân hàng nhà nước Việt Nam 39

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 39

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia - Ngân hàng nhà nước Việt Nam 41

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia – Ngân hàng nhà nước Việt Nam 43

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 43

2.1.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban: 43

2.2 Thực trạng hoạt động và chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin Tín dụng Quốc gia – Ngân hàng nhà nước Việt Nam 45

2.2.1 Thực trạng hoạt động của Trung tâm thông tin Tín dụng Quốc gia – Ngân hàng nhà nước Việt Nam 45

2.2.1.1 Hoạt động thu thập và xử lý thông tin 46

2.2.1.2 Hoạt động lưu trữ thông tin 52

2.2.1.3 Hoạt động cung cấp thông tin 55

Trang 5

Việt Nam thông qua các chỉ tiêu 59

2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia - Ngân hàng nhà nước Việt Nam 62

2.3.1 Những kết quả đạt được 62

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 64

2.3.2.1 Hạn chế 64

2.3.2.2 Nguyên nhân 66

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 69

3.1 Định hướng nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm 2020 69

3.1.1 Định hướng tổng quát 69

3.1.2 Mục tiêu cụ thể 69

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 70

3.2.1 Tăng cường chất lượng kho dữ liệu 70

3.2.2 Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 77

Trang 6

3.2.5 Tăng cường công tác marketing 89

3.2.6 Tăng cường hợp tác, hội nhập thông tin quốc tế 90

3.3 Kiến nghị 90

3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ xây dựng khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho hoạt động của CIC 90

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 92

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 7

Bảng 2.2 Thu thập về báo cáo tài chính 50

Bảng 2.3 Thu thập hồ sơ khách hàng có dư nợ 51

Bảng 2.4.Tình hình số liệu lưu trữ tại kho dữ liệu CIC 53

Bảng 2.5.Các sản phẩm của hoạt động cung cấp thông tin 57

Biểu 1.1: Thị trường phục vụ của các TTTTTD 6

Biểu 1.2: Nguồn cung cấp thông tin của các văn phòng thông tin tín dụng 7

(credit bureaus) 7

Biểu 1.3: Nguồn cung cấp thông tin của các cơ quan đăng ký tín dụng 10

Biểu1.4: Thông tin cá nhân được cơ quan đăng ký tín dụng thu thập .10

Biểu1.5: Thông tin doanh nghiệp được cơ quan đăng ký tín dụng thu thập 11

Biểu 2.1: Cơ cấu tổ chức của CIC 43

Biểu 2.2 Thu thập hồ sơ khách hàng có dư nợ 52

Biểu 2.3 Tăng trưởng kho dữ liệu của CIC 54

Biểu 2.2 Số TCTD tham gia báo cáo thông tin 49

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của Đề tài

Một trong những tổ chức quan trọng nhất có thể giúp cho thịtrường tín dụng hoạt động có hiệu quả là trung tâm thông tin tíndụng Quốc gia Thông qua Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia,các tổ chức tín dụng (TCTD) có thể nhận được những thông tin cầnthiết, có giá trị về khách hàng, đánh giá tốt hơn rủi ro tín dụng, giảmchi phí và thời gian xét duyệt cho vay Trung tâm thông tin tín dụngQuốc gia còn là nơi thu thập, lưu trữ và cung cấp thông tin từ cácTCTD, các đối tượng khách hàng nhằm góp phần tăng trưởng tíndụng theo hướng an toàn- hiệu quả - bền vững, ngăn ngừa và hạnchế rủi ro tín dụng

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC) thời gian qua đã

có những đóng góp có hiệu quả trong việc cung cấp thông tin chocác TCTD, khách hàng Góp phần nâng cao chất lượng hoạt độngtín dụng tại các TCTD, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng

Tuy nhiên, hoạt động của CIC vẫn còn hạn hẹp về quy mô, chấtlượng còn thấp so với chuẩn quốc tế.Trước yêu cầu hội nhập và nhucầu tín dụng ngày càng cao, hoạt động của CIC cần được phát triểnmạnh mẽ hơn Trong bối cảnh đó, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài

"Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụngQuốc gia - Ngân hàng nhà nước Việt Nam” làm luận văn

thạc sỹ của mình

Trang 9

2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động và chất lượnghoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của Trung tâm thông tintín dụngQuốc gia - Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động củaTrung tâm thông tin tín dụng Quốc gia - Ngân hàng nhà nước ViệtNam

Trang 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt động của Trung tâm thôngtin tín dụngQuốc gia

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: hoạt động của Trung tâm thông tintín dụngQuốc gia - NHNN Việt Nam, bao gồm các hoạt động chính:Thu thập và xử lý thông tin, Lưu trữ thông tin, Cung cấp thông tin.Thời gian nghiên cứu: từ năm 2009 đến năm 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng

và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp được sử dụng trongquá trình thực hiện luận văn là: phương pháp phân tích, phươngpháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, …

5 Kết cấu Đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Đề tài được kết cấu thành 3chương:

Chương 1.Những cơ sở lý luận về hoạt động vànâng cao chất lượng

hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụngQuốc gia

Chương 2 Thực trạng hoạt động và chất lượng hoạt động của

Trung tâm thông tin tín dụngQuốc gia - Ngân hàng nhà nước ViệtNam

Chương 3 Giải pháp và kiến nghị nhằmnâng cao chất lượng hoạt

động của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia - Ngân hàng nhànước Việt Nam

Trang 11

1.1.1 Khái niệm về trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia

Trung tâm thông tin tín dụngQuốc gia (CIC), hay văn phòngthông tin tín dụng (Credit Bureaus), cơ quan đăng ký tin tín dụng(Credit Registries), hãng thông tin tín dụng (Credit ReportingAgency)… là tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng (CreditReporting Service Provider), điều hành quá trình trao đổi thông tintín dụng qua mạng Quá trình trao đổi thông tin tín dụng qua mạng

là một cơ chế cho phép thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tíndụng cho người sử dụng dữ liệu, cũng như cung cấp các giá trị giatăng dựa trên cơ sở dữ liệu này TTTTTD thu thập dữ liệu từ cácchủ nợ và các nguồn công khai có sẵn về lịch sử tín dụng của ngườivay; xử lý, lưu trữ và cung cấp theo một định dạng nhất định chongười sử dụng TTTTTD có trách nhiệm chính trong đảm bảo antoàn và hiệu quả của hệ thống thông tin tín dụng; đồng thời chịutrách nhiệm về tính bền vững của hoạt động, báo cáo cho các cổđông (nếu có), tuân thủ các yêu cầu quản lý, cơ chế quản trị, vấn đềnhân sự, và xử lý khiếu nại của người tiêu dùng

