Nghiên cứu về sự tác động của di cư đến vai trò giới trong gia đình

Một phần của tài liệu Luận án di cư mùa vụ nông thôn đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn hải phòng hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã quốc tuấn và xã quang trung, huyện an l (Trang 26 - 37)

8. Cấu trúc luận án

1.2.2. Nghiên cứu về sự tác động của di cư đến vai trò giới trong gia đình

Cho đến nay, các nghiên cứu chuyên sâu về sự thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư trên diện rộng ở Việt nam hầu như chưa có. Phần lớn các nghiên cứu đều có quy mô nhỏ lẻ, phân tán hoặc chỉ nhắc đến mà chưa phân tích có hệ thống và sâu hơn. Trong khuôn khổ các nội dung có liên quan đến đề tài, tác giả điểm qua một số nghiên cứu sau đây:

Các cuộc điều tra về di cư ở Việt Nam với quy mô lớn vào các năm 2004 (11 tỉnh, thành) và 2015 (20 tỉnh, thành) đã cung cấp thông tin về nhân khẩu học, phân tích các nguyên nhân di cư, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của người di cư, cung cấp những số liệu cho thấy hiện tượng nữ hoá di cư [] []. Tuy nhiên, cả hai cuộc điều tra lớn này không tập trung vào vấn đề thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư – đối tượng mà đề tài hướng tới.

Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 và 2014 ở nước ta cung cấp các số liệu cụ thể hơn về di cư nói chung và di cư lao động nữ nói riêng. Nghiên cứu chỉ ra thực trạng “nữ hóa” di cư với số lượng ngày càng cao và độ tuổi ngày càng trẻ. Tuy nhiên, điều tra này cũng đã tái khẳng định kết luận của cuộc điều tra về di cư Việt Nam (2004): “Số liệu tổng điều tra dân số đã làm sáng tỏ một số đặc trưng của nhóm dân số di cư "lâu dài hơn" nhưng bỏ qua nhóm di cư tạm thời; đây cũng là nhóm dân số cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các nghiên cứu tiếp theo”

[13; tr.4]. Bên cạnh đó, điều tra cũng chưa đi sâu phân tích sự thay đổi vị trí, vai trò của các thành viên trong gia đình có người di cư. Tuy nhiên, các nhận định của điều tra đã gợi mở cho đề tài góc nhìn về phạm vi di cư và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó của lao động di cư nữ.

Nghiên cứu của Dhrama Chandra (2005) về phụ nữ và nam giới di cư trên quần đảo Fiji khẳng định rằng: gia đình có đàn ông di cư thì người phụ nữ ở lại tăng thêm quyền kiểm soát và quyền quyết định mọi công việc quan trọng liên quan đến tài sản, con cái và các mối quan hệ khác. Nhờ đó, người phụ nữ được tự do hơn trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, việc tham gia vào nhiều hoạt động cùng lúc khiến người phụ nữ khó có thể đảm nhiệm tốt cùng lúc trách nhiệm của mình với gia đình, do đó họ thường tìm kiếm sự giúp đỡ từ bố mẹ trong việc chăm sóc nhà cửa và con cái [124].

Ngược lại, khi người phụ nữ di cư, thách thức với người đàn ông ở lại căng thẳng hơn nhiều. Từ các quan niệm truyền thống về vai trò cho thấy, nam giới thường ít làm các loại công việc liên quan đến nội trợ, chăm nuôi con, quản lý tiền bạc...Khi người vợ di cư, người chồng thường phải nhờ đến ông bà hai bên giúp đỡ.

Trong nghiên cứu về “Vai trò của người chồng trong những gia đình có vợ đi xuất khẩu lao động” của tác giả Nguyễn Hà Đông cho thấy: vai trò của vợ và chồng có sự biến đổi lớn khi gia đình có vợ đi xuất khẩu lao động. Đầu tiên là vai trò kinh tế của người chồng trở nên mờ nhạt khi trụ cột kinh tế chuyển giao sang người vợ. Sau đó là sự tăng vai trò của người chồng trong lĩnh vực nội trợ, họ phải làm các loại việc mà trước kia 96,5% do người vợ đảm nhiệm [36].

