Tiếp cận lý thuyết hút - đẩy

Một phần của tài liệu Luận án di cư mùa vụ nông thôn đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn hải phòng hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã quốc tuấn và xã quang trung, huyện an l (Trang 44 - 47)

8. Cấu trúc luận án

2.2.1. Tiếp cận lý thuyết hút - đẩy

Từ những năm cuối của thập niên 80 thế kỷ XIX, qua nghiên cứu về di cư tại các quốc gia bao gồm Anh, Mỹ, Ý, Thuỵ Sĩ, Na Uy, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...Ravenstein trong cuốn “Law of Migration” (1889) đi đến các kết luận sau:

Phần lớn di cư diễn ra ở khoảng cách ngắn; Di cư diễn ra theo nhiều bước khác nhau; Người di cư lâu dài thường lựa chọn đến các đô thị; Mỗi cuộc di cư đều tạo ra dòng di cư theo hướng ngược lại (mặc dù không nhất thiết có cùng số lượng người di cư); Cư dân vùng nông thôn di cư nhiều hơn cư dân ở thành thị; Trong phạm vi một quốc gia, phụ nữ di cư nhiều hơn nam giới nhưng nam giới di cư khoảng cách xa nhiều hơn nữ giới; Phần lớn người di cư đều là người lớn/người trưởng thành; Các đô thị nhỏ dần to dần về quy mô do vấn đề nhập cư nhiều hơn là tăng dân số tự nhiên; Di cư đồng hành cùng phát triển kinh tế; Phần lớn nguyên nhân di cư là do các vấn đề kinh tế [141].

Raveistein đưa ra mô hình “hút – đẩy” và bảy qui luật động thái dân số, trong đó, ông cho rằng di cư để tìm kiếm cơ hội mới và để gạt bỏ rủi ro ở nơi đang sống, lực hút bao giờ cũng lớn hơn lực đẩy đối với những người di cư bởi có người di cư vì họ bị đẩy khỏi nơi sinh sống. Thông thường người di cư sẽ lựa chọn giữa lực hút và lực đẩy, cuối cùng họ thường chọn lực hút bởi con người thường bị ước muốn tốt đẹp hơn thôi thúc di cư thay vì chạy khỏi tình thế không thỏa măn hiện thời.

Lực đẩy: Là những yếu tố, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa...ở vùng xuất phát (vùng xuất cư) đẩy họ ra ngoài nơi họ sinh sống. Việc không đáp ứng các nhu cầu đang sinh sống như nhu cầu vật chất, tinh thần, nhu cầu về lao động - việc làm...khiến họ phải ra đi tìm vùng đất mới nhằm thỏa măn các nhu cầu của họ.

Lực hút: Là những điều kiện, yếu tố thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa ở nơi đến (vùng nhập cư). Những điều này đã cuốn hút người di cư ở nơi khác di chuyển đến làm việc và sinh sống.

Ravenstein (1889) chứng minh rằng dòng di cư bao giờ cũng gắn với sự di chuyển đến các trung tâm công nghiệp và thương mại. Kết quả là dân cư của một nước sẽ nhanh chóng chuyển đến các vùng lân cận, các thị trấn, thị xã có tốc độ tăng trưởng cao và khoảng cách dân số ở các vùng nông thôn sẽ được bù đắp lại nhờ những người di cư từ những vùng kém phát triển hơn [141].

Tiếp nối và phát triển lý thuyết của Raveinstein, Everett S.Lee đã đưa ra các phân tích về di cư lao động được trình bày trong công trình nghiên cứu “Lý thuyết về di cư” xuất bản năm 1966 tại Mỹ. Tác phẩm này là nền tảng cho các nghiên cứu xã hội học về di cư lao động, bên cạnh việc đóng góp quan trọng về mặt lý thuyết, tác phẩm còn chứa đựng những kiến giải sâu sắc về tình hình di cư thực tế tại Mỹ và một số quốc gia trên thế giới với sự phân tích lô gíc và sâu sắc.

Ông lập luận rằng các quyết định di cư được dựa trên 4 nhóm dân tố: 1/ Các nhân tố gắn bó với nơi ở gốc; 2/ Các yếu tố gắn với nơi sẽ đến; 3/ Các trở ngại của quá trình di cư; 4/ Các nhân tố thuộc về người di cư.

Ông chỉ ra rằng quyết định di cư là quá trình lựa chọn của các cá nhân, việc đưa ra quyết định đó lại phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, tầng lớp xã hội, trình độ học vấn, quan hệ gia đình…. Tuy nhiên, tất cả người di cư đều cùng mục đích là tìm kiếm cơ hội mới và gạt bỏ rủi ro ở nơi đang sống, thông thường người di cư sẽ lựa chọn giữa lực hút và lực đẩy, cuối cùng họ thường chọn lực hút bởi con người thường bị ước muốn tốt đẹp hơn thôi thúc di cư.