Trang 12

TTTTTD khác với các cơ quan xếp hạng tín dụng, chẳng hạn nhưStandard

& Poors, Moody &và Fitch ở chỗ, các cơ quan xếp hạng tín dụngthu thập thông tin tài chính của các công ty lớn; tiến hành phân tíchchi tiết hoạt động kinh doanh, tài chính và quản trị của công ty; vàsau đó, công bố thứ hạng tín dụng Trong khi đó, TTTTTD tập trungvào các chủ nợ nhỏ hơn; họ tập trung vào hồ sơ trả nợ vay và dựatrên phân tích thống kê số lượng mẫu lớn khách hàng vay chứkhông phân tích sâu các công ty cá thể

1.1.2 Lợi ích của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia:

Hệ thống thông tin tín dụng, mà nòng cốt là các TTTTTD, làmột yếu tố quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính một quốc gia:chúng góp phần tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng; hỗ trợ chovay có trách nhiệm và giảm tổn thất cho vay; và nâng cao năng lựcgiám sát ngân hàng và giám sát các rủi ro hệ thống

Thứ nhất, TTTTTD giảm hiện tượng thông tin bất đối xứng

bằng cách cung cấp lịch sử tín dụng của người đi vay cho các chủ

nợ tiềm năng, và do đó, là một công cụ hiệu quả trong việc giảmthiểu các vấn đề lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức Thông qua thôngtin tín dụng và các công cụ bắt nguồn từ nó (ví dụ như chấm điểmtín dụng), các chủ nợ có thể dự đoán tốt hơn triển vọng trả nợ củakhách hàng tiềm năng dựa trên hành vi trả nợ của con nợ trong quákhứ và hiện tại và mức độ nợ của người vay

Trang 13

Mặt khác, việc chia sẻ thông tin tín dụng có liên quan sẽ cóthêm lợi ích từ việc giảm sự độc quyền thông tin của người cho vayđối với người vay.Ví dụ, các ngân hàng có mối quan hệ lâu dài vớikhách hàng vay của họ biết được lịch sử tín dụng của những kháchhàng vay này, trong khi các tổ chức cho vay khác không có quyềntruy cập vào thông tin này.Điều này cho phép ngân hàng tính lãisuất cao hơn và trục lợi từ những người vay có chất lượng cao(Padilla và Pagano 1997).

Thứ hai, hệ thống thông tin tín dụng mạnh có thể nắm bắt hầu

hết các thông tin về người vay và thậm chí cả những sự kiện mà cán

bộ tín dụng không biết được Hơn nữa, các chủ nợ thường có thểtruy cập thông tin tín dụng với chi phí thấp hơn và cũng tiết kiệmthời gian hơn so với các cơ chế cho vay truyền thống Đồng thời, hệthống thông tin tín dụng hỗ trợ việc ra quyết định tín dụng khôngthiên vị, bởi vì những quyết định đó được đưa ra dựa trên các dữliệu khách quan và đúng đắn Tính năng mới này hỗ trợ một bộphận dân cư mà trong quá khứ, có thể đã bị từ chối cấp tín dụng domột số định kiến (ví dụ như giả định rằng một cá nhân có thu nhậpthấp luôn luôn là một con nợ xấu)

Thứ ba, hệ thống thông tin tín dụng cũng góp phần rèn luyện

hành vi của người vay vào khuôn khổ kỷ luật Một lịch sử tín dụngtốt tạo điều kiện tiếp cận tín dụng và thường có thể tránh việc ngườivay phải sử dụng tài sản thế chấp hữu hình cho các khoảnvay.Khách nợ hiểu được điều này sẽ có động cơ trả nợ đúng thời

Trang 14

hạn để tiếp tục tiếp cận với các sản phẩm tín dụng với những điềukiện thuận lợi.

Thứ tư, NHTW, cơ quan giám sát tài chính sử dụng dữ liệu

thông tin tín dụng phục vụ hoạt động giám sát an toàn vĩ mô và vi

mô, giám sát các rủi ro hệ thống và hình thành bộ dữ liệu thống kê

vĩ mô về hoạt động của hệ thống tài chính Phân tích quản lý rủi rotín dụng, các quy định về dự phòng và an toàn vốn, chẳng hạn,cũng sẽ hiệu quả và dễ dàng hơn nhờ có dịch vụ thông tin tín dụngcủa các tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng

credit reporting companies) Nội dung cơ sở dữ liệu, khách hàng,các sản phẩm và dịch vụ liên quan do 3 nhóm nhà cung cấp dịch vụthông tin tín dụng có sự khác biệt giữa các quốc gia Hình 2 chothấy các thị trường khác nhau được phục vụ bởi các TTTTTD vàmức độ chồng lấn giữa chúng.Có sự khác biệt rõ rệt giữa ba loạihình TTTTTD về những điểm mạnh và điểm yếu, các mô hình hoạtđộng, và thị trường mà họ phục vụ.Tất cả ba loại hình TTTTTD cóthể cùng tồn tại trong một thị trường nhất định dựa trên cơ sở quy

Trang 15

mô thị trường, khẩu vị thị trường, mức độ phát triển tài chính, vàvăn hóa tín dụng.