Tương tự, từ kết quả nghiên cứu thực tế của cuộc điều tra “Gia đình nông thôn Bắc Bộ trong chuyển đổi” (2011), báo cáo của tác giả Trịnh Thị Lan về “Ảnh hưởng của di chuyển lao động mùa vụ tới đời sống gia đình nông thôn” chỉ ra rằng: nếu gia đình có người vợ đi làm ăn xa, người chồng có xu hướng đảm nhiệm thay hầu hết các công việc mà trước đó người chồng ít khi hoặc chưa bao giờ làm như: nội trợ, chăm sóc con cái, tham dự các đám hiếu, hỉ.... Và ngược lại, khi người chồng đi làm xa nhà, người vợ phải gánh vác các việc trước đó người chồng vẫn làm []. Bên cạnh

đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm về những gia đình có vợ xuất khẩu lao động nước ngoài dẫn số liệu cho thấy, 56,8% số gia đình vẫn phải nhờ đến sự trợ giúp của ông bà trong việc nội trợ và chăm sóc con cái [69]. Đồng quan điểm với các nghiên cứu khác về động cơ di cư của lao động nữ, tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm cho rằng: "Vai trò giới có mối liên quan chặt chẽ tới động lực di cư, quyết định di cư và tác động tới con đường di cư của phụ nữ và nam giới. Quyền quyết định di cư bị ảnh hưởng bởi chiến lược lựa chọn tối ưu của các gia đình, theo đó, người có nhiều cơ hội việc làm hơn và/hoặc có thể tích lũy nhiều tiền cho gia đình hơn sẽ là người di cư. Hạnh phúc gia đình và khoảng cách địa lý giữa nơi đi và nơi đến cũng là các yếu tố được các gia đình cân nhắc khi quyết định di cư" [70].

Các báo cáo nghiên cứu chuyên đề của tác giả Phạm Thị Huệ (2010) về “Vai trò giới trong động cơ và quyết định di cư” và tác giả Đặng Thanh Nhàn (2012) về

“Sự thay đổi vai trò giới trong các gia đình có vợ/chồng di cư lao động” đã đưa ra những phân tích về các trở ngại trong quyết định di cư của nữ so với nam và sự thay đổi vai trò giới xảy ra khi nữ di cư lao động. Do phải đảm nhận vai trò tái sản xuất như sinh đẻ, chăm sóc con cái, nội trợ cho nên phụ nữ thường chọn những công việc tạo thu nhập gần nơi sinh sống của gia đình để có thể kết hợp vai trò sản xuất với tái sản xuất của mình. Trong di cư, phụ nữ thường gặp khó khăn hơn nam giới trong quyết định di cư do vai trò tái sản xuất của mình [41]. Nếu gia đình có người vợ đi làm ăn xa thì người chồng ở nhà thường phải làm chức năng của người vợ, kể cả chức năng tề gia nô ôi trợ [59; tr.]. Báo cáo này có những phân tích cụ thể, xác thực giúp cho đề tài của tác giả có thêm hướng nhìn nhận vấn đề. Ngoài ra, cũng cung cấp một số lý thuyết có liên quan cũng như những tiền đề về phương pháp luận.

Sách chuyên khảo "Nghiên cứu gia đình, lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới"

đã cung cấp nhiều quan điểm và dữ liệu quan trọng về khái niệm và cách tiếp cận.

Các bài viết của các nhà nghiên cứu như Mai Huy Bích, Lê Ngọc Văn, Lê Ngọc Hùng, Vũ Mạnh Lợi, Trần Thị Vân Anh….đã đưa ra những quan điểm về giới, những phân tích về lý thuyết nữ quyền, đặc biệt đã gợi ý cách tiếp cận giới trong nghiên cứu gia đình [107]. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận được các phân tích sâu

hơn về các vấn đề của gia đình trong nghiên cứu về "Gia đình Việt Nam" của nhóm nghiên cứu Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đưa ra một loạt những nhận định và kết luận về sự biến đổi của gia đình Việt về cơ cấu, chức năng, vai trò giới theo thời gian, điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo chiều hướng trước - sau của đề tài này [10].

Tác giả Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý trong nghiên cứu "Gia đình học" đã trình bày và phân tích một cách hệ thống, khoa học các vấn đề của gia đình nói chung và gia đình Việt Nam nói riêng. Trong đó, các tác giả đã chỉ ra vị trí, vai trò, chức năng của gia đình, các vấn đề của gia đình như giáo dục, xã hội hóa cá nhân, nghèo đói, bạo lực gia đình, sai lệch giá trị gia đình, các tác giả cũng phân tích làm rõ sự khác nhau giữa phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình.….đặc biệt, công trình nghiên cứu này đã giúp tác giả hiểu sâu hơn về vấn đề giới trong gia đình hiện đại, có những nhận định riêng tốt hơn về sự thay đổi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam [45; tr.360 – 362].

