1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Luận án di cư mùa vụ nông thôn đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn hải phòng hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã quốc tuấn và xã quang trung, huyện an l

209 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Di cư mùa vụ nông thôn đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn Hải Phòng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quốc Tuấn và xã Quang Trung, huyện An Lão)
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Hằng, TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Luận án
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 209
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Bêncạnh đó, nghiên cứu của Luận án cũng chỉ ra các đánh giá của họ về tác động của di cư mùa vụ đến sự thay đổi trong đời sống gia đình cũng như vai trò giới của cácthành viên trong gia

Trang 1

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN –

ÐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ÐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ

14

1.1 Nghiên cứu về tác động đóng góp kinh tế từ tiền gửi của người di cư cho đến đời sống kinh tế gia đình nơi xuất cư 15

1.2 Nghiên cứu về những tác động xã hội của di cư đến các thành viên trong gia đình có người di cư 18

1.3 Nghiên cứu về chính sách đối với vấn đề di cư 27

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ÐÌNH NGƯỜI DI CƯ 34

2.1 Các khái niệm liên quan trong nghiên cứu 34

2.2 Lý thuyết về di cư và cách tiếp cận 40

2.3 Cơ sở thực tiễn 48

Chương 3: ÐẶC ÐIỂM CỦA DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN – ÐÔ THỊ 59

3.1 Những đặc điểm của hộ gia đình có người di cư mùa vụ 59

3 2 Những đặc điểm của hoạt động di cư mùa vụ 62

Chương 4: SỰ THAY ÐỔI VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ÐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ MÙA VỤ 81

4.1 Vai trò giới trong tổ chức các hoạt động kinh tế 82

4.2 Vai trò giới trong lĩnh vực nội trợ 91

4.3 Vai trò giới trong chăm sóc con cái và bố mẹ già 98

4.4 Vai trò giới trong các công việc dòng họ, cộng đồng 110

4.5 Nhận định về sự tác động của di cư mùa vụ đến gia đình 114

KẾT LUẬN 135

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 142

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 143

PHỤ LỤC 155

Trang 2

Biểu 3.1: Loại hình gia đình có người di cư mùa vụ 60

Biểu 3.2: Thống nhất ý kiến gia đình trước khi di cư 63

Biểu 3.3: Đánh giá về đóng góp kinh tế của người di cư mùa vụ 76

Biểu 3.4: Một số thay đổi trong đời sống vật chất của gia đình .79

Biểu 4.1: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động chăn nuôi và sơ chế

87

Biểu 4.2: Người quyết định mua sắm đồ đạc, vật dụng đắt tiền ……… 94

Biểu 4.3: Thời gian quen việc nội trợ của người trả lời 97

Biểu 4.4: Đảm nhiệm chính việc chăm sóc con lúc ốm 103

Biểu 4.5: Đánh giá mức độ khó của việc chăm sóc, giáo dục con cái 106

Biểu 4.6: Đánh giá mức độ khó của việc nội trợ theo giới tính của người trả lời 110

Biểu 4.7: Ý kiến của người trả lời về bình đẳng giới giữa hai vợ chồng 121

Biểu 4.8: Đánh giá về khối lượng các loại việc làm thay của người ở nhà theo giới tính người trả lời 126

Biểu 4.9: Sắp xếp, phân công việc trong gia đình khi người di cư mùa vụ trở về…… 132

Trang 3

Bảng 2.2: Một số kết quả kinh tế - xã hội của xã Quang Trung và Quốc Tuấn 53

Bảng 2.3: Diện tích đất bị thu hồi phục vụ cho làm đường cao tốc 55

Bảng 3.1: Số người di cư mùa vụ của hộ gia đình 59

Bảng 3.2: Giới tính của người di cư mùa vụ trong gia đình 62

Bảng 3.3: Các ưu tiên chính cho quyết định di cư 64

Bảng 3.4: Thời gian di cư mùa vụ chủ yếu trong năm 65

Bảng 3.5: Địa bàn làm việc của người di cư mùa vụ 66

Bảng 3.6: Nghề nghiệp của người hiện đang di cư mùa vụ trong gia đình 68

Bảng 3.7: Tần suất liên lạc với gia đình 70

Bảng 3.8: Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình có người di cư mùa vụ 72

Bảng 3.9: Số tiền đóng góp trong những tháng di cư của người di cư mùa vụ 74

Bảng 3.10: Đánh giá về điều kiện kinh tế hộ gia đình 78

Bảng 4.1: Thay đổi vai trò giới trong sản xuất, kinh doanh 83

Bảng 4.2: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động cày bừa, trồng cây, thu hoạch và phun thuốc trừ sâu trước và trong khi có người di cư mùa vụ 85

Bảng 4.3: Đánh giá mức độ khó khi gia đình đảm nhiệm thay việc sản xuất nông nghiệp theo nhóm gia đình 89

Bảng 4.4: Đảm nhiệm chính việc nội trợ trong gia đình trước và trong khi có người di cư mùa vụ 92

Bảng 4.5: Vai trò giới trong hoạt động thu chi của gia đình trước và trong khi có người di cư mùa vụ 93

Bảng 4.6: Đánh giá mức độ khó của việc nội trợ theo giới tính của người trả lời 96

Bảng 4.7: Kiểm định hồi quy tuyến tính trong hoạt động chãm sóc và giáo dục con cái trước và trong di cư mùa vụ 98

Bảng 4.8: Vai trò giới trong đảm nhiệm chăm sóc con cái trước và trong khi có người di cư mùa vụ 99

Trang 4

Bảng 4.11: Thời gian quen việc chăm sóc con cái của người làm thay theo nhóm

đình có người di cư mùa vụ 111

Bảng 4.15: Thay đổi vai trò giới trong việc họ hàng, cộng đồng 112 Bảng 4.16: Mức độ khó và thời gian quen việc khi đảm nhiệm thay việc họ

hàng, cộng đồng của người ở nhà 114

Bảng 4.17: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hưởng của di cư mùa vụ

tới quan hệ vợ chồng theo giới tính người trả lời 117

Bảng 4.18: Ý kiến của người trả lời về tình cảm vợ - chồng theo giới tính 119 Bảng 4.19: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hưởng của di cư mùa vụ

tới tổ chức đời sống gia đình theo giới tính người trả lời 123

Bảng 4.20: Ý kiến nhận định của người trả lời về ảnh hưởng của di cư mùa vụ

tới các vấn đề khác của gia đình theo giới tính người trả lời 128

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Di cư nông thôn - đô thị là xu hướng mang tính quy luật ở các quốc gia đangphát triển Ở Việt Nam, từ khi bắt đầu tiến hành đổi mới kinh tế (1986), các dòng cưnói chung (lớn, nhỏ, trong nước và quốc tế) diễn ra ngày một phổ biến và thu hútđược sự quan tâm của nhiều nghiên cứu khoa học xã hội, đặc biệt là xã hội học.Hiện nay, di cư ở Việt Nam bao gồm 3 loại hình chính: di cư lâu dài, di cưngắn hạn và di cư mùa vụ Tuy nhiên, số liệu cấp quốc gia và các nghiên cứu quy

mô lớn về di cư nội địa ở Việt Nam chưa phản ánh đầy đủ về loại hình di cư ngắnhạn và di cư mùa vụ [110; tr.07]

Nhìn chung, di cư mùa vụ nông thôn - đô thị là hoạt động góp phần cải thiệncuộc sống, nâng cao thu nhập, triển kinh tế hộ gia đình và công cuộc xóa đói giảmnghèo ở nông thôn Tuy nhiên, bên cạnh những tác động về kinh tế, di cư mùa vụcũng ảnh hưởng nhất định đến việc tổ chức đời sống gia đình người di cư tại nơi đi

Đó là những thay đổi trong quan hệ giữa các thành viên gia đình như phân công laođộng, sản xuất, công việc nội trợ, chăm sóc con cái và người cao tuổi trong gia đình,

… trong điều kiện (những) lao động trụ cột của gia đình thường xuyên phải đi làm

ăn xa nhà, chủ yếu ở các trung tâm đô thị Từ đây, cũng nổi lên vấn đề vai trò giới

và những thay đổi của vai trò này dưới ảnh hưởng và tác động hoạt động di cư mùa

vụ của các thành viên chủ chốt trong gia đình

Hoạt động di cư mùa vụ nông thôn- đô thị của người dân có đặc điểm làkhoảng cách di cư ngắn, có thể đi về trong ngày hoặc trong tuần Tuy vậy, vẫn cóthể quan sát thấy những thay đổi trong việc tổ chức đời sống gia đình người di cưtại địa phương gốc, nhằm thích nghi với điều kiện sống mới, khi có (những) laođộng chính, trụ cột của gia đình phải xa nhà một thời gian đi làm việc tại các trungtâm đô thị Đó có thể là những thay đổi trong mô hình phân công lao động giữa cácthành viên trong gia đình, đặc biệt giữa vợ và chồng, ai là người đảm nhiận cáccông việc sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, trong công việc nội trợ, chăm sóc

Trang 6

người già và trẻ em… Từ đây có thể dẫn đến sự thay đổi vai trò giới trong gia đình,ngắn hạn hay dài hạn

Tuy nhiên, cho đến nay trên cả nước cũng như tại địa bàn thành phố Hải Phòngchưa có nghiên cứu lớn và có hệ thống nào về di cư mùa vụ nông thôn – đô thị cũngnhư những ảnh hưởng của nó đến vai trò giới trong gia đình Hơn thế nữa, cácnghiên cứu về giới trong di cư nói chung thường tập trung nhiều đến hình thức di cưlâu dài, di cư cùng gia đình và nhấn mạnh nhiều đến vấn đề phụ nữ di cư ở đô thị [] [].Bên cạnh đó, bởi tính “động bất định” của loại hình di cư này mà số liệu thông kê củathành phố và của cấp huyện, xã đều không có, chính vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đềxoay quanh di cư mùa vụ nông thôn – đô thị càng trở nên cần thiết

Từ thực tế tìm hiểu, nhiều địa bàn của Hải Phòng có hiện tượng di cư mùa vụvới số lượng người không nhỏ Trong số đó, huyện An Lão là một huyện thuần nôngvới số lượng di cư mùa vụ tăng nhiều trong hơn 5 năm trở lại đây Việc thu hẹp dầnđất canh tác cho các dự án xây đường cao tốc, các nhà máy, xí nghiệp khiến nhiềungười dân rơi vào tình trạng thiếu/mất đất canh tác, đồng nghĩa là thiếu việc làm vàthời gian nông nhàn kéo dài Hệ quả là nhiều người dân hoặc là làm thêm nghề kháchoặc là di cư đi xa kiếm việc làm Tuy vậy, việc coi nông nghiệp là sinh kế, là thẻ

“bảo hiểm” của mình vốn đã ăn sâu trong suy nghĩ của nhiều người dân nông thônnên tại địa bàn nghiên cứu, phần lớn người dân thường chọn di cư ngắn hạn, theomùa vụ Khác với các báo cáo nghiên cứu kết quả di cư cấp Quốc gia về hiện tượng