Trang 16

Biểu 1.1: Thị trường phục vụ của các TTTTTD

- Văn phòng thông tin tín dụng (Credit bureaus)

Văn phòng thông tin tín dụng, thường do khu vực tư nhân sởhữu và vận hành, cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng vay cánhân, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cho các nhà cung cấp tíndụng đa dạng Họ thu thập thông tin theo một định dạng tiêu chuẩn

từ nhiều nhà cung cấp tín dụng, bao gồm các ngân hàng, các công tythẻ tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng khác Họ cũng thuthập và cung cấp nhiều thông tin công khai có sẵn như bản án, thôngbáo phá sản, và thông tin danh bạ điện thoại, và/hoặc tạo điều kiệntruy cập vào cơ sở dữ liệu của bên thứ ba như các trung tâm đăng kýthế chấp Thông tin cũng được thu thập từ người chia sẻ dữ liệu

Trang 17

không truyền thống như cho vay bán lẻ và dữ liệu thanh toán từ cácnhà cung cấp dịch vụ khí đốt, nước, điện, cáp, điện thoại, internet,

và các dịch vụ khác, điều này cho phép văn phòng thông tin tíndụng xây dựng các báo cáo tín dụng tốt hơn và toàn diện hơn Theo

số liệu điều tra của Doing Bussiness, hơn 40% văn phòng thông tintín dụng có thông tin từ các nhà cung cấp dịch vụ công, và hơn 50%

có thông tin từ các tổ chức tài chính vi mô trong cơ sở dữ liệu của

họ (xem hình 1) Việc mở rộng các nguồn dữ liệu là có lợi chonhững người vay cá nhân không tiếp cận được ngân hàng và cácdoanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, bởi vì nó cho phép các văn phòngthông tin tín dụng xây dựng bộ dữ liệu về lịch sử tín dụng mà khôngnhất thiết đã tiếp cận tín dụng chính thức, do đó, khắc phục cái bẫykhông đủ điều kiện để cấp tín dụng do không có dữ liệu về lịch sửtín dụng trước đây

Trang 18

Biểu 1.2: Nguồn cung cấp thông tin của các văn phòng thông tin

tín dụng (credit bureaus)

Một khi dữ liệu được thu thập, nó được kiểm tra để xây dựng

về mỗi người vay, sau đó, được bán cho người cho vay Báo cáo tíndụng là một hồ sơ toàn diện về bên vay hoặc thông tin cá nhân củakhách hang vay tiềm năng và các thông tin về tài khoản tín dụng củakhách hang vay Phần thông tin cá nhân thường bao gồm tên củangười vay, tên trước đây, số nhận dạng (chẳng hạn như an sinh xãhội, số chứng minh thư hay số nhận dạng quốc gia khác), ngàytháng năm sinh, địa chỉ, thông tin tuyển dụng, cảnh báo (như trộmcắp ID hoặc tình trạng đóng băng thẻ an sinh xã hội), và ngày cập

Trang 19

nhật thông tin Phần tóm tắt tín dụng (credit summary section)thường có chứa thông tin về tài khoản tín dụng của tất cả các kháchhàng vay (cả mở và đóng), đánh giá liệu các tài khoản đó ở vị thếtốt (Số tiền vay nợ trong quá khứ và lịch sử hành vi trả nợ), vànhững thông tin điều tra về người vay trong thời gian qua Báo cáocũng bao gồm lịch sử trả nợ, ghi nhận thanh toán trong khoảng thờigian 12 đến 24 tháng.

Báo cáo thường được cung cấp cho người cho vay dưới dạngđiện tử và những chủ nợ lớn nhất hiện nay có các báo cáo tín dụngtích hợp trực tiếp vào hệ thống xử lý cho vay của họ và phần mềmgốc Để được cung cấp các báo cáo tín dụng, những người cho vay

sẽ thanh toán cho văn phòng thông tin tín dụng dưới hình thức mộtkhoản lệ phí đăng ký, lệ phí cho mỗi truy vấn có giảm giá tùy theo

số lượng, hoặc kết hợp cả hai

Trước đây, văn phòng thông tin tín dụng chỉ được thu thậpthông tin cá nhân Trong những năm gần đây, với việc mở rộng chovay doanh nghiệp nhỏ và những tiến bộ trong công nghệ thông tin,nhiều văn phòng thông tin tín dụng có thể đối chiếu và bán các báocáo về các doanh nghiệp nhỏ Theo số liệu điều tra của DoingBusiness, hơn 80% trong số 100 đáp viên là văn phòng thông tin tíndụng có ít nhất một số thông tin về công ty Việc thu thập thông tincủa cả cá nhân và doanh nghiệp tại văn phòng thông tin tín dụngcho phép đánh giá tổng hợp tình hình kinh doanh của một doanhnghiệp và chủ sở hữu của nó Lịch sử tín dụng của một chủ doanh

Trang 20

nghiệp nhỏ là một dự báo quan trọng về rủi ro tín dụng của cácdoanh nghiệp nhỏ, bởi vì chủ các doanh nghiệp nhỏ thường kết hợptài chính cá nhân và doanh nghiệp.

Trong khi văn phòng thông tin tín dụng có quyền truy cập vàomột loạt các dữ liệu và cung cấp một loạt các dịch vụ để hỗ trợngười cho vay trong quá trình xét duyệt cho vay, mô hình kinhdoanh thường dựa trên sự chia sẻ thông tin một cách tự nguyện củacác các nhà cung cấp dữ liệu (thường liên quan đến một thỏa thuận

có đi có lại) Trong giai đoạn hình thành môi trường thông tin tíndụng, có thể có tâm lý phản đối quan điểm chia sẻ thông tin từ một

số nhà cung cấp dữ liệu tiềm năng, phổ biến nhất là các tổ chức lớnhơn không muốn chia sẻ dữ liệu khách hàng vì lo ngại mất thị phầncủa họ Trong những trường hợp này, thẩm quyền của ngân hàngtrung ương với tư cách là người giám sát hệ thống thông tin tín dụnghoặc cơ quan giám sát những người cho vay, thông qua khả năngcủa mình để thuyết phục tham gia trong môi trường chia sẻ dữ liệu,

có thể có tác dụng xúc tác sâu sắc trong việc hình thành những thựctiễn tốt

- Cơ quan đăng ký tín dụng (credit registries)

Về mặt lịch sử,cơ quan đăng ký tín dụng có mục đích khác vớivăn phòng thông tin tín dụng Hầu hết các cơ quan đăng ký tín dụngthuộc sở hữu và điều hành bởi khu vực công như ngân hàng trungương hoặc cơ quan giám sát tài chính – tiền tệ khác, bởi vì các cơquan này chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát an toàn và giám sát rủi

