Quảng Ninh nổi lên như một điểm sáng về du lịch tại miền Đông Bắc Tổ quốc với rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng đã thu hút hàng triệu lượt khách trong và
Trang 1PHÁT HUY CÁC GIÁ TR Ị CỦA DANH LAM THẮNG CẢNH
TRONG PHÁT TRI ỂN DU LỊCH HIỆN NAY (NGHIÊN C ỨU TRƯỜNG HỢP TẠI VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH)
Trang 23 Bùi Thị Thu Phương 21032245 Nội dung Chương 1
Nội dung Chương 2
4 Hoàng Thị Mỹ Hằng 21032213 Nội dung Chương 3, mục 3.1
5 Nguyễn Thị Cẩm Tú 21032263 Nội dung Chương 3, mục 3.2
Slide thuyết trình
Trang 3M ỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
2.1 Mục đích nghiên cứu 6
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
3.1 Đối tượng nghiên cứu 6
3.2 Phạm vi nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 6
4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 6
4.2 Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh 7
4.3 Phương pháp phỏng vấn 7
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 7
5.1 Về mặt lý luận 7
5.2 Về mặt thực tiễn 7
6 Kết cấu đề tài 7
B N ỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA DANH LAM TH ẮNG CẢNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 8
1 Các khái niệm về giá trị 8
1.1 Giá trị lịch sử - văn hóa -nhân văn 8
1.2 Giá trị kinh tế - du lịch 8
1.3 Giá trị tự nhiên 9
2 Các khái niệm về danh lam thắng cảnh 9
3 Các khái niệm về du lịch 9
4 Mối quan hệ giữa các giá trị danh lam thắng cảnh trong phát triển du lịch 9
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VỊNH HẠ LONG VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỦA V ỊNH HẠ LONG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 10
1 Giới thiệu về Vịnh Hạ Long 10
2 Các giá trị của Vịnh Hạ Long 10
2.1 Giá trị tự nhiên 10
2.1.1 Giá trị địa chất địa mạo 10
2.1.2 Đa dạng sinh học 11
2.1.3.C ảnh quan thiên nhiên 12
2.2 Giá trị lịch sử - văn hóa - nhân văn 12
2.2.1 Giá tr ị lịch sử 12
2.2.2 Giá tr ị tâm linh 14
2.2.3 Giá trị nhân văn 14
Trang 42.3 Giá trị Kiến trúc - Nghệ thuật 14
2.4 Giá trị kinh tế - du lịch 15
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU L ỊCH VỊNH HẠ LONG 15
3.1 Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch 15
3.1.1 Th ị trường khách du lịch và tình hình kinh doanh du lịch tại Vịnh Hạ Long 15
3.1.2 Các s ản phẩm du lịch 17
3.1.3 Thực trạng về môi trường 18
3.1.4 Th ực trạng về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất 19
3.1.5 Th ực trạng về hoạt động truyền thông, xúc tiến và quảng bá du lịch V ịnh Hạ Long 20
3.2 Nhận xét chung tình hình khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long 21
3.2.1 Ưu điểm 21
3.2.2 H ạn chế và nguyên nhân 21
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU L ỊCH DI SẢN VỊNH HẠ LONG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN V ỮNG 22
4.1 Định hướng phát triển du lịch bền vững tại Vịnh hạ Long 22
4.2 đề xuất nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long 22
4.2.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và Thành phố 23
4.2.2 Đối với ban quản lý Vịnh Hạ Long 23
4.2.3 Đối với các doanh nghiệp du lịch 24
C KẾT LUẬN 25
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 5A M Ở ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch là ngành công nghiệp không khói, được định hướng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Du lịch với xuất phát điểm ban đầu chỉ là những hoạt động bên lề của các hoạt động khác như giao thương, tôn giáo, tín ngưỡng, thám hiểm, giờ đây được định sẵn là một hoạt động kinh tế quan trọng trong nền kinh tế xã hội Đi cùng với sự phát triển xã hội, với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hoạt động du lịch ngày càng trở nên phổ biến, trải dài trên khắp các lĩnh vực, len lỏi vào trong cuộc sống hàng ngày của con người