“nữ hoá di cư” [75] [], địa bàn nghiên cứu của Luận án có những đặc điểm khác biệtnhất định về giới tính của người di cư, tần suất có mặt ở nhà của người di cư, sựphân công lao động trong gia đình và một số vấn đề khác Một trong số đó là việcphân công lại lao động trong gia đình khi lao động chính di cư Làm sao để có thểthay thế các công việc cũ của lao động chính? Làm sao có thể thích nghi và hoànthành tốt các công việc đó? và làm sao để đảm bảo gia đình luôn ổn định, đoàn kết

và bền vững là những câu hỏi cần nghiên cứu làm rõ

Di cư mùa vụ nông thôn – đô thị nhìn chung đã góp phần nâng cao thu nhậpcho gia đình, cải thiện chất lượng sống và cũng giải quyết việc làm trong thời gian

Trang 7

nông nhàn Nhưng nó cũng có thể tạo ra nhiều vấn đề văn hóa - xã hội phức tạp gắnvới gia đình người di cư Một trong số đó là việc phân công lại lao động trong gia

đình khi lao động chính di cư Vì lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Từ thực trạng di cư mùa vụ nông thôn - đô thị tại địa bàn nghiên cứu chỉ ranhững ảnh hưởng của nó tới sự thay đổi vai trò giới trong gia đình người di cư

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ đặc điểm của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị tại địa bàn nghiên cứu

- Chỉ ra ảnh hýởng của di cư mùa vụ đến những thay đổi về vai trò giới trongcác gia đình có người di cư mùa vụ

- Đề xuất những khuyến nghị có liên quan đến việc quản lý di cư mùa vụ ở địabàn nghiên cứu và nhận thức về bình đẳng giới trong điều kiện của các gia đình cóngười di cư

3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đặc điểm di cư lao động mùa vụ nông thôn - đô thị tại Hải Phòng

- Ảnh hưởng của di cư mùa vụ tới sự thay đổi về vai trò giới trong gia đình cóngười di cư ở nông thôn Hải Phòng

3.2 Khách thể nghiên cứu

Hộ gia đình của người di cư mùa vụ hai xã Quốc Tuấn và Quang Trung, huyện

An Lão, thành phố Hải Phòng

3.3 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: trong phạm vi khảo sát (2014 - 2016)

- Về không gian: xã Quốc Tuấn và Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng

- Về nội dung nghiên cứu: trong phạm vi mối quan hệ giữa di cư mùa vụ và vaitrò giới trong các gia đình có người di cư mùa vụ ở địa bàn nghiên cứu

4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Trang 8

4.1 Câu hỏi nghiên cứu

Luận án hướng tới việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:

- Hộ gia đình có người di cư mùa vụ có những đặc điểm gì (về nhân khẩu xãhội, về các hoạt động kinh tế - xã hội)?

- Di cư mùa vụ nông thôn – đô thị ảnh hưởng như thế nào tới việc thay đổi vaitrò giới trong gia đình?

- Cần phải làm gì để các gia đình có người di cư mùa vụ đảm bảo sự ổn định,bền vững về kinh tế và đời sống gia đình?

4.2 Giả thuyết nghiên cứu

- Phần lớn người di cư mùa vụ là nam giới và đi làm xa nhà trong khoảng thờigian ngắn

- Các gia đình có người di cư mùa vụ có những thay đổi trong vai trò giớinhưng chưa bền vững

- Những thay đổi vai trò giới trong gia đình là khác nhau tùy thuộc vào ai làngười di cư mùa vụ trong gia đình (vợ/ chồng/ cả hai)

- Những thay đổi vai trò giới trong gia đình người di cư mùa vụ là không bềnvững, nhưng vẫn góp phần vào những thay đổi trong dài hạn

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Tác giả triển khai phương pháp thu thập thông tin áp dụng với người trả lời (vợhoặc chồng của các gia đình có người di cư mùa vụ) với mục đích đo lường nhậnthức, thái độ của họ về sự thay đổi vai trò giới khi có lao động chính di cư Bêncạnh đó, nghiên cứu của Luận án cũng chỉ ra các đánh giá của họ về tác động của di

cư mùa vụ đến sự thay đổi trong đời sống gia đình cũng như vai trò giới của cácthành viên trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu

Trong nghiên cứu thường có hai cách tiếp cận: tiếp cận “trước - sau” và tiếpcận “có – không” Luận án sẽ so sánh sự thay đổi vai trò giới trong gia đình theothời gian trước và trong khi gia đình có người di cư mùa vụ nên sẽ chọn cách tiếpcận “trước – sau” (trong Luận án sẽ sử dụng cụm từ “trước – trong” cho phù hợp vớimục đích nghiên cứu), theo đó sẽ tập trung đo lường các quan hệ gia đình của người di

cư (đặc biệt là quan hệ vợ - chồng) trước và trong khi có người di cư mùa vụ

Quá trình lập danh sách tổng thể và mẫu khảo sát cũng như việc thu thập dữliệu về vấn đề di cư mùa vụ có những trở ngại nhất định Người di cư mùa vụthường khá “cơ động” và việc di chuyển thường mang tính chất “tự phát” nên việc

Trang 9

quản lý nhân khẩu và công tác thống kê về dân số của địa phương gặp nhưng trởngại nhất định Do đó, việc tập hợp và chọn mẫu của Luận án không tránh khỏinhững khó khăn Để thực hiện việc tìm hiểu sự thay đổi vai trò giới trong gia đình

có người di cư và một số so sánh bước đầu về vai trò giới ở các gia đình có vàkhông có người di cư mùa vụ, Luận án sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơngiản, không mang tính đại diện tổng thể

Từ danh sách tổng thể gồm 677/1222 hộ gia đình có người di cư mùa vụ của 2

xã Quốc Tuấn và Quang Trung chọn ra các hộ đưa vào mẫu theo bước nhảy là 02.Kết quả đã chọn được 338 hộ gia đình, trong đó đạt đủ yêu cầu đơn vị mẫu là 300

hộ (người trả lời là vợ hoặc chồng của người di cư mùa vụ, chỉ lấy các hộ gia đình

có đầy đủ vợ chồng, trong đó có 1 hoặc 2 người di cư mùa vụ, gia đình có con nhỏdưới 15 tuổi) Cách lấy mẫu được mô tả như sau:

Số hộ: 529]

Huyện An Lão Dân số: 12,224 người

Trang 10

Mẫu khảo sát của đề tài có một số đặc điểm nhân khẩu học như sau:

71,3% số người được hỏi là nữ, còn lại là nam giới Trên thực tế, số người di

cư mùa vụ là nam ở địa bàn nhiều hơn nữ giới (thường cao gấp 3 - 4 lần nữ giới).Theo phản ánh của người dân cũng như cán bộ xã, từ khi có hiện tượng di cư đếnnay, phần lớn người di cư đều là nam giới, cụ thể hơn là người chồng, tỉ lệ nữ di cư

và số gia đình có cả 2 vợ chồng di cư cùng lúc tưõng đối ít

Các hộ gia đình tham gia vào điều tra sinh sống ở các xã khác nhau, vì đề tài chọnmẫu ngẫu nhiên nên có thể thấy số lượng các hộ có người di cư mùa vụ ở các xã khônggiống nhau Các thôn Câu Hạ A, Câu Hạ B, Tân Trung (xã Quang Trung) có tỉ lệ hộ giađình có người di cư mùa vụ cao hơn cả, lần lượt là 12,7%, 13,3% và 13% Sau đó làcác thôn Câu Đông (xã Quang Trung) với 10,7%, thôn Đông Nham (xã Quốc Tuấn)với 9,7%

Quy mô gia đình của hai xã Quang Trung và Quốc Tuấn gần đạt mức tưõngđương với quy mô chung của hộ gia đình Việt Nam là 4,32 người/hộ Phần lớn các

hộ gia đình chung sống 2 – 3 thế hệ, theo đó 264 hộ (88,0%) chung sống 2 thế hệ và12,0% chung sống 3 thế hệ Kết quả này phù hợp với các báo cáo về quy mô và sốthế hệ trong gia đình tại các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở các năm 2009, 2014cũng như các kết quả thống kê về di cư qua các nãm 2004, 2015 Nhìn chung, việcchung sống nhiều thế hệ có thể tạo nên bối cảnh khiến các thành viên tưõng trợnhau nhiều hơn khi gia đình có người di cư mùa vụ

Người trả lời có độ tuổi trung bình 32,36, không có ai trên 60 tuổi tham giavào khảo sát Đây là độ tuổi lao động điển hình của con người

50,3% người trả lời đã từng di cư mùa vụ hiện đang ở nhà, trong khi đó, 32,3%người trả lời chưa từng di cư mùa vụ, đặc biệt 17,3% người trả lời hiện đang di cưmùa vụ Kết quả này giúp cho đề tài có được các thông tin về người di cư, các vấn

đề liên quan đến sự thay đổi vai trò giới ở nhiều góc độ khác nhau

Trang 11

MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA MẪU KHẢO SÁT

Số người

Tỷ lệ (%)

1 Nõi cư trú của hộ gia đình Thôn

7 Người được hỏi là

Người từng di cư mùa vụ

Người đang di cư mùa vụ 52 17,3Người ở nhà không di cư

8 Quy mô hộ gia đình

(số người trung bình mỗi hộ) 4,32 người/hộ

Trang 12

5.2 Phương pháp nghiên cứu định tính

Để làm rõ hơn các nội dung trong phỏng vấn bằng bảng hỏi cũng như góp phầntìm hiểu sâu sắc hơn về tính chất, đặc điểm của vấn đề di cư mùa vụ và sự thay đổi vaitrò giới trong gia đình có người di cư, từ danh sách các hộ, tác giả chọn ngẫu nhiên 20người để tiến hành phỏng vấn sâu Các đối tượng phỏng vấn sâu là những cá nhân có

sự hiểu biết nhất định dối với các vấn đề mà Luận án muốn làm rõ, trong đó:

- 10 người trong các gia đình không có người di cư mùa vụ để có thể nhìnnhận một số khác biệt về phân công lao động theo giới giữa loại hình gia đình nàyvới gia đình có người di cư mùa vụ

- 08 người trong các gia đình có người di cư mùa vụ gồm 04 người hiện đang

di cư và 04 người hiện đang ở nhà Các câu hỏi hướng tới mục đích làm sâu sắc hơnthực trạng và các vấn đề có liên quan đến đời sống nói chung cũng như sự phâncông lao động về giới trong các gia đình trước và sau khi có người di cư mùa vụ

- 02 cán bộ xã để làm rõ các vấn đề về thực trạng thu hồi đất cũng như một sốvấn đề kinh tế - xã hội có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Các thông tin thu được thể hiện rõ ràng hơn quan điểm, thái độ của các giađình đối với sự phân công lao động và vai trò giới ở 4 lĩnh vực: sản xuất kinh tế; nộitrợ; chãm sóc con cái và bố mẹ già; việc dòng họ và cộng đồng Qua phỏng vấn 2cán bộ xã đã cung cấp những thông tin quan trọng có liên quan ít nhiều đến các vấn

đề kinh tế, môi trýờng, an sinh xã hội cũng như thực trạng việc làm và đời sống nóichung của người dân ở địa phương Bên cạnh đó, nội dung của các phỏng vấn sâucũng giúp luận án có những căn cứ để đánh giá rõ hõn về nguyên nhân di cư, thựctrạng việc làm tại địa phương cũng như khác biệt về vai trò giới giữa gia đình cóngười di cư mùa vụ và không có người di cư mùa vụ

5.3 Phương pháp phân tích nội dung tài liệu thứ cấp

Luận án sử dụng số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấulao động, thống kê dân số - việc làm về hiện tượng di cư mùa vụ nông thôn - đô thị.Đồng thời, tham khảo sách báo, tạp chí, internet để đưa ra các câu hỏi/giả thuyếtnghiên cứu và mục tiêu của đề tài

Trang 13

6 Khung phân tích và các biến số

xã hội của gia đình người di

cư mùa vụ

Trong lĩnh vực sản xuất

Trong công việc nội trợ

Trong chăm sóc con cái và cha mẹ già

Trong việc dòng họ và cộng đồng

Đặc điểm di cư mùa vụ NT - ĐT

Thay đổi vai trò giới trong gia đình

có người

di cư mùa vụ

Trang 14

Thu nhập của người di cư.

