8. Cấu trúc luận án
2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.3.2. Tình hình di cư mùa vụ tại địa bàn nghiên cứu
An Lão là huyện thuần nông, nằm về phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, với diện tích đất tự nhiên vào khoảng 11.770,5 ha (5779,7 ha trong số đó là đất nông, lâm nghiệp) [24; tr.9] và dân số là 12,224 người, bình quân 3,4 người/hộ (2015) [24;
tr.6]. Trong 5 năm qua (2011 – 2015), huyện An Lão đã đạt được một số thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá – xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại không ít vấn đề cần giải quyết.
Về kinh tế, trong những năm vừa qua, huyện An Lão chú trọng việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp, chú trọng phát triển nông nghiệp hướng vào yếu tố năng suất chất lượng. Đến đầu năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2015, doanh thu các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp đạt 117,14% (2015), giá trị sản xuất nông – lâm – thuỷ sản đạt 103,43% (2015) so với năm trước đó.
Tuy nhiên, cho đến tháng 6 năm 2015, kinh tế của huyện đối mặt với không ít vấn đề. Hiện số doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện có xu hướng giảm đi so với con số tăng trưởng của các huyện khác. Năm 2012, huyện có 220 doanh nghiệp và công ty hoạt động trên địa bàn, con số này giảm còn 170 vào thời điểm cuối 2014 [25; tr.50]. Bên cạnh đó, 1,71% số hộ của huyện vẫn thuộc diện nghèo đói, tỉ lệ này cao hơn so với tỉ lệ nghèo đói của toàn thành phố Hải Phòng (1,53%) [100; tr.8].
Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 2015 là 28,5 triệu đồng/người/năm [90; tr.9], thấp hơn gần 3 lần so với bình quân thu nhập toàn thành phố (63 triệu đồng/người/năm) [100; tr.6].
Về văn hoá – xã hội, huyện An Lão đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non và từng bước tiến đến việc phổ cập giáo dục Tiểu học. Huyện cũng chú trọng công tác đào tạo nghề, năm 2015, 60% lao động của huyện đã qua đào tạo, huyện cũng đã tổ chức tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho 2315. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của huyện vẫn còn khá cao, khoảng 15% (2015) [90; tr.9].
Nguyên nhân thiếu việc làm của người nông dân được đề cập rõ trong khảo sát gần đây về tình hình sử dụng đất tại An Lão do “Người dân mất tư liệu sản xuất, không có nghề thay thế” [39; tr.3]. Đến năm 2016, toàn huyện An Lão chỉ có 2/17 xã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới.
Quang Trung và Quốc Tuấn là hai xã liền kề nằm về phía Tây Nam huyện An Lão, thành phố Hải Phòng và chia sẻ những đặc điểm chung về vị trí địa lý: nằm trên Quốc lộ 10 nối Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định, có cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chạy qua và dòng sông Văn Úc chảy qua địa bàn 2 xã. Nhờ đó việc giao thông và kết nối thông tin của hai xã với các nơi khác tương đối thuận tiện và dễ dàng.
Về kinh tế, trong 5 năm qua (2011 – 2015) cả hai xã đã đạt được những bước tiến quan trọng. Thu ngân sách hàng năm đều tăng từ 50 – 60%, riêng năm 2015 xã Quang Trung có mức thu ngân sách tăng 231% so với năm 2011, xã Quốc Tuấn có mức thu ngân sách gấp 3 lần so với 2011. Thu nhập bình quân đầu người cả hai xã đều tăng từ 16 - 17 triệu đồng/người/năm (2011) lên 23 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng tăng dần tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, năm 2011 tỉ trọng nông nghiệp của xã Quang Trung là 50% nay giảm xuống 30% (2015), toàn địa bàn có 22 công ty và doanh nghiệp hoạt động; xã Quốc Tuấn giảm từ 60% (2010) xuống còn 40% (2015).