Trang 21

ro trong một nền kinh tế Phần lớn các cơ quan đăng ký tín dụngkhởi đầu như một cơ sở dữ liệu nội bộ của ngân hàng trung ương vàtrong nhiều trường hợp, đã và vẫn đang được sử dụng như một cơchế giám sát để nhận dạng rủi ro hệ thống trong danh mục cho vaycủa các định chế tài chính Do vậy, các cơ sở dữ liệu này tập trungchủ yếu vào các khoản tín dụng lớn, thông thường là các khoản vayvượt quá 5.000USD Ban đầu, thông tin trong cơ quan đăng ký tíndụng được sử dụng chỉ duy nhất cho mục đích nội bộ, nhưng, trongtrường hợp không có báo cáo tín dụng của các nhà cung cấp dịch vụthông tin tín dụng khác trong nhiều quốc gia (bao gồm cả TrungQuốc, Pháp, Malaysia, và Indonesia), thông tin của các cơ quanđăng ký tín dụng được cung cấp cho các ngân hàng, tổ chức tíndụng dưới hình thức báo cáo tín dụng Với sự tăng trưởng của tíndụng tiêu dùng, các ngưỡng giá trị cho vay đã giảm hoặc bãi bỏ, và,trong một số quốc gia (ví dụ như Pháp, Argentina, Tây Ban Nha,Peru, Ý và Bỉ…), các cơ quan đăng ký tín dụng cung cấp các sảnphẩm và dịch vụ tương tự như các văn phòng thông tin tín dụng.Nói chung, tất cả các tổ chức tài chính chịu sự quản lý củaNHTW hoặc cơ quan giám sát ngân hàng phải cung cấp dữ liệu chocác cơ quan đăng ký tín dụng (xem hình 3) Đổi lại, cơ quan đăng

ký tín dụng sẽ cung cấp các báo cáo tín dụng cho tất cả các tổ chứctài chính, trong đó cho thấy rủi ro tín dụng hiện hành của các tổchức tài chính Mức độ bao quát của các cơ quan đăng ký tín dụng

có xu hướng bị giới hạn bởi phạm vi của các nhà cung cấp dữ liệu

Trang 22

(chỉ trong đối tượng các tổ chức tài chính thuộc phạm vi quản lý của

cơ quan chức năng)

Biểu 1.3: Nguồn cung cấp thông tin của các cơ quan đăng ký tín

dụng

Cơ quan đăng ký tín dụng thu thập thông tin của cả cá nhân vàdoanh nghiệp Thông tin cá nhân thường bao gồm dữ liệu nhậndạng, loại hình cho vay và dữ liệu đặc điểm người vay, dữ liệu tiêucực, dữ liệu về tài sản thế chấp và bảo lãnh, dữ liệu về lịch sử trảnợ

Trang 23

Biểu1.4: Thông tin cá nhân được cơ quan đăng ký tín dụng thu

thập

Thông tin công ty của các cơ quan đăng ký tín dụng thường baogồm các dữ liệu nhận dạng, dữ liệu chủ doanh nghiệp, loại hình chovay và dữ liệu về đặc điểm, dữ liệu tiêu cực, và dữ liệu lịch sử trảnợ

Trang 24

Biểu1.5: Thông tin doanh nghiệp được cơ quan đăng ký tín

dụng thu thập

Cơ quan đăng ký tín dụng thường cung cấp các báo cáo tíndụng của họ cho những người cho vay ở mức phí thấp hoặc miễnphí Trong số 82 cơ quan đăng ký tín dụng có cung cấp thông tincho cuộc điều tra của Doing Business thì chỉ có 14 cơ quan đăng

ký tín dụng liệt kê khoản phí cung cấp báo cáo tín dụng

- Công ty thông tin tín dụng thương mại (Commercial Credit Reporting Companies)

Công ty thông tin tín dụng thương mại cung cấp thông tin vềcông ty, bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty, và các tập đoàn,thông qua các nguồn thông tin công khai, điều tra trực tiếp và hành

vi trả nợ do các nhà cung cấp và chủ nợ thương mại cung cấp Thịphần của các công ty thông tin tín dụng thương mại bao gồm các

Trang 25

công ty có quy mô và lợi nhuận hơn hơn so với thị phần công ty củacác cơ quan xếp hạng tín dụng Thông tin do các công ty thông tintín dụng thương mại cung cấp thường được sử dụng để đánh giá rủi

ro tín dụng hoặc chấm điểm tín dụng, hoặc cho các mục đích khácnhư: mở rộng tín dụng thương mại

Báo cáo tín dụng thương mại khác với báo cáo tín dụng tiêudùng ở một số nội dung.Các thông tin được công ty thông tin tíndụng thương mại cung cấp không bao gồm thông tin cá nhân nhạycảm.Quy mô giao dịch được báo cáo cho các công ty thông tin tíndụng thương mại công ty cũng lớn hơn đáng kể.Báo cáo tín dụngthương mại đòi hỏi tập trung nhiều hơn vào năng lực trả nợ(Payment Performance) và dữ liệu tài chính so với khách hàng vay

cá nhân Trong khi, văn phòng thông tin tín dụng tiết lộ danh tínhcủa các nhà cung cấp dữ liệu để bảo vệ quyền của người vay cánhân, công ty thông tin tín dụng thương mại không tiết lộ danh tínhcủa các nguồn dữ liệu hoặc người nhận dữ liệu cho các doanhnghiệp khách hàng của họ

Báo cáo tín dụng thương mại có thể bao gồm các doanh nghiệpnhỏ mặc dù thông tin thường bị hạn chế, bởi vì định dạng báo cáo

là không thích hợp cho các công ty nhỏ Như đã đề cập, đánh giácác doanh nghiệp nhỏ sẽ đầy đủ và toàn diện hơn nếu kết hợp vớibáo cáo về cá nhân chủ sở hữu, bởi vì các doanh nghiệp nhỏ có xuhướng không lập báo cáo tài chính để công bố công khai Tuynhiên, các công ty thông tin tín dụng thương mại không thu thập dữ

Trang 26

liệu thông tin cá nhân Ngoài ra, chi phí của một báo cáo về doanhnghiệp nhỏ hay siêu nhỏ có thể sẽ cao so với quy mô khoản vay Vì

lý do này, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có xu hướng đượcphục vụ tốt hơn trong khuôn khổ dịch vụ mà các văn phòng thôngtin tín dụng cung cấp