Mức sống của gia đình có người di cư mùa vụ

- Một số đặc điểm của người di cư mùa vụ

6.2.2 Biến số phụ thuộc

- Thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ

- Vai trò người ở lại trong gia đình ở 4 lĩnh vực (trong khi người di cư mùa vụvắng nhà):

+ Lĩnh vực sản xuất

+ Công việc nội trợ

+ Chăm sóc con cái và bố mẹ

+ Các công việc dòng họ và cộng đồng

- Ý kiến đánh giá của người không di cư trong gia đình

+ Nhận thức, thái độ, hành vi (người di cư, người ở nhà)

+ Khẳng định của người đi/ người ở nhà về lý do /ảnh hưởng của di cư tới thayđổi vai trò giới (để thích nghi)

+ Đánh giá về ý nghĩa của sự thay đổi, đặc điểm, xu hướng của thay đổi vai trògiới trong gia đình có người di cư mùa vụ (Ổn định bền vững hay tạm thời/từng bước thay đổi nhận thức và thúc đẩy bình đẳng giới trong hành động….)

6.2.3 Biến số can thiệp

- Chính sách kinh tế - xã hội của địa phương

Trang 15

- Phong tục tập quán tại địa phương.

- Quá trình đô thị hóa

7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa lý luận

Đề tài ứng dụng và góp phần kiểm chứng, phát triển các lý thuyết gồm: hút –đẩy, thay thế vai trò giới, chiến lược hộ gia đình; cũng như các phương pháp đặc thùcủa chuyên ngành xã hội học (bảng hỏi, phỏng vấn sâu, phân tích tài liệu) vào Luận

án Nhờ các lý thuyết và phương pháp đó, kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm sáng tỏmột số vấn đề liên quan đến sự thay đổi vai trò giới dưới tác động của di cư mùa vụ Thực tế cho thấy, một số nguyên nhân thúc đẩy hiện tượng di cư mùa vụ tại địabàn nghiên cứu có sự trùng khớp với các luận điểm trong lý thuyết hút – đẩy, trong

đó, lý do kinh tế là lý do lớn nhất thu hút và thúc đẩy người lao động di cư Bêncạnh đó, người di cư, điểm đến khi di cư và thời gian di cư thường không phải làquyết định của riêng người di cư đó, ngay cả khi cá nhân tự ý quyết định, họ vẫn có

sự tham khảo ý kiến của người thân (thường là bố mẹ, vợ hoặc chồng) có sự bànbạc và thống nhất ý kiến với người thân trong gia đình Như vậy, việc lựa chọn ai đilàm xa nhà là một kiểu chiến lược để đạt được lợi ích tối đa (phần lớn là lợi ích kinhtế) của hộ gia đình Sự vắng mặt của lao động chính (người vợ hoặc người chồng)đặt ra yêu cầu thay thế vai trò giới, gia đình phải phân công, sắp xếp lại lao độngtheo hýớng người ở nhà phải đảm nhiệm và thích nghi với một số loại việc mà trýớcđây họ chưa từng hoặc ít khi làm Vai trò giới có yếu tố hýớng tới sự bình đẳng khinam giới phải đảm nhiệm chính một số loại công việc mà người vợ vẫn thường làmtrýớc khi di cư như: nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, chãm sóc con cái

Trang 16

Kết quả của nghiên cứu có thể là tài liệu hữu ích đối với địa phương trong quátrình làm rõ thực trạng, nguyên nhân cũng như tìm kiếm giải pháp để giải quyết nhữngvấn đề có liên quan đến di cư mùa vụ Đây cũng là tài liệu có thể dùng để tham khảocho các giảng viên, học viên trong nghiên cứu về giới và về di cư ở Việt Nam.

Chương 3: Những dặc điểm của di cư mùa vụ nông thôn – đô thị

Chương 4: Sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ.KẾT LUẬN

Trang 17

Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ

VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ

Trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau mà hình thức, quy mô, tính chất di cư ởnước ta diễn ra khác nhau Trong những năm 1960 - 1980, di cư ở Việt Nam đượchiểu là di dân có tổ chức, được Nhà nước sắp xếp, vận động người dân di chuyểnvùng cư trú lên khai hoang, xây dựng những vùng kinh tế mới Di cư tự do và di cưmùa vụ vì những đặc điểm kinh tế - xã hội của thời kỳ bao cấp đã chưa được chú ýnghiên cứu Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới (1986) cho đến nay, di cư có nhiều hình thứcphong phú và có sự thay đổi mạnh mẽ về loại hình, quy mô, tính chất Với riêngluồng di cư từ nông thôn ra đô thị, kết quả Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 2014ghi nhận trong 5 năm trước thời điểm 1/4/1999, luồng di cư nông thôn – đô thịchiếm 27,1% và tăng lên 31,4% trong 5 năm trước thời điểm 1/4/2009, tuy nhiên,đến giai đoạn di cư 2009 – 2014 thì tỉ trọng luồng di cư này lại giảm xuống còn29% Mặc dù vậy, đồng bằng sông Hồng vẫn là khu vực đứng thứ 2 cả nước về thuhút luồng di cư nông thôn – đô thị (296,9 nghìn người, chiếm 18,1% tổng số người di

cư từ nông thôn đến thành thị) Nghiên cứu cũng đồng thời đưa ra kết luận: 44,8%người di cư đi với lý do tìm kiếm việc làm hoặc bắt đầu việc làm mới [76; tr.18] Điều tra về di cư nội địa quốc gia Việt Nam 2015 tại 20 tỉnh thuộc 6 vùng kinh

tế kết luận 13,4% dân số của khu vực nông thôn là người di cư, xét theo 4 luồng di

cư (Nông thôn – đô thị; Đô thị – Nông thôn; Nông thôn – Nông thôn; Đô thị – Đôthị) thì luồng di cư nông thôn – đô thị chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các dòng di cưtrong nước Điều đó cho thấy di cư góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầulao động ngày càng tăng của lực lượng lao động thành thị, đồng thời làm giảm lựclượng lao động ở nông thôn [79; tr.3]

Tuy nhiên các tác động của loại hình di cư mùa vụ đến sự thay đổi vai trò giớitrong gia đình có người di cư mùa vụ còn chưa có nhiều nghiên cứu, chỉ có một số

ít công trình và tài liệu có nội dung ít nhiều liên hệ với đề tài của tác giả Các tài

Trang 18

liệu này bao gồm các nghiên cứu trong và ngoài nước, tập trung vào một số nộidung chính như sau:

Một là: Nghiên cứu về tác động tiền gửi của người di cư đến đời sống kinh tếgia đình

Hai là: Nghiên cứu về những thách thức của các gia đình có người di cư

Ba là: Di cư và các chính sách di cư

Qua rất nhiều các nghiên cứu trước đó đều cho thấy di cư chính là cách thức

hỗ trợ gia đình, là con đường lao động giúp người di cư có thể cung cấp tài chính vàgóp phần nâng cao chất lượng sống cho gia đình Tuy nhiên, di cư (đặc biệt là di cưlâu dài) có tác động không nhỏ đến việc tổ chức cuộc sống và phân công công việcgiữa các thành viên trong gia đình Sự thiếu vắng một hay nhiều lao động chính sẽkhiến gia đình họ phải đối mặt với những thách thức về tổ chức cuộc sống, thựchiện các chức năng gia đình Để giải quyết những tồn tại đó, các công trình nghiêncứu trước đây đều ít nhiều đề cập và phân tích những điểm còn hạn chế về mặtchính sách có liên quan đến di cư lao động và đưa ra các khuyến nghị từ góc độnghiên cứu của riêng mình

1.1 NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG ĐÓNG GÓP KINH TẾ TỪ TIỀN GỬI CỦA NGƯỜI DI CƯ CHO ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ GIA ĐÌNH NƠI XUẤT CƯ

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều nhìn nhận nhóm di cư như một nhóm

xã hội đặc thù, một bộ phận dân cư quan trọng có xu hướng ngày càng gia tăng Cácphân tích cũng chỉ ra rằng về mặt khách quan, công nghiệp hóa, đô thị hóa là tácnhân cơ bản làm xuất hiện dòng di cư ngày càng cao từ nông thôn ra đô thị Bêncạnh đó, mặt chủ quan là do sự thiếu thốn về đời sống vật chất, do trình độ học vấn, áplực dân số trong đó, yếu tố kinh tế (nhu cầu tăng thêm thu nhập) được nhấn mạnh vàđược coi nguyên nhân chủ đạo khiến người dân nông thôn quyết định di cư

Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng các nghiên cứu về khoản đóng góp kinh

tế (thông qua tiền gửi về) của người di cư đối với đời sống kinh tế của gia đìnhtương đối nhiều Trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2003) tại khu vực châuPhi đã chỉ ra tác động của di cư thông qua tiền gửi của cả nam và nữ về cho gia

Trang 19

đình Theo đó, lượng tiền gửi về là một trong những đóng góp dễ dàng nhận thấynhất, khẳng định tính tích cực trong vai trò người di cư giúp gia đình cải thiện đờisống kinh tế, chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng giáo dục cho các thànhviên Báo cáo cũng đồng thời chỉ ra ba tác động quan trọng của tiền gửi như sau: 1/Cải thiện mức sống cho các thành viên; 2/ Cải thiện vấn đề sức khỏe và giáo dục; 3/Tạo nên nguồn lực vật chất tài chính cho hộ gia đình Số tiền đóng góp của người di

cư không chỉ để gửi tiết kiệm mà còn được sử dụng để đầu tư vào nhiều việc khácnhư: mua sắm vật dụng đắt tiền, đầu tư mua đất đai, nhà cửa Từ thực tế đó có thể thấy

di cư không chỉ là hoạt động sống mà còn là một phần chiến lược sống của hộ gia đình.Hơn thế nữa, di cư cũng có thể coi là một hình thức góp phần đảm bảo an toàn cho đờisống gia đình, là “thẻ bảo hiểm” giúp họ giảm bớt những khó khăn về kinh tế [144].Cùng thời điểm năm 2003, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng tiếnhành một nghiên cứu về "Đánh giá nghèo đói ở đồng bằng sông Mê - Kông" [3] đãchỉ ra rằng người di cư thường xuyên gửi một phần đáng kể thu nhập họ kiếm đượctại các thành phố về cho gia đình ở quê nhà Số tiền này giúp các thành viên giađình cải thiện cuộc sống và đó là một trong những đóng góp tích cực nhất của di cư

mà nhiều nghiên cứu ở khu vực đồng bằng sông Mê – Kông trước đó đã chỉ ra.Trong một nghiên cứu tại Ấn Độ của hai nhà nghiên cứu Priya Deshingkar vàEdward Anderson về “People on the move: new policy challenges for increasinglymobile populations,” cùng chung quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu khác khi chorằng di cư mùa vụ góp phần nâng cao thu nhập gia đình, tạo cơ hội thu hẹp khoảngcách về mức sống, điều kiện sống giữa nông thôn và đô thị [139] [140]