Về văn hoá – xã hội, tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới cũng giảm xuống, nếu như năm 2010, toàn xã Quang Trung có 197 hộ nghèo (8,8%), thì đến năm 2015 còn 71 hộ (2,66 %) giảm 6,14 %; xã Quốc Tuấn có tỉ lệ hộ nghèo là 2,57% (2015) so với 6,7% (2011). Cả hai xã đều đã hoàn thành phổ cập mầm non và tiểu học, công tác đào tạo nghề cho lao động đạt 60 – 63%, gấp gần 2 lần so với kết quả năm 2011 (đạt 35%). Đặc biệt, hai xã đều đạt được thành tựu lớn về tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên, năm 2015 xã Quang Trung có tỉ lệ phát triển dân số là 1% so sánh với tỉ lệ 1,30% (năm 2011) [94; tr.8], xã Quốc Tuấn là 0,95% so sánh với tỉ lệ 1,15% (2011) [95; tr.10]. Như vậy, tỉ lệ phát triển dân số của hai xã ngang bằng với tỉ lệ chung của toàn huyện (1%) và thành phố (0,98%) [100; tr.27].
Bảng 2.2: Một số kết quả kinh tế - xã hội của xã Quang Trung và Quốc Tuấn
Quang Trung Quốc Tuấn
Dân số 2488 người 1691 người Cơ cấu kinh tế
- Nông nghiệp - Thuỷ sản 30% 40%
- Công nghiệp – xây dựng 40% 40%
- Dịch vụ 30% 20%
Thu nhập bình quân đầu người (theo năm)
23 triệu đồng/người/năm
23 triệu đồng/người/năm
Tỉ lệ lao động qua đào tạo 60% 63%
Tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới 2,66% 2,57%
Hoàn thành phổ cập mầm non,
Tiểu học Đạt Đạt
Tỉ lệ phát triển dân số 1% 0,95%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 2 xã Quang Trung và Quốc Tuấn 2015 Tuy nhiên, một số thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội của 2 xã (2015) còn khá thấp so với kết quả của huyện An Lão và có khoảng cách rất xa so với các kết quả thống kê cùng chuyện mục của toàn thành phố Hải Phòng.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ của hai xã chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ và thấp hơn so với mức chung của thành phố. Xã Quang Trung có tỉ trọng công nghiệp – dịch vụ là 70%, xã Quốc Tuấn có tỉ trọng 60% so với toàn thành là 92,8%.
Về giáo dục và đào tạo nghề, lao động được đào tạo nghề của hai xã đạt 60- 63%, thấp hơn so với tỉ lệ chung của toàn thành (75%).
Về thu nhập, mức thu nhập bình quân theo đầu người của hai xã (23 triệu đồng/người/năm) thấp hơn toàn huyện An Lão 5,5 triệu đồng và thấp hơn gần 3 lần so với toàn thành phố (hơn 63 triệu đồng/người/năm). Tỉ lệ hộ nghèo của hai xã cao hơn so với tỉ lệ hộ nghèo của toàn huyện và thành phố Hải Phòng. Năm 2015, tỉ lệ hộ nghèo của xã Quang Trung (theo chuẩn nghèo mới) là 2,66%, Quốc Tuấn là 2,57%, cao hơn so với huyện An Lão (1,71%) và thành phố Hải Phòng (1,58%).
Trong 5 năm qua (2011 – 2015), huyện An Lão tiếp nhận nhiều dự án trọng điểm có tính chất quốc gia đi qua địa bàn hai xã Quang Trung và Quốc Tuấn như Dự án đường cao tốc Hải Phòng – Hà Nội, dự án nâng cấp Quốc lộ 10 (Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định). Ngoài ra, nhiều dự án, công trình xây dựng khác cũng được triển khai trên địa bàn hai xã: Dự án xây dựng bãi đỗ xe bus tuyến số 2 tại thôn Đâu Kiên (Quốc Tuấn), Bãi tập kết rác thải ngã tư Quang Thanh (Quốc Tuấn),
Dự án Khu liên hợp sợi - dệt, nhuộm – may Vinatex (Quốc Tuấn), cải tạo đường 362 liên xã và Bắc Câu Hạ B (Quang Trung)...