Du lịch mang lại lợi ích kinh tế cao, cân bằng thu nhập giữa các vùng miền lãnh thổ Đặc biệt là với các quốc gia đang trong quá trình hội nhập quốc tế và đang phát triển như Việt Nam thì du lịch lại càng đóng vai trò quan trọng hơn cả Do đó, đẩy mạnh phát triển
du lịch là một nhiệm vụ cấp bách trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay Thêm vào
đó, những mục tiêu hàng đầu của nước ta là “dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh” Để đạt được thành tựu ấy, việc đẩy mạnh phát triển du lịch là hành động không thể thiếu
Giống như nhiều quốc gia phát triển du lịch trên thế giới, Việt Nam tự hào là nước
có nhiều tài nguyên du lịch với những điểm đến hấp dẫn Để phát triển du lịch thì cần có sự hợp thành của nhiều yếu tố, nhưng yếu tố cốt lõi và căn bản nhất chính là giá trị vật thể và phi vật thể xoay quanh chính địa điểm du lịch đó Chính sự đặc sắc, phong phú và đa dạng
đó đã tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch Điều ấy đã thu hút du khách đến với địa điểm du lịch và việc quyết định có thực hiện chuyến đi hay không phụ thuộc rất lớn vào giá
trị mà địa điểm du lịch đó mang lại Do vậy, mỗi quốc gia, mỗi vùng miền muốn phát triển
du lịch đạt hiệu quả cao trước hết cần hiểu rõ giá trị của địa điểm du lịch, cũng như cần đầu
tư, khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch tại đây một cách hợp lý
Quảng Ninh nổi lên như một điểm sáng về du lịch tại miền Đông Bắc Tổ quốc với rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng đã thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước như: Khu Danh thắng Yên Tử, đền Cửa Ông, chùa Quỳnh Lâm… Đặc biệt, Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới Tháng 11 năm 2011 Vịnh Hạ Long lại được công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới trong cuộc bình chọn do tổ chức New7wonders tiến hành Đây là sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh nói riêng cũng như ngành Du lịch Việt Nam nói chung Với những giá trị độc đáo về tài nguyên biển đảo, tài nguyên nhân văn, tài nguyên lịch sử, Vịnh Hạ Long đã và đang phát huy vị trí, vai trò tích cực của mình trong phát triển du lịch Quảng Ninh và cả nước
Chính vì vậy, nhóm lựa chọn nội dung "Phát huy các giá trị của danh lam thắng
c ảnh trong phát triển du lịch hiện nay - Nghiên cứu trường hợp tại Vịnh Hạ Long” làm
đề tài mong muốn sẽ có điều kiện đánh giá các giá trị vật thể và phi vật thể của Vịnh Hạ
Trang 6Long, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nhằm phát huy được tiềm năng khai thác du lịch của vịnh Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách đóng góp một phần trong việc xây dựng và phát triển du lịch nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa nhiều hơn, đó là tiền đề để xây dựng một thành phố Hạ Long phát triển toàn diện hơn, giàu mạnh hơn
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 M ục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu các giá trị danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long, góp phần giúp cho việc phát triển du lịch Vịnh Hạ Long được hoàn thiện và hiệu quả hơn, cũng như đảm bảo đúng với yêu cầu học phần đề ra
2.2 Nhi ệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá được các giá trị của danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long phục vụ cho việc phát triển du lịch