Qua khảo sát các quốc gia Đông Nam Á ở tiểu vùng sông Mê – Kông, nhómnghiên cứu Rosalia Sciortino, Therese Caouette và Philip Guest trong báo cáo

“Regional Integration and Migration in the Greater Mekong Sub-region: A Review”

đã kết luận rằng quá trình hợp tác kinh tế góp phần tạo thêm cơ hội việc làm, tạo radòng di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác Di cư mùa vụ xuấthiện dòng di chuyển lao động ngắn hạn từ nông thôn ra đô thị và việc di cư này giúpngười dân tăng thêm nguồn thu nhập [143]

Trang 20

Nghiên cứu tiến hành năm 2001 tại Việt Nam của nhóm Heather XiaoquanZhang, P Mick Kelly, Catherine Locke, Alexandra Winkels và W.Neil Adger về

“Structure and implications of migration in a transitional economy: Beyond theplanned and spontaneous dichotomy in Vietnam” đã thấy được tính chất tích cựctrong động cơ di cư ở người nông dân Nghiên cứu chỉ ra rằng qua di cư mà họ gópphần tạo lập nguồn vốn cho địa phương, gắn kết xã hội qua việc phát triển vốn vănhóa và phát triển con người - bởi nguồn thu nhập mà họ gửi về cộng đồng sẽ giúpnhững trẻ em được học hành đàng hoàng, giúp những người trong gia đình có điềukiện lấy chồng lấy vợ Ngoài ra, nguồn thu nhập của họ cũng giúp gia đình có thểcải tạo điều kiện vật chất như: xây nhà, mua sắm xe máy, mua sắm đồ dùng Nóimột cách khác, việc di cư của họ góp phần nâng cao mức sống, nâng cao đời sốngvăn hóa và kinh tế của địa phương [132]

Alan de Brauw and Tomoko Harigaya trong nghiên cứu “Seasonal migrationand improving living standards in Vietnam” (2004) đã khái quát tình hình di cư mùa

vụ ở Việt Nam từ những năm bắt đầu đổi mới cho đến thời điểm tiến hành điều tra[119] Nghiên cứu cho rằng kể từ năm 1992 - 1997, tỷ lệ người dân nông thôn di cưmùa vụ ra đô thị tăng gấp 6 lần, tập trung ở hai thành phố lớn nhất là Hà Nội vàThành phố Hồ Chí Minh Di cư mùa vụ ngoài việc có thể mang lại một khoản thunhập thêm vào gia đình, giảm tỷ lệ đói nghèo thì mặt khác còn giúp gia đình giảm đimột phần gánh nặng về chi tiêu trong thời gian nông nhàn, ít việc hoặc không cóviệc làm Cũng theo nghiên cứu, việc di cư mùa vụ này không thể hiện được vai tròcủa thông tin thị trường lao động về việc làm mà thông tin chính lại xuất phát từchính mạng lưới người di cư theo phương thức lan truyền giữa người này và ngườikia Nhận định đó có ý nghĩa nhất định đối với tác giả về mặt phương pháp nghiêncứu, đặc biệt trong quá trình chọn mẫu tại địa bàn nghiên cứu

Trong một nghiên cứu tiến hành năm 2008 có tên gọi “Di dân và bảo trợ xãhội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị trường” đã chỉ rõ di cư lànguồn cung cấp bảo trợ xã hội cho người ở quê nhà Những người di cư ra đô thịlàm việc phần lớn vì mục đích mưu sinh nhằm giúp đỡ người thân ở nhà Sự kết nối

Trang 21

giữa nông thôn và đô thị được thể hiện qua việc chuyển giao lao động, kết nối thôngtin giữa người di cư và người ở nhà cũng như số tiền gửi và hàng hoá mà người di

cư gửi về cho gia đình họ Nghiên cứu cũng khẳng định, lượng tiền bạc và hàng hoá màngười di cư gửi về gia đình là một trong những khía cạnh quan trọng của di cư [30] Năm 2012, nhóm tác giả Lê Bạch Dương, Nguyễn Thanh Liêm cùng các cộng

sự đã công bố kết quả nghiên cứu “Từ nông thôn ra thành phố tác động kinh tế

-xã hội của di cư” Qua khảo sát 2088 người từ các hộ gia đình có người di cư vàkhông có người di cư, các tác giả đã cho thấy di cư tác động lên nhiều lĩnh vực khácnhau ở cả nơi đi và nơi đến cả ở khía cạnh tích cực và tiêu cực Trong đó, tiền gửi

về gia đình của người di cư là một nguồn lực quan trọng trong cuộc sống, ngoàinâng cao đời sống vật chất, số tiền mà họ gửi về còn có vai trò quan trọng tronggiáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ gia đình [] Tuy nhiên, nghiên cứu này hầu hếtchỉ tập trung vào sự tác động qua lại giữa người di cư và người ở lại chứ không đềcập nhiều đến việc tổ chức đời sống gia đình hay sự thay đổi trong vai trò giới - đốitượng chủ yếu mà nghiên cứu này hướng đến

Trong các cuộc điều tra quy mô lớn về di cư ở Việt Nam, bao gồm các cuộctổng điều tra dân số và nhà ở cũng như điều tra về di cư trong nước qua các thời kỳkhác nhau, đều cho thấy các quyết định di cư được đưa ra dựa trên nhiều cân nhắc,nhưng yếu tố kinh tế và thu nhập luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu “Điều tra về di

cư nội địa quốc gia 2015: các kết quả chủ yếu” chỉ ra rằng “Lý do công việc/kinhtế” là lý do quan trọng nhất dẫn đến việc di cư, số tiền trung bình mà người di cưgửi về cho gia đình trong 12 tháng qua (tại thời điểm nghiên cứu) là 27,5 triệu đồng,92,4% người trả lời nói rằng phần lớn số tiền đó dùng chi cho sinh hoạt gia đìnhhàng ngày [; tr.58] Kết luận tương tự cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu khácnhư: “Di cư, tái định cư và biến đổi khí hậu tại Việt Nam” của Liên Hợp Quốc(2014), “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009”

1.2 NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DI CƯ ĐẾN CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ

Trang 22

Di cư lao động luôn để lại khoảng trống trong gia đình, tác động đến phâncông lao động theo nhiều chiều hướng, bao gồm khía cạnh tích cực và tiêu cực.Trong hầu hết các kết quả nghiên cứu về di cư đều chỉ ra hệ quả đó.

1.2.1 Tác động của di cư đến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

Trong các nghiên cứu về di cư nói chung, mối quan hệ giữa người di cư và vấn

đề chăm sóc con cái thường được phân tích nhiều Tuy nhiên, mối quan hệ giữa họvới vấn đề chăm sóc người cao tuổi trong gia đình lại không có đề tài nghiên cứuchuyên sâu Do đó, với riêng mối quan hệ này, tác giả sẽ chỉ điểm qua một sốnghiên cứu có đề cập đến việc chăm sóc người già

* Các nghiên cứu về chăm sóc con cái

Các nghiên cứu về di cư hầu hết đều cho thấy người di cư dù đi làm ăn xa giađình nhưng vẫn luôn giữ mối liên hệ với các thành viên khác, con cái vẫn liên hệvới bố mẹ, bố mẹ thường xuyên liên lạc, gửi tiền hoặc dành thời gian về thăm con.Tuy nhiên, mối quan hệ tình cảm có chiều hướng bị vật chất hoá khi khoảng cách và

sự quan tâm giữa hai bên không còn gần gũi như trước

Trong nghiên cứu tiến hành năm 2008 – 2009 tại Hà Nội của tác giả NguyễnThị Thanh Tâm (Viện Gia đình và Giới) về “Sự thích ứng của người di cư tự do từnông thôn ra đô thị - Nghiên cứu trường hợp Hà Nội” cho thấy, người di cư đối phóvới khoảng trống vai trò của mình trong gia đình bằng cách xây dựng chiến lược

“làm cha mẹ từ xa” [70] Phần lớn họ đều lo lắng về vấn đề cha mẹ, con cái ở nhà,

họ nhận biết rằng gia đình ở nông thôn nếu được tổ chức tốt thì bản thân họ mới yêntâm ở lại đô thị làm việc Họ thể hiện sự quan tâm của mình bằng cách gọi điện,trao đổi tình hình với ông bà, con cái hàng ngày qua điện thoại, dành thời gian vềthăm nhà khi có điều kiện và gửi quà, gửi tiền về để phần nào bù đắp những thiệtthòi của con khi thiếu vắng tình cảm của cha mẹ

Giống như nhiều quốc gia khác, rất nhiều trẻ em Việt Nam đang sống trongcác gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa nhà, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về tácđộng của quá trình đó đến sức khoẻ tinh thần của các em còn rất hạn chế Năm

2008, dự án CHAMPSEA do quỹ The Wellcome Trust của Anh tài trợ cho Việt Nam

Trang 23

đã tiến hành khảo sát định lượng 1.000 hộ gia đình ở các tỉnh Thái Bình, Hải Dương

và định tính 37 người chăm sóc chính các em nhỏ ở các hộ có người đi xuất khẩulao động ở nước ngoài Kết quả nghiên cứu cho thấy sự vắng mặt của cha/mẹ tácđộng lớn đến tình cảm của trẻ nhỏ, việc bù đắp tình cảm của cha mẹ qua hiện vậtkhông thể giúp con cái giảm đi cảm giác thiếu thốn sự gần gũi, thân mật của cha

mẹ Để hạn chế được điều đó, các gia đình có người di cư ứng phó theo nhiều cáchkhác nhau, hình thức ứng phó cũng có sự khác nhau giữa những gia đình chỉ có vợ

di cư, chỉ có chồng di cư hay cả hai vợ chồng đều di cư Trong nghiên cứu tại HàNội và Thành phố Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa di cư, sức khoẻ sinh sản vàphúc lợi gia đình, Catherine và các cộng sự (2009) chỉ ra rằng: Các gia đình có vợ

di cư, chồng ở nhà hoặc cả hai vợ chồng đều di cư thì người vợ thường phải đợi conđến tuổi đi mẫu giáo hoặc gửi cha mẹ trông con giúp; Đối với các gia đình mà cảcha mẹ và con cái đều di cư thì thông thường họ sẽ gửi con cái về quê khi con cáiđến tuổi đi học vì những khó khăn trong vấn đề xin học và học phí cùng nỗi lo concái nhiễm thói hư tật xấu []