Công ty thông tin tín dụng thương mại đứng đầu trên thế giới làDun & Bradstreet (DB).Trước đây, DB cung cấp sách tham khảocho khách hàng đăng ký.Hiện nay, DB truyền tải thông tin tín dụngcủa hơn 140 triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới bằng điện tử.Coface, công ty bảo hiểm rủi ro tín dụng quốc tế lớn thứ hai, bướcvào thị trường quốc tế bằng cách xây dựng cơ sở dữ liệu về hành vitrả nợ của hàng trăm ngàn công ty cỡ trung bình, được kết hợp vớihoạt động kinh doanh bảo hiểm rủi ro tín dụng của mình

1.2 Nguyên tắc và hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia

1.2.1 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng

1.2.1.1 Mục tiêu chính sách công

Các mục tiêu chính sách công của các hệ thống thông tin tín

dụng đã được xác định như sau: các hệ thống thông tin tín dụng cần

hỗ trợ có hiệu hiệu quả việc mở rộng tín dụng cho nền kinh tế một cách lành mạnh và hợp lý, tạo nền tảng cho các thị trường tín dụng mạnh mẽ và cạnh tranh Để đạt được các mục tiêu này, các hệ thống thông tin tín dụng phải đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu

Trang 27

quả, và nhận được sự hỗ trợ đầy đủ của các chủ thể cung cấp dữ liệu và người tiêu dùng

Cụ thể hơn, một hệ thống thông tin tín dụng có hiệu quả sẽ cóthể:

 Hỗ trợ các tổ chức tài chính và các nhà cung cấp tín dụngkhác đánh giá chính xác các rủi ro gắn với các quyết định cấp tíndụng và duy trì danh mục cho vay tốt

 Tạo điều kiện mở rộng bền vững tín dụng trong nền kinh tếmột cách có trách nhiệm và hiệu quả

 Hỗ trợ các cơ quan quản lý tài chính có thẩm quyền (NHTW,

cơ quan giám sát tài chính…) trong việc giám sát các đối tượngquản lý để đảm bảo các tổ chức này hoạt động vẫn an toàn và lànhmạnh, giảm thiểu rủi ro hệ thống

 Tạo điều kiện tiếp cận công bằng và không thiên vị với cácloại hình sản phẩm tín dụng theo các điều khoản cạnh tranh

 Giáo dục và khuyến khích cho các cá nhân và các doanhnghiệp để quản lý tài chính có trách nhiệm, khen thưởng hành vi cótrách nhiệm và hạn chế các vấn đề vay quá mức

 Quan tâm lợi ích của người tiêu dùng

1.2.1.2 Các Nguyên tắc

Nguyên tắc 1: Hệ thống thông tin tín dụng cần có dữ liệu chính xác, kịp thời và đầy đủ.

Tính chính xác của dữ liệu

Trang 28

- Số liệu thu thập và cung cấp không có sai sót, trung thực, đầy

đủ và cập nhật đến mức có thể;

- Để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu được thực hiện trên cơ

sở liên tục, các thành viên của hệ thống thông tin tín dụng nên ápdụng các quy tắc, thủ tục cung cấp dữ liệu tục phù hợp với tất cả cácnhà cung cấp dữ liệu với các đặc tính tương tự

Tính kịp thời của dữ liệu

- Các nhà cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng và các nhà cungcấp dữ liệu cần áp dụng các quy định rõ ràng và chi tiết cho việc cậpnhật thông tin Những quy định này phải đảm bảo rằng việc cậpnhật thông tin được thực hiện trên cơ sở lịch trình được xác địnhtrước và hoặc các sự kiện kích hoạt cụ thể Ở mức tối thiểu, điềunày bao gồm các hành động kịp thời trong trường hợp điều chỉnh saisót và trong trường hợp có những thay đổi liên quan đến rủi ro tíndụng, nợ quá hạn, gian lận, vợ nợ và phá sản

- Dữ liệu nên có sẵn cho người dùng của hệ thống thông tino tíndụng một cách nhanh chóng để họ có thể thực hiện chức năng củamình mà không có sự chậm trễ không cần thiết

Tính đầy đủ dữ liệu

- Các nhà cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng có thể thu thập và

xử lý tất cả các thông tin liên quan cần thiết để thực hiện các mụcđích hợp pháp của họ Thông tin liên quan bao gồm cả dữ liệu tiêucực và tích cực, cũng như bất kỳ các thông tin khác được coi là

Trang 29

thích hợp đối với hệ thống thông tin tín dụng, phù hợp với nhữngyếu tố được đề cậptrong các nguyên tắc chung khác

- Các nhà cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng cần thiết lập cácquy tắc rõ ràng về dữ liệu đầu vào tối thiểu và các dữ liệu đầu vàoCác nhà cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng Ở mức tối thiểu, cácyếu tố dữ liệu được thu thập bao gồm, thông tin nhận dạng, thôngtin về tín dụng bao gồm cả số tiền ban đầu, ngày khởi xướng, ngàyđến hạn, số tiền còn nợ, hình thức vay, thông tin vỡ nợ, dữ liệu nợquá hạn Lý tưởng nhất là bao gồm các công cụ giảm thiểu rủi ro tíndụng như bảo lãnh, thế chấp và ước tính giá trị của chúng

Thu thập dữ liệu trên cơ sở hệ thống từ tất cả các nguồn có liên quan và có sẵn

- Các nhà cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng có thể thu thậpthông tin từ tất cả các nhà cung cấp dữ liệu có liên quan, trong giớihạn quy định theo luật

- Các nhà cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng có thể truy cậpnguồn dữ liệu khác có liên quan, trong giới hạn quy định theo luật

Lưu trữ dữ liệu

- Số liệu thu thập bởi các hệ thống thông tin tín dụng nên có sẵncho người sử dụng trong một khoảng thời gian phù hợp với mụcđích sử dụng của dữ liệu

- Có các quy định rõ ràng liên quan đến phương pháp xác địnhngày hoặc sự kiện cụ thể khi việc cung cấp dữ liệu chấm dứt

Trang 30

Nguyên tắc 2: Hệ thống thông tin tín dụng cần có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an ninh, độ tin cậy, và có hiệu quả

Các biện pháp an ninh

- Các thành viên của hệ thống thông tin tín dụng phải bảo vệ dữliệu, chống thất thoát, sai lệch, tiêu hủy, lạm dụng hoặc truy cập phipháp

Độ tin cậy

- Các nhà cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng phải thực hiệncác biện pháp kinh doanh liên tục thích hợp để đảm bảo rằng cácdịch vụ của họ luôn ở tư thể sẵn sàng phục vụ cho người dùng màkhông có bất kỳ sự gián đoạn đáng kể nào

Tính hiệu quả

- Các nhà cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng nên cố gắng đạthiệu quả cả từ triển vọng hoạt động cũng như từ góc độ chi phí, lientục đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng và tiêu chuẩn cao vềtrình độ phục vụ

Nguyên tắc 3: Cơ chế quản trị của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng và các nhà cung cấp dữ liệu phải đảm bảo trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và hiệu quả trong việc quản lý các rủi ro liên quan đến việc kinh doanh và công bằng tiếp cận thông tin của người sử dụng.