Cho đến cuối năm 2014, xã Quốc Tuấn, Quang Trung là 2 trong số 3 xã có số lượng hộ bị thu hồi đất nông nghiệp nhiều nhất trên địa bàn huyện An Lão. Mục đích thu hồi đất là để xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng công cộng. Mặt tích cực của việc thu hồi đất là thúc đẩy giao thương, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và toàn huyện nói riêng, nhưng bên cạnh đó cũng vô hình chung đẩy người nông dân vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.
Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng gặp nan giải lớn nhất trong vấn đề giải phóng mặt bằng. Đoạn đường đi qua địa phận thành phố Hải Phòng (cụ thể đi qua An Lão, Kiến Thụy, Hải An) dài khoảng 33 km, riêng đoạn qua địa bàn huyện An Lão là 13,6km thuộc hai xã Quốc Tuấn và Quang Trung (An Lão), chiều rộng phải giải phóng mặt bằng là 100m; diện tích 1.869.997,38 m2.
Bảng 2.3: Diện tích đất bị thu hồi phục vụ cho làm đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng trên địa bàn huyện An Lão
Loại đất Diện tích Số hộ
Đất nông nghiệp 1.226.443 2.206
Đất ở 126.463,9 576
Đất xây dựng các khu nghĩa trang 104.184,4 54
Đất phục vụ tái định cư 267.797,48 605
Đất phi nông nghiệp 145.108,6
Số ngôi mộ phải di dời 1138
Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát đất tại An Lão, Hải Phòng [39; tr.07]
Năm 2014 – 2016, thành phố tiếp tục triển khai Dự án mở rộng nâng cấp quốc lộ 10 – đường giao thông nối Hải Phòng với Thái Bình, Nam Định – đi qua địa bàn 2 xã Quang Trung và Quốc Tuấn. Dự án này đã lấy đi 107.797,8 m2 đất, trong đó 37.876,5m2 là đất nông nghiệp [90; tr.3].
Năm 2015, diện tích gieo cấy toàn xã Quang Trung khoảng 229,9ha, giảm 58,6ha [94; tr.2]. Năm 2010 diện tích canh tác toàn xã Quốc Tuấn là 926ha, năm 2015 chỉ còn 783ha, giảm 15,4%. Toàn bộ số đất canh tác này được chuyển mục đích sử dụng cho các công trình thuỷ lợi và giao thông công cộng [95; tr.3]. Một cán bộ xã Quang Trung cho biết sơ lược về tình hình thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn:
“So với 5 năm trước thì năm 2015, diện tích đất nông nghiệp thu hồi không đáng kể. Mấy năm trước, do lấy đất làm đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và dự án mở rộng đường 10 mà trung bình mỗi năm 70 - 100 ha đất, năm 2015 dự tính thu hồi và chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp khoảng 11ha.” (Phỏng vấn sâu số 19, anh Ch, 42 tuổi, cán bộ xã Quang Trung)
Gần đây nhất (2014), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hải Phòng kết hợp cùng tổ chức Act!Aid đã tiến hành điều tra 150 hộ gia đình bằng phương pháp bảng hỏi và phỏng vấn sâu 12 người tại 3 xã có số hộ bị thu hồi đất nhiều nhất (gồm các xã Quốc Tuấn, Quang Trung và An Thắng). Kết quả cho thấy 125/150 hộ nhận xét chất lượng cuộc sống của họ sau khi bị thu hồi đất không khá hơn. 100/150 hộ đề nghị được hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế, 45/150 hộ đề nghị được hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm;
52/150 hộ dân có nhu cầu được cấp đất nông nghiệp để sản xuất. Nghiên cứu này đi đến kết luận việc mất đất canh tác dẫn đến người nông dân mất đi tư liệu sản xuất và không có nghề thay thế, do đó, việc họ sử dụng tiền đền bù cho các mục đích mua lại đất canh tác, đầu tư học nghề hay đầu tư cho sản xuất là điều dễ hiểu [39; tr.2].