Trên thực tế, phụ nữ di cư luôn có nhiều rào cản hơn nam giới vì vai trò giớicủa họ trong gia đình Tác giả Hà Phương Tiến và Hà Quang Ngọc trong công trìnhnghiên cứu về lao động nữ di cư tự do đã tập trung đánh giá những tác động của quátrình di cư đến nơi đi, trong đó nhấn mạnh rằng phụ nữ di cư ảnh hưởng lớn đếncuộc sống gia đình trên nhiều phương diện như: nội trợ, sản xuất nông nghiệp vàđặc biệt là vấn đề chăm sóc giáo dục con cái và tình cảm vợ chồng [84] Tuy nhiên,

đề tài này của các tác giả chú ý nhiều đến khía cạnh tác động đến các lĩnh vực củađời sống mà không phân tích sâu hơn sự thay đổi vai trò giới giữa các thành viêntrong gia đình

Những người đã làm cha mẹ khi ra quyết định di cư luôn có sự lo lắng về concái Do đó, họ thường cân nhắc kỹ nơi di cư sao cho có thể về lại gia đình khi cócần, nhất là phụ nữ Trong báo cáo của tác giả Phạm Thị Huệ về “Vai trò giới trongđộng cơ và quyết định di cư” cho thấy phụ nữ thường không di cư quá xa khỏi giađình bởi vai trò giới của họ không cho phép [] Họ thường đảm nhận trách nhiệm

Trang 24

nội trợ, chăm sóc con cái nên khó có thể đi làm quá xa và trong thời gian dài so vớinam giới.

Giống như nhiều thiết chế khác, gia đình là một thiết chế xã hội, các thànhviên trong đó đều có các vai trò và liên kết với nhau bằng các mối quan hệ xác định

Sự vắng mặt của một hay một vài cá nhân trong đó sẽ dẫn đến những nguy cơ tiềmtàng có thể phá vỡ sự ổn định và trật tự của thiết chế Nghiên cứu “Một số vấn đề xãhội của phụ nữ nông thôn lấy chồng và lao động ở nước ngoài” (2010) và “Tínhthích ứng của người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị” (2009) của Viện gia đình vàGiới đã chỉ ra rằng di cư có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ rạn nứt hoặc tan vỡ giađình do nó tạo nên sự đứt đoạn trong đời sống tình cảm giữa các thành viên, nhất làgiữa hai vợ chồng và giữa cha mẹ với con cái Thời gian các vợ chồng sống xa cáchnhau sẽ gây nên sự thiếu thốn tình cảm và nhu cầu sinh lý, từ đó có thể dẫn đến cácmối quan hệ ngoài hôn nhân Vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn khi người di cư khôngnhận thức đầy đủ về sự lây truyền các căn bệnh xã hội Tác giả Đặng Nguyên Anh(2008) trong báo cáo “Đánh giá tổn thương HIV/AIDS của lao động di cư và hậuquả đối với gia đình” tại xã Vũ Tây, tỉnh Thái Bình đã cho thấy nhiều người đi làm

ăn xa có quan hệ với gái mại dâm và nhiều người không biết phải sử dụng bao cao

su nên đã lây bệnh cho vợ mình [8]

* Các nghiên cứu về chăm sóc cha mẹ già

Mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ vốn là mối quan hệ nền tảng trong giađình Đặc biệt khi con cái trưởng thành, xây dựng gia đình riêng và sống xa cha mẹ,việc thể hiện tình cảm thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào khônggian sinh sống

Điều tra gia đình Việt Nam (2006) cho thấy sự chăm sóc của con cái đối vớicha mẹ già có ý nghĩa quan trọng, 32,1% số người trong diện khảo sát đã trả lờigiúp đỡ bố mẹ bằng cách hỗ trợ tiền bạc [] Trong một nghiên cứu với 600 ngườicao tuổi tại 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Bình và Đắk Lắk (2003) của Trung ương Hộingười cao tuổi Việt Nam cho thấy khi ốm đau, người cao tuổi thường dựa vào sự

Trang 25

giúp đỡ của con cái là chủ yếu (62,5%), nhóm người cao tuổi ở thành thị có tỉ lệđược con cháu giúp đỡ cao hơn ở nông thôn (70,5% so với 54,4%) [60].

Trong một nghiên cứu về người cao tuổi ở miền Nam Việt Nam, Barbieri(2006) đã đánh giá mức độ hỗ trợ tiền bạc và vật chất của con cái đối với cha mẹgià [120] Nghiên cứu chỉ ra rằng con cái ở xa thường gửi tiền bạc và hàng hoá đểthay thế cho hình thức chăm sóc truyền thống, con trai gửi tiền thường xuyên hơncon gái và nhóm tuổi cao hơn thường nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn Quá trình đôthị hoá mặc dù thúc đẩy di cư mạnh mẽ nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến việc

hỗ trợ của con cái đối với cha mẹ già []

Từ khảo sát về nguồn lực vật chất của người cao tuổi tại đồng bằng sôngHồng, tác giả Bùi Thế Cường (2006) chỉ ra rằng con cái không chỉ trợ giúp cha mẹgià tiền bạc hay gửi trực tiếp hiện vật, mà còn giúp cha mẹ sản xuất nông nghiệp,giúp đỡ lúc ốm đau [] Nghiên cứu cho thấy 42,8% con cái chu cấp thường xuyêncho cha mẹ, khi họ đau ốm 37,7% người già có con cái hỗ trợ tài chính chủ yếu và98,6% trong số họ được người thân trong gia đình chăm sóc Một nghiên cứu kháccủa tác giả Lê Ngọc Lân (2012) cho thấy con cái ở nhóm tuổi cao hơn có tỉ lệ hỗ trợkinh tế cho bố mẹ nhiều hơn, nếu như ở nhóm tuổi dưới 30 có khoảng 21% sốngười giúp đỡ bố mẹ thì ở nhóm tuổi 41 – 50 tỉ lệ này tăng lên 38% []

Nghiên cứu của Viện Gia đình và Giới tại Khánh Mậu (Ninh Bình 2010) chothấy phần lớn con cái sống ở gần cha mẹ, 28,4% sống ở các xã kế bên hoặc cáchuyện trong cùng tỉnh và cha mẹ nhận sự hỗ trợ từ con cái bằng nhiều hình thứckhác nhau như: hỗ trợ tiền bạc, hiện vật hay giúp sản xuất kinh doanh [110]

Tại thành phố Hải Phòng, trong năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố đãcông bố báo cáo kết quả khảo sát đất tại An Lão Nghiên cứu này tiến hành trên địabàn 3 xã (Quang Trung, Quốc Tuấn, An Thắng – huyện An Lão) với sự tham gia của

150 hộ gia đình và 12 trường hợp phỏng vấn sâu Đây là 3 xã có số đất nông nghiệp

bị thu hồi nhiều nhất nhằm phục vụ cho việc xây dựng các công trình giao thôngtrọng điểm quốc gia (bao gồm đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Dự án nâng cấpQuốc lộ 10) Nghiên cứu cũng chỉ mối liên hệ giữa việc thiếu việc làm, cách sử

Trang 26

dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng với tình trạng mâu thuẫn giữa các thành viêntrong gia đình

“Sau khi có tiền đền bù một số hộ gia đình không biết cách quản lý, các thànhviên trong gia đình không thống nhất quan điểm sử dụng tiền nên xuất hiện tìnhtrạng bạo lực gia đình” [; tr.3]

Tuy nhiên, nghiên cứu không tập trung vào khía cạnh di cư lao động cũng nhưkhông đi sâu phân tích mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có người đilàm ăn xa

1.2.2 Nghiên cứu về sự tác động của di cư đến vai trò giới trong gia đình

Một trong những vấn đề lớn nhất của di cư là sự thách thức giới tính do sựvắng mặt của lao động chính (nhất là vợ hoặc chồng) trong gia đình, điều đó khiếncho người ở lại phải ra quyết định nhiều hơn, gánh trách nhiệm nặng nề hơn

Cho đến nay, các nghiên cứu chuyên sâu về sự thay đổi vai trò giới trong giađình có người di cư trên diện rộng ở Việt nam hầu như chưa có Phần lớn cácnghiên cứu đều có quy mô nhỏ lẻ, phân tán hoặc chỉ nhắc đến mà chưa phân tích có

hệ thống và sâu hơn Trong khuôn khổ các nội dung có liên quan đến đề tài, tác giảđiểm qua một số nghiên cứu sau đây:

Các cuộc điều tra về di cư ở Việt Nam với quy mô lớn vào các năm 2004 (11tỉnh, thành) và 2015 (20 tỉnh, thành) đã cung cấp thông tin về nhân khẩu học, phântích các nguyên nhân di cư, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của người di cư,cung cấp những số liệu cho thấy hiện tượng nữ hoá di cư [] [] Tuy nhiên, cả haicuộc điều tra lớn này không tập trung vào vấn đề thay đổi vai trò giới trong gia đình

có người di cư – đối tượng mà đề tài hướng tới

Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 và 2014 ở nước ta cung cấp các sốliệu cụ thể hơn về di cư nói chung và di cư lao động nữ nói riêng Nghiên cứu chỉ rathực trạng “nữ hóa” di cư với số lượng ngày càng cao và độ tuổi ngày càng trẻ Tuynhiên, điều tra này cũng đã tái khẳng định kết luận của cuộc điều tra về di cư ViệtNam (2004): “Số liệu tổng điều tra dân số đã làm sáng tỏ một số đặc trưng củanhóm dân số di cư "lâu dài hơn" nhưng bỏ qua nhóm di cư tạm thời; đây cũng lànhóm dân số cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các nghiên cứu tiếp theo”

Trang 27

[13; tr.4] Bên cạnh đó, điều tra cũng chưa đi sâu phân tích sự thay đổi vị trí, vai tròcủa các thành viên trong gia đình có người di cư Tuy nhiên, các nhận định của điềutra đã gợi mở cho đề tài góc nhìn về phạm vi di cư và nguyên nhân dẫn đến thựctrạng đó của lao động di cư nữ.

