Đánh giá mức độ khó khi thay thế vai trò trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án di cư mùa vụ nông thôn đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn hải phòng hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã quốc tuấn và xã quang trung, huyện an l (Trang 91 - 94)

8. Cấu trúc luận án

2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN

4.1.2. Đánh giá mức độ khó khi thay thế vai trò trong sản xuất nông nghiệp

“bình thường” khi đảm nhận thay các loại việc sản xuất nông nghiệp, nhất là khi đó lại là loại việc mà phần lớn các thành viên đã quen thuộc.

Bảng 4.3: Đánh giá mức độ khó khi gia đình đảm nhiệm thay việc sản xuất nông nghiệp theo nhóm gia đình

Nhóm gia đình

Tổng Vợ di cư,

chồng ở nhà

Chồng di cư, vợ ở

nhà

Vợ chồng cùng di cư nhưng thay phiên nhau

Mức độ khó khi gia đình đảm nhiệm thay việc sản xuất nông nghiệp

Khó N 0 5 0 5

% 0,0 3,2 0,0 1,7

Khá khó

N 19 92 44 155

% 61,3 58,6 39,3 51,7

Bình thường

N 12 55 56 123

% 38,7 35,0 50,0 41,0

Dễ N 0 1 4 5

% 0,0 0,6 3,6 1,7

Khác N 0 4 8 12

% 0,0 2,5 7,1 4,0

Tổng N 31 157 112 300

% 100,0 100,0 100,0 100,0

(Mức ý nghĩa thống kê: p<0,01) Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015 Kết quả nghiên cứu thực tế tại hai xã chỉ ra rằng, với mỗi nhóm gia đình di cư sẽ có sự đánh giá khác nhau về mức độ khó của việc làm thay các công việc sản xuất nông nghiệp. Bảng 4.3 cho thấy: 51,7% số hộ nhận xét làm thay các loại việc nông nghiệp này là “khá khó”, trong đó nhóm gia đình có “Vợ di cư, chồng ở nhà”

và nhóm gia đình có “chồng di cư, vợ ở nhà” có sự đánh giá mức độ khó týõng đối đồng đều với tỉ lệ lần lýợt là 61,3% và 58,6%. Bên cạnh đó, 41% người trả lời nhận xét việc đảm nhận thay sản xuất nông nghiệp là “bình thường”. Tỉ lệ nhỏ 1,7%

người trả lời cho rằng “dễ” đảm nhận thay các loại việc sản xuất nông nghiệp.

Qua phỏng vấn sâu, người dân bày tỏ ý kiến týõng đối trái ngược nhau về mức độ khó của việc đảm nhận thay các công việc sản xuất nông nghiệp. Một người có tuổi trong gia đình có cả hai con đi làm xa cho biết:

“Cũng không có việc gì gọi là khó vì mọi việc đều quen thuộc rồi, nhưng tuổi tác bây giờ không còn khoẻ nên cấy hái đứng lâu ngoài ruộng là xây xẩm mặt mày”. (Phỏng vấn sâu số 12, bà B, 58 tuổi, thôn Cát Tiên, Quang Trung, An Lão).

Trong khi đó, một nam giới trong gia đình có vợ di cư mùa vụ – chồng ở nhà bày tỏ những khó khãn trong việc tiếp nhận một số loại việc nông nghiệp mà người đàn ông ít phải làm ở nông thôn:

“Đồng ruộng cũng được vài sào, nông nghiệp thì cũng chẳng có gì khó vì ông bà sao thì mình làm vậy thôi. Nhưng ủ thóc và cấy là chú không thạo bằng vợ, hồi cô còn ở nhà thì không phải đi mua mạ đâu, nhưng mấy năm nay toàn phải mua mạ của người ta...Còn hoa màu thì tuỳ vụ, tuỳ loại. Mỗi loại có cái vất vả riêng chứ không có gì khó. Sợ nhất là trồng dưa hấu, có năm cũng học hỏi bên kia sông trồng mà không có kinh nghiệm và đất bên này không hợp nên hỏng cả.”(Phỏng vấn sâu số 14, ông T, thôn Đâu Kiên, Quốc Tuấn, An Lão).

Ngược lại với những khó khăn trong tiếp nhận từng loại việc của nam giới, nữ giới trong các gia đình có chồng di cư mùa vụ lại thường đề cập đến khó khăn về khối lượng công việc:

“Mọi việc đến tay cả, bình thường nếu ở nhà thì anh ấy còn đỡ đần việc con cái, đồng ruộng, đi rồi thì chị phải tự xoay sở tất...trước kia cày bừa thì anh ấy lo, giờ hay vắng nhà thì chị phải thuê người ta làm. Cả gặt lúa nữa, cũng mệt lắm”. (Phỏng vấn sâu số 11, chị Th, 38 tuổi, gia đình có chồng di cư mùa vụ – vợ ở nhà, thôn Bạch Câu, Quốc Tuấn, An Lão).

Như vậy, mỗi gia đình khác nhau với hoàn cảnh và số người di cư mùa vụ khác nhau mà người ở lại có những nhận định, đánh giá khác nhau về mức độ khó trong tiếp nhận các loại việc nông nghiệp.

4.2. VAI TRÒ GIỚI TRONG LĨNH VỰC NỘI TRỢ

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, nhiều loại việc thường được quy gán hoặc mặc định thuộc về vai trò của người phụ nữ. Ngày nay, khi nữ giới ngày càng

tham gia vào nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm nhiều vị trí xã hội khác nhau thì địa vị của họ trong gia đình và cộng đồng có sự biến đổi theo chiều hýớng bình đẳng giới.

Người chồng dần có sự san sẻ vai trò và trách nhiệm trong nhiều loại công việc, trong đó có lĩnh vực nội trợ. Lý thuyết vai trò giới cho rằng di cư, ở khía cạnh nào đó, đã góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy bình đẳng giới, người di cư đi làm xa nhà tiếp thu những quan niệm, lối sống và các thông tin mới có thể khiến họ thay đổi cách nhìn về giới. Trong các gia đình người vợ di cư, người chồng thường phải làm thay những loại việc nội trợ mà trýớc đây họ hầu như không phải làm như: đi chợ, nấu cõm, quét dọn nhà cửa []....Quá trình thích nghi và làm thay công việc của người vợ cũng góp phần giúp người chồng thay đổi hành vi, thói quen và quan niệm về giới.

Một phần của tài liệu Luận án di cư mùa vụ nông thôn đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn hải phòng hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã quốc tuấn và xã quang trung, huyện an l (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)