Nghiên cứu “Di cư nội địa – Những tác động đến gia đình và thành viên ở lại”

của Viện Xã hội học (2009) tại Hội thảo về “Di dân, phát triển và giảm nghèo” là một nghiên cứu có quy mô lớn trên diện rộng với 5 tỉnh và 600 hộ gia đình có người di cư. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tác động của di cư trên cả hai chiều cạnh tích cực và tiêu cực. Liên quan đến vấn đề thay đổi vai trò giới, nghiên cứu kết luận di cư làm biến đổi phân công lao động theo hướng bình đẳng hơn, tăng vai trò của phụ nữ trong gia đình hơn nhưng đồng thời cũng làm xuất hiện xu hướng nữ hoá di cư, người già và trẻ em phải đảm nhiệm công việc nặng nhọc của gia đình [116].

Thông qua phân tích các chức năng, các mối quan hệ và vai trò giới trong gia đình từ truyền thống đến gia đình hiện đại, tác giả Nguyễn Thị Hòa (2007) trong bài viết

“Giới, việc làm và đời sống gia đình: Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” đã cung cấp cho đề tài hướng tiếp cận giới trong gia đình có người di cư, qua đó, xem xét sự thay đổi vai trò của người vợ và người chồng, quyền quyết định các công việc gia đình của hai người khi người chồng di cư ra đô thị [; tr.205].

Trên cơ sở phân tích số liệu cuộc điều tra "Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi" thuộc khuôn khổ chương trình nghiên cứu hợp tác giữa Việt Nam và Thụy Điển (dự án VS-RDE-05), tác giả Trịnh Thị Lan cho thấy: "Nếu người vợ đi làm ăn xa thì người chồng ở nhà thường phải làm chức năng của người vợ, kể cả chức năng tề gia nội trợ. Từ việc đồng ruộng, chăm sóc con cái, trông nom, dọn dẹp nhà cửa đến những việc phải làm thay mặt gia đình như cưới hỏi, đám ma, họp hành tết giỗ. Phần lớn những người đàn ông trong hoàn cảnh này đều biết quán xuyến các công việc gia đình chu đáo [].

Trong báo cáo cấp Bộ của Viện Gia đình và Giới về “Xây dựng gia đình ở người di cư lao động tự do” (2012) đã phân tích khá sâu sắc những tác động của di cư đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Nghiên cứu nhấn mạnh đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình, những trở ngại trong quyết định di cư của họ và những ảnh hưởng của họ đến gia đình khi họ di cư xa nhà:

Bị ràng buộc bởi các trách nhiệm trong sản xuất và trong gia đình, phụ nữ càng tự khó quyết định di cư một mình vì sự ra đi của họ thường gây xung đột trực tiếp với vai trò tái sản xuất - sinh con, chăm sóc con cái và nội trợ gia đình [111; tr.43].

1.3. NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ DI CƯ

Hiện nay, Việt Nam chưa có bất cứ chính sách đáng kể gì mang tính đặc thù đối với đối tượng di cư trong nước. Những khung pháp lý liên quan đến di cư được xác định bởi Hiến pháp, một số Công ước và Tuyên ngôn quốc tế công nhận về quyền lao động di cư trong nước vì lý do kinh tế hoặc cam kết của Việt Nam với quốc tế. Các Luật của Việt Nam trực tiếp tác động đến người lao động gồm: Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Cư trú, Luật Dân sự, Luật khám chữa bệnh, Luận trợ giúp pháp lý, Luật Bình đẳng giới, tuy nhiên hệ thống khung pháp lý này dù chặt chẽ nhưng phạm vi điều chỉnh đều chung chung, không giới hạn đối với vấn đề di cư.

Trong báo cáo của tổ chức Act!Aid (2012) về “Phụ nữ di cư trong nước: hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội” chỉ ra rằng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010, vấn đề di cư tự do được nhắc đến với chủ trương kiềm chế.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, vấn đề di cư hoàn toàn không

được nhắc tới. Thay vào đó, Nhà nước đưa ra mục tiêu tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ưu tiên hỗ trợ giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ người nghèo và các nhóm yếu thế...nhưng hoàn toàn không nhắc đến đối tượng di cư lao động nghèo ở đô thị [; tr.65] .

Từ thực tế nói trên, hầu hết các nghiên cứu về di cư ở Việt Nam không đi sâu về chính sách mà chỉ đề cập đến các khía cạnh chính sách, khung pháp lý có tác động đến nội dung nghiên cứu và đưa ra các kết luận, khuyến nghị từ góc độ nghiên cứu của các tác giả.