Nghiên cứu của Dhrama Chandra (2005) về phụ nữ và nam giới di cư trênquần đảo Fiji khẳng định rằng: gia đình có đàn ông di cư thì người phụ nữ ở lại tăngthêm quyền kiểm soát và quyền quyết định mọi công việc quan trọng liên quan đếntài sản, con cái và các mối quan hệ khác Nhờ đó, người phụ nữ được tự do hơntrong nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, việc tham gia vào nhiều hoạt động cùng lúc khiếnngười phụ nữ khó có thể đảm nhiệm tốt cùng lúc trách nhiệm của mình với gia đình,

do đó họ thường tìm kiếm sự giúp đỡ từ bố mẹ trong việc chăm sóc nhà cửa và concái [124]

Ngược lại, khi người phụ nữ di cư, thách thức với người đàn ông ở lại căngthẳng hơn nhiều Từ các quan niệm truyền thống về vai trò cho thấy, nam giớithường ít làm các loại công việc liên quan đến nội trợ, chăm nuôi con, quản lý tiềnbạc Khi người vợ di cư, người chồng thường phải nhờ đến ông bà hai bên giúp đỡ.Trong nghiên cứu về “Vai trò của người chồng trong những gia đình có vợ đi xuấtkhẩu lao động” của tác giả Nguyễn Hà Đông cho thấy: vai trò của vợ và chồng có

sự biến đổi lớn khi gia đình có vợ đi xuất khẩu lao động Đầu tiên là vai trò kinh tếcủa người chồng trở nên mờ nhạt khi trụ cột kinh tế chuyển giao sang người vợ Sau

đó là sự tăng vai trò của người chồng trong lĩnh vực nội trợ, họ phải làm các loạiviệc mà trước kia 96,5% do người vợ đảm nhiệm [36]

Tương tự, từ kết quả nghiên cứu thực tế của cuộc điều tra “Gia đình nông thônBắc Bộ trong chuyển đổi” (2011), báo cáo của tác giả Trịnh Thị Lan về “Ảnh hưởngcủa di chuyển lao động mùa vụ tới đời sống gia đình nông thôn” chỉ ra rằng: nếu giađình có người vợ đi làm ăn xa, người chồng có xu hướng đảm nhiệm thay hầu hếtcác công việc mà trước đó người chồng ít khi hoặc chưa bao giờ làm như: nội trợ,chăm sóc con cái, tham dự các đám hiếu, hỉ Và ngược lại, khi người chồng đi làm

xa nhà, người vợ phải gánh vác các việc trước đó người chồng vẫn làm [] Bên cạnh

Trang 28

đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm về những gia đình có vợ xuất khẩu laođộng nước ngoài dẫn số liệu cho thấy, 56,8% số gia đình vẫn phải nhờ đến sự trợgiúp của ông bà trong việc nội trợ và chăm sóc con cái [69] Đồng quan điểm vớicác nghiên cứu khác về động cơ di cư của lao động nữ, tác giả Nguyễn Thị ThanhTâm cho rằng: "Vai trò giới có mối liên quan chặt chẽ tới động lực di cư, quyết định

di cư và tác động tới con đường di cư của phụ nữ và nam giới Quyền quyết định di

cư bị ảnh hưởng bởi chiến lược lựa chọn tối ưu của các gia đình, theo đó, người cónhiều cơ hội việc làm hơn và/hoặc có thể tích lũy nhiều tiền cho gia đình hơn sẽ làngười di cư Hạnh phúc gia đình và khoảng cách địa lý giữa nơi đi và nơi đến cũng làcác yếu tố được các gia đình cân nhắc khi quyết định di cư" [70]

Các báo cáo nghiên cứu chuyên đề của tác giả Phạm Thị Huệ (2010) về “Vaitrò giới trong động cơ và quyết định di cư” và tác giả Đặng Thanh Nhàn (2012) về

“Sự thay đổi vai trò giới trong các gia đình có vợ/chồng di cư lao động” đã đưa ranhững phân tích về các trở ngại trong quyết định di cư của nữ so với nam và sự thayđổi vai trò giới xảy ra khi nữ di cư lao động Do phải đảm nhận vai trò tái sản xuấtnhư sinh đẻ, chăm sóc con cái, nội trợ cho nên phụ nữ thường chọn những côngviệc tạo thu nhập gần nơi sinh sống của gia đình để có thể kết hợp vai trò sản xuấtvới tái sản xuất của mình Trong di cư, phụ nữ thường gặp khó khăn hơn nam giớitrong quyết định di cư do vai trò tái sản xuất của mình [41] Nếu gia đình có người

vợ đi làm ăn xa thì người chồng ở nhà thường phải làm chức năng của người vợ, kể

cả chức năng tề gia nô ôi trợ [59; tr.] Báo cáo này có những phân tích cụ thể, xác thựcgiúp cho đề tài của tác giả có thêm hướng nhìn nhận vấn đề Ngoài ra, cũng cung cấpmột số lý thuyết có liên quan cũng như những tiền đề về phương pháp luận

Sách chuyên khảo "Nghiên cứu gia đình, lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới"

đã cung cấp nhiều quan điểm và dữ liệu quan trọng về khái niệm và cách tiếp cận.Các bài viết của các nhà nghiên cứu như Mai Huy Bích, Lê Ngọc Văn, Lê NgọcHùng, Vũ Mạnh Lợi, Trần Thị Vân Anh….đã đưa ra những quan điểm về giới,những phân tích về lý thuyết nữ quyền, đặc biệt đã gợi ý cách tiếp cận giới trongnghiên cứu gia đình [107] Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận được các phân tích sâu

Trang 29

hơn về các vấn đề của gia đình trong nghiên cứu về "Gia đình Việt Nam" của nhómnghiên cứu Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu Trong nghiên cứu này,nhóm tác giả đã đưa ra một loạt những nhận định và kết luận về sự biến đổi của giađình Việt về cơ cấu, chức năng, vai trò giới theo thời gian, điều đó có ý nghĩa quantrọng đối với việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo chiều hướng trước - sau của

đề tài này [10]

Tác giả Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý trong nghiên cứu "Gia đình học" đãtrình bày và phân tích một cách hệ thống, khoa học các vấn đề của gia đình nóichung và gia đình Việt Nam nói riêng Trong đó, các tác giả đã chỉ ra vị trí, vai trò,chức năng của gia đình, các vấn đề của gia đình như giáo dục, xã hội hóa cá nhân,nghèo đói, bạo lực gia đình, sai lệch giá trị gia đình, các tác giả cũng phân tích làm

rõ sự khác nhau giữa phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình.….đặc biệt,công trình nghiên cứu này đã giúp tác giả hiểu sâu hơn về vấn đề giới trong gia đìnhhiện đại, có những nhận định riêng tốt hơn về sự thay đổi mối quan hệ giữa cácthành viên trong gia đình dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở ViệtNam [45; tr.360 – 362]

Nghiên cứu “Di cư nội địa – Những tác động đến gia đình và thành viên ở lại”của Viện Xã hội học (2009) tại Hội thảo về “Di dân, phát triển và giảm nghèo” làmột nghiên cứu có quy mô lớn trên diện rộng với 5 tỉnh và 600 hộ gia đình có người

di cư Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tác động của di cư trên cả hai chiều cạnh tíchcực và tiêu cực Liên quan đến vấn đề thay đổi vai trò giới, nghiên cứu kết luận di

cư làm biến đổi phân công lao động theo hướng bình đẳng hơn, tăng vai trò của phụ

nữ trong gia đình hơn nhưng đồng thời cũng làm xuất hiện xu hướng nữ hoá di cư,người già và trẻ em phải đảm nhiệm công việc nặng nhọc của gia đình [116]

Thông qua phân tích các chức năng, các mối quan hệ và vai trò giới trong gia đình

từ truyền thống đến gia đình hiện đại, tác giả Nguyễn Thị Hòa (2007) trong bài viết

“Giới, việc làm và đời sống gia đình: Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳđổi mới” đã cung cấp cho đề tài hướng tiếp cận giới trong gia đình có người di cư, qua

đó, xem xét sự thay đổi vai trò của người vợ và người chồng, quyền quyết định các côngviệc gia đình của hai người khi người chồng di cư ra đô thị [; tr.205]

Trang 30

Trên cơ sở phân tích số liệu cuộc điều tra "Gia đình nông thôn Việt Nam trongchuyển đổi" thuộc khuôn khổ chương trình nghiên cứu hợp tác giữa Việt Nam vàThụy Điển (dự án VS-RDE-05), tác giả Trịnh Thị Lan cho thấy: "Nếu người vợ đilàm ăn xa thì người chồng ở nhà thường phải làm chức năng của người vợ, kể cảchức năng tề gia nội trợ Từ việc đồng ruộng, chăm sóc con cái, trông nom, dọn dẹpnhà cửa đến những việc phải làm thay mặt gia đình như cưới hỏi, đám ma, họp hànhtết giỗ Phần lớn những người đàn ông trong hoàn cảnh này đều biết quán xuyến cáccông việc gia đình chu đáo [].

Trong báo cáo cấp Bộ của Viện Gia đình và Giới về “Xây dựng gia đình ởngười di cư lao động tự do” (2012) đã phân tích khá sâu sắc những tác động của di

cư đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Nghiên cứu nhấn mạnh đếnvai trò của người phụ nữ trong gia đình, những trở ngại trong quyết định di cư của

họ và những ảnh hưởng của họ đến gia đình khi họ di cư xa nhà:

Bị ràng buộc bởi các trách nhiệm trong sản xuất và trong gia đình, phụ

nữ càng tự khó quyết định di cư một mình vì sự ra đi của họ thường gâyxung đột trực tiếp với vai trò tái sản xuất - sinh con, chăm sóc con cái vànội trợ gia đình [111; tr.43]

1.3 NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ DI CƯ

Hiện nay, Việt Nam chưa có bất cứ chính sách đáng kể gì mang tính đặc thùđối với đối tượng di cư trong nước Những khung pháp lý liên quan đến di cư đượcxác định bởi Hiến pháp, một số Công ước và Tuyên ngôn quốc tế công nhận vềquyền lao động di cư trong nước vì lý do kinh tế hoặc cam kết của Việt Nam vớiquốc tế Các Luật của Việt Nam trực tiếp tác động đến người lao động gồm: Luật Laođộng, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Cư trú, Luật Dân sự, Luật khám chữa bệnh, Luận trợgiúp pháp lý, Luật Bình đẳng giới, tuy nhiên hệ thống khung pháp lý này dù chặt chẽnhưng phạm vi điều chỉnh đều chung chung, không giới hạn đối với vấn đề di cư Trong báo cáo của tổ chức Act!Aid (2012) về “Phụ nữ di cư trong nước: hànhtrình gian nan tìm kiếm cơ hội” chỉ ra rằng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giaiđoạn 2001 – 2010, vấn đề di cư tự do được nhắc đến với chủ trương kiềm chế.Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, vấn đề di cư hoàn toàn không

Trang 31

được nhắc tới Thay vào đó, Nhà nước đưa ra mục tiêu tạo việc làm và đào tạo nghềcho lao động nông thôn, ưu tiên hỗ trợ giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, hỗ trợngười nghèo và các nhóm yếu thế nhưng hoàn toàn không nhắc đến đối tượng di

cư lao động nghèo ở đô thị [; tr.65]

Từ thực tế nói trên, hầu hết các nghiên cứu về di cư ở Việt Nam không đi sâu

về chính sách mà chỉ đề cập đến các khía cạnh chính sách, khung pháp lý có tácđộng đến nội dung nghiên cứu và đưa ra các kết luận, khuyến nghị từ góc độ nghiêncứu của các tác giả