- Làm rõ được tiềm năng, thực trạng khai thác tài nguyên du lịch, khách du lịch đến với Vịnh Hạ Long
- Đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển du lịch Vịnh Hạ Long
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về các giá trị tài nguyên du lịch có thể khai thác tại Vịnh
Hạ Long
3.2 Ph ạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Vịnh Hạ Long, Tp Hạ Long, Quảng Ninh
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập dữ liệu từ các nguồn nghiên cứu chính thống khác nhau đã tồn tài trước đó
về các giá trị, về việc phát huy du lịch Vịnh Hạ Long và thực trạng du lịch tại đây
Các nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp: sách, báo, giáo trình, tạp chí, luận văn, các bài viết trên internet về Vịnh Hạ Long; báo cáo của chính quyền địa phương và cơ quan quản
lý du lịch tại tỉnh Quảng Ninh
Trang 7Từ việc thu thập những số liệu, thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, nhóm qua đó có những nhìn nhận về vấn đề chính xác hơn, đầy đủ hơn, từ đó đưa ra những đánh giá khách quan, trung thực nhất
4.2 Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh
Đây là phương pháp cơ bản được nhóm nghiên cứu sử dụng Trên cơ sở phân tích
xử lý dữ liệu thu thập được, so sánh với hoạt động du lịch, giá trị du lịch của các vùng địa phương khác để đưa ra những nhận xét đánh giá khách quan hơn, mang tính đóng góp và xây dựng hơn của nhóm về những vấn đề đối lập
4.3 Phương pháp phỏng vấn
Đây là phương pháp hiệu quả nhằm thu thập những thông tin mong muốn cũng như một số thông tin còn thiếu mà việc nghiên cứu tài liệu thứ cấp chưa đáp ứng được Phương pháp này được sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, chuyên gia trong lĩnh vực
du lịch, chính quyền địa phương, người dân địa phương, công ty kinh doanh du lịch (lữ hành, khách sạn, vận chuyển…), hướng dẫn viên du lịch, khách du lịch Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm đã phỏng vấn một số cán bộ thuộc Sở VHTT&DL, BQLVHL, công
ty kinh doanh du lịch, người dân sinh sống trong khu vực Vịnh Hạ Long, đặc biệt là cư dân
ở các làng chài trên Vịnh Hạ Long
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
5.2 V ề mặt thực tiễn
Đề tài giúp cho hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long có những định hướng đúng đắn ở thời điểm hiện tại, từ việc quảng bá các giá trị vật thể và phi vật thể đí song song với việc giải quyết các mặt hạn chế, bất cập tại điểm du lịch, đồng thời qua đề tài cũng giúp cho việc hạn chế được những tiêu cực trong quá trình phát triển du lịch nhằm giúp tối ưu hóa tiềm năng phát triển du lịch của mình,
6 Kết cấu đề tài
Trang 8Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát huy các giá trị của danh lam thắng cảnh trong phát triển
du lịch
Chương 2: Tổng quan Vịnh Hạ Long và các giá trị của Vịnh Hạ Long phát triển du lịch
Chương 3: Thực trạng khai thác các giá trị tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long
Chương 4: Giải pháp quản lý và khai thác tài nguyên du lịch di sản Vịnh Hạ Long phục vụ phát triển bền vững
B NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA DANH LAM
TH ẮNG CẢNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1 Các khái niệm về giá trị
1.1 Giá tr ị lịch sử - văn hóa -nhân văn
Giá tr ị lịch sử - văn hóa - nhân văn gồm các giá trị ở cấp nhỏ hơn gồm:
Giá tr ị lịch sử thể hiện qua lịch sử hình thành và phát triển của các di tích lịch sử -
văn hóa, là những cứ liệu lịch sử ghi dấu những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử - văn hóa
và dấu tích văn hóa qua các thời kỳ