Trách nhiệm giải trình của cơ chế quản trị

- Các nhà cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng và các nhà cungcấp dữ liệu thông tin tín dụng cung cấp dữ liệu phải đảm bảo trách

Trang 31

nhiệm giải trình của ban điều hành và của các thành viên hội đồngquản trị nếu có Điều này nên bao gồm kiểm toán hoặc đánh giá độclập.

Tính minh bạch của cơ chế quản trị

- Cơ chế quản trị của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin tín

dụng và các nhà cung cấp dữ liệu thông tin tín dụng phải đảm bảocông khai kịp thời và chính xác các vấn đề liên quan liên quan đếnđơn vị và hoạt động của đơn vị

Hiệu quả của cơ chế quản trị trong việc đảm bảo quản lý rủi ro liên quan đến việc kinh doanh một cách phù hợp

- Công tác quản lý của nhà cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng

và các nhà cung cấp dữ liệu cần nhận dạng tất cả các rủi ro có liênquan mà tổ chức có thể đối mặt Các kết quả phân tích rủi ro nàyphải được báo cáo theo định kỳ cho cơ quan lãnh đạo cao nhất của

tổ chức

- Để giải quyết đúng cách và giảm thiểu rủi ro, các nhà cungcấp dịch vụ thông tin tín dụng và các nhà cung cấp dữ liệu thông tintín dụng cần thành lập các cơ chế kiểm soát nội bộ và cơ chế quản

Trang 32

một cách công bằng Mục tiêu này không bị ảnh hưởng bởi cơ cấu

sở hữu của các nhà cung cấp dịch vụ

Nguyên tắc 4: Khung pháp luật và quản lý chung đối với hệ thống thông tin tín dụng phải rõ ràng, có thể dự đoán, không phân biệt đối xử, phù hợp và hỗ trợ quyền của người tiêu dùng Khuôn khổ pháp luật và quản lý bao gồm các cơ chế giải quyết tranh chấp tố tụng hoặc ngoài tố tụng có hiệu quả.

Tính rõ ràng và khả năng dự đoán

- Khung pháp luật và quản lý phải rõ ràng, đầy đủ, giúp các nhàcung cấp dịch vụ, các nhà cung cấp dữ liệu, người sử dụng và cácchủ thể dữ liệu lường trước hậu quả mà hành động của họ có thểmang đến

- Các thuật ngữ sử dụng trong khuôn khổ pháp luật và quản lý,bao gồm cả các quy tắc và tiêu chuẩn khác, phải nhất quán ở cấp độtrong nước

- Hiểu biết của cộng đồng về pháp luật và các quy định của hoạtđộng thông tin tín dụng góp phần tăng sự rõ ràng và khả năng dựđoán của khuôn khổ pháp luật và quản lý

Tính không phân biệt đối xử

- Việc cung cấp và truy cập dữ liệu nên được thiết lập một cáchcông bằng, đáp ứng quy tắc công bằng, không phụ thuộc vào bảnchất của những người tham gia

- Nghĩa vụ về chất lượng dữ liệu, các biện pháp an ninh vàquyền lợi người tiêu dùng nên được áp dụng như nhau cho tất cả các

Trang 33

nhà cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng, các nhà cung cấp dữ liệu

và người sử dụng

Tỷ lệ tương xứng

- Khung pháp luật và quản lý không nên quá hạn chế và cồngkềnh so với các vấn đề mà nó được thiết kế để giải quyết

- Luật và các quy định quản lý cần có tính thực tiễn và hiệu quả

để đảm bảo một mức độ tuân thủ cao

Quyền của người tiêu dùng và bảo vệ dữ liệu

- Các quy định về bảo vệ chủ thể dữ liệu /người tiêu dùng cầnđược xác định rõ ràng Ở mức tối thiểu, các quy định này bao gồm:(i) quyền phản đối về việc thông tin của họ được thu thập vì cácmục đích nhất định và/hoặc sử dụng cho mục đích nào đó; (ii)quyền được thông tin về các điều kiện thu thập, xử lý và sử dụng dữliệu về họ; (iii) quyền truy cập dữ liệu về họ định kỳ với mức phíthấp hoặc miễn phí; và (iv) quyền nghi ngờ tính chính xác của thôngtin về họ

-Khung pháp luật và quản lý của hệ thống thông tin tín dụngcần phải giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan liên quan đến bímật của chủ thể dữ liệu, đặc biệt là nếu các vấn đề đó không đượcđiều chỉnh bởi một đạo luật bảo vệ dữ liệu cá nhân hoặc pháp luậttương tự khác

Giải quyết tranh chấp

Trang 34

- Quy trình giải quyết tranh chấp nên được quy định trong cácluật điều chỉnh hoạt động thông tin tín dụng hoặc trong các quy địnhđộc lập khi các luật đó chưa có

-Các nhà cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng và các nhà cungcấp dữ liệu cần cảnh báo cho tất cả các trường hợp người sử dụng,khi các chủ thể dữ liệu có liên quan đến tranh chấp với các nhà cungcấp dữ liệu

- Các nhà cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng và các nhà cungcấp dữ liệu cần hợp tác trong việc đạt được một giải pháp nhanhchóng cho các tranh chấp

- Khung pháp lý cần cung cấp cơ chế thực thi phù hợp, bao gồmbồi thường cho các chủ thể dữ liệu bị tổn hại

Nguyên tắc 5: Cần tạo điều kiện cung cấp dữ liệu xuyên quốc gia khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đưa ra và ở những nơi phù hợp.