Tác giả Đặng Nguyên Anh trong nghiên cứu "Chính sách di dân trong quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi" đã đưa ra các đánh giá tổng quan vềcác chính sách di dân ở miền núi nước ta, nghiên cứu cũng phân tích thực trạng didân ở miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên, chỉ ra hiệu quả của các chính sách

di dân đối với cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội ở miền núi Cũng trong nghiêncứu này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp đối với từng loại hình di dân []

Trong cuốn "Chính sách xã hội đối với di dân nông thôn - thành thị ở ViệtNam hiện nay" của Mai Ngọc Cường (chủ biên) cùng các cộng sự tập trung khaithác khía cạnh tác động của chính sách xã hội đến việc làm, thu nhập, đời sống, tácđộng của chính sách đến nguyên nhân di cư của người lao động và ngược lại,nghiên cứu cũng phân tích làm rõ sự tác động của môi trường thể chế, tổ chức, quản

lý đến chính sách xã hội [27] Nghiên cứu cũng chỉ ra cụ thể thực trạng của từngnhóm chính sách như chính sách việc làm, thu nhập, đời sống và an sinh xã hội;thực trạng môi trường luật pháp, chính sách và tổ chức đối với di dân nông thôn -

đô thị ở nước ta Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đề ra một số phương hướng, giảipháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện chính sách xã hội đối với di dân nông thôn -

đô thị Việt Nam Công trình nghiên cứu này đã cung cấp một loạt khái niệm có liênquan đến di cư, các thông tin về chính sách xã hội với di dân nông thôn - đô thịcũng như đưa ra các phép so sánh giữa gia đình có người di cư và gia đình không cóngười di cư trên các phương diện chi giới tính chủ hộ, số nhân khẩu, chi tiêu, thunhập… có ý nghĩa lớn với đề tài của tác giả về mặt lý luận và phương pháp

Trang 32

Đề cập đến “Những khoảng trống chính sách” trong nghiên cứu “Từ nôngthôn ra thành phố - tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam”, tác giả Lê BạchDương đã phân tích chỉ ra một số những "kẽ hở" cũng như sự bất cập trong cácchính sách như bảo trợ xã hội, vấn đề hộ khẩu và một số các chính sách xã hội khác

"Các chính sách bảo trợ xã hội hiện hành không điều chỉnh để bao gồm người di cư

tự do từ nông thôn ra thành phố Quan điểm chung của nhà nước là không khuyếnkhích di cư tự do vì cho rằng hình thức này có nhiều tiêu cực đối với sự phát triển;

"Hộ khẩu được gắn chặt với nơi cư trú, nếu một người thay đổi nơi cư trú thì hộkhẩu của họ cũng phải thay đổi theo" [31; tr.145 – 166]…

Trong công trình "Bảo trợ xã hội cho người thiệt thòi ở Việt Nam" (2005), tácgiả Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh và cộng sự đã phân tích ba cấp độ của môhình bảo trợ xã hội gồm: cấp độ cao (các biện pháp nâng cao năng lực) đến trungbình (các biện pháp phòng ngừa) và cấp thấp nhất (các biện pháp bảo vệ) Các tácgiả nhấn mạnh cho đến nay, người nhập cư thường bị loại ra ngoài mọi biện phápbảo trợ cao và trung cấp Ngay cả các biện pháp cấp thấp họ cũng không đượchưởng một cách đầy đủ Vì thế yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một hệ thống bảo trợ

xã hội với mọi cấp độ và tạo điều kiện để người nhập cư, người di cư có cơ hội tiếpcận và có quyền hưởng sự bảo trợ một cách bình đẳng [29]

Tác giả Đặng Nguyên Anh trong báo cáo trình bày tại hội thảo "Di dân, pháttriển và giảm nghèo" đã chỉ ra sự bất cập về mặt chính sách đối với vấn đề di cưnhư: 70% lao động di cư không được hưởng phúc lợi gì, đa số không có hợp đồnglao động, 90% không có bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm tai nạn lao động Những trởngại trong việc khai báo cư trú dẫn đến việc người di cư gặp khó khăn trong việctiếp cận các dịch vụ nhà ở, y tế, giáo dục và họ cũng thường yếu thế trong vị thếpháp lý và không nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như lựclượng công an và các đoàn thể….Những điều này tạo nên nguy cơ gia tăng lớpngười nghèo mới ở đô thị - là nhóm người di cư từ nông thôn tới Tác giả đưa ramột số khuyến nghị như việc tách rời hộ khẩu với việc tiếp nhận các dịch vụ công,

Trang 33

Nhà nước cần có chế tài để người di cư nhận được các hỗ trợ an sinh và tiếp cận cácdịch vụ xã hội một cách công bằng [].

Năm 2015, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng đã tiến hành cuộcnghiên cứu quy mô cấp thành phố nhằm đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng caohiệu quả quản lý và chính sách xã hội đối với lao động nhập cư tại Hải Phòng [50].Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này thuần tuý mang tính chất thống kê số liệunhập cư (từ tỉnh khác đến nội đô Hải Phòng) và không đề cập đến vấn đề xuất cư từnông thôn ra đô thị mà đề tài hướng tới

Bên cạnh các công trình, tài liệu nghiên cứu và các báo cáo kể trên, một số các công trình nghiên cứu và đề tài khác có liên quan ít nhiều đến địa bàn nghiên cứu và nội dung nghiên cứu của đề tài như sau:

Số liệu thống kê về kinh tế - xã hội, dân số - lao động của thành phố cũng nhưcác báo cáo kinh tế - xã hội của huyện An Lão, xã Quang Trung và Quốc Tuấn quacác năm (2010 – 2016) cung cấp các thông tin cơ bản về tình hình phát triển kinh tế,

xã hội, dân số tại địa bàn nghiên cứu [23; 24; 25] Trong đó, “Điều tra Dân số vàNhà ở giữa kỳ 01/04/2014” của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng bước đầu đã có

số liệu về tình hình di cư trên địa bàn thành phố [81] Tuy nhiên, các số liệu đómang tính chất tổng thể, không có số liệu cụ thể ở cấp huyện, cấp xã, và không đềcập tới hiện tượng di cư mùa vụ

Báo cáo về “Các yếu tố xã hội quyết định bất bình đẳng giới ở Việt Nam” doViện Nghiên cứu Phát triển Xã hội thực hiện từ cuối năm 2012 đến năm 2015 với sốngười tham gia nghiên cứu gồm 4212 nam giới và 4212 phụ nữ trong độ tuổi 18-65 tại

9 tỉnh, thành phố đã chỉ ra sự khác nhau giữa nam và nữ trong phân công lao động đốivới các công việc cụ thể (sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, việc nhà ) và quyền ra quyếtđịnh trong các gia đình nông thôn [112; tr.104 – 115] Nghiên cứu không trực tiếp đềcập đến vấn đề di cư, nhưng đã đi sâu phân tích khía cạnh thay đổi giới trong tổ chứcđời sống gia đình nông thôn có liên quan trực tiếp tới đề tài này

Nghiên cứu về “Phụ nữ di cư trong nước: hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội”(2012) được triển khai nghiên cứu tại Hải Phòng, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí

Trang 34

Minh năm 2011, khảo sát nữ di cư từ nông thôn ra đô thị và hiện đang làm việc tạicác khu công nghiệp Kết quả nghiên cứu đã phân tích kỹ lực đẩy và lực hút trongquyết định di cư của nữ giới, bên cạnh đó, cũng chỉ ra những đặc trưng của người di

cư, phân tích nhưng khó khăn và trở ngại của họ tại đô thị Mặc dù đề tài được triểnkhai ở Hải Phòng, tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu là lao động nữ di cư thời giandài hiện đang sống ở đô thị, do đó, đề tài không đề cập trực tiếp đến vấn đề di cưmùa vụ và vấn đề giới trong gia đình nông thôn khi có người di cư []

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đinh Đặng (2010) nhằm “Đánh giá thực trạng vàđịnh hướng sử dụng đất huyện An Lão, thành phố Hải Phòng” tập trung phân tíchkhía cạnh môi trường tác động đến quá trình sử dụng các loại đất trên địa bàn huyện

An Lão [34] Nghiên cứu này cung cấp số liệu về đất nông nghiệp trong các thời kỳtrước đó so sánh với lượng đất nông nghiệp hiện tại ở địa bàn nghiên cứu của đề tài.Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 2016 huyện An Lão củaUBND thành phố Hải Phòng đã cung cấp kết quả thống kê qua bảng số liệu về kếhoạch sử dụng đất, kế hoạch thu hồi đất và kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đấtnăm 2016 của thành phố đối với các xã cụ thể (trong đó có xã Quang Trung vàQuốc Tuấn) của huyện An Lão [102]

Báo cáo nghiên cứu gần đây nhất của Sở Khoa học – Công nghệ thành phố về

“Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống trong xây dựng nông thôn mới ởthành phố Hải Phòng” (2016) đã phân tích thực trạng công tác bảo tồn và phát huygiá trị truyền thống văn hóa – lịch sử của thành phố trong xây dựng nông thôn mới[67] Nội dung chủ yếu của đề tài tập trung vào khía cạnh bảo tồn, duy trì và pháthuy các di tích lịch sử, văn hoá tại các vùng nông thôn Hải Phòng nhằm phục vụ pháttriển du lịch, do đó, kết quả nghiên cứu đó không liên quan trực tiếp đến nội dungnghiên cứu về di cư mùa vụ và sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư

Tiểu kết chương 1

Trang 35

Tổng quan tình hình nghiên cứu về di cư và sự thay đổi vai trò giới trong giađình có người di cư tập trung vào 3 hướng nghiên cứu chính: Hướng nghiên cứu vềtác động của tiền gửi đến đời sống kinh tế hộ gia đình của người di cư tập trung tìmhiểu sự tác động của tiền gửi đến việc cải thiện và nâng cao mức sống (vật chất) của

hộ gia đình và cách họ sử dụng tiền gửi để tái đầu tư cho tương lai; Hướng nghiêncứu về tác động của di cư đến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hướng đếnviệc tìm hiểu việc tác động của di cư đến tâm tư, tình cảm của người di cư đối vớicon cái và cha mẹ già (nếu có) và quan trọng nhất là tác động của di cư đến sự thayđổi vai trò giới trong gia đình; Hướng nghiên cứu về chính sách di cư nhằm tìmhiểu vai trò của chính sách đối với việc thúc đẩy hay kìm hãm quá trình di cư, cácmặt tích cực và tồn tại của chính sách đối với vấn đề di cư

Qua tìm hiểu và phân tích các nghiên cứu trước đây về các vấn đề có liên quanđến đề tài, tác giả nhận thấy hầu hết các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm về di cưđều phân tích ở nhiều góc độ, phản ánh đa dạng, nhiều chiều cạnh (cả khía cạnh tíchcực và tiêu cực) của vấn đề di cư như: nguyên nhân di cư, thực trạng di cư, cácdòng di cư, tác động của di cư đến kinh tế - văn hoá – xã hội Trong đó, nhiều đề tàinghiên cứu tập trung làm rõ sự tác động của di cư đến đời sống và mối quan hệ giữacác thành viên trong gia đình, các kết quả nghiên cứu đó đã giúp ích ít nhiều cho tácgiả về mặt lý luận, phương pháp và gợi ý về hướng tiếp cận cũng như nội dungnghiên cứu Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu riêng về dòng di cư mùa vụ từnông thôn ra đô thị hầu hết đều chưa làm rõ sự thay đổi vai trò giới trong gia đình

có người di cư, riêng ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một côngtrình nghiên cứu nào mang tính hệ thống với quy mô lớn phản ánh một cách đầy đủvấn đề di cư mùa vụ cũng như sự tác động của nó đến thay đổi vai trò giới trong giađình nông thôn

Đề tài “Di cư mùa vụ và sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư

ở nông thôn Hải Phòng hiện nay” sẽ tìm hiểu kỹ hơn các vấn đề còn chưa đượcnghiên cứu thấu đáo như sau:

Trang 36

1 – Từ các nghiên cứu về tác động của tiền gửi đến đời sống gia đình, đề tài sẽnhận định về đánh giá thực trạng sự thay đổi trong đời sống vật chất (kinh tế) củagia đình cũng như vị thế, vai trò của người di cư mùa vụ trong gia đình.