Giá tr ị kiến trúc nghệ thuật thể hiện qua không gian tổng thể di tích với các công
trình tâm linh, ghi nhận qua hệ thống tượng thờ, phù điêu, tranh thờ, những hình tượng nghệ thuật chạm khắc trên đá, gỗ; kiến trúc nghệ thuật tín ngưỡng, tôn giáo;kiến trúc nhà cổ, đình đền, chùa miếu, nhà thờ…
Giá tr ị tâm linh: phản ánh sự đa dạng về tín ngưỡng tôn giáo, nghi lễ truyền thống,
nghi lễ thờ cúng mang tính thiêng
Giá tr ị nhân văn: thể hiện qua hệ thống thần tích, truyền, thuyết, thơ văn phong tục
tập quán
1.2 Giá tr ị kinh tế - du lịch
Các di tích và thắng cảnh là nguồn tài sản vô giá, là di sản văn hóa quý giá, là nguồn lực quan trọng phục vụ và phát triển du lịch văn hóa (lễ hội, du lịch tôn giáo – tâm linh),du lịch cảnh quan thiên nhiên đem lại nguồn thu đáng kể.Nếu con người biết đầu tư, bảo tồn, khai thác hợp lí, có hiệu quả thì sẽ phát huy được các giá trị của di tích và thắng cảnh , phát triển du lịch bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm giàu cho địa phương, cho đất nước
Trang 91.3 Giá tr ị tự nhiên
Giá trị tự nhiên của một di tích thắng cảnh gồm nhiều yếu tố có thể kể đến đó là: Giá trị về địa chất, địa hình, địa mạo, giá trị về đa dạng sinh học, giá trị di sản thế giới hay giá trị của cảnh quan xung quanh của địa điểm đó
2 Các khái niệm về danh lam thắng cảnh
Theo luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung 2009: “Danh lam thắng cảnh là cảnh
quan thiên nhiên ho ặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình
ki ến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học”
Danh lam thắng cảnh còn là khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa hình, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất
Danh lam thắng cảnh là những “bảo tàng sống”, “bảo tàng tại chỗ” lưu giữ hình ảnh,
bộ mặt và những giá trị văn hóa, giá trị cảnh quan góp phần tôn vinh, quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, giá trị tự nhiên, giá trị thẩm mĩ địa phương và quốc gia
Danh lam thắng cảnh tạo sự hấp dẫn và góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách, giúp cho du lịch tăng thêm nguồn thu, từ đó nâng cao ý thức của người dân nhận thức đầy
đủ về vai trò quan trọng của danh lam thắng cảnh góp phần bảo tồn văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của đất nước
3 Các khái niệm về du lịch
Lu ật Du lịch(2017) : Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác
Tham quan du lịch không chỉ đơn thuần là thư giãn, giải trí, nghỉ dưỡng, nó còn đáp ứng những nhu cầu tìm hiểu, học tập và nghiên cứu về vùng đất, con người, văn hóa, lịch
sử của địa phương
4 Mối quan hệ giữa các giá trị danh lam thắng cảnh trong phát triển du lịch
Các giá trị của danh lam thắng cảnh chính là nguồn lực, trở thành tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng đặc sắc, càng phong phú bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu Giá trị về tự nhiên có tác động mạnh nhất đến hoạt động du lịch là: địa hình, nguồn nước và hệ sinh vật, Giá trị lịch sử - văn hóa - nhân văn ảnh cũng có những ảnh hưởng đến phương thức quảng bá và phát triển loại hình du lịch đặc thù tại địa điểm đó
Trang 10CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VỊNH HẠ LONG VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỦA VỊNH
H Ạ LONG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1 Giới thiệu về Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc Vịnh Bắc Bộ, Quảng Ninh, Việt Nam, có diện tích 1553 km2, phía Tây Bắc và Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng)