Thông thường, điều kiện kinh tế khó khăn ở nơi gốc (origin) là nhân tố “đẩy”

chủ yếu của việc xuất cư, trong khi cải thiện điều kiện kinh tế của nơi đến (destination) là nhân tố “hút” quan trọng nhất của việc nhập cư. Ông tiếp tục nhấn mạnh rằng có những trở ngại và hạn chế (intervening obstacles) can thiệp đến quá trình di cư giữa nơi gốc và nơi đến của người dân. Trong số những trở ngại này là

khoảng cách, chi phí di chuyển, việc mất đi nguồn thu nhập ở nơi gốc, vấn đề nhà ở, các quy định của pháp luật về xuất nhập cư….

Như vậy, có thể xem nguyên nhân di chuyển: Nơi đi và nơi đến, cả nơi đi và nơi đến đều có lực hút và đẩy (vĩ mô), các yếu tố can thiệp (vi mô) vào các yếu tố cá nhân (trung mô). Các yếu tố tiêu cực tác động như là lực đẩy, còn các yếu tố tích cực là lực hút.

Ông cũng cố gắng xây dựng các giả thuyết xoay quanh 4 nhóm nhân tố thúc đẩy quyết định di cư [126]. Các giả thuyết đó có thể liệt kê như sau:

Một là, số lượng người di cư: thay đổi theo từng vùng, số lượng người di cư có liên quan mật thiết đến các biến can thiệp (trở ngại về quan hệ gia đình, trình độ học vấn, tuổi tác, vấn đề nhà ở tại nơi đến, thủ tục hành chính……..). Theo ông, tỷ lệ người di cư có xu hướng tăng theo thời gian và phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi khu vực, của mỗi quốc gia

Hai là, dòng di cư: Mỗi dòng di cư sẽ tạo ra dòng di cư ngược lại. Mức di cư nông thôn có xu hướng cao hơn mức di cư ở các đô thị. Dòng di cư chính sẽ cao nếu các điều kiện tại nơi xuất cư kém (kinh tế, giáo dục, việc làm, thu nhập………)

Ba là, đặc điểm di cư: Di cư là sự lựa chọn của mỗi cá nhân, động lực xuất cư chính là sức hút của điểm đến. Phụ nữ có xu hướng di cư nhiều hơn nam giới ở khoảng cách địa lý gần, di cư tăng lên theo trình độ phát triển kỹ thuật.

Đây là lý thuyết vĩ mô cho cái nhìn tổng quát về các nguyên dân của di cư đến các trung tâm thương mại, công nghiệp, tạo tiền đề cho các nghiên cứu khác

Nghiên cứu từ mô hình hút – đẩy của E.S. Lee, có thể thấy các yếu tố cơ bản được coi là nguyên nhân thúc đẩy di cư ở Việt Nam như sau:

* Yếu tố vĩ mô

Yếu tố vĩ mô bao gồm cả lực hút và lực đẩy, các nghiên cứu về di cư ở Việt Nam cho thấy:

- Các yếu tố góp phần đẩy người dân xuất cư khỏi nơi gốc bao gồm: tình trạng thiếu đất lao động, thiếu việc làm, mức sống và thu nhập thấp so với các nơi khác, điều kiện tự nhiên không thuận lợi……

- Các yếu tố tạo thành lực hút người di cư bao gồm: thuận lợi về tự nhiên, cơ hội việc làm, được cung cấp các dịch vụ tốt hơn như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, các điều kiện tốt hơn trong ăn, mặc, ở, đi lại…..ở nơi đến (vùng nhập cư)

* Yếu tố vi mô (can thiệp)

Trong các đánh giá của mình về di cư, E.S. Lee luôn nhấn mạnh đến các yếu tố can thiệp, gây cản trở cho quá trình di cư giữa nơi gốc (xuất cư) và nơi đến. Một vài trở ngại có thể chỉ ra như: khoảng cách địa lý quá xa, phương tiện di chuyển giữa nơi gốc và nơi đến, việc mất nguồn thu nhập tại nơi gốc, các trở ngại khác tại cùng nhập cư như nhà ở, thủ tục hành chính về nhập cư, các trở ngại cá nhân…..

Một phần của tài liệu Luận án di cư mùa vụ nông thôn đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn hải phòng hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã quốc tuấn và xã quang trung, huyện an l (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)