Điều kiện tiên quyết cho việc truyền dữ liệu tín dụng xuyên

quốc gia

- Tính khả thi hoặc mong muốn truyền dữ liệu xuyên quốc giaphải dựa trên phân tích chi phí-lợi ích có xem xét các điều kiện thịtrường, mức độ hội nhập kinh tế và tài chính, các rào cản pháp lý,

và nhu cầu của người tham gia

- Tiêu chuẩn hóa định dạng dữ liệu và các thủ tục cần được đẩymạnh để tạo điều kiện truyền dữ liệu tín dụng xuyên quốc gia

Các yêu cầu truyền dữ liệu tín dụng xuyên quốc gia

Trang 35

- Khi thực hiện truyền dữ liệu xuyên quốc gia, các nguồn gốcrủi ro tiềm tàng có thể phát sinh nên được nhận dạng và quản lýthích hợp

- Cần có một khuôn khổ hợp tác và phối hợp giữa các cơ quanquản lý và giám sát có liên quan

1.2.2 Hoạt động của Trung tâm thông tin Tín dụng Quốc gia

Hoạt động chính của trung tâm thông tin tín dụng bao gồm cáchoạt động liên quan đến TTTD, đó là: thu thập thông tin, xử lý vàphân tích thông tin, lưu trữ thông tin, cung cấp thông tin

“Thông tin tín dụng là những thông tin về khách hàng có quan

hệ tín dụng với tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngânhàng và các thông tin khác liên quan đến khách hàng trong quan hệtín dụng với các tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngânhàng”

1.2.2.1 Hoạt động thu thập thông tin

Những vấn đề cơ bản có liên quan trực tiếp đến hoạt động thuthập thông tin bao gồm: nguồn thu thập, cơ sở pháp lý của việc thuthập tin, phương pháp thu thập, trách nhiệm của người cung cấp tin,phí thu thập thông tin

a.Nguồn thu thập thông tin

Nguồn TTTD được thu thập từ rất nhiều nơi, rải rác ở các cơquan, đơn vị khác nhau Để có thể thu thập, tổng hợp được, trungtâm TTTD phải tổ chức điều tra hoặc xây dựng mạng lưới thu thập.Nhưng nếu trung tâm TTTD tự điều tra, thu thập thì sẽ rất khó khăn

Trang 36

do phải tổ chức bộ máy cồng kềnh, tốn kém Do vậy, họ thường thuthập thông tin từ các TCTD, cơ quan của Chính phủ và các cơ quankhác.

Về lý thuyết, trung tâm TTTD có thể thu thập thông tin mộtcách hợp pháp từ các nguồn sau:

- Từ cơ quan Nhà nước: Cơ quan thành lập doanh nghiệp, cơquan cấp giấy phép kinh doanh, cơ quan Thuế, Tòa án, Kiểm toán,Công an…việc thu thập được thực hiện theo Luật thông tin

- Từ các TCTD nơi khách hàng mở tài khoản theo luật ngânhàng hoặc luật thông tin

- Từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng

- Từ doanh nghiệp vay vốn

- Từ các phương tiện thông tin đại chúng: internet, sách, báo,tạp chí, các ấn phẩm thông tin… đây là các nguồn tin công khai

- Từ các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, theo thỏa thuậnhoặc theo hợp đồng trao đổi thông tin phù hợp với luật pháp vàthông lệ quốc tế

Dựa trên cơ sở pháp lý của việc thu thập thông tin, người cungcấp tin phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho trung tâm TTTDtheo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật Thông tin cungcấp phải đảm bảo trung thực, chính xác, kịp thời Người cung cấptin phải chịu trách nhiệm về các thông tin của mình, được hưởng phíthu thập thông tin theo thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật

b.Phương pháp thu thập thông tin

Trang 37

Đối với nguồn thông tin thường xuyên: Trung tâm TTTD có thể

ký kết thỏa thuận hoặc hợp đồng thu thập thông tin với một số nguồn

có thể cung cấp thông tin thường xuyên như: cơ quan thành lậpdoanh nghiệp, TCTD, các cơ quan thông tin đại chúng…

Đối với nguồn thông tin không thường xuyên: Do khó có thể kýđược hợp đồng cung cấp thường kỳ đối với các doanh nghiệp, tòa

án, cơ quan thuế, an ninh, kiểm toán, cơ quan thông tin nước ngoài,nên trung tâm TTTD chỉ có thể thỏa thuận hoặc hợp đồng cam kếtsẵn sàng cung cấp thông tin cho trung tâm TTTD khi có yêu cầu.Trong các trường hợp này có thể tổ chức thu tin qua mạng máy tínhhoặc các hình thức văn bản, fax, điện thoại hoặc các nhân viên thu tinphải đến tận nơi thu tin

1.2.2.2 Hoạt động xử lý, phân tích thông tin

Trung tâm TTTD phải kiểm tra nguồn xác thực và tính chínhxác, đúng đắn của thông tin thu thập được trước khi đưa vào phântích, tổng hợp và lưu trữ, tránh hiện tượng sai xót ngay từ khâuthông tin đầu vào Việc kiểm tra có thể kết hợp bằng máy tính vàbằng phương pháp chuyên gia

Xử lý phân tích thông tin là khâu quan trọng, quyết định đếnchất lượng thông tin cung cấp ra Cùng những thông tin đầu vào nhưnhau nhưng do khâu xử lý tốt thì có thể đưa ra nhiều sản phẩm thôngtin khác nhau có giá trị với người sử dụng Khi xử lý, phân tích kếthợp bằng cả máy tính và bằng phương pháp chuyên gia Việc phântích TTTD bao gồm các khía cạnh sau:

Trang 38

- Phân tích tình hình hoạt động doanh nghiệp, trên cơ sở đó,đưa ra bảng đánh giá xếp loại doanh nghiệp theo từng thời kỳ.