Nơi đây là di sản thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, và những giá trị lịch sử, văn hóa, khảo cổ đặc biệt Năm 1962, vịnh Hạ Long được
Bộ Văn hóa -Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia Vịnh Hạ Long còn nổi tiếng với nhiều giá trị mang tầm quốc tế bao gồm cảnh quan và địa chất Công trình này đã 2 lần được UNESCO tôn vinh là Di sản thiên nhiên thế giới:
- Lần thứ nhất: UNESCO đã công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mỹ (12/1994)
- Lần thứ hai: UNESCO đã công nhận vịnh Hạ Long là di sản thế giới lần thứ 2 về giá trị địa chất với hai giá trị nổi bật toàn cầu về lịch sử địa chất và địa mạo caxtơ (12/2000)
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đệ trình UNESCO công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 3, dựa trên những giá trị về khảo cổ học và đa dạng sinh học trong vùng vịnh 12/11/2011, Vịnh Hạ Long được tổ chức New7Wonders tuyên bố là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới
2 Các giá trị của Vịnh Hạ Long
2.1 Giá tr ị tự nhiên
2.1.1 Giá tr ị địa chất địa mạo
Khu vực vịnh Hạ Long có chiều sâu lịch sử địa chất đến khoảng 3 tỷ năm và có những dẫn liệu rõ ràng ít nhất gần 500 triệu năm qua Trải qua nhiều lần sụt chìm - biển tiến và tạo sơn - biển thoái, do đó Vịnh Hạ Long mang nhiều giá trị quý giá cho khoa học Địa chất kỷ Nhân sinh và địa chất biển Tính đa dạng về địa chất của vịnh Hạ Long gồm đa dạng về thành phần vật chất; kiến trúc, cấu tạo và quá trình tiến hoá địa chất; đa dạng về môi trường trầm tích cổ và hiện đại với các thời kỳ cổ địa lý đặc biệt đã tạo nên sự đa dạng
về địa hình, địa mạo và cảnh quan tự nhiên
Giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất - địa mạo của vịnh Hạ Long được khẳng định bởi
đó là một cảnh quan karst trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm bị biển xâm lấn
và biến cải nhiều lần và hiện vẫn đang ngập chìm một phần trong nước Có thể nói vịnh Hạ Long là nơi quy tụ gần như đầy đủ các dạng cơ bản của địa hình karst như đồng bằng karst; phễu và thung lũng; chóp và tháp karst Quá trình biển vào cuối Pleistocen muộn và trong
Trang 11Holocen đã tham gia trực tiếp vào quá trình karst ở Hạ Long với các sản phẩm đặc thù được tạo ra như ngấn biển và hang hàm ếch biển, hang luồn Biển cũng nhấn chìm các phễu, hố sụt và thung lũng karst, tạo nên những hồ nước mặn, hay các tùng, áng Hang động vịnh Hạ Long rất phong phú và đa dạng, được biết có trên 60 chiếc và thuộc về 3 nhóm hang chính: hang ngầm cổ (hang treo), hang nền karst, hang hàm ếch biển Tại đây cũng có nhiều biểu hiện địa chất hấp dẫn, có giá trị khoa học cao như các ranh giới địa tầng, các điểm hóa thạch, các khối, mạch khoáng vật kết tinh trong đá; các uốn nếp, phân lớp trên vách đá; các
mặt trượt và dăm kết biểu hiện của đứt gãy kiến tạo; các dạng địa hình karst và địa hình biển hiện đại; các ngấn ăn mòn, các vết bám của hầu hà minh chứng cho các mực biển cổ xưa là những di sản địa chất cần được nghiên cứu và bảo vệ
2.1.2 Đa dạng sinh học
Vịnh Hạ Long nằm trong khu vực địa lý nối liền với vịnh Bái Tử Long và quần đảo Cát Bà tạo thành một quần thể biển đảo có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành một hệ thống đa dạng các môi trường sống biển và đảo Đây chính là cơ sở để hình thành nên sự đa dạng sinh học cho vịnh Hạ Long Giá trị đa dạng sinh học của vịnh Hạ Long thể hiện ở sự đa dạng về các hệ sinh thái, đa dạng về nguồn gen quý hiếm và đa dạng về thành phần giống loài
- Đa dạng về hệ sinh thái: Trong vùng vịnh Hạ Long tồn tại 10 kiểu hệ sinh thái rất đặc thù