Tác giả Đặng Nguyên Anh trong nghiên cứu "Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi" đã đưa ra các đánh giá tổng quan về các chính sách di dân ở miền núi nước ta, nghiên cứu cũng phân tích thực trạng di dân ở miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên, chỉ ra hiệu quả của các chính sách di dân đối với cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội ở miền núi. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp đối với từng loại hình di dân [].

Trong cuốn "Chính sách xã hội đối với di dân nông thôn - thành thị ở Việt Nam hiện nay" của Mai Ngọc Cường (chủ biên) cùng các cộng sự tập trung khai thác khía cạnh tác động của chính sách xã hội đến việc làm, thu nhập, đời sống, tác động của chính sách đến nguyên nhân di cư của người lao động và ngược lại, nghiên cứu cũng phân tích làm rõ sự tác động của môi trường thể chế, tổ chức, quản lý đến chính sách xã hội [27]. Nghiên cứu cũng chỉ ra cụ thể thực trạng của từng nhóm chính sách như chính sách việc làm, thu nhập, đời sống và an sinh xã hội;

thực trạng môi trường luật pháp, chính sách và tổ chức đối với di dân nông thôn - đô thị ở nước ta. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đề ra một số phương hướng, giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện chính sách xã hội đối với di dân nông thôn - đô thị Việt Nam. Công trình nghiên cứu này đã cung cấp một loạt khái niệm có liên quan đến di cư, các thông tin về chính sách xã hội với di dân nông thôn - đô thị cũng như đưa ra các phép so sánh giữa gia đình có người di cư và gia đình không có người di cư trên các phương diện chi giới tính chủ hộ, số nhân khẩu, chi tiêu, thu nhập…. có ý nghĩa lớn với đề tài của tác giả về mặt lý luận và phương pháp.

Đề cập đến “Những khoảng trống chính sách” trong nghiên cứu “Từ nông thôn ra thành phố - tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt Nam”, tác giả Lê Bạch Dương đã phân tích chỉ ra một số những "kẽ hở" cũng như sự bất cập trong các chính sách như bảo trợ xã hội, vấn đề hộ khẩu và một số các chính sách xã hội khác

"Các chính sách bảo trợ xã hội hiện hành không điều chỉnh để bao gồm người di cư tự do từ nông thôn ra thành phố. Quan điểm chung của nhà nước là không khuyến khích di cư tự do vì cho rằng hình thức này có nhiều tiêu cực đối với sự phát triển;

"Hộ khẩu được gắn chặt với nơi cư trú, nếu một người thay đổi nơi cư trú thì hộ khẩu của họ cũng phải thay đổi theo" [31; tr.145 – 166]….

Trong công trình "Bảo trợ xã hội cho người thiệt thòi ở Việt Nam" (2005), tác giả Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh và cộng sự đã phân tích ba cấp độ của mô hình bảo trợ xã hội gồm: cấp độ cao (các biện pháp nâng cao năng lực) đến trung bình (các biện pháp phòng ngừa) và cấp thấp nhất (các biện pháp bảo vệ). Các tác giả nhấn mạnh cho đến nay, người nhập cư thường bị loại ra ngoài mọi biện pháp bảo trợ cao và trung cấp. Ngay cả các biện pháp cấp thấp họ cũng không được hưởng một cách đầy đủ. Vì thế yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một hệ thống bảo trợ xã hội với mọi cấp độ và tạo điều kiện để người nhập cư, người di cư có cơ hội tiếp cận và có quyền hưởng sự bảo trợ một cách bình đẳng [29].

Tác giả Đặng Nguyên Anh trong báo cáo trình bày tại hội thảo "Di dân, phát triển và giảm nghèo" đã chỉ ra sự bất cập về mặt chính sách đối với vấn đề di cư như: 70% lao động di cư không được hưởng phúc lợi gì, đa số không có hợp đồng lao động, 90% không có bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm tai nạn lao động. Những trở ngại trong việc khai báo cư trú dẫn đến việc người di cư gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ nhà ở, y tế, giáo dục... và họ cũng thường yếu thế trong vị thế pháp lý và không nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như lực lượng công an và các đoàn thể….Những điều này tạo nên nguy cơ gia tăng lớp người nghèo mới ở đô thị - là nhóm người di cư từ nông thôn tới. Tác giả đưa ra một số khuyến nghị như việc tách rời hộ khẩu với việc tiếp nhận các dịch vụ công,

Một phần của tài liệu Luận án di cư mùa vụ nông thôn đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn hải phòng hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã quốc tuấn và xã quang trung, huyện an l (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)