- Phân tích chất lượng tín dụng của từng khoản vay, đánh giá xếploại khoản vay theo từng thời kỳ, đưa ra những cảnh báo sớm đối vớinhững khoản vay có vấn đề

- Phân tích chất lượng tín dụng của từng TCTD và toàn hệthống ngân hàng, đưa ra những đánh giá, dự báo về chất lượng tíndụng từng thời kỳ

- Phân tích tình hình kinh tế, thị trường, kinh tế vĩ mô trong nước,khu vực và quốc tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ vàdịch vụ ngân hàng

- Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế, theo thànhphần kinh tế, theo lãnh thổ…

Trong khâu xử lý thông tin, việc đưa ra danh sách xếp loại tíndụng doanh nghiệp là rất quan trọng, đòi hỏi trung tâm TTTD phảiđầu tư nhiều thời gian, nhân lực và kinh phí… nhưng ngược lại, nógiúp các TCTD, các nhà đầu tư, nhà quản lý đưa ra quyết sách đúngđắn và có hiệu quả hơn

Phương pháp đánh giá, xếp loại doanh nghiệp và các bước phântích thông tin khác cũng tương đối khác nhau, tùy thuộc vào kinhnghiệm, yêu cầu của từng quốc gia hoặc từng chuẩn mực khu vựchay thế giới

Trang 39

1.2.2.3 Hoạt động lưu trữ thông tin

Bộ phận lưu trữ thông tin có chức năng như một ngân hàng dữliệu về khách hàng vay của từng ngân hàng hoặc toàn bộ hệ thốngngân hàng Việc lưu trữ phải đảm bảo an toàn, chính xác và dễ dàngthuận tiện cho việc tra cứu sử dụng thông tin Tại trung tâm TTTD,tất cả các thông tin, dữ liệu thu thập được, sau khi đã xử lý, phântích đều phải lưu trữ, bảo quản và bảo mật theo chế độ quy định, kể

cả với dữ liệu gốc và với chương trình phần mềm Riêng với file dữliệu phải lưu trữ bằng file nén có mã hoá ở ba vật mang tin và phải ởhai địa chỉ khác nhau để bảo đảm an toàn, an ninh và tránh rủi ro.Việc lưu trữ thông tin có ý nghĩa rất quan trọng:

Một là, tạo thành một cơ sở dữ liệu lớn, có lịch sử lâu dài, có đủ

thông tin để xem xét phân tích khách hàng vay theo quá trình, thôngqua lịch sử để dự đoán khả năng phát triển trong tương lai Mặtkhác, thông qua các số liệu tích luỹ lịch sử để đưa ra được các sốliệu thống kê về các chỉ số tài chính bình quân theo ngành, theo quy

mô doanh nghiệp Đây là các chỉ số rất quan trọng không thể thiếuđối với việc xếp loại tín dụng và cho điểm tín dụng phục vụ chotrung tâm TTTD và các tổ chức tín dụng (khi sử dụng phương phápđánh giá nội bộ)

Hai là, nó tạo thành một cơ sở dữ liệu sẵn sàng phục vụ cho

việc tự động trả lời tin bằng máy tính Hiện nay, thông qua nốimạng trực tuyến, người hỏi tin có thể trực tiếp tra cứu trên mạng đểnhận được các bản trả lời tin tự động, không có sự can thiệp của

Trang 40

người trả lời tin Đây là một xu thế mới nhằm nâng cao hiệu quảkhai thác sử dụng thông tin, nhưng nó chỉ có thể thực hiện được khi

có một cơ sở dữ liệu đáp ứng sẵn sàng

1.2.2.4 Hoạt động cung cấp thông tin

Cung cấp thông tin là khâu cuối cùng trong quy trình hoạt độngcủa trung tâm TTTD Để đưa sản phẩm thông tin đến tay người sửdụng đảm bảo an toàn, nhanh chóng, chính xác, hoạt động cung cấpthông tin cần được áp dụng kỹ thuật tin học hiện đại như mạng máytính, đường truyền file ftp, internet,

a Các sản phẩm thông tin cung cấp cho người sử dụng

Trung tâm TTTD có thể cung cấp ra rất nhiều sản phẩm dịch vụ

thông tin, trong đó, có bốn dịch vụ chính là (1) báo cáo TTTD về doanh nghiệp (2) báo cáo TTTD về cá nhân tiêu dùng, (3) xếp loại tín dụng doanh nghiệp, (4) cho điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân Ngoài ra, trung tâm TTTD còn có thể thực hiện các dịch vụ

khác như lập các báo cáo điều tra độc lập, phân tích kinh tế ngành,đánh giá dự án, đòi nợ thuê…Tuy nhiên, ranh giới giữa các dịch vụTTTD không hoàn toàn rõ ràng, dù các dịch vụ có đặc trưng riêng,phương pháp thực hiện riêng nhưng chúng lại đan xen nhau trongquy trình thu thập, xử lý, phân tích thông tin

Các sản phẩm đầu ra của trung tâm TTTD là kết quả của quátrình thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin, có vai trò rất quantrọng, quyết định đến chất lượng hiệu quả hoạt động và sự tồn tạiphát triển của hoạt động TTTD Yêu cầu với các sản phẩm đầu ra là

Ngày đăng: 26/04/2016, 11:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính
Tác giả: Frederic S.Mishkin
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 1995
2. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
3. PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình Lý thuyết tài chính – tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết tài chính – tiền tệ
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2007
4. Ngân hàng nhà nước Việt nam (2013), thông tư 03/2013/TT- NHNN, Tháng 05/2013 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế hoạt động Thông tin tín dụng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: thông tư 03/2013/TT-NHNN, Tháng 05/2013 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế hoạt động Thông tin tín dụng
Tác giả: Ngân hàng nhà nước Việt nam
Năm: 2013
5. Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tronghoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tronghoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước Việt nam
Năm: 2005
6. Ngân hàng nhà nước Việt nam (2007), Quyết định 23/2007/QĐ-NHNN, ngày 05/06/2007 của Thống đốc NHNN, ban hành quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 23/2007/QĐ-NHNN, ngày 05/06/2007 của Thống đốc NHNN, ban hành quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng
Tác giả: Ngân hàng nhà nước Việt nam
Năm: 2007
7. Ngân hàng nhà nước Việt nam (2008), Quyết định 3289/2007/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2008 của Thống đốc NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 3289/2007/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2008 của Thống đốc NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia
Tác giả: Ngân hàng nhà nước Việt nam
Năm: 2008
8. Moody's (2005), "Structured Finance Rating Transitions", ( www.moody.com ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Structured Finance Rating Transitions
Tác giả: Moody's
Năm: 2005
9. World Bank (2009), Doing business 2010 (http://www.doingbusiness.org) Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w