của quần đảo đá vôi vùng nhiệt đới, bao gồm: Hệ sinh thái thảm thực vật trên đảo, Hệ sinh thái tùng áng, Hệ sinh thái Hang động, Hệ sinh thái vùng triều đáy cứng, Hệ sinh thái vùng triều đáy mềm, Hệ sinh thái bãi triều cát, Hệ sinh thái rừng ngập mặn, Hệ sinh thái thảm cỏ biển, Hệ sinh thái thảm cỏ biển
- Đa dạng về nguồn gen: Rất nhiều loài sinh vật sinh sống tại vịnh Hạ Long mang nguồn
gen đặc hữu, quý hiếm, nguồn gen dược liệu hoặc có giá trị kinh tế cao Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định được 102 loài đang bị đe dọa ở các cấp độ khác nhau (64 loài động
vật và 38 loài thực vật) Một số nhóm sinh vật có số lượng ít nhưng hầu hết đều mang nguồn gen đặc hữu của vịnh Hạ Long, tiêu biểu trong số đó là: cá Niếc hang Hạ Long, cua hang
Hạ Long, tôm Alphoid, Rết chân dài và 17 loài thực vật đặc hữu đã được công bố Bên cạnh đó, một số nguồn gen khác lại là kho dược liệu tự nhiên, sơ bộ ước tính khoảng 357 loài cây cỏ và gần 100 động vật có thể làm thuốc được Một số nguồn gen có giá trị kinh tế cao, là đặc sản để làm thực phẩm, mỹ nghệ xuất khẩu như: Bào ngư, ốc đụn, ốc hương, ốc nhảy, sò, tu hài, tôm he, cua, hải sâm, trai ngọc, cá song
- Đa dạng về thành phần giống loài: Thế giới sinh vật tại vịnh Hạ Long rất đa dạng và
phong phú, ở đây tập trung đầy đủ thành phần các loài sinh vật trên cạn, dưới nước, bậc thấp, bậc cao cùng sinh sống trong 10 hệ sinh thái biển và rừng khác nhau Đến nay đã
thống kê được gần 3.000 loài động thực vật sống trong khu vực, trong số đó có 507 loài thực vật trên cạn, 278 loài thực vật phù du, 141 loài động vật phù du, 110 loài san hô, 156 loài cá biển, 71 loài chim, 53 loài thú Sự đa dạng về thành phần loài trên cạn, dưới nước
Trang 12đã nói lên bức tranh đa dạng sinh học của vịnh Hạ Long, đưa vịnh Hạ Long trở thành khu vực có số lượng loài nhiều nhất đã biết ở Việt Nam
2.1.3.C ảnh quan thiên nhiên
Cảnh quan biển Hạ Long được đánh giá là cảnh quan độc nhất vô nhị trên trái đất Ông Jams Thorsell - Giám đốc Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã đánh giá: “Những ngọn núi đá nhô lên từ mặt nước Hạ Long là một cảnh sắc độc đáo tự nhiên với sự tuyệt mỹ
của thiên nhiên ưu đãi, đặc biệt là các di chỉ khảo cổ Nó xứng đáng được bảo quản và ghi vào danh mục Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chuẩn là một Di sản thiên nhiên”
Ta dễ bắt gặp những đảo đá mang những hình dáng vô cùng quen thuộc Chính sự phong phú từ các đảo đá, núi đá với những hình khối, quy mô khác nhau cho ta có cảm giác
đó không phải là những đảo đá, mà là những sinh linh vô cùng sống động…Cảnh quan Vịnh Hạ Long luôn biến đổi theo thời gian, vào mùa xuân, khi những làn sương bạc còn bảng lảng quanh chân các đảo, những đảo đá trở nên uyển chuyển mềm mại lạ thường, bồng bềnh trên sóng nước Mùa hè đến, ánh bình minh ló rạng nơi chân trời, những đảo đá như vươn dậy từ mặt nước bao la Toàn vịnh mang một màu đỏ rực rồi từ từ chuyển dần sang màu xanh lam biêng biếc Những gợn sóng lăn tăn ánh bạc lướt trên mặt vịnh đuổi nhau xô vào bờ Đồng thời, Vịnh Hạ Long có nhiều hang động đẹp, mỗi hang động đều mang những nét riêng khác nhau, tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn đến lạ lùng
2.2 Giá tr ị lịch sử - văn hóa - nhân văn
2.2.1 Giá tr ị lịch sử
Khu v ực vịnh Hạ Long là một trong những cái nôi cư trú của người Việt cổ Dựa
vào các tài liệu khảo cổ học, thì dấu tích sớm nhất của con người có mặt trong khu vực vịnh