Báo cáo điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 1/4/2014 của Hải Phòng cũng chỉ ra: các huyện Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo, An Lão...là những huyện dẫn đầu thành phố về số lượng người di cư đi nơi khác tìm việc làm do thiếu đất canh tác và dư thừa lao động. Nói cách khác, di cư giúp địa phương giải quyết được số lao động nhàn rỗi và giúp họ kiếm thêm thu nhập. Từ thực tế hai xã Quang Trung, Quốc Tuấn cho thấy nhiều người dân chọn cách di cư đi nơi khác làm việc với thời gian ngắn và khoảng cách gần. Một cán bộ xã cho biết:
“Dân ở đây ra ngoài thành phố làm các việc đó khá nhiều... Việc ở các công ty ở đây không nhiều, tiền công trả cũng thấp hơn so với ngoài thành phố. Tôi lấy ví dụ như làm cho mấy công ty dệt hay giầy da, ở ngoài phố 1 tháng lương cứng chưa kể làm thêm giờ đã hơn 4 triệu/1 người, ở đây chỉ hơn 3 triệu, ngoài đó lại nhiều việc, phải làm thêm giờ, mỗi giờ tính 30,000 – 50,000 đồng, nhưng ở đây ít công ty có nhiều việc mà tăng ca, thêm giờ nên
người ta mới ra phố nhiều thế.” (Phỏng vấn sâu số 20, anh T, 45 tuổi, cán bộ xã Quốc Tuấn, huyện An Lão).
Tuy nhiên, các nghiên cứu riêng về di cư mùa vụ quy mô toàn quốc cũng như cấp thành phố đều chưa được triển khai trong thực tế. Các số liệu thống kê có tính hệ thống về hiện tượng này đều rất rời rạc và hạn chế, chúng ta chỉ có thể tìm thấy các dấu hiệu, tài liệu đơn lẻ nhắc đến di cư mùa vụ và vai trò giới trong gia đình có người di cư. Trao đổi trực tiếp với cán bộ của hai xã, cả hai người đều cho biết công tác thống kê của xã không bao gồm thống kê di cư hay di cư mùa vụ:
“ Công tác thống kê được chỉ đạo xuống không gồm thống kê này”
(Phỏng vấn sâu số 19, anh Ch, 42 tuổi, cán bộ xã Quang Trung, huyện An Lão).
“Thống kê nhân khẩu thì có cán bộ chuyên về việc này làm hàng năm, dựa trên khai báo của các thôn và công tác quản lý hộ khẩu, hộ tịch. Còn việc dân đi đâu, làm gì chúng tôi không có quyền can thiệp vì đó là quyền tự do của dân.” (Phỏng vấn sâu số 20, anh T, 45 tuổi, cán bộ xã Quốc Tuấn, huyện An Lão).
Như vậy, công tác thống kê kinh tế - lao động – việc làm và thống kê dân số của thành phố Hải Phòng cũng như của hai xã Quốc Tuấn và Quang Trung không bao gồm vấn đề di cư nói chung và di cư mùa vụ nói riêng. Tuy nhiên, qua býớc đầu tìm hiểu thực tế tại địa bàn nghiên cứu có thể thấy, mức độ và quy mô di cư di cư mùa vụ của người dân là týõng đối lớn.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 trình bày cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài. Luận án sử dụng các khái niệm “gia đình”, “hộ gia đình”, “di cư”, “vai trò giới” với các nội dung cơ bản: i)
“gia đình” nông thôn có vợ hoặc chồng hoặc cả 2 vợ chồng di cư mùa vụ trong 5 năm qua (2010 – 2015); ii) “hộ gia đình” được xác định là các hộ có ít nhất 01 lao động chính di cư mùa vụ trong 5 năm qua (2010 -2015), hộ còn đầy đủ cả 2 vợ chồng (không chọn trường hợp đã ly hôn, ly thân hoặc 1 trong 2 người qua đời); iii)
“Di cư” được hiểu là di cư từ nông thôn ra đô thị và “di cư mùa vụ” là sự di chuyển
lao động từ nông thôn ra đô thị trong thời gian nông nhàn, rỗi rãi hoặc theo mùa đối với một số việc đặc thù, người di cư thường xuyên giữ liên lạc và trở về gia đình.