2 – Sự tác động của di cư mùa vụ đến sự thay đổi vai trò giới trong gia đình cóngười di cư, tìm hiểu sự khác nhau trong phân công công việc, khối lượng các loạicông việc trong gia đình thay đổi theo thời gian trước và sau khi có người di cư mùavụ

3 – Đề xuất một số các giải pháp nhằm phát triển ngành nghề tại địa phươngmột cách bền vững và đảm bảo sự ổn định trong cấu trúc của gia đình khi có laođộng chính làm ăn xa nhà

Trang 37

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ

VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI DI CƯ

2.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TRONG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Gia đình

Trong xã hội nông thôn, thiết chế gia đình là thiết chế quan trọng bậc nhất Giađình không chỉ quy định đặc điểm tâm lý cá nhân mà còn góp phần to lớn trong việchình thành tập thể nông thôn

* Gia đình

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, “gia đình” là tập hợp người gắn

bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thông hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làmphát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa các thành viên với nhau Từ nội dung của kháiniệm này, đề tài muốn đề cập đến sự hợp tác cùng nhau giữa các thành viên trongviệc tổ chức cuộc sống gia đình để cùng thực hiện các chức năng cơ bản như: sảnxuất kinh tế, chăm sóc con cái và cha mẹ già, quan hệ với các thiết chế khác Qua

đó, xem xét sự tác động của việc di cư mùa vụ đến việc thay đổi vai trò giới khikhuyết thiếu một hai một vài thành viên lao động chính trong gia đình

* Gia đình nông thôn

Theo nhà nghiên cứu Tô Duy Hợp, gia đình nông thôn gồm những đặc điểm sau: Thứ nhất, gia đình nông thôn có tính thuần nhất hơn về mặt chủng tộc, tâm lý,bền vững, hợp nhất và thực hiện các chức năng hữu cơ hơn so với gia đình đô thị.Thứ hai, hầu hết các thành viên trong gia đình nông thôn đều gắn bó vớinghề nông

Thứ ba, gia đình nông thôn có kỷ luật chặt chẽ và các thành viên phụ thuộc lầnnhau hơn so với gia đình đô thị

Cuối cùng, gia đình nông thôn tham gia tích cực hơn vào những lĩnh vực hoạtđộng chung, phần lớn thời gian trong ngày, các thành viên làm việc cùng nhau vàgắn với công việc của hộ nông dân [40; tr.74 – 81]

Trang 38

Khái niệm này cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đìnhnông thôn, từ đó cho thấy việc ra quyết định di cư khó có thể là quyết định từ mộtbên, một cá nhân nào mà đó là quyết định của cấp hộ gia đình.

* Hộ gia đình

Khái niệm “Hộ gia đình” hiện vẫn chưa thống nhất trong các nghiên cứu xãhội học nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung Theo điều 106 Bộ luật Dân sựViệt Nam (2005) quy định “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùngđóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủthể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này” Trong Dự thảo Luật Hônnhân và Gia đình năm 2015 gần đây khái niệm “hộ gia đình” không được nhắc tới.Dựa vào tình hình nghiên cứu thực tế, căn cứ theo khái niệm “gia đình” dựatheo khái niệm mà Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam 2014 đưa ra, Luận án xácđịnh “hộ gia đình” bao gồm các cá nhân không nhất thiết phải có quan hệ huyếtthống hay được nuôi dưỡng, mỗi thành viên trong hộ cùng đóng góp vào sinh hoạt,

ăn uống và cùng chia sẻ quyền lợi về kinh tế

2.1.2 Di cư

Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra một định nghĩa chính xác vàcũng không có một mô hình cụ thể nào về vấn đề di cư trên thế giới Tuỳ vào cáchtiếp cận và trường hợp nghiên cứu khác nhau mà các nhà nghiên cứu có cách địnhnghĩa và phân loại di cư khác nhau

2.1.2.1 Hình thức di cư và các định nghĩa về “di cư”

Tiếp cận vi mô cho rằng “di cư” đơn giản là sự dịch chuyển cư trú từ khu vựcđịa lý này sang khu vực địa lý khác, cụ thể hơn, “di cư” là sản phẩm của sự chênhlệch khác nhau giữa các khu vực về mức sống, sự chênh lệch đó tạo thành các dòng

di cư khác nhau để tạo nên sự cân bằng về dân số và kinh tế [128]

Dựa trên cách tổ chức, di cư được phân loại thành di cư tự phát, di cư đượcquản lý, di cư có sự hỗ trợ và di cư bắt buộc Trong đó, di cư tự phát là loại hình di

Trang 39

cư không có sự can thiệp của chính phủ và có thể thấy ở trong phạm vi một haynhiều quốc gia Đối lập với nó là loại hình di cư có sự quản lý của Nhà nước [127].Căn cứ vào điểm đến của di cư, người ta ra các loại hình: di cư nông thôn – đôthị; di cư nông thôn – nông thôn và di cư đô thị - nông thôn Trong đó loại hình di

cư nông thôn – đô thị phổ biến ở Việt Nam hơn cả do sự chênh lệch lớn về mức thunhập giữa hai khu vực này

Dựa vào khoảng thời gian cư trú tại nơi đến, người ta phân loại thành di cưmùa vụ, di cư tạm thời và di cư lâu dài Trong đó, di cư mùa vụ còn được gọi là di

cư tạm thời và được coi là dạng di cư theo chu kỳ Nhìn chung, di cư mùa vụ có xuhướng tăng lên ở Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác do giao thông thuậntiện, thông tin liên lạc dễ dàng và nhiều yếu tố khác Di cư chu kỳ, đôi khi còn gọi

là di cư con lắc cũng là một hình thái di cư dần trở nên phổ biến ở Việt Nam với đặcđiểm thời gian di trú có thể dao động từ vài tuần lên đến vài năm và người di cư có

ý định trở về quê nhà [104]

Ngoài ra, căn cứ vào mục đích di cư, người ta lại phân loại di cư thành: di cư

để kết hôn; Di cư để kiếm việc làm; Di cư theo chồng hoặc cha mẹ

Nhìn chung, các định nghĩa, khái niệm về “di cư” rất đa dạng và phong phúvới nhiều hướng tiếp cận khác nhau Để giải quyết thuật ngữ này, tổ chức Di dânQuốc tế đã đưa ra kết luận có tính chất tổng hợp “Di cư là sự di chuyển của mộtngười hay nhóm người, kể cả qua biên giới quốc tế hay trong phạm vi một quốc gia

Là sự di chuyển dân số, bao gồm bất kể loại di chuyển nào của con người, bất kể độdài, thành phần hay nguyên nhân Nó bao gồm di cư của người tị nạn, người lánhnạn, người di cư kinh tế và những người di chuyển vì những mục đích khác, trong

đó có đoàn tụ gia đình” [133; tr.79]

2.1.2.2 Khái niệm “di cư mùa vụ nông thôn – đô thị”

Hiện tại, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về "di cư mùavụ" Có quan điểm cho rằng di cư mùa vụ là hình thức di dân của dân cư đi tìm việc ởnơi khác trong thời gian nông nhàn, rỗi rãi hoặc chuyển đi làm săn theo mùa của một

số nghề và vẫn quay trở về nơi cũ làm việc khi có nhu cầu cần lao động [42; tr.14]

Trang 40

Theo nhà nghiên cứu Đặng Nguyên Anh, di cư mùa vụ là hình thái đặc thù của

di cư con lắc nhưng diễn ra theo chu kỳ rõ rệt hõn về mặt thời gian, theo đó di cưmùa vụ không nhất thiết nói về “mùa thu hoạch”, “vụ mùa” mà nó còn hàm ý cáchoạt động mùa vụ khác như mùa xây dựng, mùa lễ hội, mùa du lịch, mùa càphê Một số nghiên cứu dựa trên khoảng thời gian vắng mặt khỏi nõi cư trú từ 1 -3tháng như một trong những tiêu chí của di cư mùa vụ

Di cư mùa vụ diễn ra trong kỳ nông nhàn, hướng di chuyển chủ yếu là nôngthôn - thành thị Thời gian chiếm đến 2/3 số tháng trong năm Lao động ra đi vàocác tháng 1, tháng 6, tháng 9, và trở về vào khoảng tháng 5, tháng 12 hàng năm (âmlịch) Do lượng thời gian rỗi ngày càng gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, việc đilại diễn ra với khoảng cách xa hơn, phổ biến hơn với nhiều thời điểm trong nămhơn Đây là một đặc điểm mới của loại hình di dân mùa vụ Nguồn nhân công rẻ,tay nghề thấp, dễ dàng huy động này được thu hút vào khu vực kinh tế phi chínhthức, lễ hội du lịch hoặc các trang trại ở trung du, miền núi [7]

Như vậy, mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về di cư mùa vụ nhưng tựuchung lại, các tác giả nhìn nhận vấn đề này ở hai chiều cạnh: không gian và thờigian Theo đó, không gian di cư có thể là di chuyển từ địa bàn này sang địa bànkhác với khoảng cách gần (như từ xã này sang xã khác, huyện này sang huyện khác)hoặc khoảng cách xa hõn (từ tỉnh này sang tỉnh khác hoặc vùng này sang vùngkhác, có thể bao gồm cả di cư quốc tế) Về thời gian di cư, hầu hết các nghiên cứutrýớc đều chung nhận định về tính ngắn hạn của di cư mùa vụ

2.1.3 Vai trò giới

Trong khi “giới tính” là khái niệm sinh học thì khái niệm “giới” mang tínhchất xã hội “Vai trò giới “dùng để dùng để chỉ trách nhiệm, những công việc phảilàm của cả nam và nữ được phân theo giới tính của họ Chính những chuẩn mực,quy tắc ứng xử phổ biến và hệ tư tưởng của một xã hội đã quy định sự phân côngnày và theo đó, có một số công việc được phân công chủ yếu cho nữ giới và một sốcông việc khác được phân cho nam giới Đây có thể là một dạng phân chia côngviệc, vai trò cũng như vị trí xã hội giữa nam và nữ

Ngày đăng: 22/02/2023, 12:58

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w