Hạ Long thuộc về chủ nhân nền văn hóa Soi Nhụ Kế tiếp là chủ nhân văn hoá Cái Bèo với mối liên hệ với biển đầu tiên và sau cùng là văn hoá Hạ Long Văn hoá Hạ Long là một nền văn hoá có vai trò rất quan trọng trong nền văn minh Việt cổ, đánh dấu sự tiếp xúc khá phổ biến của cư dân Việt cổ với nền kinh tế biển, tạo ra nền văn hóa biển đặc sắc ở Việt Nam
- Văn hóa Soi Nhụ: Có niên đại cách ngày nay 18.000 – 7.000 năm Cư dân thời kỳ này cư trú chủ yếu trên các đảo đá vôi thuộc vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và các hang động ven bờ
- Văn hóa Cái Bèo: Có niên đại cách ngày nay 7000 - 5000 năm Cư dân thời kỳ này cư trú chủ yếu trên bờ vũng vịnh kín gió, tựa lưng vào núi, mà chủ yếu là núi đá vôi Độ cao của các di chỉ này so với mực nước biển hiện tại vào khoảng 2-6m
- Văn hóa Hạ Long: có niên đại 4500 - 3500 năm cách ngày nay và được chia ra làm 2 giai
đoạn: sớm và muộn Giai đoạn sớm: Do biển tiến Holoxen trung (khoảng 6000 - 5000 năm
trước), đợt biển tiến này làm mất đi môi trường sống quen thuộc của cư dân văn hoá Cái Bèo, khiến cho một bộ phận cư dân phải di chuyển lên phía Đông Bắc và những vùng đất
cao hơn, tại đây, họ tạo nên giai đoạn sớm của văn hóa Hạ Long Giai đoạn muộn: Do mực
Trang 13nước biển dâng cực đại rồi sau đó rút dần (trong khoảng 4000 - 3000 năm trước) Khi biển lùi, các cư dân văn hóa Hạ Long giai đoạn sớm có sự chuyển cư ngược lại Theo nước thủy triều, họ tiến dần ra biển Địa bàn cư trú của cư dân văn hóa giai đoạn muộn tương đối phong phú, bao gồm: hang động, chân núi ven biển, doi cát, các bậc thềm và mặt đồng bằng
Khu v ực vịnh Hạ Long là nơi ghi dấu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc trong các th ời đại quân chủ Phong kiến
Với vị trí chiến lược quan trọng, ngay từ thế kỷ XII (năm 1149) dưới triều vua Lý Anh Tông, trong khu vực vịnh Hạ Long, thương cảng Vân Đồn đã được thành lập Đây không chỉ là một bến cảng mà là một hệ thống gồm nhiều bến thuyền thương mại trên các đảo quây quần trên vùng vịnh Bái Tử Long Ngày nay những dấu tích về những bến thuyền
cổ còn tìm thấy khá dày đặc, phong phú tại các khu vực đảo Cống Đông, Cống Tây, Vân Hải, Quan Lạn…Hàng vạn mảnh gốm sứ đặc trưng cho các thời kỳ Lý, Trần, Lê, Mạc cùng nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu những chiến công hào hùng của dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, đó là: Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán (năm 938), Lê Hoàn đánh thắng quân Tống (năm 981), Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên Mông (năm 1288) Hiện nay, khu vực vịnh Hạ Long còn có nhiều di tích lịch sử và di chỉ văn hoá như: Đình Quan Lạn, chùa Lấm, đền Bà Men, núi Bài Thơ…
Khu v ực vịnh Hạ Long là nơi ghi dấu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc trong trong th ời lịch sử cận, hiện đại
- Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Hang Đúc Tiền là căn cứ của nghĩa quân Đề Hồng, Cai Thái, nghĩa quân lập xưởng đúc súng, đúc tiền để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp Ngày 1/5/1930, lá cờ đỏ búa liềm tung bay phấp phới trên đỉnh núi Bài Thơ, đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào đấu tranh cách mạng - của giai cấp công nhân vùng mỏ, góp phần đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp Ngày 24/3/1946, Hồ Chủ Tịch hội đàm với cao uỷ Pháp Đác-Giăng-Liơ trên chiến hạm Emin-bec-tanh trên vịnh Hạ Long
- Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: Vịnh Hạ Long chứng kiến lần tập kích và thất bại đầu tiên bằng không quân của không lực Hoa Kỳ khi chúng mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc ngày 5.8.1964 cùng với sự kiện bắt sống tên giặc lái Mỹ đầu tiên: phi công An-Va-Ret