Luận án xem xét tác động của di cư nói chung và di cư mùa vụ nói riêng ở các góc độ: Tiếp cận lý thuyết “hút – đẩy” nhằm xem xét nguyên nhân, động lực của di cư mùa vụ và những nhân tố trung gian tác động tới quá trình đó. Tiếp cận lý thuyết
“chiến lược hộ gia đình” và “vai trò giới” nhằm tìm hiểu và xác định sự thay đổi trong tổ chức cuộc sống, phân công công việc, mối quan hệ giữa các thành viên trong hộ gia đình khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng di cư mùa vụ.
Cơ sở thực tiễn của luận án dựa trên những đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội, lao động – việc làm của thành phố Hải Phòng và địa bàn nghiên cứu, từ đó có thể xác định những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy người dân di cư mùa vụ hoặc đi làm ăn xa trong một thời gian ngắn. Luận án khẳng định trong bối cảnh kinh tế của hai xã Quốc Tuấn và Quang Trung còn nhiều khó khăn, tồn tại, thực trạng mất đất nông nghiệp phục vụ các dự án xây dựng đã khiến nhiều hộ gia đình nông dân trên địa bàn mất việc, mất đi sinh kế cũng như thiếu việc làm. Để tồn tại và đời sống vật chất, nhiều lao động chính của các hộ đã di cư ngắn hạn ra đô thị tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng. Sự vắng mặt của lao động chính trong hộ gia đình khiến các thành viên ở lại sẽ phải phân công lại lao động, tổ chức lại cuộc sống dẫn đến những thay đổi trong vai trò giới của gia đình có người di cư mùa vụ. Vì vậy, việc nghiên cứu về di cư mùa vụ và sự thay đổi giới trong gia đình có người di cư mùa vụ là cần thiết.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM CỦA DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ
Trong khi các nhóm lao động di cư lâu dài thường tìm đến những nơi có nguồn cung lao động phong phú, có thể kiếm được thu nhập thường xuyên và trong thời gian dài, họ cũng thường ít di chuyển về lại quê hương, hầu như hoàn toàn cách ly khỏi hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Nhiều người trong số họ còn thoát ly hoàn toàn khỏi lối sống, phong cách sống của người dân nông thôn, tiếp thu lối sống mới và không trở lại với nông nghiệp. Ngược lại, người di cư mùa vụ thường giữ mối liên hệ với quê nhà, có ý thức rõ ràng về việc trở lại quê hương, phần lớn họ đều giữ ruộng đất canh tác, coi đó là sinh kế, là “thẻ bảo hiểm” để phòng ngừa trường hợp gặp rủi ro và bất trắc ở đô thị. Do đó, di cư mùa vụ có những đặc điểm khác biệt so với các loại hình di cư khác.
3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ MÙA VỤ 3.1.1. Số người di cư mùa vụ của hộ gia đình
Hộ gia đình có người di cư mùa vụ tham gia vào điều tra là các hộ đầy đủ vợ chồng, có ít nhất 1 người là vợ hoặc chồng đã và đang di cư mùa vụ trong 5 nãm qua (2011 – 2015). Đề tài chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên danh sách thống kê có sẵn các hộ di cư mùa vụ, do đó, kết quả cho thấy với quãng thời gian týõng đối dài (5 nãm), phần lớn các gia đình đều có 2 người di cư mùa vụ (56%), còn lại là các gia đình có 1 người (44%). Tuy nhiên, tại thời điểm điều tra, số hộ có 1 người di cư mùa vụ chiếm tỉ lệ lớn hõn cả với 93,3%, chỉ có 6,7% số hộ có 02 người hiện đang di cư mùa vụ [xem bảng 3.1].
Bảng 3.1: Số người di cư mùa vụ của hộ gia đình
Số người di cư mùa vụ của hộ gia đình N % Số người đã từng di cư mùa vụ của hộ gia
đình trong 5 nãm (2010 – 2015)
- 1 người 132 44.0 - 2 người 168 56,0 Số người hiện đang di cư mùa vụ của hộ
gia đình tại thời điểm điều tra
- 1 người 280 93,3 - 2 người 20 6,7 Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015